1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non quận 8, thành phố hồ chí minh

98 982 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 13,13 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI DUYEN HONG

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC BOI DUONG NANG LUC CHUYEN MON

CHO GIAO VIEN MAM NON QUAN 8

THANH PHO HO CHi MINH

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC

NGHE AN - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI DUYEN HONG

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC

BOI DUONG NANG LUC CHUYEN MON

CHO GIAO VIEN MAM NON QUAN 8

THANH PHO HO CHi MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAM MINH HUNG

NGHE AN - 2013

Trang 3

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Khoa

Đào tạo Sau Đại học Trường đại học Vĩnh, Hội đồng đào tạo cao học chuyên

ngành Quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến Phó

Giáo sư Tiến sĩ Phạm Minh Hùng, người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn và

giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn!

Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8, cán bộ quản lý và giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn Quận 8, gia đình bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tơi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Mặc dù bản thân đã hết sức có gắng nhưng chắc chắn không thê tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự hướng dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè và đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn! Vinh, thang 9 nam 2013

Túc giả luận văn

Trang 4

Lời cám ơn Trang Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MO DAU Loo 1

1 Lý do chọn để tài 2.22222212121211 111121 111121112 1

2 Muc dich nghién Ctru 2.2.0.0 cce cece cece cee cceeeeseeseesseessseessseeses 2

3 Khách thể và đối tuong nghién ctr oo cece cc cccecccceceeeeeeseeeseeseseeeeees 2

4 Gia thuryét Khoa hoc ce cece cece sesso tases ee tetevte ce tevceteteteteteeteesees 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu - 1 22 3 2221122212 2253 132531115111 15515 15511 Exz 3

6 Phương pháp nghiên cứu - - 5c 5222 2132231312111 155115312 xe 3

7 Đóng góp của luận văn

8 Cấu trúc luậnvăn .òcSSnnnheHeherreee 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VÁN ĐÈ QUẢN LÝ CÔNG TAC

1.1 1.2 1.3 1.4

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

BÒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN

IJP\U m0 ca a 5

Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài . 5252252 2222 zzzzzzsz 5

Một số khái niệm cơ bản của đề tài 5 5c 7

Người giáo viên mầm non trong bối cảnh đôi mới giáo dục 16 Một số vấn đề về quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên

môn cho giáo viên mâm n0N - - 5-2 2c 2E} ‡++vE+zevEesreessr 22

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VÁN ĐÈ QUẢN LÝ CƠNG TÁC

2.1

BỊI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN

MAM NON QUAN 8, THANH PHO HO CHi MINH

Trang 5

2.3 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho

giáo viên mầm non Quận 8 Thành phó Hồ Chí Minh 43

2.4 Nguyên nhân của thực trạng - - 2 2 S22 22223 E 223221 xxcsxz 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 22-522 S222 2212E1212212125121121221221212121121 222 Xe 59 Chuong 3 MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC BOI DUONG

NANG LUC CHUYEN MON CHO GIAO VIEN MAM NON

QUẬN 8, THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH +2 2 SzEzE+E+zzz£z£z£z 60

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 2-2222 2 2221512222122 xe 60

3.2 Các giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non Quận 8, Thành phó Hồ Chí Minh 62

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuắt 75

TIỂU KÉT CHƯƠNG 3 2 5222222222212221221122122E1 2212 21tr 78

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ©2222 22251212 51211212212221222 2e 79 1 Kếtluận ò2 2e 79 2 — Kiến nghị Ặ.S 2S SH ve 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22-22222222 ££+2z22z2zzz+2 83

Trang 6

1.CL Công lập

2.DL Dân lập

3.TT Tư thục

4 CBQL Cân bộ quản lý

5.QL Quản lý

6.CNTT Công nghệ thông tin

7 GVMN Giáo viên mầm non

8 MN Mam non

9 GD&DT Giáo dục va dao tao

10 PPDH Phuong phap day hoc

11.GS Giao su

12 GV Giáo viên

13.XHH Xã hội hóa

Trang 7

Bảng: Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7: Bang 2.8: Bang 2.9: Bang 2.10: Bang 2.11: Bang 2.12: Bang 3.1: Bang 3.2: So dé:

Thực trạng trường lớp, học sinh bậc học Mầm non 39

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 5-5-5: 40

Tình hình nhân sự cán bộ quản lý, giáo viên - 4I Kết quả đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

theo Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT 42

Thực trạng mục đích bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Thực trạng nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 46 Thực trạng việc quản lý những phương pháp bồi dưỡng

chun mơƠn E222 2222112511811 3155115851115 21 11181111 ryyg 49

Thực trạng quản lý kế hoạch bồi đưỡng chuyên môn 51 Thực trạng kiếm tra đánh giá kết quả cụ thể bồi dưỡng

CHUYEN MON ằ 33

Kết quả lưu giữ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Thực trạng các tài liệu lưu giữ được các nhà quản lý của

trường mầm non đưa ra sử dụng 2-2 +222s2E222xzzzzzzxe 55

Thực trạng cán bộ quản lý trường mầm non quan tâm, động viên việc tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên 55 Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết

của các giải pháp - - c1: 1 22211222211 1221 1125111111115 xe+ 75

Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về tính khả thi của

các giải pháp - 2c 2c 2131211 152111211 1152111101111 11 1x, 76

Trang 8

nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ văn minh, vững bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, phấn

đấu năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, đó là nhiệm

vụ hàng đầu đâm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng

ta đã khẳng định: “Muốn tiến lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng loi,

phai phat trién manh gido duc va dao tao, phat huy nguén lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bên vững '[20] Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng nhắn mạnh: “Cừng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tàï[20] Ngành giáo dục đào tạo có một trách

nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và trình độ tay nghề Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục

mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của

nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mục tiêu của giáo dục mam non 1a giúp trẻ phát triển về thê chát, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình

thành những yếu tô đâu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một

[7] Muốn đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên cần phải chăm lo phát triển

năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách trẻ

Dé phat triển giáo dục mầm non một cách bền vững, người giáo viên

phải có kiến thức văn hóa cơ bản, phải được trang bị một hệ thống tri thức

khoa học nuôi dạy trẻ Phải có lập trường tư tưởng vững vàng yêu nghề và

Trang 9

người giáo viên phải có những năng lực sư phạm như: Năng lực thiết kế, năng

lực quan sát, năng lực tổ chức và hoạt động sư phạm, năng lực giao tiếp, cảm

hóa thuyết phục trẻ, năng lực phân tích đánh giá hoạt động sư phạm, năng lực quản lý nhóm lớp, năng lực tự học Những năng lực sư phạm này là kết quả

của một quá trình học tập, rèn luyện tại trường và tự học tập một cách nghiêm

túc, thường xuyên của người giáo viên Đề giáo dục mầm non phát triển một cách vững bên, người Hiệu trưởng ở các cơ sở cần có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện có được của cơ sở giáo dục do mình phụ trách

Thực tế cho thấy ở các trường mắm non trên địa bàn Quận 8, đội ngũ

giáo viên tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phương pháp giáo dục trẻ cịn gị bó áp đặt, một số giáo viên tuổi đời cao nên ngại đối mới, các giáo viên trẻ còn thiểu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn dé tai nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mằm

non Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” đê nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non Quận 8,

Thành phó Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu

Trang 10

giáo viên mầm non Quận 8 Thành phó Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Có thể quản lý tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo

viên mầm non Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, nếu đề xuất và thực hiện

được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi 5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác bồi đưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

%3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non Quận 8, Thành phó Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu ly luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau đây:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu:

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

Trang 11

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: 6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS đề xử lý số liệu thu được 7 Đóng góp của luận văn

Z1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa các vấn dé lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên mầm non nói chung, quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

Khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh: từ đó đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ này

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục

nghiên cứu, luận văn gồm 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác bồi đưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non Quận 8, Thành phó Hồ Chí Minh

Trang 12

NANG LUC CHUYEN MON CHO GIAO VIEN MAM NON

1.1 Tống quan vấn đề nghiên cứu của đề tài

1.11 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Khi nghiên cứu về vai trò quản lý, các nhà lý luận quản lý trên thế giới như: Frederich Wiliam Taylor (1856 -1915), Henri Fayol (1841-1925), déu khẳng định: Quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đây sự phát triển xã hội Trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội, QL ln giữ vai trị quan trọng trong việc vận hành và phát triển

Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những cơng trình nghiên cứu của mình đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tô chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên”[30] V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của một Hiệu trưởng Cùng với nhiều tác giả khác, ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đề đạt được mục tiêu hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã đề ra Nhiều tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo và quản lý toàn diện của hiệu trưởng Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham gia quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường cịn có vai tro quan trọng của các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các tô chức

đoàn thể Song, làm thế nào để hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đạt hiệu quả

Trang 13

02 năm 1990 "Nhà trẻ, trường mẫu giáo là đơn vị cơ sở của ngành GDMN

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam do ngành giáo dục quản lý, đặt cơ sở, nền móng đầu tiên cho việc hình thành phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào học phổ thông” [2]

Do vậy, giáo viên mầm non có một vị trí quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ theo đúng mục tiêu ngành học mầm

non đặt ra Nói cách khác, họ chính là người giữ vai trò chủ đạo và mang tính chất quyết định trong việc tổ chức, điều khiến, lãnh đạo các tác động giáo dục nhằm làm phát triển được các thuộc tính nhân cách cho trẻ em lứa tuổi mầm

non Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sứ mệnh của người thầy giáo /à vẻ vang nhất và quan trọng nhất [19] Cômenxki cho rằng dưới ánh sáng mặt trời này khơng có nghề nào cao đẹp hơn nghề thầy giáo [13] Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp cao cả, chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước là nhiệm vụ khó khăn nhưng rất vẻ vang của người GVMN

Việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn không phải là

việc làm dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được Muốn chăm sóc

ni dạy trẻ tốt điều trước tiên cần có ở giáo viên mầm non chính là lịng u thương, tôn trọng trẻ (cô giáo như mẹ hiển), quan trọng hơn là phải có trí thức về lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non, có kỹ năng chăm sóc theo đúng yêu

cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với trẻ ở từng độ tuổi

Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non sẽ giúp cho giáo viên có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với trẻ ở các độ

tuổi, có điều kiện quan sát, nắm bắt thực tế, học tập được các kinh nghiệm

Trang 14

Rất nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu việc quản lý dạy học, quản

lý chất lượng học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Một số luận

văn Thạc sĩ cũng quan tâm đến đề tài quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học [21].[23] Hơn nữa quản lý việc thực hiện chương trình

dạy học thật sự là vấn đề bức xúc rất cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng đổi mới

phương pháp , đôi mới chương trình, sách giáo khoa mới, từ đó địi hỏi người quản lý phải có những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện thành công nhiệm

vụ chính trị, cấp bách của ngành

Thực tế cho thay ở các trường mầm non trên địa bàn Quan 8, Thanh

phố Hồ Chí Minh: đội ngũ giáo viên tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phương pháp giáo dục trẻ còn gò bó áp đặt, một số giáo viên tuôi đời cao nên ngại đổi mới, các giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đối mới của giáo dục hiện nay Do đó, để góp phần làm tốt việc quản lý cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở nhà trường thì nhà quản lý giáo dục cũng cần phải nghiên cứu việc quản lý chương trình nhằm tìm ra các biện pháp chỉ đạo có hiệu quả nhất, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trong thế ky

Tuy vậy, việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp cụ thể thích hợp vấn để quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non

ở địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh chưa có cơng trình nào đề cập đến 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

121 Năng lực và năng lực chuyên môn 1.2.1.1 Nang luc

Trang 15

nhân nới đóng vai trị quan trọng, năng lực của con người khơng phải hồn

tồn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có Tâm lý

học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn

Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực tưởng tưởng Năng lực chuyên môn là năng lực đặc

trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học Năng lực chung và năng lực

chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn

trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của

năng lực chung

1212 Năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý mang tính phức tạp cao của người giáo viên, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động

dạy học, giáo dục và đảm bảo cho hoạt động này đạt hiệu quả tốt; bao gồm

hai thành tố đó là : Kiến thức và kỹ năng sư phạm

Như vậy, chất lượng giáo viên là tập hợp các yếu tố: Bản lĩnh chính

tri, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun

mơn đảm bảo cho người giáo viên đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất

nước [12]

Trang 16

122 Bài dưỡng và bồi dưỡng năng lực chuyên môn

122L Bồi dưỡng

Đề có thể hiểu được khái niệm bồi dưỡng, chúng ta phải đề cập đến

một số khái niệm có liên quan

* Đào tạo

Trong từ điền bách khoa Việt Nam-TP Hồ Chí Minh 1995 viết: Đào

tạo là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và

nắm vững tri thức - kỹ năng - kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận được sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [28]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường trong đề tài KX07-14 có nêu: Đào

tạo là quá trình hoạt động có muc dich, co tơ chức nhằm hình thành và phát

triển hệ thống các tri thức kỹ năng kỹ xảo, thái độ để hình thành và hoàn

thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đê cho họ có thể vào đời hành nghề

một cách năng suất và hiệu quả [15.tr18]

Theo tác giả Mạc Văn Trang thì đào fạo là hình thành kiến thức, thái

độ, kỹ năng nghê nghiệp bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống theo chương trình quy định với những chuẩn mực nhất định (chuẩn quốc gia hay quốc té).[27]

Đào tạo là hình thành ở người học một trình độ nhất định hoặc nâng cao hơn trình độ trước đó của họ Người được đào tạo sẽ được nâng từ trình

độ thấp lên trình độ cao hơn và điều đó được khẳng định bằng một văn bằng

Trang 17

* Đào tạo lại

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: đào tạo lại là một dạng của đào tạo, là quá trình tạo cho người lao động (đã được đào tạo) có cơ hội được học tập được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực chuyên môn mới một cách cơ bản,

có hệ thống cả về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhằm mục đích có trình độ, tay nghề cao hơn hoặc có thê chuyên đối được công việc.[28] hoặc đề đáp

ứng được yêu cầu mới của xã hội đặt ra

Như vậy, đào tạo lại cũng có nội dung gần với đào tạo Đào tạo lại

được tiến hành trong trường hợp người lao động không đáp ứng được yêu cầu

của công việc hiện tại Họ cần được chun mơn hố cao hơn hoặc chuyền

đối sang một công việc khác mà cần có những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc

* Bồi dưỡng

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phâm chất.[22.tr.82]

Theo tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu như sau: bồi dưỡng

là quá trình cập nhật, bố sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng

lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động ma người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó

Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp

Từ khái niệm bồi dưỡng đã trình bày, cho ta thấy:

Chú thể của quá trình bồi dưỡng đã được đào tạo để có một trình độ

Trang 18

Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bồ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình dé, phát triển thêm năng

lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn dưới một hình thức phù hợp

Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn đề người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên mơn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạt

được hiệu quả tốt hơn

1.2.2.2 Bi dưỡng năng lực chuyên môn

Chuyên môn của người quản lý thê hiện trong việc thực hiện các chức năng của người quản lý Nhà quản lý muốn thực hiện được các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức, kỹ

năng về lĩnh vực mình quản lý Đề thực hiện tốt chức trách của mình, nhà

quản lý cần được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng đó Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chúng ta thường bô nhiệm những người lao động tích cực, có

nhiều thành tích vào các vị trí quản lý bộ máy Hầu hết họ không được đào

tạo, bồi dưỡng mà chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm cả nhân Vì vậy họ cần

được bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghĩa là kiến thức có tính hệ thống về quản lý

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn là: Bồ sung các kiến thức, cập nhật

kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát

triển thêm năng lực đề người quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý, qua đó hoàn thành chức trách của mình được giao

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên có thể coi là việc đào

lại, đối mới, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ

Trang 19

1.23 Quản lý và quản lý công tác bằi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non

1.2.3.1 Quan ly

Quan lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo hoc

suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên

cứu Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực

thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc Như vậy,

có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý

Về điều này C.Mác đã từng viết: “ Tat cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều

cũng cần đến một sự chỉ đạo đề điều hòa những hoạt động cá nhân và thực

hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thé san

xuất khác với sự vận động của các khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiến lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cẦn có nhạc

trưởng” [14, tr480]

Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học

Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ

trì hay phụ trách một công việc nào đó

Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa

nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế

độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau

Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng

trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái

Trang 20

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: Quản lý là một q trình tác động có định

hướng có chủ đích, có tô chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa

trên các thơng tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho

sự vận hành của đối tượng được ôn định và làm cho nó phát triển tới mục

dich da dinh[17,tr.88]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói

chung là khách thê quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến

[25,tr.91]

Ciing ban vé quan ly, Nguyén Ba Son cho rang: “ Quan ly là sự tác động có hướng đích cảu cht thể quản lý đến đối tượng bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trang thái cảu đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận với mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người”.[29]

Theo tác giả Vũ Hoạt:“ Quản lý là một q trình có định hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt

đến những mục tiêu nhất định Những mục tiêu đặt trưng cho trạng thải mới

của hệ thống mà người quản lý mong muốn”[16]

Từ các cách định nghĩa trên ta thấy: Quản lý dù nhìn ở góc độ nào thì nó cũng là q trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thê quản lý nhằm đạt mục tiêu chung [18] Quá trình tác động này được vận

Trang 21

Cấu trúc hệ thống quản lý được thê hiện ở sơ dé sau: So dé 1: Cau tric hé thong quan ly

Môi trường QL Công cụ

Chủ thểQL [oO + ~_ —2 Doi twong QL [=

Phuong Phap

Quan lý là sự tác động có ý thức thơng qua kế hoạch hố, tơ chức, chỉ

đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt

động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người quản Ìý và phù hợp với quy luật khách quan [26, tr.45]

1.2.3.2 Quản lý công tác bôi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo

viên mâm non

Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non là chức năng quan trọng của các trường mầm non đối với chất lượng đội ngũ của mình Trong đó, Ban giám hiệu nhà trường mà cụ thể là Hiệu trưởng các trường là người chịu trách nhiệm chính cho công tác này trong các trường Để thực hiện tốt chức năng này thì các nhà quản lý cần có những biện

pháp cụ thể từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo cho đến công tác Kiểm

tra, đánh giá

Trang 22

nâng cao khả năng thực hiện chương trình, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện

đủ và thực hiện có sáng tạo Xây dựng các lớp điểm, xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với từng hoạt động giáo dục

Tạo điều kiện đầy đủ cơ sở vật chất, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu

chuyên môn nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình cũng như hiệu quả giáo dục

Có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và nên tập trung vào

những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới

nhằm tạo ra sự chuyền biến chất lượng về vấn đề đó

Tổ chức kiến tap, du giờ, trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên là rất cần thiết, để giáo viên có cơ hội học tập lẫn

nhau và giúp đỡ lẫn nhau

Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt cho việc nâng cao chất

lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ

Tổ chức tốt các chuyên đề, hội thi trong nhà trường, có động viên

khen thưởng kịp thời, tạo động lực đề giáo viên học hỏi nâng cao trình độ, rèn

luyện năng lực sư phạm và phẩm chất nghề trong q trình cơng tác

Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu tài liệu và viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học theo năm học

Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, thăm lớp dự

giờ và nắm chắc tình hình thực hiện chế độ sinh hoạt, thực hiện chương trình của giáo viên để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót và có biện pháp

chỉ đạo sát thực có hiệu quả

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non

1.241 Giải pháp

Theo từ điền tiếng Việt, “ Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn

Trang 23

Để hiểu rõ hơn khái niệm về giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với

một số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau

của các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn

mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn

mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau đề tiến hành cơng việc có mục đích

Theo Từ điển Tiếng việt, phương pháp là “ Hệ thống các cách sử dụng

để tiến hành một công việc nào đó” [22, tr.793]

Về khái niệm biện pháp theo tư điển tiếng Việt, đó là “Cách làm, cách

giải quyết một van dé cu thé” [22, tr.64]

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó

khăn nhất định Trong một giải pháp có thê có nhiều biện pháp

12.42 Giải pháp quản lý công tác bôi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mâm non

Giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non là hệ thống các cách thức tăng cường sự tác động có ý thức

thông qua kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra dé chi huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vị hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu

đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan

1.3 Người giáo viên mầm non trong bối cảnh đối mới giáo dục

1.3.1 Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trường MN 1.3.2.1 Vai trò của giáo viên mắm non

Trang 24

Giáo viên mầm non có vai trị quyết định đến việc chăm sóc, nuôi

dưỡng: thực hiện phố cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tudi

1.3.2 2 Nhiệm vu cua gido vién MN

Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập

kế hoạch chăm sóc, giáo dục: Xây dựng mơi trường giáo dục, tƠ chức các

hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ

em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tô chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy

tín của nhà giáo: Gương mẫu thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp Tuyên truyền phô biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ dé

thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hố; Bồi

dưỡng chun mơn nghiệp vụ đề nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.[5]

1.3.2 3 Quyên hạn của giáo viên MN

Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,

được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật

khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc,

Trang 25

Duoc bao vé nhan pham, danh du

Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.[3]

132 Các yêu cầu đối với giáo viên MN

13.3.1 Yêu cầu về phẩm chất chính tri, đạo đức, lối sống

- Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bao gồm

các tiêu chí sau:

Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước;

Yêu nghề tận tụy với nghề sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành

nhiệm vụ;

Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuôi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương:

Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng

-_ Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước Bao gồm các tiêu chí sau:

Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

Thực hiện các quy định của địa phương:

Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng:

Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương

-_ Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động Gồm các tiêu chí sau:

Trang 26

Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà

trường:

Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

Chấp hành ký luật lao động chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc,

giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công

- C6 dao dite, nhân cách và lối sóng lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phân đấu vươn lên trong nghề nghiệp Bao gồm các tiêu chí sau:

Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý:

Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun môn, nghiệp vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;

Khơng có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống trong chăm sóc, giáo dục trẻ;

Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm - Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp:

tận tình phục vụ nhân dân và trẻ Bao gồm các tiêu chí sau:

Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ được phân cơng;

Đồn kết với mọi thành viên trong trường: có tính thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ:

Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em;

Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo [3]

1.3.3.2 Yêu cầu về kiến thức

- Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non Bao gồm các tiêu chí sau:

Trang 27

Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn

tật, khuyết tật,

Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non: Có kiến

thức về đánh giá sự phat trién cua trẻ

- Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non Bao gồm các tiêu chí sau:

Hiểu biết về an tồn, phịng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ: Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ

năng tự phục vụ cho trẻ;

Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và

xử lý ban đầu

- Kiến thức cơ sở chuyên ngành Bao gồm các tiêu chí sau:

Kiến thức về phát triển thể chất: Kiến thức về hoạt động vui chơi; Kiến

thức về tạo hình, âm nhạc và văn học: Có kiến thức mơi trường tự nhiên, môi

trường xã hội và phát triển ngôn ngữ

-_ Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuôi mầm non Bao gồm các tiêu chí sau:

Có kiến thức về phương pháp phát triển thê chất cho trẻ; Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm — xã hội và thầm mỹ cho trẻ: Có kiến thức về phương pháp tô chức hoạt động chơi cho trẻ:

Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.[3]

1 3.3.3.Yêu câu về kỹ năng sư phạm

- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ Bao gồm các tiêu chí sau:

Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và

Trang 28

Lap kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần: Lập kế hoạch hoạt

động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;

Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ đề thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ

- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ

Bao gồm các tiêu chí sau:

Biết tơ chức mơi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ; Biết tổ chức giác ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;

Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ:

Biết phịng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối

voi tré

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ Bao gồm các tiêu chí sau: Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy

tính tích cực, sáng tạo của trẻ;

Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;

Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm)

va các nguyên vật liệu vào việc tô chức các hoạt động giáo dục trẻ:

Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp

- Kỹ năng quản lý lớp học Bao gồm các tiêu chí sau: Đảm bảo an toàn cho trẻ:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch

hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, số sách cá nhân, nhóm, lớp:

Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục

đích chăm sóc, giáo dục

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng

À À z TT z

Trang 29

Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;

Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi

mở, thẳng thin;

Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; Giao tiếp ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ [3]

1.4 Một số vấn đề về quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên

môn cho giáo viên mầm non

1.41 Sự cần thiết phải quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mẦm non

Cách làm, cách giải quyết của người quản lý thông qua các chức năng

quản lý như lập kế họach, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra về các họat động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho khách thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra về

nâng cao năng lực chuyên môn

142 Mục đích, yêu cầu quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non

1.4.2.1 Muc dich quan lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mâm non

Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục phơ thơng góp phân phát triên sự nghiệp GD&ĐÐT của trường

Giúp CBQL, giáo viên nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới PPDH,

đổi mới kiểm tra và đánh giá trên cơ sở đó tạo bước chuyên mạnh mế và thực

chất về công tác đổi mới PPDH Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý và giảng đạy góp phần thúc đầy đổi mới PPDH

Trang 30

trò Tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho

giảng dạy và học tập

Mỗi giáo viên phải chủ động đối mới PPDH của mình từ việc soạn bài

đến giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 100% cán bộ nhà giáo thực hiện nghiêm túc các phương pháp dạy học tích cực trong từng giờ dạy, có một đối mới trong năm học

Sử dụng hợp lý và tối đa thiết bị dạy học hiện có để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

Nghiên cứu và xác định đúng trọng tâm của chương trình, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn phù hợp

Phối hợp với gia đình trong việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kỹ

năng của trẻ

1.4.2.2 Yêu cầu quản lý công tác bồi dưỡng nâng năng lực chuyên môn cho giáo viên mâm non

Xu hướng tịan cầu hóa tác động và làm thay đồi hàng loạt vấn đề ngay trong bản thân giáo dục Tri thức khoa học, kỹ thuật phát triển không ngừng, yêu cầu về đối mới chương trình và phương pháp chăm sóc, ni dưỡng trẻ diễn ra liên tục Vì vậy phải đổi mới công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non: đôi mới công tác tô chức, công tác chỉ đạo, công tác đánh giá, tông kết kinh nghiệm trong bồi dưỡng

143 Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mằm non

1.4.3.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch bôi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mâm non

Thông tư 35/2008/TTLT-BGD&ĐT-BNV quy định: Xây dựng kế

Trang 31

giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của quận sau khi được cấp có thầm quyên phé duyét [8]

Quản lý việc xây dựng kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

a) Quản lý công tác khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi

dưỡng cho mỗi nhóm Có thê tơ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách

tiếp cận sau:

- Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm: bồi dưỡng việc thực hiện và dam bảo chương trình và sách giáo khoa mới: bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện

và thiết bị dạy học

- Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao: bồi dưỡng chuẩn hố; bồi dưỡng hồn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ)

- Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng giáo viên mới ra

trường, bồi dưỡng giáo viên lâu năm

- Phân loại theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng giáo viên giỏi, bôi

dưỡng giáo viên cốt cán, bồi dưỡng đại trà,

- Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng dài hạn: ngắn hạn; bồi

dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề

- Phân loại theo chuẩn giáo viên mầm non: phân loai theo chuẩn giáo

viên là việc dựa trên quy định về trình độ đảo tạo b) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng

Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng đề người tham dự bôi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái

độ như thế nào Nói cụ thể hơn là sau bơi dưỡng thì đội ngũ giáo viên dat

a A £ ` ne z Az 2 A: ~ a

Trang 32

c) Du kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho

hoạt động bồi dưỡng

Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được

chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chỉ phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở ngudn nao, tai liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường máy móc

thiết bị, .) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi

dưỡng và tô chức vào thời gian nào trong năm học,

d) Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức hiện mục tiêu bồi dưỡng

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không

kém phần quan trọng Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi

dưỡng Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập

trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại quận hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nao (thi hay làm tiêu luận, .)

1.4.3.2 Quản lý việc tổ chức chỉ đạo công tác bôi dưỡng năng lực chuyên

môn cho giáo viên mâm non

Việc quản lý việc tô chức chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non cần tập trung vào: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương pháp tổ chức, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồi đưỡng cái gì (nội dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào (phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu (kế hoạch bồi dưỡng)

Nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV mầm non được phân định trên cơ sở các yêu cầu đối với giáo viên MN (đã nêu tại mục

Trang 33

- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị (yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của người GVMN: yêu nghề, thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; có tính thần trách nhiệm trong cơng tác, có ý thức

tô chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác: có tĩnh thần tự học, phan đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ

- Bồi dưỡng đề cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học

cơ bản để dạy các môn học trong chương trình tiểu học: có kiến thức cơ bản

về Tâm lý học sư phạm và trẻ em, Giáo dục học và phương pháp dạy học các bộ môn ở tiểu học: có hiểu biết về những chủ trương chính sách lớn của

Đảng, Nhà nước đối với kinh tế, văn hoá, xã hội và giao dục, có kiến thức phô

thông về những vấn đề xã hội như: môi trường, dân số, an ninh quốc phịng, an tồn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường, phòng chống ma tuý và các

tệ nạn xã hội; có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của

địa phương nơi trường đóng

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức)

Cu thé: biết lap kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đối

mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp biết giao tiếp, ứng xử với trẻ, phụ huynh đồng nghiệp và cộng đồng, biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hỗ Sơ vào việc giảng dạy và giáo dục trẻ

Đối với công tác quản lý tổ chức nhân lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng Vấn đề này được thể hiện trên hai mặt: Người được bồi dưỡng (các

GVMN được chọn, cử và được triệu tập tham gia khố bồi dưỡng) Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ như thế nào, số lượng là bao nhiêu, Nói tóm lại

Trang 34

hoặc báo cáo viên trong lớp bồi đưỡng đề phô biến chú trương đường lối và các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành về phát triển giáo dục và những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa

mới; ai là báo cáo viên về thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, Nói tóm lại là tơ

chức đội ngũ người dạy trong hoạt động bồi dưỡng

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất

trong công tác quản lý bồi dưỡng cho GVMN Đây là việc làm thực hiện nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đã có nhằm thực nhiện nội dung và chương trình bồi dưỡng Trong đó thực hiện việc giảng dạy lý thuyết, tô chức các hoạt động thực hành, đánh giá kết quả học tập của người được bôi dưỡng (theo các

hình thức đã định) Trong tô chức hoạt động bồi dưỡng cần lưu ý nhiều nhất

đến phương pháp bồi dưỡng Bởi vì một nội dung quan trọng nhất trong công

tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là bồi dưỡng để họ có đủ năng lực đối mới

phương pháp dạy học của họ: cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong việc bồi dưỡng là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực đôi mới phương pháp dạy học cho người được bôi dưỡng

1.4.3.3 Quản lý việc kiêm tra, đánh giá kết quả công tác bôi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mắm non

Xác định mặt mạnh, mặt yếu về năng lực nghề nghiệp, hiệu quả làm

việc trong điều kiện cụ thể của nhà trường để giúp giáo viên mầm non phát triển khả năng chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh, năng

lực chuyên môn, nghiệp vụ: là cơ sở đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo

viên mầm non

Thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định số 02/2008/QĐ-

BGDĐT, xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và thực sự tôn trọng lẫn

Trang 35

cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non Việc đánh giá phải dựa vào các kết quả được thông qua các minh chứng phù hợp với các lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "Hai không" Coi trọng việc phân

tích kết quả kiểm tra qua đó điều chỉnh hoạt động dạy học Nâng cao chất lượng chăm sóc và ni dưỡng, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục mầm non theo chuẩn kiến thức mới

1.43.4 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mâm non đạt hiệu quả cao

Tổ chức các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng cũng thực sự quan trọng Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở,

chỗ ăn, phương tiện giao thông ) Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phâm, tiền thuê các thiết bị, .) và các khoản chi

phí khác dé phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng

1.44 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác bi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mằm non

144L Các chính sách của cơ quan nhà nước, chính quyên địa phương về bôi dưỡng năng lực

Trang 36

và cán bộ quản lí đạt chuẩn, Phải đôi mới Mục tiêu, Nội dung, Chương trình, Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, Phương pháp kiểm tra đánh giá

Muốn làm được điều đó các trường mầm non phải xác định rõ nhiệm vụ

cụ thể, tiến hành điều chỉnh Nội dung, Chương trình giáo dục đào tạo, bồi

dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước Thực hiện tốt đối mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

và năng lực tự học tập tự nghiên cứu bồi dưỡng của mỗi người giáo viên Gắn kết học tập lí thuyết với thực hành, với thực tiễn cuộc sống Thực hiện

phương pháp đôi mới đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng nghiên cứu theo

hướng tập trung đánh giá năng lực, vận dụng những kiến thức đã học áp dụng

vào thực tiễn cuộc sống, chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, lương tâm

nghề nghiệp Dựa vào các chính sách của Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi

và đồng thời là nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung Qua đó sẽ giúp cho công tác quản lý trở nên dễ

dàng hơn cụ thể trong các chính sách hoạt động của nhà trường, các hiệu

trưởng và Ban giám hiệu nhà trường sẽ xem đây là nhiệm vụ quan trọng và từ

đó sẽ có những chính sách, kế hoạch cụ thể và thường xuyên nhằm thực hiện

tốt theo chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

1442 Nhận thức vê hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên đối với hoạt

động quản lý của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu

Chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên phụ thuộc vào

hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục, đặc biệt là của đội ngũ GVMN

Cần xây dựng các chế độ chính sách, khuyến khích về vật chất và tinh

thần, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tự giác thực hiện việc bồi

dưỡng của mỗi giáo viên nhằm tạo động lực dé giáo viên tích cực tự giác

Trang 37

Người Hiệu trưởng tiến hành để tác động đến đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu quản lý chuyên môn của nhà trường đề ra Người Hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lý mang tính đồng bộ thì mới đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường Các biện pháp quản lý được áp dụng cụ thể rõ các chức năng quản lý của Hiệu trưởng đó là: Lập kế hoạch: Tổ

chức thực hiện: Chỉ đạo: Kiểm tra đánh giá

Dé nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên, người Hiệu trưởng ln phải có kế hoạch bồi đưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giúp cho giáo viên nắm rõ được mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ trong từng độ tuổi,

nâng cao khả năng thực hiện chương trình, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện

đủ và thực hiện có sáng tạo Xây dựng các lớp điểm, xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với từng hoạt động giáo dục

Tạo điều kiện đầy đủ cơ sở vật chất, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu

chuyên môn nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình cũng như hiệu quả giáo dục

Có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và nên tập trung vào

những vấn đề khó, vấn đề cịn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó Tổ chức kiến tập, dự

giờ, trao đối kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên là rất cần thiết, để giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ

Tổ chức tốt các chuyên đề, hội thi trong nhà trường, có động viên khen

thưởng kịp thời, tạo động lực để giáo viên học hỏi nâng cao trình độ, rèn

luyện năng lực sư phạm và phâm chất nghề trong quá trình cơng tác Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu tài liệu và viết sáng kiến kinh nghiệm

Trang 38

xuất, thăm lớp dự giờ và nắm chắc tình hình thực hiện chế độ sinh hoạt, thực

hiện chương trình của giáo viên để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót

và có biện pháp chỉ đạo sát thực có hiệu quả

Như vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên phụ

thuộc vào hoạt động quản lý có hiệu quả các điều kiện phục vụ hoạt động bồi

dưỡng của người Hiệu trưởng

1443 Hoạt động tự bôi dưỡng của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng và hiệu quả bôi dưỡng giáo viên

Học và tự học là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ đối với việc nâng cao

chất lượng đạy học Cũng như vậy bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng luôn gắn

kết với nhau để tạo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng

Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mế, các ứng dụng và tiện ích của thơng tin nhiều, thì người giáo viên có

thể tự khai thác các kiến thức “cần phải biết” để phục vụ cho hoạt động giáo

dục và dạy học của mình Hiệu trưởng phải có biện pháp khuyến khích và giúp đỡ GV tự học Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng chung của công tác bồi dưỡng giáo viên

1444 Chất lượng của các điều kiện vật chất đối với hoạt động bồi

dưỡng năng luc chuyén mon cho GVMN

Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện và phương tiện tất yếu đề

thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên Không thể tổ chức hoạt động bồi

dưỡng khi khơng có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phòng

học, thiết bị dạy học, phương tiện giao thông, điện, nước, sân vườn, bãi tập

Trang 39

tiến, chiến sĩ thi đua để động viên khích lệ giáo viên cốt cán vươn lên và đạt

kết quả cao trong rèn luyện, phan dau

1.44 5 Năng lực, phương pháp làm việc của Cán bộ quản lý

Hiện nay không phải nhà quản lý giáo dục nào cũng ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên cốt cán Chưa nhìn thấy được vấn đề: Phải có nhiều giáo viên cốt cán thì chất lượng dạy và học mới được nâng lên Trong một nhà trường yếu tổ chất lượng đội ngũ đặc biệt là đội ngũ giáo viên cốt cán quyết định rất nhiều đến chất lượng giáo dục của nhà trường đó

Nhiều cán bộ quản lý trường học năng lực quản lý còn hạn chế: Xây dựng kế hoạch sơ sài, hàng tháng hàng kỳ khơng có rà soát rút kinh nghiệm, có nhiều cán bộ quản lý chưa quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên,

đặc biệt là giáo viên cốt cán

Hơn nữa, thực tế cho thấy nhiều cán bộ quản lý bố trí sắp xếp công việc chưa khoa học, không chủ động trong công việc

1.446 Thời gian đề tô chức bôi dưỡng

Thời gian dé tổ chức các lớp bồi dưỡng đa số là vào trong các dịp hè, các ngày thứ bảy, chủ nhật vì vậy khó khăn cho việc tô chức các lớp bồi dưỡng

1.447 Trình độ của giáo viên

Giáo viên ở nhiều trình độ khác nhau: Cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, đại học tại chức, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo

viên, giáo viên tuôi cao phần nào hạn chế trong việc tiếp cận những kiến thức mới, phương pháp dạy học mới và công nghệ thông tin

1.4.4.8 Cong tac kiém tra, danh giá, thi đua, khen thưởng

Trang 40

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

Để tất cả các thầy cô giáo thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xu hướng

đối mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên mơn cho giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng

giáo dục Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt q trình cơng tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bổ sung kiến thức, đào tạo tiếp tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên,

giúp người giáo viên không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng: có kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng Muốn vậy, GV phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình, SGK, đọc và ghi chép nhiều tài liệu tham khảo: có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thơng tin hữu ích

Đáng tiếc là nhiều GV và CBQLGD các cấp hiện nay cịn ít đọc, ngại đọc,

lười đọc, không chịu học hỏi Bài giảng vì thế mà nông cạn, không thiết thực,

không sinh động, không hấp dẫn trẻ, CBQL công tác kém hiệu quả

Đề cải thiện về chất lượng dạy học trên địa bàn Quận 8 chúng ta hiện

nay, con đường ngắn nhất là mỗi thầy cô giáo phải nhanh chóng thay đổi về

nhận thức, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là cấp thiết đòi hỏi mỗi giáo viên,

Ngày đăng: 28/08/2014, 06:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w