BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN VAN HONG
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY
CONG TAC CHU NHIEM LGP GO TRUONG THPT
QUAN 8, THANH PHO HO CHi MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHE AN, 2013
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN VAN HONG
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY
CONG TAC CHU NHIEM LOP G TRUONG THPT QUAN 8, THANH PHO HO CHi MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
Người hướng dẫn: PGS TS NGUYÊN VĂN TỨ
Trang 3LOI CAM ON
Tôi xin được khắc ghi sự tận tình giảng dạy cùng với những kiến thức, kinh nghiệm mà quý Thầy Cô của Trường Đại học Vinh đã mang đến cho bản thân trong quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp luận văn hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sài gòn đã tạo điều kiện học tập thuận lợi cho chúng tôi trong suốt khóa học
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với PGS.TS Nguyễn Văn Tứ
đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, đề
tơi có thể hồn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Quận 8, của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường trung học phố thông trên địa bàn Quận 8 đã sẵn lòng hỗ trợ khi tôi viết luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các anh chị em cùng lớp cao học, học trò, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn luận văn vẫn còn khiếm khuyết, rất mong được quý Thầy Cô và đồng nghiệp chỉ dẫn thêm
Thành phố Hô Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Trang 5MUC LUC
Trang
MO DAU ooo ee |
Chuong 1: CO SG LY LUAN CUA VAN DE QUAN LY
CONG TÁC CHỦ NHIỆM LÓP Ở TRUONG THPT 7
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tnhh na ¬ 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản ca che 9
1.3 Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 16 1.4 Các nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 34
Kết luận chương | 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN 8, TP.HCM 39
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
Trang 6Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG THPT TẠI QUẬN 8, TP.HCM cho 1Ô # 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 67
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT tại Quận 8, TP.HCM Ó8 3.2.1 Quản lý việc chọn lọc và phân công GVCN
đảm bảo tính hiệu quả 68
3.2.2 Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ GVCN có đủ phẩm chất
và năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp " ch nhe 70 3.2.3 Quan lý các điều kiện của công tác chủ nhiệm lớp 72 3.2.4 Quản ý việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp dam bao tinh khả thị, phù hợp chủ trương chung và đặc điểm của trường, lớp 75 3.2.5 Quan lý việc tổ chức và chỉ đạo GVCN phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường ch neo 81
3.2.6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
công tác chủ nhiệm lớp 86 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 89
3.4 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 90
Kết luận chương 3 91
KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 71 Ly do chon dé tai
Thế giới ngày nay ở trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức; đồng thời, tồn cầu hố và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tac dé phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia Công nghệ thông tin - truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong giáo dục Giáo dục thế giới đang thực hiện những nguyên tắc cơ bản: “học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống”, chuyền tử giáo dục tỉnh hoa sang giáo dục đại chúng, chuyên từ việc chỉ cung cấp tri thức lý thuyết sang chú trọng hình thành năng lực hoạt động của người học
Giáo dục đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Các thành tựu của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lan thir XI đã khẳng định: "Đỗi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đối mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục là khâu then chốt": "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nên văn hóa và con người Việt Nam"
Tuy nhiên, ngành GD&ÐT vẫn còn nhiều vấn đề đang phải đối mặt, như Chiến lược phát triển giáo đục 2011 - 2020 đã nhận định: “Chất lượng giáo
Trang 8với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng: năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc: có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ Chính sách huy động và phân bổ nguồn nhân lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý: hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao ( ) Năng lực của một bộ phận nhà giáo và CBQL giáo dục còn thấp Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp Công tác đào tạo, bôi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đôi mới giáo dục ( ) Nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội: chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội: chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên ( ) Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển giáo dục”
Trang 9giáo dục ky luật tích cực hiệu quả: hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập các di sản, cơ sở sản xuất Tiếp tục tổ chức tốt, thu hút học sinh (HS) tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục - thể thao: hội thi tin học, hùng biện ngoại ngữ: ( ) tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đây HS hứng thú học tập rèn luyện kỹ năng sống, bố sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa thế giới ( ) Tiếp tục thực hiện tích hợp ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục: tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh: giáo dục phòng chống tham những: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: bảo vệ môi trường: đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên: giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT ( ) Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho HS: tổ chức bồi dưỡng kỹ năng công tác cho GVCN lớp”
Hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện mà mỗi nhà trường đạt được tùy thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực của CBQL và đội ngũ GV ở trường đó — nhất là đội ngũ GVCN GVCN chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý tổ chức, giáo dục toàn diện và sâu sát nhất đối với HS lớp mình chủ nhiệm GVCN còn là “cầu nối” góp phần giữ gìn và phát triển mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội Vì thế, công tác chủ nhiệm lớp luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt là ở trường trung học phố thông (THPT), nơi mà HS của chúng ta phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, phức tạp: chuyền từ trẻ em sang người lớn
Trang 10chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều những giải pháp cần thiết, kha thi để nâng cao hiệu quả hoạt động Thậm chí, có lúc có nơi, còn một số CBQL, GV ở trường THPT chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn tầm quan trọng và những yêu cầu, nội dung của công tác chủ nhiệm lớp, dẫn đến việc quản lý và thực hiện công tác chủ nhiệm lớp diễn ra một cách hời hot, qua loa Nguén lực của trường chủ yếu được dùng để tập trung phục vụ cho việc giảng dạy chuyên môn nâng cao tỉ lệ HS lên lớp và thành tích thi cử Điều này làm cho việc “dạy người” không còn quan trọng bằng “dạy chữ” Do đó, việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục ở trường THPT vẫn còn hạn chế
Là một quận vùng ven còn nhiều khó khăn của thành phó Hồ Chí Minh (TP.HCM), Quận 8 đang trăn trở, nỗ lực vươn lên cùng đất nước Trừ một số nét riêng, về cơ bản, ngành GD&ĐT trên địa bàn Quận 8 cũng có các đặc điểm, thuận lợi, khó khăn như ở hầu hết các địa phương khác của Việt Nam
Vì vậy việc nghiên cứu để tìm kiếm, xây dựng các giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT là hết sức cần thiết Ngoài ra, nếu một số giải pháp đề xuất phù hợp với Quận 8 thì cũng có thể vận dụng được cho nhiều địa phương khác Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Mô số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Quận 8,
Thành phó Hồ Chí Minh”
2 Mục đích nghiên cứu
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tại Quận 8, TP.HCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 11- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quân lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT trên địa bàn Quận 8, TP.HCM
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm có cơ sở khoa học, phù hợp điều kiện thực tế, có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tại Quận 8, TP.HCM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu cơ sở lý luận việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
- Khao sat, danh gia thực trạng việc quan ly công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT trên địa bàn Quận 8, TP.HCM
- Đề xuất mội số giải pháp có tính khả thi và phù hợp thực tiễn để quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT trên địa bàn Quận 8, TP.HCM
6 Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nhằm thu thập, xử lý các thông tin về mặt lý luận để xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài Thuộc nhóm này có:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nhằm thu thập, xứ lý các thông tin từ thực trạng để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Trang 12c) Phuong phap thong ké:
Để xử lý số liệu trong quá trình khảo sát thực trạng, xây dựng giải pháp 7 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lý luận của việc quan lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
- Lề mặt thực tiên: Đánh giá thực trạng, xác định các ưu điểm, hạn chế của việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tại Quận 8,
TP.HCM Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở
các trường THPT tại Quận 8, TP.HCM mang tinh kha thi 8 Cấu trúc của luận văn
Sau phần Mở đầu, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở ]ý luận của vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THIPT
Chương 2: 7c trạng quản lý công tác chủ nhiệm lop ở các trường THPT tai Quận 8, TP.HCM
Chương 3: Mội số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tại Quận 8, TP.HCM
Trang 13Chương 1
CO SO LY LUAN CUA VAN DE QUAN LY
CONG TAC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THONG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.11 Cúc nghiên cứu ở nước ngoài
Từ thế kỷ XVI, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo lớp đã được
hình thành đo nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A Cômenxki đề xướng Mô hình lớp học được duy trì và phát triển ngày càng mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới
Mô hình này còn được phát triển và mở rộng thêm tùy điều kiện thực tế,
nhưng một lớp học bao giờ cũng cần có người quản lý Đề quản lý lớp học, Hiệu trưởng chọn một trong các GV đang giảng dạy lop lam GVCN GVCN phải là người có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với HS và được Hội đồng nhà trường nhất trí
Năm 1984, trong tac pham Phuong pháp công tác chủ nhiệm lóp (NXB Giáo dục Mátxcơva), Bôn-đư-rép N.I đã trình bày những phương pháp cơ
bản về cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở các trường phô thông
Trang 141.12 Các nghiên cứu ở trong nước
Từ nhiều năm trước đây cũng đã có những tài liệu, công trình nghiên cứu tìm hiểu, phân tích về công tác của GVCN lớp Những công trình đó đã đứng ở góc độ khoa học giáo dục, về công tác quản lý giáo dục hoặc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS đã nêu lên được những vấn đề như mục tiêu, yêu cầu, nội dung, cách thức hoạt động, Một số công trình tiêu biểu mà chúng tôi đã trực tiếp hay gián tiếp tham khảo như: Cái fiến việc quản lý đội ngĩ GVCN lóp của Hiệu trưởng trường phổ thông của PGS TS Lưu Xuân Mới
(chủ nhiệm đề tài), trường CBQLGD&ĐT Hà Nội 1998; Nhiing tình huống
giáo dục HS của người GICN của Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử và Nguyễn Thị Kỷ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000: Công ác GƯƠN lóp ở trường phổ thông của PGS TS Hà Nhật Thăng (chủ biên), tái bản lần thứ 3, NXB Giáo dục, 2001; Giáo đực học của PGS TS Phạm Viết Vượng, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2004: Rèn luyện một số kỹ năng làm công tác GICN lớp
cho sinh viên Cao đẳng sự phạm của Vũ Đình Mạnh, Tạp chí Giáo dục số 126 (11/2005) Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông của Độ
GD&DT, NXB Giao duc, 2010;
Các văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐÐT ban hành cũng đã đề cập ít nhiều đến công tác chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác của
GVCN lóp
Tuy nhiên, hiện nay những tài liệu, công trình nghiên cứu về các giải pháp quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT vẫn còn tương đối ít Vì vậy, theo chúng tôi, những cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề này cũng chưa hắn đã hoàn chỉnh và cũng chưa được hệ thống hóa
Ngoài ra, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào khác nghiên cứu về các giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trên địa bàn
Trang 151.2 Một số khái niệm cơ bản
1.21 Trường trung học phố thông
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi chung là trường trung học) ban hành kèm theo Thông tr số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011, của Bộ trưởng Bộ GD&DT:
Trường THPT là cơ sở giáo dục phố thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được lập ra dé giáo dục, giảng dạy cho HS các lớp cuối của bậc trung học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục Trường THPT do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập sáp nhập, chia tách hoặc giải thể Trường do Sở GD&ĐÐT quản lý và cho phép hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục
Trường THPT có những nhiệm vụ và quyên hạn sau đây:
1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phố thông dành cho cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục
2 Quản lý GV, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật
3 Tuyển sinh và tiếp nhận HS: vận động HS đến trường: quản lý HS theo quy định cua B6 GD&DT
4 Thực hiện kế hoạch phô cập giáo dục trong phạm vi được phân công 5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục
6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước
Trang 168 Thuc hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục
9 Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật 1.22 Giáo viên chủ nhiệm lớp
Trong nhà trường thì lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tô
chức các hoạt động giáo dục và giảng dạy HS Ở mỗi lớp, nhà trường chọn ra một GV trong số các GV đạy lớp đó dé lam công tác chủ nhiệm lớp
GVCN chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo dục toàn diện HS của lớp
mình chủ nhiệm
Theo Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng: “Giáo dục toàn diện là những biện pháp tổng thể của nhà trường, gia đình và xã hội tác động tới HS nhằm hình thành và phát triển tất cả các mặt: trí tuệ, đạo đức, sức khoẻ và nhân cách con người nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tô quốc và cuộc sống hạnh phúc của mỗi cá nhân Giáo dục toàn diện trong nhà trường thường biểu hiện ở nội dung giáo dục bao gồm đầy đủ các mặt: đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, giao dục nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện và đặc điểm đặc thù của từng cấp hoc, bac hoc” (Gido duc Liệt Nam hướng tới
tương lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004)
Do đó, GVCN phải đạt các yêu cầu sau: có sức khỏe tốt, có năng lực chuyên môn vững, có kinh nghiệm giáo dục và quản lý HS, có tỉnh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, có uy tín với HS và tập thể sư phạm
Ở trường THPT, GVCN có vai trò là người: -_ Thay mặt Hiệu trưởng quản lý một lớp học: -_ Tập hợp HS của lớp thành một khối đoàn kết: -_ Tổ chức các hoạt động giáo dục HS trong lớp:
Trang 17Theo PGS TS Hà Nhật Thăng, GVCN có 4 chức năng chủ yếu: chức năng quản lý giáo dục, chức năng cố vấn, chức năng đại diện, chức năng đánh giá
Theo đúc kết của Hội thảo Nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học do Vụ Giáo dục trung học thuộc Bộ GD&ĐÐT tô chức tại Đà lạt, tháng 01 năm 2011, GVCN cần có một số kỹ năng quan trọng sau:
- Tim hiéu dic điểm nhân cách HS:
-_ Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; -_ Tổ chức giờ sinh hoạt lớp:
-_ Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS:
-_ Ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong tập thê lớp: -_ Xử lý tình huống giáo dục;
Ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của bản thân: Cũng theo Điều lệ trường trung học (2011), GVCN lớp có các nhiệm vụ:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của GV do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định: quản lý HS trong các hoạt động giáo dục do trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tô chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
b) Tham gia công tác phố cập giáo dục ở địa phương:
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hố, bơi dưỡng chun môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của HS:
đ) Thực hiện Điều lệ nhà trường: thực hiện quyết định của Hiệu trưởng,
Trang 18lợi ích chính đáng của HS: đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp: tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh: Ð Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đấy sự tiến bộ của lớp và của từng HS:
ø) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; h) Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với các GV bộ mơn, Đồn
TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám
sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường:
¡) Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị
khen thưởng và kỷ luật HS: đề nghị danh sách HS được lên lớp thắng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại
lớp: hoàn chỉnh việc ghi số điểm và học bạ HS:
j) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng:
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật GVCN lớp có những quyền sau đây:
a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS:
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
c) Được trực tiếp hay thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường: d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi hoc dé nang cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành:
Trang 19Ð Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ theo quy định và được sự đồng y cua Hiệu trưởng;
ø) Được bảo vệ nhân phẩm danh dự, an toàn thân thể:
h) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của HS lớp minh; ¡) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến HS của lớp mình:
j) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; k) Được cho phép cá nhân HS nghỉ học không quả 3 ngày liên tục; 1) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp: m) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật
1.23 Công tác chủ nhiệm lóp ở trường THPT
Theo PGS TS Hà Nhật Thăng, công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT có 6 nội dung cơ bản sau:
a) Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của từng HS lớp chủ nhiệm (hoàn cảnh sống, đặc điểm về thể chất, tâm sinh ly, tinh cam, tinh cach va hành vi đạo đức):
b) Lập kế hoạch phù hợp cho công tác chủ nhiệm lớp (có ghi rõ những yếu tố cần tìm hiểu, những số liệu cần xác lập, những công việc chủ yếu, các biện pháp cụ thê cần thực hiện và các mốc thời gian có liên quan theo trình tự);
e) Xây dựng lớp chủ nhiệm thành một tập thể vững mạnh (tô chức tốt “bộ máy tự quản” của lớp: có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ lớp: quan tâm giáo dục HS cá biệt và tạo lập bầu khơng khí đồn kết thân ái):
Trang 20e) Phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục khác đề giáo dục HS: Ð Đánh giá kết quả giáo dục HS theo qui định của ngành
1.2.4 Quan ly
Quản lý là một khái niệm được sử dụng rất rộng rãi, nên tùy lĩnh vực cụ thể và từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có các cách hiểu khác nhau
Theo 7# điển tiếng Liệt (NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010):
“Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”
Theo 7ừ điển Bách khoa Liệt Nam (NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011): “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức, thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình, mục tiêu của hệ thống đó”
Theo Quản trị hiệu quả trường học của K.B Everard, Geofrey MorrIs và lan Wilson, do Dự án SREM sưu tầm và biên dịch (NXB Hà Nội, 2009) thì các định nghĩa về quản lý có rất nhiều và hết sức đa dạng Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, có thể nói ngắn gọn như sau:
Quản lý (theo nghĩa rộng nhất) bao gồm:
a) Đề ra phương hướng mục đích và mục tiêu:
b)Lập kế hoạch tiến trình thực hiện hay cách thức đề đạt được mục tiêu; e) Tổ chức các nguồn lực có sẵn (nhân lực, thời gian, vật lực), để có thể đạt được mục tiêu một cách kinh tế nhất theo đúng kế hoạch đề ra;
d) Kiểm soát tiến trình thực hiện (ví dụ: đối chiếu kết quả đạt được với
kế hoạch và điều chỉnh, sửa chữa khi cần thiết): e) Đề ra và nâng cao chuẩn của tổ chức
Theo Giáo trình khoa học quan lý do Hồ Văn Vĩnh chủ biên (NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002): “Quản lý là sự tác động có tô chức, có
Trang 21Quản lý có bốn chức năng: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo thực hiện chức năng kiêm tra đánh giá Bốn chức năng được coi như bốn công đoạn tạo nên một chu trình quản lý Các chức năng này có quan hệ chặt chẽ nhau, đan xen nhau và đều cần đến thông tin quản lý
1.25 Quản lý giáo dục
Từ các khái niệm quản lý nêu trên, ta có thể nói: Quản lý giáo dục là thực hiện bốn chức năng quản lý trong công tác giáo dục, bao gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục
Ở cấp độ vi mô thì quản lý giáo dục là quân lý nhà trường
Theo Một số vấn đề về giáo đục và khoa học giáo dục của Giáo sư Phạm Minh Hạc (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1986): “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng HS” Theo Khoa học quản lý nhà trường phổ thông của Trần Kiểm (NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2002): “Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống
những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thé GV, HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động, phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường
hướng đến hoàn thành có chất lượng hiệu quả mục tiêu dự kiến”
Tóm lại, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhát
1.26 Quản lý công tác chủ nhiệm lóp ở trường THPT
Trang 22ngũ GVCN: lập kế hoạch hoạt động: tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh gia công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ GVCN theo các nội dung cụ thê, phù hợp với các qui định của ngành, nhằm thực hiện mục tiêu giao dục toàn diện của nhà trường
1.27 Giải pháp
Theo 7 điển tiếng Liệt: “Giải pháp là cách giải quyết một vấn dé cụ thể” Giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp là cách giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường phố thông
1.3 Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
Có thể nói, nội dung công tác chủ nhiệm lớp nói chung và ở trường THPT nói riêng là một sự tổng hợp những đặc trưng, yêu cầu, phâm chất của công tác quản lý, công tác giáo dục, công tác nghệ thuật, Nội dung đó tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cụ thể của từng đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể và cần sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, chủ động của người làm công tác chủ nhiệm Những nội dung cơ bản đó như sau:
1.31 Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của HS lóp chủ nhiệm
HS là đối tượng giáo dục đồng thời cũng là chủ thể giáo dục Đề giáo dục HS có kết quả tốt, GV phải hiểu các em một cách đúng đắn, cụ thê và đầy đủ, từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp Thực tiễn giáo dục cho thấy, nếu không hiểu rõ HS thì những tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, do đó không tạo ra kết quả như mong muốn, thậm chí sẽ bị thất bại Vì vậy, GVCN cần có gắng hiểu rõ từng HS một cách thật đầy đủ, chính xác về:
a) Hoàn cảnh sống của từng HS:
Trang 23chất đạo đức của bố mẹ: điều kiện sinh hoạt vật chất và bầu không khí tình cảm của gia đình: quan hệ của gia đình với xóm giêng: quan hệ bạn bè; tình hình an ninh trật tự của địa phương: TAt ca những điều đó đều có ảnh
hưởng, tác động rất lớn đến HS Bởi vậy việc tìm hiêu, nắm vững điều kiện,
hoàn cảnh sống của từng HS rất quan trọng Nhờ đó mà GVCN biết được nguyên nhân nào, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay
khó khăn gì đang chi phối HS: biết được cách thức giáo dục của gia đình để
có thể tư vấn, phối hợp với gia đình mà lựa chọn phương pháp giáo dục HS cho phù hợp, hiệu quả
b) Những đặc điểm về thể chát, sinh lý của từng HS:
Nắm được những đặc điểm về thể chất, sinh lý của HS, GVCN sẽ có hướng động viên các em phát huy mặt mạnh: giao việc thích hợp: đồng thời hướng tập thê lớp tới sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ tới các bạn có khó khăn, khiếm khuyết: giúp nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung, trong một
tập thể lớp đoàn kết, thân ái
c) Những đặc điểm về tâm lý, tình cảm của mỗi HS:
Đó là khả năng nhận thức, tư duy: thông minh, bình thường hay cham chap; la kiểu khí chất: hăng hái, bình thản, nóng nảy hay ưu tư: là năng khiếu và sở thích về các lĩnh vực văn nghệ, thé thao, bao chi, Những đặc điểm này sẽ thể hiện qua các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp của mỗi em Nắm vững đặc điềm tâm lý, tình cảm của mỗi HS giúp GVCN lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả tốt
Trang 24buông thả Đặc biệt cần quan tâm đến thái độ, cách ứng xử của HS đối với các thành viên trong gia đình, đối với thầy cô bạn bè và đối với chính mình
GVCN phải xem xét thái độ, cách ứng xử đó đúng hay chưa so với qui định của pháp luật, với chuẩn mực của xã hội, với nội qui của trường dé kịp thời uốn nắn, sửa chữa những khiếm khuyết, sai sót và khen ngợi, nêu gương những mặt tốt
Tóm lại, nắm vững những đặc điểm về hoàn cảnh sống, thể chất, tâm sinh lý, phẩm chất đạo đức, năng khiếu và sở thích của từng HS, GVCN sẽ lựa chọn được những biện pháp tác động sư phạm phù hợp, nhằm khơi dậy và phát huy được mặt mạnh sẵn có,kịp thời uốn nắn, sửa chữa những khiếm khuyết, hạn chế của các em đồng thời tăng cường được sức mạnh của sự phối
hợp giáo dục Từ đó hình thành, phát triển những phẩm chất cần thiết ở mỗi
em: giúp các em xây dựng và nuôi dưỡng một tâm hỗn tình cảm phong phú, trong sáng, cao đẹp: rèn luyện được năng lực và sức khỏe đôi dào: biết sống tự lập và cũng biết hợp tác, hòa nhập: đáp ứng tốt các yêu cầu đôi mới của thời đại và đất nước
Ở độ tuổi HS phổ thông nói chung, PTTH nói riêng, cuộc sống nội tâm của các em dễ có những biến động do các quá trình tâm lý chưa ổn định và do ảnh hưởng của xã hội, của hoàn cảnh sống Bởi vậy, GVCN phải thường xuyên quan tâm đến sự thay đối của từng HS để giúp HS có định hướng đúng và điều chỉnh kịp thời, trong suốt thời gian làm chủ nhiệm lớp (một hoặc nhiều năm học) Tuy nhiên, nội dung cụ thể của việc tìm hiểu có khác nhau ở từng thời điểm Khi mới bắt đầu tiếp cận với HS, GVCN lớp cần nhanh chóng nắm được đại khái những nét cơ bản của từng HS và cả lớp nói chung Trên cơ sở đó, dự kiến kế hoạch tổ chức, giáo dục cho tập thể lớp, cho từng nhóm HS và cho từng cá nhân Sau đó, việc tìm hiểu HS sẽ giúp GVCN
Trang 25sung, điều chỉnh kế hoạch, biện pháp tác động sư phạm phù hợp với từng đối tượng giáo dục Gần cuối học kỳ hoặc cuối năm học, GVCN tiếp tục theo dõi các em để nắm được tình hình và kết quả giáo dục, những diễn biến mới phát sinh ở bên trong và ở xung quanh HS Từ đó mà kịp thời bố sung, điều chỉnh cách thức tác động và biện pháp giáo dục nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả giáo dục cao hơn
1.3.2 Lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm lớp
Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là chương trình hoạt động của GVCN trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục HS đối với lớp chủ nhiệm Hiệu quả giáo dục HS của một lớp phụ thuộc vào tính khoa học, thực tiễn và khả thi của kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp đó
Khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp phải chú ý các vấn đề sau: a) Những yếu tố cân tìm hiểu:
se Mục tiêu và nhiệm vụ năm học của ngành e Kế hoạch giáo dục chung của trường
e Mục tiêu và kế hoạch công tác của các đoàn thê trong trường e Các lực lượng phối hợp để thực hiện các mặt giáo dục
e Đặc điểm tình hình chung của lớp: những mặt mạnh và thuận lợi, những mặt yếu và khó khăn của lớp
e Hoàn cảnh, điều kiện sống của HS trong lớp nói chung, có lưu ý một số trường hợp cá biệt
b) NHững số liệu cần xác lập:
Trang 261.33 Xây dựng lóp chủ nhiệm thành một tập thể HS vững mạnh
Muốn tổ chức tốt công tác giáo dục HS, GVCN phải chăm lo tô chức,
xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, thân ái, biết tự quản Bởi lẽ, tập thể
lớp chính là môi trường, phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát triển nhân
cách nói chung và tài năng nói riêng của HS A.X.Makarencô cho rằng: Tập thể là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên Sức mạnh của các thành viên khi đã được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của cả tập thể, mạnh gấp nhiều lần tông số sức mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của từng thành viên Vì vậy, GVCN phải phối hợp với các lực lượng giáo dục, xây dựng lớp chủ nhiệm thành một tập thể vững
mạnh, biết tô chức, điều khiến, quản lý, đánh giá kết quả hoạt động của tập
thê và của mỗi thành viên
a) GƯCN phải tô chức tốt “bộ máy tự quản ” của lớp (thường gọi là ban cán bộ lớp), qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh:
Đó phải là những HS có uy tín với tập thể lớp có khả năng và điều
kiện hoạt động tập thể, học lực trung bình trở lên, gồm có:
© Mot lớp trưởng: phụ trách chung, đại diện cho tập thể lớp khi
liên hệ với các thầy cô và thay mặt cho thầy cô dé điều hành, quản lý lớp, khi
thầy cô vắng mặt Dưới sự chỉ đạo và cố vấn của GVCN lớp trưởng tổ chức, theo dõi các hoạt động tự quản của lớp: quản lý lớp trong mọi hoạt động tập
thể của trường: hàng tháng và cuối mỗi học kỳ tham gia nhận xét, đánh giá
kết quả thi đua các mặt của HS trong lớp
e Các lớp phó: Tùy theo tình hình cụ thể, mỗi lớp có thê có 1
Trang 27Tùy theo từng công việc, lớp phó có thể tô chức, điều khiến trực tiếp cả lớp hoặc thông qua các tỐ trưởng, cán sự bộ môn, trưởng ban có liên quan Theo định kỳ, lớp phó tông hợp kết quả để báo cáo cho lớp trưởng, cho
tập thê lớp và cho GVCN Hàng tháng và cuối mỗi học kỳ, lớp phó cần tham
gia nhận xét, đánh giá kết quả thi đua của HS trong lớp về công việc mình phụ trách
e Các cán sự bộ môn: mỗi môn học thường cần một cán sự, cũng có thể một cán sự phụ trách một số môn Cán sự bộ môn phải là người học khá - giỏi bộ môn, yêu thích, sáng tạo trong môn học và có mối quan hệ tốt với GV bộ môn đó Cán sự bộ môn, dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn và sự sắp xếp của lớp phó học tập, có trách nhiệm kèm cặp, giúp đỡ các bạn học yếu môn học mà mình phụ trách vươn lên: đề đạt nguyện vọng của lớp, xin ý kiến của GV bộ môn, nhằm giúp lớp học tập hiệu quả
e Các trưởng ban: phải có năng khiếu về từng mặt cụ thể: văn nghệ, báo chí, thé thao, quan ly qu Idp, v.v ., hoat dong dưới sự chỉ dao của GVCN và sự điều hành của lớp phó văn thể mỹ: có trách nhiệm tô chức thực hiện, hưởng ứng theo phong trào chung mà nhà trường và các đoàn thê phát động: bảo cáo kết quả về hoạt động mà mình phụ trách với ban cản bộ lớp và GVCN
e HS trong lớp cần chia thành các tô học tập (thường là 4 tổ),
mỗi tô tối đa 12 thành viên, gồm các HS có địa bàn cư trú gần nhau Trình độ,
thành phan, cơ cấu giữa các tổ nên tương đối đồng đều nhau HS cùng tổ được xếp ngôi chung theo từng dãy, đúng với sơ đồ lớp mà GVCN sắp xếp Mỗi tô
cần có 1 tổ trưởng đề theo dõi, điều hành mọi hoạt động của tố, đặc biệt là để
cùng với lớp phó kỷ luật quản lý nề nếp, nội qui của tổ Nếu tổ có trên 10
thành viên thì nên có thêm I1 tô phó để phụ giúp tô trưởng và thay thế khi tô
Trang 28động viên các thành viên của tổ hoàn thành nhiệm vụ: báo cáo kết quả với ban cán bộ lớp và GVCN
b) GƯCN cân có kế hoạch rèn huyện, bồi dưỡng cho cán bộ lóp:
GVCN cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp về nhận thức: ý thức được
vai trò, vị trí của từng em trong tập thể: về mục đích, nội dung, phương pháp công tác thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm rèn luyện năng lực tự quản, phát huy tính sáng tạo và kỹ năng hợp tác của các em
Tổ chức cho cán bộ lớp làm quen với việc: phân tích, tông hợp, khái quát hóa kinh nghiệm hoạt động: theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động: tìm cách khắc phục khó khăn, khai thác thuận lợi Động viên kip thoi những có gắng, tiến bộ: xây dựng bảo vệ và phát triển uy tín của cán bộ lớp đối với tập thê: không được đề xảy ra sự mất đoàn kết trong tập thé
Kinh nghiệm cho thấy, kết quả giáo dục của GVCN đối với lớp phụ thuộc không ít vào năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ lớp: đội ngũ cán bộ lớp càng có năng lực tô chức, quản lý và gương mẫu với tập thể lớp thì hoạt động giáo dục của GVCN càng đạt hiệu quả cao Bởi vậy, việc lựa chọn, bồi
dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đề điều hành tốt mọi hoạt động của tập thé
lớp là hết sức quan trọng đề xây dựng thành công lớp tự quản c) Quan tâm giáo dục HS cá biệt:
HS cá biệt có các biêu hiện đặc biệt (theo hướng tích cực hoặc tiêu cực) so với số đông HS bình thường GVCN cần sớm phát hiện tìm hiểu nguyên nhân để có kế hoạch giáo dục, giúp đỡ phù hợp, hiệu quả
1.34 Tổ chức thực hiện cúc nội dung giáo dục toàn diện
Khác với GV bộ môn, GVCN còn phải tô chức, quản lý, giáo dục HS trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp hàng tuần, trong các tiết hoạt động NGLL và hướng nghiệp hàng tháng và tham gia hoạt động chung của toàn trường
Trang 29phải có vấn, hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp tô chức, điều khiến, quản lý lớp
trong các hoạt động này nhằm giáo dục toàn diện cho HS của lớp
Nhờ thông qua hoạt động mà HS rèn luyện, hình thành và phát triển được các kỹ năng tô chức, điều khiến, quản lý, giao tiếp, linh hoạt, sáng tạo; thiết lập được các mối quan hệ lành mạnh trong tập thể: xây dựng cho các em tình bạn, tình thầy trò, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý thức dân tộc đúng đắn, ý thức công dân sâu sắc Việc GVCN chăm lo xây dựng và duy trì bầu không khí đoàn kết, nhất trí của tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong
việc giáo dục đạo đức cho HS Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện các nội
dung giáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hóa, rèn luyện nhân cách, vui chơi giải trí và tích cực tham gia công tác xã hội trong khả
năng, điều kiện thích hợp
a) Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho HS:
Giáo dục đạo đức cho HS là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung Đạo đức chi phối mọi hoạt động của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển Dù diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào, mọi hoạt động đều góp phần hình thành đạo đức con
người Bởi vậy, CBQL giáo dục và tất cả GV — nhất là GVCN - cần giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện để HS tham gia vào các hoạt động Cần chú trọng hơn đến việc tổ chức những hoạt động chuyên biệt mang tính giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, pháp luật, nhân văn như:
e TỔ chức thi đua thường xuyên về mọi mặt trong HS, gồm: kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội qui của trường, thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác; khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thé kip thoi, phù hợp cụ thê vào mỗi tuần, mỗi tháng, cuối mỗi học kỳ và năm học
Trang 30đất nước và thế giới Ví dụ: hoạt động chuyên đề: “Hiểu biết và trách nhiệm
của thanh niên - HS trước những vấn đề của đất nước” (chọn một trong các vấn đề như: an tồn giao thơng, bảo vệ môi trường, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tham nhũng và lãng phí, chủ quyền
biển đảo với sự ôn định và phát triển đất nước, .); hoạt động kỷ niệm các
ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện chính trị - xã hội trong nước và quốc tế: hoạt động kết nghĩa với các đơn vị bạn, đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình chính sách, khuyến học - khuyến tai,
b) Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức, trí tuệ của HS: Để giáo dục đạo đức và cùng với giáo dục đạo đức, việc tổ chức
hợp lý hoạt động học tập cũng là nhiệm vụ hàng đầu của GVCN Kết quả của
hoạt động học tập thể hiện ở khả năng nắm tri thức, ở sự phát triển năng lực hoạt động trí tuệ nói chung, năng lực tư duy sáng tạo nói riêng ở HS Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: ý thức về nghĩa vụ học tập, động cơ và thái độ học tập Bởi vậy để nâng cao kết quả hoạt động học tập của lớp, GVCN cần thông qua tập thể lớp, đề ra những yêu cầu học tập đối với các em, xây dựng dư luận tập thê lành mạnh, giúp các em xác định nghĩa vụ học tập của mình, xác định được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tích cực tìm tòi biện pháp hay, tốt dé đạt được kết quả học tập cao nhất
GVCN cũng cần lãnh đạo đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các nhóm học tập “Đôi bạn cùng tiến”, thành lập các câu lạc bộ “Nhà toán học tương lai”, “E = mc””, “Câu lạc bộ sáng tác trẻ”, để chia sẻ trí thức, kinh nghiệm học tập và kỹ năng vận dụng chúng vào thực tiễn Đối với HS kém, GVCN phải
biết rõ nguyên nhân đê giúp đỡ: đối với HS giỏi, GVCN phải có kế hoạch hối
hợp bồi dưỡng nhân tài cho đất nước: đối với những HS có hoàn cảnh khó
Trang 31cho các em vươn lên học tập tốt
Tóm lại, việc tổ chức có kế hoạch các hoạt động học tập cho HS nâng cao kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của GVCN lớp Vì vậy, vấn đề đặt ra là GVCN cần nghiên cứu, tìm hiểu nắm
vững tình hình cụ thể của cả lớp nói chung, của từng cá nhân HS nói riêng để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp
©) Tổ chức các hoạt động giáo đục NGLL và hướng nghiệp:
Căn cứ vào qui định, chương trình của Bộ GD&ĐT, kế hoạch chung của Sở GD&ĐT và của nhà trường, dựa vào tình hình cụ thể của lớp, GVCN cần biên soạn kế hoạch, giáo án cụ thể để thực hiện các hoạt động giáo dục này
e Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường THPT, do GVCN đảm trách Hoạt động giáo dục NGLL là con
đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo điều kiện để HS phát huy vai trò chủ
thể trong học tập, nâng cao tính chủ động, tích cực trong hoạt động, rèn luyện nhằm phát triển toàn diện nhân cách HS
Hoạt động giáo dục NGLUL giúp HS:
+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị tốt đẹp của nhân loại Bồ sung, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trên lớp Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,
nhà trường và xã hội Biết định hướng nghề nghiệp
+ Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng cơ bản đã được hình thành ở lớp dưới, từ đó phát triển một số năng lực chu yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Trang 32trong cudc song; biét tu danh gia va tu diéu chinh ban than dé tu hoan thién mình và có thể giúp người khác hướng tới những điều tốt đẹp
Khi tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục NGLL, GVCN phải khéo léo tích hợp với giáo dục kỹ năng sống, đa dạng hóa các nội dung và hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của HS và tránh sự đơn điệu, nhàm chán, qua loa
e Nền kinh tế thị trường hiện nay có yêu cầu nhân lực rất đa dạng Bởi vậy công tác giáo dục hướng nghiệp giúp cho HS co kha nang dap ứng tốt các thành phần kinh tế khác nhau, trong sự cạnh tranh lành mạnh, ngày càng trở nên cấp thiết GVCN có vai trò hết sức quan trọng trong công tác này Đề hướng nghiệp cho HS, GVCN can:
+ Thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu của các tiết hoạt động hướng nghiệp hàng tháng theo qui định của Bộ GD&ĐT Qua đó GVCN giúp HS tìm hiểu các kiến thức cơ bản về nghề nghiệp nhu cầu về nghề nghiệp của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng
+ Tổ chức cho HS đi tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp cơ quan, đơn vị của các loại ngành nghề Tạo điều kiện cho HS năm vững cơ sở khoa học, kỹ năng lao động của các ngành nghề Đó chính là cơ sở giúp cho các em lựa chọn nghề nghiệp tương lai một cách tự giác Trên cơ sở học vấn phô thông và học vấn kỹ thuật tổng hợp về nghề nghiệp đó, khi ra trường HS sẽ có khả năng thích ứng dễ dàng hơn với hoạt động lao động sản xuất
+ Đối với HS khối 12, nhà trường cần mời các chuyên viên,
các nhà tư vấn đến hướng dẫn, giúp đỡ các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích, khả năng, hoàn cảnh của các em và đáp ứng được yêu cầu của xã
hội Khi đó GVCN can bam sat lớp để phối hợp hoạt động với ban tư vấn,
Trang 33e Ngoài ra GVCN cũng cần quan tâm đến các hoạt động tự phục vụ như: quét dọn, vệ sinh, chăm sóc hoa kiếng để làm xanh, sạch, đẹp trường lớp Điều quan trọng là phải tổ chức các hoạt động này một cách có hệ thống, vừa sức HS để chủ yếu là đạt được hiệu quả về mặt giáo dục nhưng cũng có hiệu quả về mặt kinh tế
4) Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, y tế học đường, vui chơi giải trí:
Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, TDTT là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ Bởi vậy, bên cạnh các hoạt động học tập, rèn luyện của lớp, GVCN cần quan tâm có vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí như: các trò chơi dân gian: các hoạt động TDTTT, văn nghệ: tham quan, cắm trại: thi thanh lịch: thi hiểu biết về truyền thống của trường, của địa phương: giao lưu giữa các trường, các địa phương, trong nước và quốc tế Các
hoạt động này giúp HS thoải mái tính thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể
chất, tăng cường sức khỏe, hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản như: tình yêu quê hương, lòng nhân ái, tình cảm thầy trò, tỉnh thần tập thể, đoàn kết, hợp tác, tôn trọng pháp luật: đồng thời cũng giúp hình thành các phẩm chất cá nhân của HS như: trung thực, khiêm tốn, tự trọng, kiên trì, đãng cảm,
lịch sự, tế nhị, kiềm chế Tạo thuận lợi để HS hình thành ý thức, năng lực hòa
nhập vào cộng đồng xã hội sau này
GVCN cũng phải quan tâm đến các hoạt động y tế học đường giúp HS có ý thức giữ vệ sinh chung, vệ sinh an toàn thực phâm, phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh về mắt, cột sống, hô hấp: phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn nghiện rượu, nghiện hút, mại dâm: tích cực bảo vệ môi trường sinh thái Tổ chức tốt việc tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho HS
Đề tổ chức tốt các hoạt động trên, GVCN cần tính đến đặc điểm
Trang 34chức Đoàn TNCS, các cơ quan văn hóa, thể dục thể thao, y tế, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường, các cơ quan kinh tế và các nhà tài trợ
1.3.5 Phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục khác để giáo dục HS
a) Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
e Phối hợp và giúp đỡ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động: GVCN lớp cần có kế hoạch phối hợp với tô chức Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh để tiến hành các hoạt động giáo dục toàn điện ở lớp Mặt khác, GVCN phải giúp đỡ chỉ đoàn của lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho cán bộ Đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục Điều quan trọng là GVCN phải giúp đỡ tô chức Đồn chứ khơng áp đặt: phải tôn trọng tính độc lập, tự quản của tô chức Đoàn Việc can thiệp quá sâu của GVCN sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa chi đoàn với GVCN ảnh hưởng đến kết quả giáo dục của lớp Thực tế cho thấy, nếu GVCN quan tâm đến công tác của chỉ đoàn, thường xuyên kết hợp với chi đoàn để tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục HS trong lớp được nhân lên gấp bội
e Phối hợp với các GV bộ môn và giám thị phụ trách lớp:
Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc chủ yếu vào năng lực,
phẩm chất của GVCN, GV bộ môn và giám thị phụ trách lớp Vì vậy, GVCN
phải giữ vai trò hạt nhân trong sự phối hợp với các GV khác và giám thị, cùng thực hiện các tác động sư phạm tới HS và tập thể lớp Sự phối hợp càng chặt chẽ, đồng bộ, đúng hướng thì hiệu quả giáo dục sẽ càng cao Cụ thê như:
Trang 35+ Du gio, quan sat HS trong hoc tap, sinh hoat tap thé dé kip thời nắm được thái độ, tâm trạng, khả năng và những vấn đề của HS trong học tập, rèn luyện Thường xuyên liên hệ với các GV bộ môn và giám thị để trao đối, cập nhật tình hình, kết quả học tap, rèn luyện của từng HS và cả lớp
+ Phản ánh với GV bộ môn và giám thị về nguyện vọng của tập thê lớp Bàn bạc với GV bộ môn và giám thị về những HS có khó khăn như: hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, tâm trạng bất an, sức khỏe yếu, ý
thức kỷ luật kém Lắng nghe ý kiến của GV bộ môn và giám thị để cùng hỗ
trợ, phối hợp tác động tới từng HS cũng như tập thê lớp
+ Vận động, thu hút các GV bộ môn cùng tham gia các hoạt động của lớp có liên quan đến môn học nhằm kích thích và tạo thuận lợi cho các em hoạt động, học tập có hiệu quả
e Phối hợp với lãnh đạo nhà trường:
GVCN là người thừa lệnh Hiệu trưởng, thay mặt nhà trường đê tô chức, quản lý, giáo dục, đánh giá HS của lớp Do đó, GVCN phải:
+ Dựa vào kế hoạch chung của trường và tình hình, đặc điểm riêng của lớp đề xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp giáo dục cụ thể cho HS của lớp minh chu nhiệm
+ Thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, nguyện
vọng của tập thể lớp ý kiến đề xuất của GVCN với lãnh đạo nhà trường Ví
dụ, GVCN đề nghị nhà trường về việc khen thưởng hay kỷ luật HS, đề xuất nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động của lớp chủ nhiệm
+ Xin ý kiến của lãnh đạo nhà trường về biện pháp giáo dục đối với các trường hợp đặc biệt, đề nghị lãnh đạo cùng phối hợp và thống nhất tác động sư phạm đối với cả lớp và với từng HS
Trang 36e GVCN cũng nên phối hợp với các lực lượng khác của trường như: bảo vệ, y tế, thư viện, học vụ, để tìm hiểu, giao dục HS Sự quan tâm giáo dục HS trên tinh thần trách nhiệm chung vì sự nghiệp giáo dục và sự mẫu mực trong ứng xử đối với HS của các lực lượng này cũng rất quan trọng, góp phần thuận lợi cho GVCN nói riêng, nhà trường nói chung, phối hợp giáo dục HS đạt hiệu quả
Sự kết hợp của GVCN với các lực lượng trong trường để giáo dục HS còn thể hiện khi đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của lớp Khi đó, GVCN phải lấy ý kiến của GV bộ môn, giám thị phụ trách lớp và cán bộ phụ trách cơng tác Đồn của trường Vì những ý kiến này liên quan trực tiếp đến việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện thể chất, tu dưỡng đạo đức của HS
Tóm lại, GVCN phải là người tổ chức, liên kết các hoạt động giáo dục và thống nhất đánh giá HS trong tập thể sư phạm cùng phụ trách lớp
b) Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
Kết quả giáo dục HS không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, trước hết là ở gia đình
e GVCN thực hiện liên kết với gia đình:
Gia đình là môi trường giáo dục, lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến đứa trẻ (nhất là từ cha mẹ) Vì vậy, giáo dục gia đình là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ em Nhưng giáo dục gia đình vốn có những đặc trưng riêng, nên liên kết giữa nhà trường và gia đình phải đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo dục, khi đó giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng nhà trường giáo dục HS có hiệu quả Chính GVCN là người thay mặt nhà trường thực
Trang 37Trước hết, GVCN phải giúp cha mẹ HS (CMHS) hiểu rõ chủ
trương, kế hoạch giáo dục của trường và kế hoạch, mục tiêu phan đấu của lớp Từ đó GVCN mới thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội dung, biện pháp,
hình thức giáo dục GVCN cũng có thể đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần
thiết dé HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục của nhà trường + Nội dung liên kết giữa GVCN với gia đình HS:
— GVCN cần thông báo định kỳ cho gia đình biết kết quả học tập, rèn luyện của HS Ngược lại, gia đình cũng thông tin kip thoi cho GVCN bít về thái độ học tập sinh hoạt, ứng xử của HS ở gia đình và cộng đồng dân cư Điều này giúp cho GVCN và gia đình hiểu rõ các em để có biện pháp tác động phù hợp, kịp thời: động viên khuyến khích khi các em đạt kết quả tốt, có hành vi tốt và nhắc nhở, uốn nắn khi các em có những biểu hiện tiều cực
— GVCN nên tư vấn cho gia đình về kiến thức tâm lý, giáo dục đề cùng nhà trường giáo dục HS cho hiệu quả
— GVCN va CMHS còn phải thường xuyên tự điều chỉnh và hoàn thiện việc liên kết giáo dục
+ Các nội dung trên được thực hiện bằng nhiều cách như: — Hop CMHS theo định kỳ là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất, thường thực hiện vào đầu năm, cuối học ky 1 va cuối năm học Khi tham dự cuộc họp, CMHS mới dễ nắm đầy đủ chủ trương, kế hoạch của trường, của lớp, thông tin chỉ tiết về quá trình học tập, rèn luyện của HS, đồng thời trực tiếp thảo luận, góp ý để thống nhất biện pháp giáo dục nhằm đạt mục dich giao dục
Trang 38— Qua số liên lạc giữa nhà trường và gia đình (thường dùng) — Qua Ban đại diện CMHS hay cán bộ lớp (nên hạn chế)
— GVCN có thê mời CMHS đến trường đê trao đối trực tiếp
về việc giáo dục HS (nhưng không được lạm dụng cách này, chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt, khẩn cấp)
— Ngoài ra, GVCN nên đến thăm gia đình HS
e Liên kết với chính quyền địa phương các tổ chức xã hội:
Thực chất đây là sự liên kết giáo dục giữa nhà trường với xã hội Các lực lượng xã hội bao gồm: các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức năng,
Việc liên kết giáo dục cần hướng vào các nội dung sau: + Bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương quanh nhà trường + Tổ chức việc học tập, rèn luyện, vui chơi, công tác xã hội
nhằm hình thành nhân cách HS
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường cải thiện đời sống cho GV tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục HS của lớp
Trang 39giao lưu với các đơn vị kết nghĩa Đặc biệt là hưởng ứng các hoạt động giáo dục HS trong hè do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động (như các chiến dịch Hoa phượng đỏ, Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng, .)
Để liên kết giáo dục có hiệu quả, GVCN cần lựa chọn và xây
dựng một mạng lưới cộng tác viên gồm CMHS, các nhà hoạt động chính trị xã hội, các đoàn thể, các cơ quan chức năng, các tô chức kinh tế - xã hội Điều quan trọng là GVCN phải đi sâu tìm hiểu phát hiện trong đội ngũ các thành phần đó đề tìm ra những người có uy tín, có năng lực hoạt động trong các mặt giáo dục, đề nghị họ cộng tác, giúp đỡ nhà trường
Yêu cầu đối với mạng lưới cộng tác viên là:
+ Thường xuyên trao đối thông tin có liên quan với GVCN + Nhiệt tình cộng tác với GVCN tổ chức các hoạt động giáo dục HS, tích cực vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia
+ Mỗi thành viên trong các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục HS trước hết phải là tắm gương cho các em Đó là những tắm gương can cu, tận tụy trong lao động và công tác, nhân ái, vị tha và văn minh trong quan hệ ứng xử Những tắm gương sống động trong sáng, đẹp đẽ đó sẽ truyền cảm mạnh mẽ và có tác dụng tích cực trong việc hình thành nhân cach của HS
Trang 401.36 Đánh giá kết quả giáo dục HS
Đánh giá kết quả giáo dục HS là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp Bởi lẽ nó không chỉ phản ánh kết quả giáo dục HS mà còn phản ánh nội dung, phương pháp giáo dục của GVCN nói riêng, của các lực lượng giáo dục nói chung Đánh giá đúng sẽ tạo động lực cho HS không ngừng nỗ lực học tap, rèn luyện, phát huy ưu điểm, phần đấu vươn lên hoàn thiện mình Đánh giá đúng và mang tính giáo dục sẽ mang lại kết quả giáo dục Ngược lại, đánh giá sai lầm, không khách quan đối với HS, dù là do nhà trường hay cá nhân GV, do vô tình hay có ý đều sẽ phản giáo dục, có thê dẫn tới những phản ứng tiêu cực của HS và gây ra những hậu quả xấu, đôi khi rất nghiêm trọng, khó lường Vì vậy, công bằng, chính xác, khách
quan là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với GVCN khi đánh giá tập thê lớp
hay từng cá nhân HS
Để đánh giá được kết quả giáo dục HS cần căn cứ vào các qui định, hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT (hién nay la Thong tur s6 58/2011/TT- BGDPT, ngay 12/12/2011 cia BO GD&DT va Théng tu 08/TT, ngay 21/3/1988 của Bộ Giáo dục), cùng các tiêu chuẩn, nội qui của nhà trường
Tóm lại, đánh giá kết quả giáo dục HS cũng chính là giáo dục các em
Do đó, GVCN cần tô chức cho HS tự đánh giá, tham gia vào quá trình đánh
giá các bạn và cả lớp, theo các phẩm chất nói trên Tô chức cho các em tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá sẽ giúp các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình và rèn luyện cho các em năng lực tự hoàn thiện nhân cach
1.4 Các nội dung quan lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
1.41 Sự cần thiết của các giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lóp ở
trường THPT