1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An

66 3,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 532,5 KB

Nội dung

Qua nắm bắt và tìm hiểu công ty nhận thấytừ năm 2007 trở về đây các công ty xây dựng được thành lập mới rất nhiều.Điều đó chứng tỏ muốn đứng vững và không ngừng phát triển đã đến lúc côn

Trang 1

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH thương mại vận tải Phương An

- Tên tiếng anh: Phuong An trading transport limited company

- Trụ sở chính: thôn Đường Hương, xã Lập Lễ, Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

- Tel: 031.875838

- Fax: 031.875838

- Người đại diện theo pháp luật: Phan Ích Hồng

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vận tải Phương An được thànhlập ngày 18 tháng 10 năm 2007 Công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phốHải Phòng cấp giấy phép kinh doanh đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 2007theo số đăng ký: 0202005892

2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH thương mại vận tải Phương An có chức năng nhiệm vụ chínhlà:

 Bán buôn, lẻ xăng dầu và các sản phẩm liên quan

 Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Vận tải hàng hóa bằng đường biển, và viễn dương

 Bán buôn sắt thép

 Bán buôn tre nứa, gỗ cây và hỗ chế biến

 Bán buôn xi măng và vật liệu xây dựng

 Hoạt động tín dụng khác: cầm đồ

Hiện tại công ty chỉ thực hiện chức năng: Bán buôn, lẻ xăng dầu

Trang 2

II Cơ sở vật chất, kỹ thuật và tình hình lao động

1 Tình hình lao động của đơn vị

Tổng số lao động của doanh nghiệp là 16 người đã ký kết hợp đồng lao động

BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

2 Tình hình vật chất, kỹ thuật

Bảng tình trạng trang bị kỹ thuật của Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010

Khấu hao lũy kế

Giá trị còn lại

Trang 3

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh

Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty TNHH vận tải thương mại Phương An

Giám đốc: là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty, chụi

trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh, có trách nhiệm phân côngcông việc cho các bộ phận; đồng thời giám đốc là người trực tiếp phụtrách công tác Tài chính, kê toán và công tác nhân sự Giám đốc cũng làngười đại diện và chụi trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinhdoanh của công ty mình

Phòng kế toán: có trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh

của công ty, phân tích đánh giá qua việc ghi chép nhằm đưa ra các thôngtin hữu ích cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định về tài chính,kinh tế; có trách nhiệm về công tác tổ chức của đơn vị mình; xác định kếtquả kinh doanh và theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.Trên cơ sở tổng hợp các số liệu, phòng kế toán xem xét số liệu các mặthàng về số lượng và giá cả Phòng kế toán cung cấp số lượng của các loạihàng hóa để có kế hoạch đặt hàng Ngoài ra phòng kế toàn còn có tráchnhiệm kiểm tra các lượng tài chính của công ty cân đối giữa nguồn vốn vàvốn, kiểm tra việc sử dụng và bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm

GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh

Tàu 3

Trang 4

bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính củacông ty.

Phòng kinh doanh: tham mưu cho giám đốc vè chiến lược và sách lược

kinh doanh của công ty, nắm rõ về tình hình tiêu thụ và phân phối củacông ty về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; đồng thời tiến hànhnghiên cứu thị trường mới tìm ra phương hướng đầu tư các mặt hàng mới

2 Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán

a) Sơ đồ bộ máy kế toán

Phòng Kế toán tài vụ có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyếtđịnh của Ban lãnh đạo Bộ máy Kế toán được tổ chức tập trung thực hiện chứcnăng tham mưu, giúp việc Giám đốc về mặt tài chính kế toán Công ty Do công

ty có quy mô nhỏ nên khối lượng nhân viên kế toán ít, một người đồng thời phảikiêm nhiều phần hành

Kế toán trưởng

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động củaphòng cũng như các hoạt động khác của Công ty có liên quan tới tài chính vàtheo dõi các hoạt động tài chính của Công ty

Tổ chức công tác Kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ tàichính của Nhà nước

Trang 5

Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng Kế toán tổng hợp vốn kinhdoanh, các quỹ của Công ty, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụđối với các cán bộ thống kê Kế toán các đơn vị trong Công ty.

Chịu trách nhiệm trong công tác thu tiền mặt và tồn quỹ của Công ty, thựchiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định

Kế toán tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, công nợ

Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập Phiếu thu, Phiếu chi.Cùng Thủ quỹ kiểm tra đối chiểu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chitiết các khoản ký quỹ

Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả Có trách nhiệm đôn đốc khách hàng

để thu nợ

Kế toán tiền lương, TSCĐ, bán hàng

Thanh toán lương thưởng, phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Giám đốc;thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định; theo dõi việc tríchlập và sử dụng quỹ lương của Công ty; thanh toán các khoản thu, chi của Côngđoàn

Theo dõi các TSCĐ và tình hình biến động của TSCĐ trong năm Tínhkhấu hao hàng tháng

Ngoài ra kế toán TSCĐ còn kiêm luôn công tác hành chính tại Công ty:Phụ trách về công tác văn thư, mua sắm văn phòng phẩm, thiết bị hành chính,tiếp khách, theo dõi công tác thi đua khen thưởng, công tác đối ngoại, …

Kế toán bán hàng viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, cập nhật số lượnghàng hoá nhập - xuất - tồn về mặt số lượng và giá trị, tính giá vốn hàng hoá, lưutrữ tài liệu, số liệu kế toán trên máy, quản lý, theo dõi tiến độ thực hiện các hợpđồng mua bán Thực hiện kiểm kê hàng hoá và lập biên bản kiểm kê hàng hoátrong kho với thủ kho Kế toán công nợ có trách nhiệm theo dõi các khoản công

nợ phải thu của khách hàng và nhân viên bán hàng

3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Trang 6

* Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:

- Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và các chuẩnmực kế toán, kiểm toán hiện hành năm 2006 do Bộ tài chính ban hành…

* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc 31/12 hàng năm.

* Đơn vị tiền tệ ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam

* Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Thu, chi ngoại tệ hạch toán theo tỷ

giá thực tế của ngân hàng Công thương chi nhánh Hải Phòng

* Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ kế toán, chuẩn

mực kế toán và các quy định hiện hành… Do đặc điểm sản xuất kinhdoanh và yêu cầu quản lý,

* Hạch toán hàng tồn kho: Theo phơng pháp kê khai thường xuyên.

* Nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

* Hình thức kế toán: Công ty áp dụng kế toán máy với hình thức kế

toán “Nhật ký chung” với phần mềm Fast of accouting để ghi sổ kếtoán Việc áp dụng hình thức này đã mang lại cho công ty những thuậnlợi trong công tác kế toán

* Hệ thống báo cáo kế toán sử dụng:

- Báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo chi tiết: báo cáo công nợ; báo cáo thu chi ngoại tệ; báocáo tập hợp chi phí sản xuất và báo cáo giá thành

- Báo cáo thuế

Hình thức kế toán công ty áp dụng được thể hiện qua sơ đồ sau

Trang 7

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kếtoán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kýChứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán saukhi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chitiết có liên quan.

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng

số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáotài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằngnhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số

dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phảibằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phảibằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Trang 8

Đối chiếu, kiểm tra

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp

để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợpbao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặcBảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đínhkèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sæ, thÎ

kÕ to¸n chi tiÕt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ Cái

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 9

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

IV Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai của Công ty

1 Những thuận lợi

- Với xu thế phát triển của nền kinh tế và những khó khăn đang đặt ra, cán

bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm một lòng hoàn thành tốt mụctiêu đã đề ra

- Công ty có được sự uy tín của các ngân hàng về việc thanh toán cáckhoản nợ đúng hạn nên Công ty có thể dễ dàng vay vốn ngắn hạn của cácngân hàng một cách dễ dàng nhằm kịp thời đáp ứng được nguồn tài chínhkhi cần Đồng thời, Công ty có thể huy động nguồn tài chính dài hạn để

mở rộng sản xuất

- Trụ sở chính của công ty nằm tại nơi khá thuận lợi trong việc giao dịchkinh doanh, trao đổi về thông tin kinh tế thị trường điều đó giúp công tychủ động trong việc lựa chọn các hình thức kinh doanh của công ty đápứng kịp thời nhu cầu của thị trường

- Chủ trương của nhà nước mở rộng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá nền kinh tế đất nước trong thời kỳ 2000- 2020 sẽ tạo cho công ty cónhiều cơ hội mở rộng làm ăn và hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là thịtrường đầy tiềm năng để công ty mở rộng đầu tư phát triển cả về quy mô

và trình độ trong tương lai

- Lợi thế so sánh với các công ty khác trên địa bàn hoạt động là trình độchuyên môn, công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, giúp chocông ty luôn chủ động phát huy nội lực tăng cường sức cạnh tranh trên địabàn hoạt động, làm ăn có hiệu quả đúng pháp luật góp phần xứng đángvào công cuộc CNH- HĐH đất nước

- Đội ngũ nhân viên trẻ, có kinh nghiệm, kiến thức

Trang 10

- Xăng dầu là những mặt hàng thiết yếu nên có tiềm năng lớn

- Công ty có những khách hàng lớn, ký hợp đồng dài hạn

- Lĩnh vực mà Công ty hoạt động có tiềm năng phát triển trong tương lai

- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu xăng, dầu ngày càng gia tăng

- Công ty đã ký kết hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp với giá cả ưu đãi

2 Những khó khăn

- Công ty mới đi vào thành lập hoạt động sản xuất kinh doanh đúng vàothời điểm Đảng và Nhà Nước ta chủ trương đẩy mạnh sức cạnh tranh củanền kinh tế nên công ty phải đương đầu với những rủi ro trong kinhdoanh

- Uy tín của công ty trong kinh doanh so với nhiều công ty khác là chưa cao

vì thế công ty gặp phải một số khó khăn hơn nhiều trong việc tạo lập uytín cạnh tranh với các công ty khác

- Quan hệ đối nội đối ngoại của Ban Giám Đốc chưa phát huy sức mạnhcủa tập thể để có những bước đột phá về mối quan hệ trong lĩnh vực tàichính kinh tế với các đối tác mà đây lại là đòn bẩy cho các hoạt động kinhdoanh của công ty được thuận lợi

- Hơn nữa trong những năm qua do chính sách của nhà nước và thị trườngtrong nước và thế giới biến động mạnh nên gây khó khăn cho doanhnghiệp trong kinh doanh

- Công ty buôn bán xăng dầu là chủ yếu mà hiện nay mặt hàng này giá cảthường xuyên lên xuống theo giá quốc tế, nên công ty không chủ độngđược giá cả

- Phạm vi hoạt động của công ty chưa được mở rộng, chưa tìm được những khách hàng lớn

- Đặc biệt do công ty mới thành lập còn non trẻ, thuộc loại công ty vừa và nhở nên thiếu vốn để đầu tư sản xuất

- Xăng dầu là những mặt hàng dễ cháy nổ nên doanh nghiệp phải bỏ ra khoản tiền tương đối lớn để có những biện pháp đảm bảo an toàn

Trang 11

Trải qua 4 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH thương mại vậntải Phương An đã có những bước phát triển vượt bậc so với những ngày đầuthành lập Nước ta đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối hộinhập công nghiệp hoá hiện đại hoá Qua nắm bắt và tìm hiểu công ty nhận thấy

từ năm 2007 trở về đây các công ty xây dựng được thành lập mới rất nhiều.Điều đó chứng tỏ muốn đứng vững và không ngừng phát triển đã đến lúc công

ty phải mở rộng thị trường cũng như tạo được uy tín trong lòng khách hàng cónhư vậy thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trưởng

Trong những năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ cố gắng mở rộng thị trườngcũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng ngày càngnhiều hơn nữa nhu cầu của thị truồng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động

- Doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sang các tỉnh lân cận cũng như trong Hải Phòng, mở thêm các văn phòng đại diện

- Doanh nghiệp sẽ hoạt động các lĩnh vực mới như buôn bán vật liệu xâydựng, chở hàng bằng đường biển kết hợp với những tàu chở khách dulịch

Trang 12

I Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH

thương mại vận tải Phương An trong năm qua.

Trang 13

Bảng 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2009 VÀ NĂM 2010.

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

(%)

Trang 14

Nhìn vào bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủyếu của công ty TNHH thương mại vận tải Phương An, ta thấy tất cả các chỉ tiêutrong bảng đều tăng cao Trong đó, chỉ tiêu nộp BHXH tăng nhanh nhất, và chỉtiêu tăng không có dấu hiệu tăng trong năm là nộp khác.

1 Doanh thu

Trong năm 2009 tổng doanh thu của doanh nghiệp là 26.084.834.071đồng, năm 2010 tăng lên đạt 35.202.502.945 đồng Như vậy trong năm 2010 chỉtiêu này tăng lên 9.117.668.874 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 34,95% về

số tương đối

Do lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thương mại nêndoanh thu chỉ bao gồm doanh thu của hoạt động buôn bán xăng dầu, và cókhoản nhỏ doanh thu hoạt động tài chính do lãi của khoản tiền gửi thannh toántrong ngân hàng

Nguyên nhân của sự tăng lên của doanh thu là do trong năm doanh nghiệp

đã ký hợp đồng được với những tàu lớn, họ mua nhiều xăng dầu hơn, bên cạnh

đó doanh nghiệp đã chủ động được nguồn cung không để xảy ra hiện tượngthiếu hàng như những năm trước Một nguyên nhân không nhỏ khiến cho doanhthu của doanh nghiệp tăng nhanh là đã tuyển thêm nhân viên bán hàng, cónhững chính sách bán hàng trả sau cho khách hàng, cho mua chụi Trong nămtới 2011 tình hình thế giới biến động khôn lường nên doanh nghiệp nên có nhiềuphương pháp thích hợp

2 Tổng chi phí

Tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2009 là: 25.754.578.855 đồng,năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên tới: 34.798.425.244 đồng, như vậy trong nămqua tổng chi phí của doanh nghiệp đã tăng tới 9.043.846.389 đồng về số tuyệtđối, tương ứng tăng 34,98% về số tương đối

Tổng chi phí của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tàichính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Trong đó giá vốn hàngbán tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, tiếp theo là chi phí bán hàng

Trang 15

Nguyên nhân của sự tăng lên chi phí là trong năm do biến động của thếgiới có nhiều bất ổn, những nước cung cấp dầu lớn trên thế giới có những biếnđộng chính trị chính vì vậy mà nguồn cung cấp dầu trở nên khan hiếm trong khi

đó lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên, khiến cho giá xăng dầu tăng lên Hơnnữa, giá ngoại tệ trong nước liên tục tăng cũng làm cho giá tăng cao Bên cạnh

đó, doanh nghiệp còn tuyển thêm nhân viên bán hàng làm chi phí bán hàng cũngtăng theo Chi phí tài chính trong năm cũng tăng tương đối cũng là nguyên nhânlàm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên

3 Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2009 là: 330.255.216đồng, lợi nhuận năm 2010 là: 404.077.701 đồng, như vậy trong năm qua lợinhuận của doanh nghiệp tăng 73.822.485đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng22,35% về số tương đối

Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong năm doanh nghiệp mở rộngkinh doanh, có những ưu đãi với những khách hàng quen biết như cho muahàng trả sau nên lượng tiêu thụ trong năm tăng lên tương đối kéo theo lợi nhuậntrước thuế cùa doanh nghiệp cũng tăng lên

4 Lao động và tiền lương.

a) Tổng quỹ lương

Tổng quỹ lương trong năm 2009 của doanh nghiệp là 207.382.080đồng, chỉ tiêu này đên năm 2010 tăng lên 302.815.600 đồng, như vậy chỉ tiêunày trong năm tăng 95.433.520 đồng tương ứng tăng 46,02% về số tương đối.Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong năm tăng tương đối cao

Có sự tăng lên của tổng quỹ lương là do: Số lao động trong kỳ tănglên từ 13 người trong năm 2009 lên tới 16 lao động trong năm 2010 vTrongnăm Nhà nước tăng lương cơ bản cho người lao động nên trong doanh nghiệpcũng tăng lương

Trang 16

b) Số lao động bình quân

Số lao động trong năm 2009 là 13 người, đên năm 2010 doanhnghiệp đã tuyển thêm nhân viên tăng lượng nhân viên trong năm là 16 người.như vậy tăng 23,08% so với năm 2009

Nguyên nhân của sự tăng lên này là do: Trong năm qua, do doanhnghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như ký kết được nhiều hợp đồng nêndoanh nghiệp đã chủ động tuyển thêm nhân viên để phục vụ được tốt hơn Bộphận bán hàng và kế toán của doanh nghiệp trong năm trước hoạt động chưađược hiệu quả, chính vì vậy trong năm nay doanh nghiệp đã tuyển thêm nhânviên kế toán cũng như là nhân viên bán hàng để việc kinh doanh được hiệu quảhơn

c) Lương bình quân

Lương bình quân trong năm 2009 là 1.329.37 đồng/ người/ tháng,đến năm 2010 là 1.577.165 đồng, như vậy trong năm 2010 lương bình quân củanhân viên đã tăng lên 247.792 đồng/người/năm, tương ứng tăng 18,64% về sốtương đối

Nguyên nhân của sự tăng lên này là do Trong năm qua do chínhsách của Nhà nước đã tăng lương cơ bản cho người lao động từ 650.000 đồnglên 730.000 đồng, theo quy định của Nhà nước doanh nghiệp cũng tăng lươngcho nhân viên theo cấp bậc của từng người Hơn nữa, trong năm doanh nghiệpcũng tiến hành tuyển thêm nhân viên và đa số nhân viên tuyển thêm đều làngười có tay nghề cũng như trình độ cao chính vì vậy mà doanh nghiệp phải trảlương cao hơn

5 Quan hệ ngân sách

a) Thuế VAT

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản gia tăng thêm của hàng hoá dịch

vụ kinh doanh phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng Đốitượng chịu VAT là hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD, đối tượng nộp VAT làcác tổ chức, các nhân SXKD hàng hoá dịch vụ

Trang 17

Trong năm 2009 thuế VAT phải nộp của Nhà nước là 268.755.695đồng, năm 2010 thuế VAT phải nộp là 357.145.632 đồng, như vậy thuế VATtrong năm phải nộp của doanh nghiệp tăng lên 88.389.937đồng về số tuyệt đối,tương ứng tăng 32,89% về số tương đối.

Sở dĩ có sự tăng lên này là do: Do trong năm qua lượng hàng hóabán ra và mua vào của doanh nghiệp tương đối lớn, thể hiện khoản doanh thubán hàng của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng cao so với năm 2009

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2009 là 82.563.804 đồng,năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên đạt 101.01.425 đồng Như vậy, trong năm quathuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên 18.455.621 đồng, tương ứng tăng22,35% về số tương đối

Nguyên nhân của sự tăng lên này là do: Trong năm thuế thu nhậpcủa doanh nghiệp tăng lên là do lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao hơn so vớinăm trước Tuy nhiên, lượng tăng lên cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp đạtđược tương đối thấp so với tiềm lực của mình

c) Nộp BHXH

Năm 2009 doanh nghiệp phải nộp BHXH cho công nhân viên là :59.103.893 đồng, năm 2010 là 104.558.758 đồng, như vậy nộp BHXH củadoanh nghiệp tăng 45.454.865 đồng, tương ứng tăng 76,91%

Nguyên nhân của sự tăng này là: Sự tăng lên về số tiền nộp BHXH

là do số lao động năm 2010 tăng so với năm 2009 là 7 người và tổng quỹ lươngcủa công ty tăng lên Mặt khác, đã có quyết định của nhà nước về việc nâng caomức lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên, trong năm công ty tăng các khoảnphụ cấp, tiền tăng ca Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN cũngtăng tù 28,5% lên 30,5% nên nộp BHXH cũng tăng lên tương đối

d) Nộp khác

Các khoản nộp khác của doanh nghiệp trong 2009 và 2010 chỉ có khoản là thuếmôn bài, trong 2 năm khoản thuế này không thay đổi vẫn giữ nguyên là3.000.000 đồng

Trang 18

Kết luận :

Tất cả các chỉ tiêu trong bảng phân tích của doanh nghiệp đều tăng vàtăng với tốc độ nhanh Tuy nhiên tốc độ tăng của tổng chi phí lại cao hơn tốc độtăng của tổng doanh thu điều này không có lợi cho doanh nghiệp Hơn nữa, lợinhuận của doanh nghiệp trong tuy 2010 có tăng so với 2009 tuy nhiên lợi nhuậntrước thuế của doanh nghiệp đạt được tương đối thấp, nó chưa tương xứng vớitiềm năng và số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra Chính vì vậy mà trong năm tiếptheo 2011 doanh nghiệp nên có những biện pháp giảm chi phí hoạt động kinhdoanh cũng như tìm thị trường tiêu thụ và thị trường cung cấp khác để có thể đạtlợi nhuận cao hơn nữa, tiến hàng tìm kiếm thị trường tiềm năng để mở rộng lĩnhvực kinh doanh

II Phân tích tình hình tài sản của công ty năm 2009 và 2010

Trang 19

BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI

PHƯƠNG AN NĂM 2010

Giá trị (Đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (Đồng)

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối (Đồng)

Tương đối (%)

A Tài sản ngắn hạn 4.444.129.297 72,17 5.400.766.405 78,59 956.637.108 21,53

2 Các khoản phải thu khách hàng 1.407.939.715 31,68 1.969.734.154 36,47 561.794.439 39,90

Trang 20

Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản của công ty ta thấy hầu hết cácchỉ tiêu trong bảng đều tăng lên tương đối Trong đó, chỉ tiêu tăng nhanh nhât làcác khoản phải thu của khách hàng tăng tới 45,75% so với đầu năm, chỉ tiêugiảm nhiều nhất là các tài sản cố định giảm đi 18,2% so với đầu năm và tiền củadoanh nghiệp cũng giảm đi 14,63%.

A Tài sản ngắn hạn

1 Tiền

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tiền mặt và tiền gửi ngân hàng củadoanh nghiệp đầu năm là 1.637.194.376 đồng chiếm 36,84 % tổng tài sản ngắnhạn, đến cuối năm tăng lên 1.397.632.179 đồng chiếm 25,88% Tiền mặt vàtiền gửi ngân hàng của doanh nghiệpgiảm 239.562.197đồng tương ứng tăng14,63% so với đầu kỳ

Nguyên nhân của sự giảm là trong năm doanh nghiệp mua nhiều hànghóa, lượng tiền mặt tại quỹ giảm đi tương đối, hơn nữa trong năm doanh nghiệpcho khách hàng mua trả sau tương đối nhiều

2 Các khoản phải thu của khách hàng

Các khoản phải thu của khách hàng năm 2009 là 1.407.939.715 chiếm

31,68% trong tài sản ngắn hạn, đến năm 2010 là 1.969.734.154 chiếm 36,47%tài sản ngắn hạn Như vậy, các khoản phải thu của khách hàng tăng 561.794.439đồng, tương ứng tăng 33,90%, các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷtrọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn điều này gây bất lợi cho doanhnghiệp, bị khách hàng chiếm dụng vốn khiến cho khả năng luân chuyển vốngiảm

Nguyên nhân là do: Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanhnghiệp đã bán hàng chụi và bán hàng thu tiền sau cho khách hàng, hơn nữakhách hàng mà doanh nghiệp hợp tác chủ yếu là những khách hàng có quan hệlâu nên doanh nghiệp đã bán chụi cho họ và sẽ thu tiền về khi cung cấp đợt hàngtiếp theo cho khách hàng, chính vì vậy mà các khoản phải thu của khách hàngtăng cao

Trang 21

Mặc dù các khoản phải thu của khách hàng tăng cao chứng tỏ doanhnghiệp bán được nhiều hàng hóa, tuy nhiên nó làm cho khoản vốn bị chiếmdụng tăng lên điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc luânchuyển vốn để có thể mua được nhiều hàng hóa đê kinh doanh Do đó, doanhnghiệp nên có những biện pháp để có thể vừa bán được nhiều hàng vùa có thểthu được tiền ngay để tiến hành mua hàng hóa để kinh doanh tiếp mang lạinhiều lợi nhuận.

3 Trả trước cho người bán

Do trong kì công ty đã mở rộng thị trường buôn bán với nhiềubạn hàng mới nên chưa thiết lập được mối quan hệ tốt, chưa tạo được uytín với bạn hàng điều đó gây bất lợi cho công ty trong phương thức thanhtoán, tuy nhiên việc ứng trước tiền cho người bán cũng giúp công ty đượchưởng những ưu đãi hơn của người cung cấp

4 Các khoản phải thu khác

Các khoản phải thu khác của doanh nghiệp năm 2009 là 10.285.137đồng chiếm 0,23%, năm 2010 là 14.991.075 đồng chiếm 0,27%, như vậy trongnăm chỉ tiêu này tăng 4.705.938 đồng, tương ứng tăng 45,75% Các khoản thukhác của doanh nghiệp chủ yếu là do hàng hóa kiểm kê bị thiếu, cũng như trongnăm một số nhân viên trong bộ phận bán hàng làm hỏng công cụ dụng cụnhưng chưa thu được bồi thường

5 Hàng tồn kho

Năm 2009 hàng tồn kho của doanh nghiệp là 1.380.030.937 đồngchiếm 31,05%, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên 1.770.823.852 đồng chiếm32,76% trong tổng số tài sản ngắn hạn Như vậy, trong năm chỉ tiêu này tăngtương đối lớn, tăng 390.792.915 đồng, tương ứng tăng 28,32 %

Nguyên nhân của sự tăng hàng tồn kho Hàng tồn kho trong năm chothấy lượng hàng hóa cúa doanh nghiệp lưu thông chưa được tốt, làm ứ đọng vốngây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Vì vậy, trong năm tới doanh nghiệp cần đẩymạnh công tác tiêu thụ hàng hóa cũng như có kế hoạch mua hàng hóa một cáchhợp lý tránh tình trạng hàng để trong kho quá nhiều như thế này

Trang 22

6 Thuế GTGT được khấu trừ

Thuế GTGT được khấu trừ trong năm 2009 còn lại là 8.679.132đồng chiếm 0,20%, năm 2010 là 10.794.367 đồng cũng chiếm 0,20%,như vậytrong năm qua thuế GTGT được khấu trừ của doanh nghiệp tại thời điểm cuốinăm tăng 2.115.235 đồng, tương ứng tăng 24,37%

Nguyên nhân của sự xuất hiện chỉ tiêu náy là do trong thâng 12năm 2010 doanh nghiệp nhập thêm một lượng hàng hóa lớn , lượng hàng bán ra

ít nên vẫn còn dư lại thuế GTGT đầu vào

B Tài sản dài hạn

1 Tài sản cố định

Trong năm giá trị còn lại của TSCĐ là 1.471.357.980 đồng, giảm đi

242.499.482 đồng, tương ứng giảm 14,15% Nguyên nhân là trong năm doanhnghiệp không đầu tư thêm bất kỳ tài sản cố định nào mà khấu hao tăng lên nêngiá trị còn lại của tài sản cố định cũng giảm đi Điều này cho thấy doanh nghiệpchưa chú ý đến việc trang bị kỹ thuật, mở rộng kinh doanh

Kết luận:

Qua bảng và nội dung phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản tăng lên

về số tuyệt đối và số tương đối Do công ty mang tính chất đặc trưng của công tythương mại nên có đặc điểm tiêu biểu là tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhấtđặc biệt là hàng tồn kho và tiền trong quỹ Lượng hàng tồn kho cuối năm cótăng hơn so với đầu năm nó vẫn chiếm tỷ trong lớn Điều này cũng khiến chocông ty gặp nhiều phiền phức đó là làm cho vốn ứ đọng trong kho không vậnđộng nên hiệu quả sinh lời không cao, mà cũng có thể hàng tồn kho bị giảm giá

vì nhu cầu thị trường là luôn luôn biến động Do đó, công ty cần có biện phápgiảm tối đa lượng hàng tồn kho bằng cách tăng cường công tác tiếp thị mở rộngthị trường và đôn đốc khách hàng trả nợ để tránh gặp nhiều rủi ro trong kinhdoanh

III Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2010

Trang 23

Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010

Giá trị (Đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (Đồng)

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối (Đồng)

Tương đối (%)

A Nợ phải trả 3.080.060.836 50,02 3.751.844.682 54,60 671.783.846 21,81

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 69.731.567 2,26 54.139.795 1,44 -15.591.772 -22,36

B Vốn chủ sở hữu 3.077.925.823 49,98 3.120.279.703 45,40 42.353.880 1,38

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 77.925.823 2,53 120.279.703 3,85 42.353.880 54,35

Cộng 6.157.986.659 100,00 6.872.124.385 100,00 714.137.726 11,597

Trang 24

Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy tất cả các chỉ tiêu về nguồn vốn củadoanh nghiệp đều có xu hướng tăng Trong đó, tăng nhiều nhất là lợi nhuậnchưa phân phối tăng tới 54,35%, chỉ tiêu duy nhất có xu hướng giảm đi là thuế

và các khoản phải nộp Nhà nước giảm đi 22,36%

A Nợ phải trả

1 Vay ngắn hạn

Vay ngắn hạn của doanh nghiệp đầu năm 2010 là 1.100.000.000 đồngchiếm 35,71% trong tổng nợ phải trả, đến cuối năm chỉ tiêu này tăng lên1.500.000.000 đồng chiếm 39,98% Như vậy,trong năm qua vay ngắn hạn củadoanh nghiệp tăng lên 400.000.000 đồng tương ứng tăng 36,36%

Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm qua doanh nghiệp mởrộng hoạt động kinh doanh, mua thêm nhiều hàng hóa cũng như thay đổiphương thức thanh toán, công ty cho khách hàng mua trả sau nhiều hơn Chính

vì vậy, để có đủ tiền mua hàng hóa doanh nghiệp đã phải vay nợ ngân hàng,hơn nữa doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng cũng như luôn thanhtoán nợ đúng hạn nên được ngân hàng sẵn sàng cho vay

Tuy nhiên trong năm qua, tỷ lệ lãi suất cho vay của ngân hàng tăngnhanh làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp tương đối lớn làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp Trong năm tới doanh nghiệp nên có biện pháp hạn chếcác khoản phải thu của khách hàng để có thể luân chuyển vốn được tốt tránhviệc vay của ngân hàng

2 Phải trả người bán

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy đầu năm khoản phải trả cho ngườibán là 1.910.329.269 đồng chiếm 62,02% trong tổng số nợ ngắn hạn, đến cuốinăm chỉ tiêu này tăng lên tới 2.073.389.085 đồng chiêm 55,26% trong nợ ngắnhạn Như vậy, trong năm qua phải trả người bán tăng lên theo số tuyệt đối là163.059.816 đồng, tương ứng tăng 8,54% theo số tương đối

Nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể ngày là do doanh nghiệp mởrộng hoạt động sản xuất nên mua nhiều hàng hơn, và do doanh nghiệp không có

Trang 25

có quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như uy tín trong thanh toán nợ nên đượcnhà cung cấp tin tưởng là cho mua chụi với số lượng lớn.

3 Người mua trả tiền trước

Cuối năm 2010 chỉ tiêu người mua trả tiền trước là 124.315.802 đồngchiếm 3,31% trong tổng nợ phải trả Nguyên nhân cuối năm lượng hàng khanhiếm nên khách hàng muốn mua được hàng đã phải ứng trước cho doanhnghiệp, hơn nữa đây là khách hàng chưa quen biết

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Tại thời điểm đầu kỳ thuế và các khoản phải nộp của Nhà nước chỉ có69.731.567 đồng chiếm 2,26% tổng nợ phải trả Cuối năm chỉ tiêu này tăng lênđạt 54.139.795 đồng chiếm 1,44% tổng nợ phải trả Như vậy,trong năm qua thuế

và các khoản phải nộp của Nhà nước giảm 15.591.772 đồng tương ứng giảm22,36%

Nguyên nhân của các khoản phải nộp Nhà nước là tại thời điểm cuốinăm phát sinh một số nghiệp vụ bán hàng cũng như phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp nên công ty chưa kịp thanh toán cho cơ quan thuế

B Nguồn vốn chủ sở hữu

Tại đầu năm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 3.077.925.823 đồngchiếm 49,98% trong tổng nguồn vốn, đến cuối năm thì chỉ tiêu này tăng lên là3.120.279.703 đồng chiếm 45,40% trong tổng nguồn vốn Mặc dù vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp trong năm có sự tăng lên, cụ thể tăng lên theo số tuyệt đối

là 42.353.880 đồng tương ứng tăng theo số tương đối là 1,38% nhưng tỷ trọngcuối năm lại thấp hơn tỷ trọng của chỉ tiêu này vào thời điểm đầu năm Điều nàycho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp về tài chính chưa được cao mà chủyếu vẫn dựa vào nguồn vốn đi vay

1 Vốn chủ sở hữu

Trong cả năm 2010 thì vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thayđổi vẫn là 3.000.000.000 đồng và chiếm 97,47% vào đầu năm và chiếm 96,14%vào thời điểm cuối năm Trong năm tới doanh nghiệp nên có biện pháp để tăngvốn đầu tư của chủ sở hữu để có thể dễ dàng mở rộng được hoạt động

Trang 26

2 Lợi nhuận chưa phân phối

Ở đầu năm lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp là77.925.823 đồng chiếm 2,53% tổng vốn chủ sở hữu, đến cuối năm lợi nhuậnchưa phân phối của doanh nghiêp tăng lên đạt 120.279.703 đồng và chiếm3,85% tổng vốn chủ sở hữu Như vậy trong năm qua lợi nhuận chưa phân phốicủa doanh nghiệp tăng 42.353.880 đồng, tương ứng tăng lên 54,35% Tuy tốc độtăng của lợi nhuận chưa phân phối cao nhưng lại có tỷ trọng tương đối thấptrong tổng Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tỷ trọng của chỉ tiêu này hoàntoàn chưa tương xứng với doanh nghiệp Vì vậy trong năm tới doanh nghiệp nên

có biện pháp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

VI Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 27

BẢNG 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010

Số kỳ trước (Đồng)

Số kỳ này (Đồng)

So sánh

Tuyệt đối (Đồng)

Tương đối (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.082.762.457 35.198.340.809 9.115.578.352 134,95

- Các khoản giảm trừ

2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.082.762.457 35.198.340.809 9.115.578.352 134,95

4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.126.449.801 1.361.230.985 234.781.184 120,84

- Trong đó: Chi phí lãi vay 202.887.947 250.922.778 48.034.831 123,68

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 230.345.216 304.077.701 73.732.485 132,01

10 Thu nhâp khác

11 Chi phí khác

12 Lợi nhuận khác

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 230.345.216 304.077.701 73.732.485 132,01

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 57.586.304 76.019.425 18.433.121 132,01

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 172.758.912 228.058.276 55.299.364 132,01

Trang 28

Qua bảng phân tích Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tathấy tất cả các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đều tăng với tốc độ cao.Trong đó, tăng cao nhất là doanh thu hoạt động tài chính tăng lên tới 92,55% sovơi năm trước tiếp theo là giá vốn tăng 35,59% Tuy nhiên lợi nhuận của doanhnghiệp lại là chỉ tiêu có tốc độ tăng gần như thấp nhất Điều này chứng tổ doanhnghiệp hoạt động kinh doanh chưa được hiệu quả.

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nhìn vào bảng phân tích trong năm 2009 doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ là 26.082.762.457 đồng nhưng đến năm 2010 thì chỉ tiêu này đãtăng lên 35.198.340.809 đồng, tăng về số tuyệt đối là 9.115.578.352 đồng,tương ứng tăng về số tương đối là 34,95%

Nguyên nhân của sự tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

là do trong năm 2009 do doanh nghiệp mới được thành lập nên chưa có nhiềumối quan hệ hợp tác với khách hàng Trong năm nay,doanh nghiệp đã tạo đượcquan hệ thân thiết với một số đối tác, doanh nghiệp cũng cho khách hàng muachụi và trả chậm nên lượng hàng bán ra ngày một nhiều lên

2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Do các khoản giảm trừ của doanh nghiệp không có nên doanh thuthuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng với doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ

3 Giá vốn hàng bán

Cũng giống như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàngbán năm 2009 chỉ là 24.956.312.656 đồng đến năm 2010 đã tăng lên tới33.837.109.824 đồng như vậy giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng về sốtuyệt đối là 8.880.797.168 đồng, tương ứng tăng số tương đối là 35,59%

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm doanh nghiệp mởrộng hoạt động kinh doanh chính vi vậy đã nhập thêm nhiều hàng hóa Hơnnữa, do thị trường thế giới trong nước biến động làm cho giá dầu liên tục tăng

do đó doanh nghiệp phải mua hàng với giá cao hơn giá của năm trước

Trang 29

Điều đáng nói ở đây là, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại cao hơntốc độ tăng của doanh thu, nó ánh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Chính

vì vậy, trong những năm tới doanh nghiệp nên đề ra nhiều biện pháp cũng như

có những phương án thích hợp để tính giá thành cho hợp lý mang lại hiệu quảcao cho doah nghiệp

4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá

vốn hàng bán

Nhìn vào bảng phân tích năm 2009 lợi nhuận gộp về bán hàng vàcung cấp dịch vụ là 1.126.359.801 đồng, năm 2010 chỉ tiêu này là 1.361.230.985đồng, như vậy trong năm qua lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng234.781.184 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 20,84%

Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ là do trong năm qua doanh nghiệp đã ký kết được nhiều hợp đồng kinhdoanh, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn Tuy nhiên lợi nhuận gộp màdoanh nghiệp thu về chưa phù hợp với tiềm lực doanh nghiệp bỏ ra

5 Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp năm 2009 là2.161.614 đồng, năm 2010 là 4.12.136 đồng, tương ứng tăng 2.000.522 đồng

về số tuyệt đối và tăng 92,55% về số tương đối

Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm qua doanh nghiệp đãgửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để thanh toán cho khách hàng cũng như chủyếu nhận thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng, chính vì vậy màdoanh nghiệp được hưởng lãi suất

6 Chi phí tài chính

Chi phí tài chính của doanh nghiệp năm 2009 là 202.887.947 đồng,đến năm 2010 là 250.922.778 đồng, như vậy trong năm qua chi phí tài chínhcủa doanh nghiệp tăng tương đối cao đã tăng lên 48.034.831đồng, tương ứngtăng 23,67% so với năm 2009

Trang 30

Trong khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp là khoản chi trả lãivay ngắn hạn tại ngân hàng Do trong năm doanh nghiệp mở rộng hoạt độngkinh doanh cần nhiều vốn trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp có hạn vàđang bị khách hàng chiếm dụng nên doanh nghiệp đã vay vốn của ngân hàng.Hơn nữa trong năm qua do tình trạng lạm phát tăng cao ngân hàng thườngxuyên tăng lãi suất cho vay, vì vậy nên chi phí lãi vay trong năm của doanhnghiệp cũng tăng theo.

Chi phí tài chính tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Vì vây, trong những năm tiếp theo doanh nghiệp nên cónhiều biện pháp tích cực tăng lượng vốn trong doanh nghiệp để hạn chế khoảnvay của ngân hàng

7 Chi phi bán hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra liên quanđến hoạt động bán hàng Trong năm 2009 chi phí bán hàng của doanh nghiệpchỉ là 487.228.162 đồng nhưng đến năm 2010 chi phí này đã tăng lên562.847.990 đồng, như vậy trong năm khoản chi phí này đã tăng lên theo sốtuyệt đối là 75.619.828 đồng, tương ứng tăng 15,52% về số tương đối

Nguyên nhân của sự tăng chi phí bán hàng này là do doanh nghiệp đã

mở rộng hoạt động kinh doanh, trong năm lượng hàng hóa bán cao hơn so vớinăm trước nhiều Doanh nghiệp tuyển thêm nhân viên bán hàng mà trang bịnhiều công cụ cho hoạt động bán hàng nên chi phí bán hàng tăng lên

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2009 là 208.150.090 đồng,năm 2010 đã tăng lên tới 247.544.652 đồng, như vậy trong năm qua chi phíquản lý của doanh nghiệp đã tăng lên theo số tuyệt đối là 39.394.562 đồng, theo

số tương đối là 18,93%

Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí quản lý trong năm là do doanhnghiệp đã tuyển thêm nhân viên, mua sắm trang thiết bị văn phòng hiện đạiphục vụ cho hoạt động kinh doanh

Trang 31

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần = doanh thu thuần + doanh thu tài chính – chi phí tài chính – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong năm 2009 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp là 230.255.216 đồng, năm 2010 là 304.077.701 đồng, như vậy trongnăm qua lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng lên 73.732.485 đồng,tương ứng tăng 32,01%

Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ là do doanh nghiệp đã mở rộng kinh doanh, lượng hàng bán

ra nhiều hơn trước rất nhiều, doanh nghiệp đã có uy tín trong kinh doanh nên kýkết được nhiều hợp đồng với khách hàng

10 Chi phí thuế thu nhaaph doanh nghiệp

Thuế TNDN phải nộp = lợi nhuận trước thuế * thuế suất thuế

11 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN phải nộp

Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2009 là 172.758.912 đồng, năm 2010 là228.058.276 đồng, như vậy trong năm qua lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp tăng lên theo số tuyệt đối một lượng là 55.299.364 đồng, tương ứngtăng 32,01% về số tương đối

Trang 32

Kết luận

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm có tăng lên nhưng mứctăng không đáng kể và có tốc độ tăng chưa cao so với các chỉ tiêu trong bảng.Điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh chưa có hiệu quả cao, mặc dù mứctăng của doanh thu trong năm qua đạt con số cao nhưng khoản chi phí màdoanh nghiệp bỏ ra cũng không phải là nhỏ, mà dường như tốc độ tăng của chiphí lại cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, chi phí bản hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp trong năm cũng tăng cao Đặc biệt chi phí tài chính của doanhnghiệp cũng tăng cao, nó cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Chính vì vậy, trong những năm sắp tới doanh nghiệp nên có biện pháp hạchi phí để thu được lợi nhuận sao sao cho tương xứng với tiềm lực mà doanhnghiệp đã bỏ ra

IV Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí của công ty năm 2010

Trang 33

Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN

Stt Chỉ tiêu

sánh (%)

Bội chi, tiết kiệm Mđ

ảh đến

∑C(%)

Giá trị ( Đ)

TT (%)

Giá trị (Đ)

TT (%)

Tuyệt đối (Đ)

Tương đối (Đ)

6 Chi phí lãi vay 202.887.947 0,78 250.922.778 0,72 123,68 48.034.831 -22.934.704 0,19

7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 58.368.421 0,23 55.090.103 0,16 94,38 -3.278.318 -23.695.399 -0,01

8 Chi phí bằng tiền khác 13.862.054 0,05 8.542.368 0,02 61,62 -5.319.686 -10.168.587 -0,02

Tổng ( ∑C) 25.854.578.855 100,00 34.898.425.244 100,00 134,98 9.043.846.389 -

Ngày đăng: 11/04/2014, 19:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 2)
Bảng tình trạng trang bị kỹ thuật của Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010 - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Bảng t ình trạng trang bị kỹ thuật của Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010 (Trang 2)
Bảng tổng  hợp chi - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Bảng t ổng hợp chi (Trang 8)
Bảng 1:           TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2009 VÀ NĂM 2010. - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Bảng 1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2009 VÀ NĂM 2010 (Trang 13)
BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI  PHƯƠNG AN NĂM 2010 - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
BẢNG 2 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010 (Trang 19)
Bảng 3:   TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI   VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010 - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Bảng 3 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010 (Trang 23)
BẢNG 4:   BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010 - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
BẢNG 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010 (Trang 27)
Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG  MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Bảng 5 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN (Trang 33)
Bảng 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SUẤT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Bảng 6 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SUẤT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN (Trang 37)
Sơ đồ 1: hạch toán tiền mặt tại quĩ bằng tiền Việt Nam  (Cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Sơ đồ 1 hạch toán tiền mặt tại quĩ bằng tiền Việt Nam (Cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) (Trang 45)
Sơ đồ 2: Hạch toán tiền gửi ngân hàng - Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An
Sơ đồ 2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w