ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---LƯU THỊ KIM PHƯỢNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-LƯU THỊ KIM PHƯỢNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thái Nguyên - Năm 2009
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-LƯU THỊ KIM PHƯỢNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Văn Hộ
Thái Nguyên - Năm 2009
Trang 3QUI ƯỚC VIẾT TẮT
Trong luận văn sử dụng các từ và cụm từ viết tắt như sau:
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý, những người thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực quản lý khoa học giáo dục.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở khoa Sau đại học, khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp
đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn GS.TS Nguyễn Văn Hộ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Trình độ học vấn của cán bộ quản lý
Bảng 2: Trình độ chính trị và quản lý
Bảng 3: Thâm niên công tác của cán bộ quản lý
Bảng 4: Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non
Bảng 5: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi
Bảng 6: Kết quả điều tra các mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Bảng 7: Kết quả việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của các trường mầm non Bảng 8: Đánh giá các biện pháp chỉ đạo việc chuẩn bị bài của giáo viên Bảng 9: Đánh giá các biện pháp chỉ đạo giờ lên lớp của giáo viên
Bảng 10: Đánh giá các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
Bảng 11: Đánh giá về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Bảng 12: Đánh giá việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên
Bảng 13: Đánh giá về việc tạo môi trường và động lực để phát huy năng lực sư phạm của giáo viên
Bảng 14: Đánh giá mức độ nhận thức một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Bảng 15: Mức độ thực hiện của biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
Bảng 16: So sánh mối tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện
một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Bảng 17 Ý kiến nhận xét về tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp
quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1 Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (200) Một số vấn đề quản lý giáo dục mầm non.
2 Phạm thị Hậu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh Giáo dục mầm non NXBĐHQG – Hà Nội.
3 Phạm khắc Chương (2004) Lý luận quản lý giáo dục đại cương.
4 Nguyễn Bá Dương ( 1999) Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo.
5 Điều lệ trường mầm non Ban hành theo quyết định số 14/2008/QĐ – BGDDT ngày 7/4/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Ban hành kèm theo quyết định số 36/2008/QĐ – BGDDT ngày 16/7/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7 Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010”.
8 Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/08/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “ Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” 9.Giáo trình khoa học quản lý ( 2004 ) Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
10 Trần kiểm ( 2003 ) Khoa học quản lý giáo dục NXBĐHQG – Hà Nội.
11 Trần Quốc thành (2003 ) Chuyên đề bài giảng khoa học quản lý đại cương ĐHSP – Hà Nội.
12 Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng 9 (Tháng 6/ 1999).
13 Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện hội nghị lần thứ VI BCHTWW Đảng, khóa IX – NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14 Bộ giáo dục đào tạo ( 1997 ), Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến năm
2020 (lưu hành nội bộ), Hà Nội.
15 Đinh Văn vang ( 1996 ) Một số vấn đề quản lý trường mầm non – NXBĐHSP – ĐHQG Hà Nội.
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
t nu e d u v n
Phụ lục 1 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên )
Để góp phần nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, bằng những kinh nghiệm quản lý thực tế chuyên môn của mình Xin Đ/C vui lòng cho biết ý kiến của mình, bằng cách đánh dấu X về những vấn đề sau.
Câu 1: Theo đồng chí giáo viên MN có vai trò như thế nào đối với chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ?
- Quyết định đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường
- Là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ MN
- Là nhân tố hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Câu 2: Theo đồng chí việc nâng cao năng lực sư phạm cho GVMN có tầm quan trọng như thế nào?
1 Cung cấp các văn bản chỉ thị yêu cầu của ngành.
2 Hướng dẫn nắm nội dung chương trình.
3 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch mẫu.
4 Xác định biện pháp, cách thức thực hiện.
Trang 95 Xây dựng chuẩn phương pháp đánh giá việc thực hiện
kế hoạch.
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
Câu 4: Mức độ đánh giá các biện pháp chỉ đạo việc chuẩn bị bài của giáo viên.
Biện pháp chỉ đạo việc chuẩn bị bài của
giáo viên.
Mức độ tự đánh giá % Hiệu trưởng Giáo viên
1 Tăng cường phổ biến hướng dẫn các nội
quy, quy chế chuyên môn
2 Cung cấp sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo, tạo điều kiện hỗ trợ đạy học.
3 Bài soạn đúng theo xây dựng kế hoạch
của chương trình đổi mới, nêu bật được kiến
thức trọng tâm và kỹ năng cần rèn cho trẻ.
4 Phân phối thời gian hợp lý, thể hiện rõ
hoạt động của cô và của trẻ.
5 Lựa chọn đồ dùng dạy học và phương
pháp phù hợp cho từng bài giảng và phù
hợp với trẻ.
6 Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường
xuyên, định kỳ giáo án của giáo viên.
Trang 11Câu 5: Mức độ đánh giá các biện pháp chỉ đạo giờ lên lớp của giáo
viên. Biện pháp chỉ đạo giờ lên lớp của giáo viên. Mức độ tự đánh giá %
Hiệu trưởng Giáo viên
1 Chỉ đạo giờ lên lớp đúng phân phối chương
trình, thời gian biểu.
2 Thực hiện nề nếp, xử lý trường hợp vi
phạm quy chế chuyên môn, giờ giấc lên lớp.
3 Tổ chức hoạt động đúng nội dung kiến
thức, đảm bảo tính chính xác, phát huy tính
tích cực ở trẻ và xử lý tốt tình huống sư phạm.
4 Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động nhằm phát huy khả năng tìm tòi
khám phá cho trẻ.
5 Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất và phân
tích kỹ năng sư phạm thực hiện bài dạy
Câu 6: Mức độ đánh giá các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy
học của giáo viên.
Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên.
Mức độ tự đánh giá % Hiệu trưởng Giáo viên
TX KTX KTH TX KTX KTH
1 Tổ chức tập huấn cho giáo viên nắm
vững lý thuyết và thực hành đổi mới
phương pháp tổ hoạt động giáo dục cho
trẻ.
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
2.Tổ chức các buổi hội thảo, thao giảng,
chuyên đề nhằm cải tiến phương pháp dạy
học cho trẻ.
3 Tăng cường động viên giáo viên ứng
dụng công nghệ tin học trong giảng dạy.
4 Chỉ đạo tăng cường rèn kỹ năng thực
hành cho giáo viên.
5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa lồng
ghép vào trong chương trình.
Câu 7: Mức độ đánh giá về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho GV
Biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên
Mức độ tự đánh giá % Hiệu
trưởng
Giáo viên
Tỷ lệ chung
SL % SL % SL %
1 Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung theo từng
đợt ngắn hạn.
2 Tổ chức thông qua thao giảng, dự giờ, chuyên
đề, hội thi ở trường.
3.Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập các
đơn vị điển hình.
4 Giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.
5 Bồi dưỡng thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng và băng hình.
Trang 13Câu 8: Mức độ đánh giá việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo
viên.
Biện pháp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo
viên.
Mức độ tự đánh giá % Hiệu trưởng Giáo viên
TX KTX KTH TX KTX KTH
1 Thống nhất các chuẩn đánh giá hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên.
2.Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân,
ngày giờ công, quy chế thực hiện giờ lên lớp.
3 Kiểm tra việc chuẩn bị bài trên lớp của
giáo viên thông qua giáo án.
4 Kiểm tra hoạt động lên lớp thông qua dự
giờ và kết quả kỹ năng trên trẻ.
5 Kiếm tra việc bồi dưỡng chuyên môn
thông qua dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt
chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm.
6 Đánh giá giáo viên thông qua chuyên đề,
thanh tra toàn diện, qua các hội thi.
7 Đánh giá GV thông qua các hoạt động của
tổ, qua tín nhiệm tập thể.
Trang 14Câu 9: Mức độ đánh giá về việc tạo môi trường và động lực để phát huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
năng lực sư phạm của giáo viên
Biện pháp chỉ đạo tạo môi trường và
động lực để phát huy năng lực sư phạm
của giáo viên
Mức độ tự đánh giá % Hiệu trưởng Giáo viên
1 Hướng dẫn sử dụng khai thác bảo quản
cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với
nhu cầu đổi mới chương trình hiện nay.
2 Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng
bộ phân, cá nhân trong việc quản lý và sử
dụng tài sản.
3 Tổ chức phong trào thi đua 2 tốt, động
viên khen thưởng kịp thời tới giáo viên.
4 Chỉ đạo phối hợp và tạo mọi điều kiện
cho các tổ chức trong và ngoài nhà trường
hỗ trợ hoạt động.
5 Tham mưu với các cấp trên, với chính
quyền địa phương, tạo mọi điều kiện để
phát triển giáo dục.
Trang 15Câu 10: Mức độ nhận thức một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non.
1.Chỉ đạo xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng.
2 Chỉ đạo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
4.Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho gv.
5 Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên.
6 Tạo môi trường và động lực để thúc đẩy
giáo
viên phát huy năng lực sư phạm của bản thân.
Câu 11: Mức độ thực hiện của biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Các biện pháp Kết quả thực hiện Tỷ lệ chung
Đã làm tốt
Đang làm
Làm chƣa tốt
Tổng điểm
Điểm TB
1.Chỉ đạo xây dựng kế hoạch của hiệu
trưởng.
2.Chỉ đạo chương trình chăm sóc giáo
dục
trẻ
3.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
4.Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho gv.
5 Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên.
6 Tạo môi trường và động lực để thúc
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm
của bản thân.
Câu 12: Tính cầp thiết và tính khả thi đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Các giải pháp Mức độ cần thiết % Điểm Thứ
bậc
Tính khả thi Điểm Thứ
bậc RCT CT KCT RCT KT KKT
Trang 17thân.
Trang 18MỤC LỤC Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Khái niệm về quản lý 7
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục 8
1.2.3 Khái niệm về quản lý trường học 8
1.2.4 Khái niệm quản lý trường mầm non 9
Trang 191.2.5 Khái niệm năng lực và năng lực sư
phạm 9
1.3 Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên trong trường MN 12
1.3.1 Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trong trường MN 13
1.3.1.1 Vai trò của hiệu trưởng trong trườn mầm non 13
1.3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng 14
1.3.2 Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong trường MN 14
1.3.2.1 Vai trò của giáo viên mầm non 15
1.3.2.2.Nhiệm vụ của giáo viên MN 15
1.3.2.3 Quyền hạn của giáo viên MN 16
1.3.3 Các yêu cầu đối với giáo viên MN 16
1.3.3.1 Yêu cầu về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 16
1.3.3.2 Các yêu cầu thuộc về lĩnh vực kiến thứcông tác công đoàn phối hợp với chuyên môn 17
1 3.3.3 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm 17
1.4 Biện pháp quản lí chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non 18
1.4.1 Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch nhóm lớp 20
1.4.2 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trẻ 21
1.4.3 Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 24
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
t nu e d u v n 1.4.4 Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn 25
1.4.5 Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên 26
1.4.6 Hiệu trưởng chỉ đạo tạo môi trường, động lực để thúc đẩy giáo viên 27
Kết luận chương 1 28
Chương 2 Thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên 2.1 Khái quát chung về thực trạng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên 29
2.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tại Thành phố Thái Nguyên 29
2.1.1.1 Đặc điểm địa lý – dân số 29
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
2.1.2 Thục trạng giáo dục mầm non thành phố 30
2.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và độ ngũ giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên 33
2.1.3.1 Về đội ngũ cán bộ quản lú ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 33
2.1.3.2 Về đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 35
2.2 Nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên MN 38
2.3 Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên 39
2.3.1 Thực trạng chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và kế hoạch của
giáo viên.
Trang 2140
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
t nu e d u v n
2.3.2 Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc GD trẻ 422.3.3 Thực trạng về việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 462.3.4 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 482.3.5 Thực trạng việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên 502.3.6 Thực trạng việc chỉ đạo tạo môi trường và động lực để thúc đẩy giáo viênphát huy năng lực sư phạm của bản thân 522.4 Kết quả khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của một số biện pháp chỉ đạo nhằmnâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên 54
2.4.1 Kết quả khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của một số biện pháp chỉđạo nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm
non 55
2.4.2 Kết quả khảo sát mức độ thực hiện của một số biện pháp quản lý nhằmnâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non 562.4.3 So sánh kết quả giữa mức độ nhận thức với mức độ thực hiện 582.4.5 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công và tồn tại của các biện pháp trên
2.4.5.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công 60 2.4.5.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại 61 2.4.5.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại 62
Kết luận chương 2 63 Chương 3 Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư
phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.1 Các căn cứ xây dựng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường MN 64
3.1.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 643.1.3 Những yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư
Trang 23phạm cho giáo viên mầm non 65
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
3.2.2 Biện pháp 2 Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên 69
3.2.2.1: Cơ sở đề xuất biện pháp 70 3.2.2.2 Mục đích của biện pháp 70 3.2.2.3 Nội dung thực hiện 70 3.2.2.4 Quy trình thực hiện biện pháp 71 3.2.2.5 Điều kiện để thực hiện biện pháp 73
3.2.3 Biện pháp 3 Tăng cường quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên 73
3.2.3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 74 3.2.3.2 Mục đích biện pháp 74 3.2.3.3 Nội dung thực hiện 74 3.2.3.4 Quy trình thực hiện biện pháp 76 3.2.3.5 Điều kiện thực hiện biện pháp 77
3.2.4 Biện pháp 4 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
3.2.4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 78
Trang 253.2.4.2 Mục đích của biện pháp 79
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
3.2.4.3 Nội dung thực hiện 79 3.2.4.4 Quy trình thực hiện biện pháp 79 3.2.4.5 Điều kiện thực hiện biện pháp 80
3.2.5 Biện pháp 5 Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình 81
3.2.5.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 81 3.2.5.2 Mục đích của biện pháp 81 3.2.5.3 Nội dung thực hiện 81 3.2.5.4 Quy trình thực hiện 82 3.2.5.5 Điều kiện thực hiện biện pháp 83
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Trang 272020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, đó là nhiệm vụ hàng đầuđảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta đã khẳng
định: “ Muốn tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ngành giáo dục đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực cóchất lượng cao về trí tuệ và trình độ tay nghề
Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non
có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cáchcon người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mục tiêu của giáo dục mầm non làgiúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Muốn đạt được mụctiêu trên, việc đầu tiên cần phải chăm lo phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũgiáo viên, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hìnhthành phát triển nhân cách trẻ
Để phát triển giáo dục mầm non một cách bền vững, người giáo viên phải
có kiến thức văn hóa cơ bản, phải được trang bị một hệ thống tri thức khoa họcnuôi dạy trẻ Phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và mến trẻ, phải
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
chức năng, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Trong quá trình tổ chức,hướng dẫn hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viênphải có những năng lực sư phạm như: Năng lực thiết kế, năng lực quan sát, nănglực tổ chức và hoạt động sư phạm, năng lực giao tiếp, cảm hóa thuyết phục trẻ,năng lực phân tích đánh giá hoạt động sư phạm, năng lực quản lý nhóm lớp,năng lực tự học Những năng lực sư phạm này là kết quả của một quá trình họctập, rèn luyện tại trường và tự học tập một cách nghiêm túc, thường xuyên củangười giáo viên
Để giáo dục mầm non phát triển một cách vững bền, người hiệu trưởng ởcác cơ sở cần có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực quản lý và tổ chức các mặthoạt động phù hợp với điều kiện có được của cơ sở giáo dục do mình phụ trách.Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề sống còn của một tổchức như: Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, tổ chức bộ máy quản
lý và chỉ đạo các hoạt động giáo dục xây dựng được một hệ thống các biện phápquản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên
Thực tế cho thấy ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố TháiNguyên, đội ngũ giáo viên tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phươngpháp giáo dục trẻ còn gò bó áp đặt, một số giáo viên tuổi đời cao nên ngại đổimới, các giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻdẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiệnnay Chính bởi vậy, ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non, cần thiết phải có được ngườihiệu trưởng biết cách quản lý chuyên môn phù hợp, chặt chẽ, thông qua các biệnpháp quản lý hữu hiệu để từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên”.
Trang 292 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chuyên môn của hiệutrưởng các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, tiến hành đề xuất các biệnpháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc nâng cao năng lực sư phạm cho giáoviên mầm non Thành phố Thái Nguyên
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao năng lực sư phạm chogiáo viên của hiệu trưởng trường mầm non
3.2.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý chuyên môn của người hiệu trưởng trường mầm nonThành phố Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Năng lực sư phạm của giáo viên mầm non sẽ được nâng cao đáp ứng vớiđiều kiện thực tiễn đề ra nếu được sự trợ giúp, tác động của một hệ thống cácbiện pháp quản lý chuyên môn khoa học, hợp lý của người hiệu trưởng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp quản lý chuyên môn của
hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
5.2 Tìm hiểu, phân tích thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của
hiệu trưởng một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm
nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hoá đểnghiên cứu các vấn đề lý luận về vai trò của giáo viên của hiệu trưởng trườngmầm non trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, các biện pháp quản
lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
6.2 Nhóm phương pháp thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng an két về năng lực sư phạm của giáo viên vàcác biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm chogiáo viên
- Phương pháp quan sát, dự giờ để đánh giá về năng lực sư phạm giáo viên
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ sư phạm của giáo viên
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, trẻ mầm non
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất trong côngtác quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầmnon
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiêncứu thu được
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân, đềtài đi nghiên cứu các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nângcao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên
Tiến hành nghiên cứu tại các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị: Luận văn gồm 3 chương
Trang 31Chương 1 Cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu
trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phốThái Nguyên
Chương 2 Thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng
nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường mầm non Thànhphố Thái Nguyên
Chương 3 Đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu
trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phốThái Nguyên
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
t nu e d u v n
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO
VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao mặt tích cực của giáo dục và vai trò củathầy, cô giáo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội:“ Không có giáo dục,không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế” và Bác đã chỉ thị “ Giáo dục nhằmđào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân,
do đó các ngành, các cấp Đảng, chính quyền và địa phương phải thực sự quantâm đến vấn đề này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệpgiáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới”
Trong giáo dục, giáo viên luôn luôn đóng một vai trò chủ đạo, then chốt, lànhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục Để có độingũ giáo viên đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đềnâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết.Trong những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáodục đã nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo viên như : “Giải pháp bồi dưỡngchuẩn hóa giáo viên mẫu giáo các tỉnh Duyên Hải miền Trung” ( Tác giảNguyễn Huy Thông – 1999) “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáoviên mầm non trên địa bàn huyện từ sơn, tỉnh Bắc Ninh ( Tác giả Vũ Đức Đạm –
Trang 332005).Tác giả
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
t nu e d u v n
nêu trên đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng, bồi dưỡng quy hoạch quản
lý phát triển đội ngũ giảng viên đã từng bước củng cố, hoàn thiện dần cơ sở lýluận về xây dựng đồng thời đề xuất các biện pháp trong việc quản lý, phù hợpvới điều kiện hoàn cảnh của địa phương, điều kiện nhà trường mà tác giả đangcông tác, để từng bước củng cố, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này trở thành lựclượng chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu lực trong giáo dục quyết định sự phát triểngiáo dục Tuy nhiên còn vắng bóng công trình đề cập đến vấn đề “Quản lý củacủa hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thànhphố Thái Nguyên” Tiếp thu, kế thừa những thành tựu trên, chúng tôi tiến hànhnghiên cứu đề tài trên
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm về quản lý
1.2.1.1 Khái niệm về quản lý
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữacon người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xãhội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo Điềunày đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý
Ngày nay quản lý đã trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội Yếu tốquản lý tham gia vào mọi lĩnh vực trên nhiều cấp độ và liên quan đến mọingười
Với ý nghĩa đó, ta có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtđịnh tiềm năng các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đạt ra trong điềukiện biến động của môi trường
1.2.1.2 Chức năng quản lý
Theo nhà quản lý người Pháp Henry Fayol thì quản lý bao gồn các chức năng cơ
Trang 35bản đó là:
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên t nu e d u v n
* Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình
quản lý, bao gồm soạn thảo, thông qua được những chủ trương quản lý quantrọng
* Chức năng tổ chức thực hiện: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết
định, chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạodựng mạng lưới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ
* Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn động viên điều chỉnh và phối hợp các lực
lượng giáo dục trong nhà trường, tích cực hăng hái chủ động theo sự phân công
đã định
* Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản
lý để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống Nó thực hiện xem xét tình hìnhthực hiện công viêc so với yêu cầu, từ đó đánh giá đúng đắn
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổngquan “ Là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnhcông tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”
Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dụckhông chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn làgiáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thốnggiáo dục quốc dân
Ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đườnglối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dụcthế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất
1.2.3 Khái niệm về quản lý trường học
Trang 37Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội, lànơi trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ Theo Phạm Minh Hạc: Quản lýnhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệmcủa mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tớimục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục đào tạo, đối với thế
hệ trẻ và học sinh
1.2.4 Khái niệm quản lý trường mầm non
Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch củachủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác độngtrực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dụcđối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học
Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thế quản
lý đến tập thể cán bộ giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạchgiáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thầncủa xã hội, nhà trường và gia đình
Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất công tác quản lý trường mầm non
là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hànhthuận lợi và có hiệu quả Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố tạothành sau: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sócgiáo dục trẻ Giáo viên (Lực lượng giáo dục ), trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72tháng tuổi (Đối tượng giáo dục), kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
1.2.5 Khái niệm năng lực và năng lực sư phạm
1.2.5.1 Khái niệm năng lực
Nói đến năng lực con người trước hết chúng ta cần phải hiểu được; năng lựccủa con người là có đủ khả năng làm một cái gì đó Nói một cách khoa học, năng
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
1.2.5.2 Khái niệm năng lực sƣ phạm
* Năng lực sư phạm nói chung: Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc
điểm tâm lý cá nhân của nhân cách đáp ứng yêu cầu của hoạt động sư phạm vàquyết định sự thành công trong việc nắm vững và thực hiện hoạt động ấy”
* Năng lực sư phạm: là khả năng của người giáo viên có thể thực hiện
những hoạt động sư phạm Giáo viên có năng lực sư phạm là người đã tích lũyđược vốn tri thức, hiểu biết và kĩ năng nhất định để làm tốt hoạt động giảng dạy
và giáo dục trẻ
* Mối quan hệ giữa năng lực và kĩ năng: Năng lực và kĩ năng có mối quan
hệ chặt chẽ, năng lực sư phạm là thuộc tính là đặc điểm của nhân cách, còn kĩnăng sư phạm là những thao tác riêng của hoạt động sư phạm trong các dạnghoạt động cụ thể
- Năng lực giảng dạy là một thành tố cấu thành năng lực sư phạm, nó giúpcho giáo viên thực hiện hoạt động giảng dạy có hiệu quả và có chất lượng Nănglực này bao gồm số kĩ năng tương ứng như; kĩ năng lựa chọn và vận dụng nộidung dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thuộc môn học; kĩnăng soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cũng như hoạt động độc lập của trẻ;
kĩ năng kèm cặp và giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; kĩ năng sửdụng thành thạo các phương tiện dạy học; kĩ năng phân tích, đánh giá, rút kinhnghiệm các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của
Trang 39học sinh nắm được thông qua các hoạt động dạy học- giáo dục.
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w l r c -
+ Năng lực dạy học: Bao gồm năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện, năng
lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên, năng lực sử dụng các thiết bị và phươngtiện dạy học, năng lực hoạt động trong và ngoài trường, năng lực kiểm tra đánhgiá
+ Năng lực tổ chức, giao tiếp: Năng lực tổ chức thể hiện ở hai mặt Tổ
chức tập thể học sinh và tổ chức công việc của chính mình Năng lực này đượcthể hiện qua tính cẩn thận và chính xác khi lập kế hoạch hoạt động và kiểm trahoạt động; năng lực giao tiếp là năng lực thiết lập các mối quan hệ qua lại đúngđắn giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể, có tính đến đặc điểm
cá nhân và lứa tuổi của trẻ
* Năng lực sư phạm giáo viên mầm non: Năng lực sư phạm đối với giáo
viên mầm non là có hiểu biết sâu sắc về đối tượng giáo dục, về khoa học giáodục mầm non, có năng lực sáng tạo, năng lực tự học Có kĩ năng lập kế hoạch, tổ