1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

92 2,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 698,23 KB

Nội dung

Một người có thể lập nhiềubản di chúc để định đoạt tài sản của mình và những bản di chúc này đều thểhiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luậtnhưng không phải

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾKHOA LUẬT - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

KHÓA: 2010 - 2014

HÌNH THỨC DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: Luật K34A Dân Sự

Huế, 03/2014

Trang 2

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình Để hoàn thành công trình nghiên cứu đầu tay - khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, định hướng, chỉ bảo tận tình từ nhiều phía khác nhau

Trước hết, Tôi xin gửi lời tri ân, lời cảm

ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Hồ Thị Vân Anh, người đã định hướng và giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo Khoa Luật – Đại học Huế, đã giảng dạy và trang

bị cho em những kiến thức cơ bản trong học tập, nghiên cứu khoá luận cũng như trong công việc sau này.

Cuối cùng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên và các anh chị khóa trước đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến thiết thực, bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng đã góp phần rất nhiều cho

Trang 3

khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt kết quả tốt hơn

Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ hạn chế nên trong quá trình làm đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên giúp em hoàn thành tốt hơn đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 22 tháng

03 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nhữ Xuân Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5

4 Ý nghĩa của đề tài 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Bố cục của khóa luận 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC 7

1.1 Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc và hình thức di chúc .7

1.1.1 Khái niệm di chúc 7

1.1.2 Đặc điểm của di chúc 9

1.1.3 Thừa kế theo di chúc 13

1.1.4 Khái niệm hình thức di chúc 16

1.1.5 Vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế .17

1.2 Khái quát về hình thức di chúc theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới 18

1.2.1 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ 18

1.2.2 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp .20

1.2.3 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Nhật Bản 21

1.2.4 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Thái Lan 22

Trang 5

1.3 Tiến trình phát triển về thừa kế nói chung và hình thức di chúcnói riêng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam 241.3.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945 241.3.2 Giai đoạn từ cách mạng tháng tám 1945 đến trước năm 1990 271.3.3 Giai đoạn từ 1990 đến trước ngày 01/01/2006 291.3.4 Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 32

Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC DI CHÚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43

2.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa Án Nhân Dân 432.2 Những bất cập về áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp vềhình thức di chúc tại Tòa Án Nhân Dân 462.2.1 Một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng các quy địnhcủa pháp luật về hình thức di chúc 462.2.2 Một số hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về hình thức

di chúc tại Tòa Án Nhân Dân 522.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp về hình thức di chúc 632.3 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc tronggiai đoạn hiện nay 632.3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc tronggiai đoạn hiện nay 632.3.2 Một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vềhình thức di chúc và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay 67

KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý có vai trò quan trọng trong việcđiều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản mang tính chất hànghóa và tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thịtrường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Điều 1 Bộ luật Dân sự 2005 quy

định: “Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sựViệt Nam, với tư cách là một loại quan hệ đặc thù có nội dung kinh tế - xãhội sâu sắc, vừa mang tính đạo lý truyền thống vừa mang tính lợi ích kinh

tế Chính vì vậy, chế định thừa kế tài sản trong lý luận cũng như thực tiễnluôn diễn biến hết sức phức tạp Việc quy định thiếu cụ thể và chặt chẽ vềthừa kế sẽ dẫn đến việc ý nguyện của người để di sản sẽ không được thựchiện trên thực tế, tâm nguyện cuối cùng của người để lại di sản không đượcđảm bảo Vì vậy, chế định thừa kế là một chế định xuyên suốt trong suốtchiều dài lịch sử lập pháp Việt Nam Chế định thừa kế được hình thànhtrong thời kỳ phong kiến và ngày càng được hoàn thiện, mà đỉnh cao là Bộluật Dân sự năm 2005 đánh dấu bước phát triển của ngành lập pháp ViệtNam Bộ luật Dân sự 2005 đã dành nguyên một Phần thứ tư gồm bốnchương (từ chương XXII đến chương XXV) với 56 Điều (từ Điều 631 đếnĐiều 687) để quy định về thừa kế

Chế định thừa kế đã tạo ra chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử củacác chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo di

Trang 8

chúc nói riêng, góp phần quan trọng trong việc ổn định các quan hệ xã hội.Chế định thừa kế là kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý, gópphần quan trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huyphong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Pháp luật dân sự Việt Nam quy định việc thừa kế được thực hiện theohai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Thừa kếtheo di chúc là sự chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền

sở hữu hoặc quyền sử dụng của người đã chết cho người khác còn sốngtheo ý nguyện của người đó trước khi chết và được thể hiện trong di chúc

Bộ luật Dân sự 2005 dành cả một chương (chương XXIII) với 28 Điều (từĐiều 646 đến Điều 673) quy định về thừa kế theo di chúc Trong đó, mộttrong số những nội dung quan trọng đó là quy định về hình thức di chúc

Có thể nói hình thức di chúc là một vấn đề pháp lý hết sức quan trọng nóquyết định toàn bộ thừa kế theo di chúc, thừa kế theo di chúc có thực hiệnđược hay không phụ thuộc vào bản di chúc đó có hợp pháp hay không Đểbản di chúc phát sinh hiệu lực, thì phải tuân theo các quy định của phápluật về trình tự, thủ tục lập di chúc, nội dung và hình thức di chúc Trong

đó hình thức di chúc là một yếu tố hết sức quan trọng, là một trong nhữngnhân tố tạo nên tính hợp pháp của di chúc và đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân phát sinh các tranh chấp các vụ án thừa kế theo di chúc trongnhững năm gần đây

Nhìn chung, chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2005 được đánhgiá là ngày một hoàn thiện, nhiều nội dung mới được luật hóa từng bướcđáp ứng yêu cầu xã hội Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định phápluật về thừa kế thì quy định về hình thức của di chúc vẫn còn những vướngmắc, bất cập, có nhiều quan điểm, cách hiểu trái ngược nhau về các quyđịnh dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, chẳng hạn như tínhhợp lý trong các quy định về thừa kế theo di chúc, các hình thức di chúc…Bên cạnh đó, một số quy định về thừa kế đặc biệt là về hình thức di chúc đã

Trang 9

không được xây dựng đầy đủ trên nền tảng văn hóa, phong tục, tập quáncủa Việt Nam, dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng.Những vấn đề đó đặt ra cho các nhà làm luật là làm thế nào để xácđịnh một bản di chúc là hợp pháp như: Thứ nhất, quy định những tiêu chíxác định một người tại thời điểm lập di chúc trong trạng thái hoàn toànminh mẫn, sáng suốt Thứ hai, yếu tố nào xác định người lập di chúc hoàntoàn không bị đe dọa hoặc cưỡng ép Thứ ba, giá trị thực tế của di chúcbằng văn bản không có công chứng, chứng thực Thứ tư, việc ghi chép lạinội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố trong trường hợp lập di chúc tại

cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Người cóthẩm quyền công chứng, chứng thực có trách nhiệm gì về sự trung thực ghichép đúng, đầy đủ, chính xác ý nguyện bằng lời nói của người lập di chúc

Và nhiều vấn đề pháp lý khác cần phải giải quyết

Hiện nay các tranh chấp về thừa kế đặc biệt là thừa kế theo di chúcđang có xu hướng ngày càng gia tăng, sự nhận thức thiếu đầy đủ của các chủthể trong quan hệ thừa kế cũng như sự áp dụng pháp luật không thống nhấtcủa Tòa án là những nguyên nhân làm cho các vụ án thừa kế gặp nhiều khókhăn phức tạp Qua thực tiễn hoạt động xét xử, có nhiều vụ án dân sự tranhchấp về thừa kế liên quan đến di chúc trong đó có tranh chấp về hình thức dichúc Có nhiều vụ án kiện tụng kéo dài gây tốn kém tiền bạc và công sứccho cả đương sự và Tòa án đặc biệt trong vấn đề xác minh tính hợp pháp củabản di chúc Có nhiều trường hợp đương sự tạo di chúc giả, ép buộc haythông đồng với người có thẩm quyền nhằm hợp thức hóa bản di chúc nhằmchiếm đoạt tài sản của người để lại di sản hoặc chiếm đoạt quyền hưởng disản của các đồng thừa kế khác Những vụ tranh chấp dân sự này, nhiềutrường hợp đã xảy ra nhiều vụ án thương tâm, đau lòng khi những ngườicùng anh em ruột thịt mâu thuẫn, bất đồng nhau để tranh giành di sản thừa

kế Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể nhưng những vụ án tranhchấp xung quanh về hình thức di chúc ngày càng diễn biến phức tạp

Trang 10

Để giải quyết những bất cập, hạn chế của thực trạng nói trên, vấn đềđặt ra là cần phải đi sâu nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về hình thức

di chúc từ đó đề xuất các quan điểm giải pháp hoàn thiện Từ những căn cứ

và lý do nói trên, học viên chọn đề tài “Hình thức di chúc theo quy định

của pháp luật dân sự Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành

Luật Dân sự

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Chế định về thừa kế đã được đề cập nhiều trong các công trình và diễn

đàn khoa học, trên các sách, báo, tạp chí và được phổ biến rộng rãi trong xãhội Có thể nêu một số công trình tiêu biểu công bố gần đây có liên quantrực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài sau đây: Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2006),

“Tiến trình phát triển pháp luật về thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua”,

Tạp chí nhà nước và pháp luật; Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2004), “Thừa kế

theo pháp luật của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật từ năm

1945 đến nay”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Tiến sỹ

Phùng Trung Tập (2008), “Luật thừa kế Việt Nam”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội; Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn “Những quy định

chung về quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”; Tiến sỹ Phạm Văn

Tuyết “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam”…

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiêncứu nói trên đề cập đến vấn đề về thừa kế, tập trung phân tích các nội dung

về thừa kế, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định về thừa

kế và đã đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện Nhưng chưa có côngtrình nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và

thực tiễn về một đề tài “Hình thức di chúc” như đề tài do tác giả lựa chọn.

Tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên, đề tài này tập trung nghiên cứuhoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc và thực tiễn áp dụng trong phápluật dân sự Việt Nam

Trang 11

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích: Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hình

thức di chúc thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật dân sựhiện hành về hình thức di chúc; đánh giá thực trạng các vụ án dân sự tranhchấp thừa kế liên quan đến hình thức di chúc và từ đó đưa ra các giải pháphoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc và thực tiễn áp dụng ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay

- Nhiệm vụ: Từ mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hình thức di chúc, làm rõ khái niệm,đặc điểm hình thức di chúc

+ Phân tích quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về hình thức

4 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa họccho việc hoàn thiện pháp luật về hình thức của di chúc; khắc phục nhữnghạn chế, bất cập về lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng trong thời gianqua Đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trìnhkhoa học, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn liên quan đến hình thức

di chúc

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Về pháp luật: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, những chế định của

pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc

Trang 12

+ Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế

liên quan đến hình thức di chúc tại Tòa án nhân dân

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,

đặc điểm, bản chất quy định của pháp luật thừa kế về hình thức di chúctheo quy định của pháp luật dân sự hiện hành Nghiên cứu hình thức dichúc gắn với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước, đồng thờinghiên cứu so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới về hìnhthức di chúc Phân tích đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kếliên quan đến hình thức di chúc Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giảipháp hoàn thiện về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng và nâng caohiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức di chúc trong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý luận

về nhận thức của của nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhànước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhànước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Sử dụng phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp,phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp luậthọc so sánh…

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóaluận gồm 2 chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc và hình thứccủa di chúc

Chương 2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hình thức dichúc tại Việt Nam hiện nay Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ

Từ những mẫu chuyện như thế, ta cũng có thể nhận thấy rằng ngay tronglòng thế giới cổ đại, di chúc đã xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau Từ

đó ta có thể nhận thấy vị trí, vai trò quan trọng của di chúc trong đời sống

xã hội thời bấy giờ

Di chúc là ý chí chủ quan của cá nhân định đoạt tài sản của mình cho

người khác sau khi chết Theo luật gia Ulpian: “Di chúc là sự thể hiện ý

chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết” [15]

Theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp: “Di chúc là một chứng thư

theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc” Điều 967 Bộ luật Dân sự

Pháp quy định: “Mọi người đều có thể định đoạt bằng di chúc để lập thừa kế

hoặc để di tặng hoặc gọi bằng bất cứ tên nào khác để thể hiện ý chí của mình”

Trang 14

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 1995 và Điều 646 Bộ

luật Dân sự 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển

tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơnphương thể hiện ý chí của người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mìnhcho người khác sau khi chết [35, 7] Di chúc là phương tiện để phản ánh ýchí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người kháchưởng sau khi người lập di chúc chết [17, 7] Một người có thể lập nhiềubản di chúc để định đoạt tài sản của mình và những bản di chúc này đều thểhiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luậtnhưng không phải tất cả các bản di chúc đó đều phát sinh hiệu lực mà bản

di chúc nào có hiệu lực pháp luật là bản di chúc thể hiện ý chí hợp pháp saucùng của người lập di chúc, nếu các bản di chúc trước đó có nội dung về tàisản không có gì khác so với bản di chúc sau cùng

Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tàisản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó chomột hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết Sự bày tỏ ý chí nàyđược thể hiện, hoặc bằng giấy tờ (di chúc viết hay chúc thư), hoặc bằng lờinói (di chúc miệng), thường là lời dặn dò, lời trăn trối khi hấp hối hành vibày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc lời nói gọi là lập di chúc [16, 45]

Trong thực tế còn tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau như “di chúc”,

“chúc thư”, “chúc ngôn” Trong đó, “di chúc” là thuật ngữ dùng để chỉ dichúc nói chung, “chúc thư” là thuật ngữ dùng để chỉ các loại di chúc bằngvăn bản, “chúc ngôn” là thuật ngữ dùng để chỉ về di chúc được lập bằng lờinói Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 không sử dụngthuật ngữ “chúc thư” và “chúc ngôn” mà sử dụng thuật ngữ di chúc bằngvăn bản và di chúc miệng, dù được gọi với thuật ngữ nào thì các thuật ngữnày đều là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình chongười khác sau khi chết

Trang 15

Di chúc được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và

di chúc miệng Người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viếthoặc tiếng nói của dân tộc mình Trong trường hợp tính mạng của mộtngười bị cái chết đe dọa, do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà khôngthể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng Di chúc miệngđược coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng củamình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những ngườilàm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn nămngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúcphải được công chứng hoặc chứng thực Sau 3 tháng, kể từ thời điểm dichúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì dichúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ

1.1.2 Đặc điểm của di chúc

Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự nhưng di chúc có những đặcđiểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những điểm sau:

Một là, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân trong

việc định đoạt tài sản của mình

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thừa kế là phảitôn trọng ý chí của người để lại di sản Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005 quy

định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại

tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”

Nếu như trong hợp đồng dân sự thì đều thể hiện ý chí của các bêntham gia vào quan hệ hợp đồng và các bên đều phải tự nguyện, bàn bạc,

trao đổi thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên - bên lập di chúc “Xét về

tính chất của giao dịch dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, hoàn toàn độc lập, tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc mà không có bất kì sự lệ thuộc nào vào bất kì ý kiến của ai, do vậy di chúc là

Trang 16

giao dịch dân sự một bên” [28, 46] Đối với di chúc chung của vợ, chồng

mặc dù thể hiện ý chí chung của hai người, nhưng thực chất vẫn thể hiện ýchí đơn phương của từng người trong việc định đoạt tài sản chung (ý chíđơn phương của chồng và vợ trùng nhau trong việc định đoạt tài sản chungcủa vợ, chồng) Mặt khác, di chúc chung của vợ, chồng vẫn chỉ thể hiện ýchí một bên - bên lập di chúc chuyển dịch tài sản

Bộ luật Dân sự 2005 quy định mọi cá nhân có quyền tự do thể hiện ý chícủa mình trong di chúc thông qua các quyền như: Chỉ định người thừa kế;truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định di sản cho từng ngườithừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giaonghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,

người phân chia di sản (Điều 648) “Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình

cảm của mình (mang tính chất chủ quan), định đoạt cho người khác hưởng di sản khi qua đời Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác hưởng sau khi chết đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc Ý chí của cá nhân khi lập

di chúc thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc” [28, 45].

Ý chí của người lập di chúc còn được thể hiện trong việc tự do thayđổi và hủy bỏ di chúc do mình lập ra, trừ trường hợp đối với di chúc chungcủa vợ, chồng phải tuân thủ một số điều kiện luật định Xuất phát từ đặcđiểm chủ sở hữu có toàn quyền trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sởhữu của mình, do đó, người lập di chúc hoàn toàn có quyền hủy bỏ di chúc

mà mình đã lập ra Sự định đoạt trong di chúc thể hiện ý chí đơn phương,không phụ thuộc vào một cam kết hay là một thỏa thuận nào khác Do vậy,trong thời gian còn sống, người lập di chúc có thể thay đổi một số hoặctoàn bộ nội dung của di chúc tùy vào hoàn cảnh, môi trường, tình cảm…Chính vì vậy, pháp luật thừa kế quy định nếu một người để lại nhiều bản dichúc định đoạt đối với một tài sản thì bản di chúc nào hợp pháp sau cùngmới phát sinh hiệu lực, các bản di chúc lập ra trước đó đều bị hủy bỏ

Trang 17

Tuy nhiên, ý chí lập di chúc phải là ý chí của cá nhân mà không phảibất cứ một tập thể, tổ chức hay chủ thể nào khác [37, 323] Di chúc là sựthể hiện ý chí của cá nhân, các chủ thể khác không có quyền lập di chúcthay Ngoài ra vợ, chồng cũng có quyền thể hiện ý chí cùng nhau lập dichúc chung của vợ, chồng để cùng nhau định đoạt tài sản chung.

Hai là, di chúc là căn cứ chuyển dịch di sản của người lập di chúc cho

người khác sau khi người lập di chúc chết

Pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận hai hình thức thừa kế theo phápluật và thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khingười để lại di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết,chính vì vậy di chúc hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc chuyển dịch disản cho người thừa kế sau khi người lập di chúc qua đời Không có di chúchoặc di chúc lập ra nhưng không hợp pháp; những người hưởng di sản thừa

kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm

mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc màkhông có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì đây là cơ

sở phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật

Nội dung của việc chuyển dịch di sản được thể hiện trong nội dung của

di chúc Tuy nhiên, việc định đoạt di sản thừa kế thể hiện trong nội dung của

di chúc không được pháp luật tuân thủ một cách tuyệt đối Nói cách khác ýchí của người lập di chúc bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật, liênquan đến các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc[23, 69], di sản không còn, không được để lại di sản cho động vật…

Ba là, di chúc phải nhằm chuyển dịch tài sản của người lập di chúc

cho người khác sau khi chết

Để di chúc chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, thì mục đích của

di chúc là phải chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền sởhữu hoặc quyền sử dụng của người để lại di sản cho người khác còn sống

Trang 18

Tuy nhiên, việc chuyển dịch tài sản phải tuân thủ các quy định của phápluật về thừa kế theo di chúc.

Trong cuộc sống cũng có những di chúc không nhằm mục đíchchuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế mà thể hiện ýnguyện tình cảm của người lập di chúc Ví dụ, di chúc lập ra để căn dặn cáccon, cháu phải thờ cúng tổ tiên, thăm nom mồ mả tổ tiên, các con luôn phải

chú trọng việc giữ gìn gia phong… “Nếu xét về ý nghĩa xã hội thì những di

chúc này không nhằm chuyển dịch bất cứ tài sản nào của người lập di chúc cho những người được nêu tên trong di chúc hoặc chỉ cụ thể người nào hoặc người lập di chúc chỉ đề cập chung chung mà không nói rõ là ai Những loại di chúc có nội dung không định đoạt tài sản cho người thừa kế cũng có những ý nghĩa nhất định đối với những người còn sống Nếu xét về

ý nghĩa của quan hệ thừa kế thì những di chúc này không thuộc loại di chúc do luật dân sự điều chỉnh và những tranh chấp có thể có trong quan

hệ xã hội này không được giải quyết bằng việc khởi kiện ra Tòa án mà dựa trên cơ sở thỏa thuận, hòa giải” [28, 45] Điều này xuất phát từ pháp luật

dân sự Việt Nam không thừa nhận nghĩa vụ dân sự tự nhiên (như việc thựchiện nghĩa vụ theo lương tâm mà không ép buộc), điều này pháp luật ViệtNam khác hẳn so với pháp luật của Cộng hòa Pháp Theo Điều 1235 Bộ

luật Dân sự Pháp: “Đối với nghĩa vụ tự nhiên, người đã tự nguyện thực

hiện nghĩa vụ thì không có quyền đòi lại những gì đã thực hiện” Như vậy,

pháp luật dân sự của Pháp công nhận nghĩa vụ tự nhiên và nghĩa vụ tựnhiên có thể chuyển hóa thành nghĩa vụ dân sự

Bốn là, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm người

lập di chúc chết

Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất của di chúc so với hợp đồng Nếunhư hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết,trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác [23,405] Tuy nhiên, di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúcchết Ngoài ra, trường hợp đặc biệt đối với di chúc chung của vợ, chồng thì

Trang 19

“Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” [23, 668].

1.1.3 Thừa kế theo di chúc

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuấthiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người Thừa kế và để lạithừa kế mặc dù chưa được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, nhưngthừa kế vẫn tồn tại một cách khách quan trong xã hội Ở thời kỳ này, quan

hệ thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quánriêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định [17, 6] Nghiên cứu về thừa kế,

Ph.Ăngghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết

tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nếu lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ” [21, 297].

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan

hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Khi có

tư hữu, nhà nước ra đời, quyền thừa kế được pháp luật quy định, bảo vệ Mỗinhà nước khác nhau có hệ thống những quy phạm pháp luật về thừa kế khácnhau Pháp luật thừa kế thể hiện rõ bản chất giai cấp của nhà nước [17, 6].Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự Việt Nam, pháp luật dân

sự Việt Nam quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật vàthừa kế theo di chúc Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 chưa đưa ra một kháiniệm cụ thể về thừa kế cũng như thừa kế theo di chúc Theo Từ điển tiếng

Việt: “Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho” Theo quan điểm của Ph.Ăngghen: Thừa kế “Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho

người còn sống” [15] Theo Gáo trình Luật Dân sự - Trường Đại học Luật

Hà Nội, thừa kế được hiểu là: “Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết

Trang 20

cho những người còn sống” Khái niệm này đã phản ánh chính xác bản

chất cũng như nội dung thừa kế

Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều khái niệm thừa kế theo di

chúc Quan điểm thứ nhất, cho rằng: “Thừa kế theo di chúc là việc chuyển

dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc” [37, 323] Quan

điểm thứ hai, lại cho rằng: “Thừa kế theo di chúc là việc phân chia di sản

của người lập di chúc cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di sản sau khi người để lại di sản theo di chúc chết” [28, 52] Quan điểm thứ

ba, cho rằng: “Việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau

khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi còn sống gọi

là thừa kế theo di chúc” [16, 45] Nhìn chung các quan điểm trên đều đã

phản ánh chính xác bản chất và nội dung của thừa kế theo di chúc

Tóm lại, thừa kế theo di chúc là việc để lại di sản và hưởng di sản theo

ý chí của người để lại di sản được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nóicủa người đó trước khi chết Thừa kế theo di chúc là một trong hai hìnhthức thừa kế nhằm bảo đảm cho cá nhân trước khi chết định đoạt tài sảncủa mình theo ý muốn của người đó khi đảm bảo các điều kiện luật định.Luật La Mã cũng quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo dichúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theolệnh của các cơ quan Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật,sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn [15]

Điều 632 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng

về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” Trên cơ sở tôn trọng quyền sở hữu tài

sản của cá nhân với thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sảnxuất hoặc tư liệu tiêu dùng Bên cạnh đó, mọi cá nhân đều có quyền để lạitài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của mình thông qua việc lập di

Trang 21

chúc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế sau khi người lập

di chúc chết Mặt khác, pháp luật cũng quy định bình đẳng về quyền thừa

kế theo di chúc và theo pháp luật Pháp luật quy định như vậy nhằm xóa

bỏ sự bất bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế, trong việc để lại disản do xã hội phong kiến để lại, đảm bảo quyền thừa kế được thực hiện trênthực tế, củng cố và phát triển tình đoàn kết thương yêu trong gia đình.Nội dung quan trọng của pháp luật về thừa kế theo di chúc gồm cácvấn đề sau:

Thứ nhất, về người lập di chúc: Theo quy định của pháp luật dân sựthì người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó mấtnăng lực hành vi dân sự Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lựchành vi dân sự đầy đủ có quyền tự do lập di chúc mà không cần phải có sựđồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp

Khác với người thành niên, người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mườitám tuổi cũng có quyền lập di chúc nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹhoặc người giám hộ hợp pháp Theo quy định tại khoản 2 Điều 646 Bộ luật

Dân sự 2005 thì: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý” Như

vậy, nếu cá nhân ở trong độ tuổi này lập di chúc mà không được sự đồng ýcủa cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì di chúc lập ra không phátsinh hiệu lực

Đối với cá nhân dưới mười lăm tuổi, mặc dù có tài sản riêng và có khảnăng nhận thức và điều khiển hành vi trong việc lập di chúc nhưng phápluật quy định cá nhân trong độ tuổi này không có quyền lập di chúc cho dùcha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý Di chúc lập ra trong trườnghợp này cũng không có giá trị pháp lý

Thứ hai, về người thừa kế theo di chúc: Khác với đối tượng thừa kếtheo pháp luật theo diện và hàng thừa kế, đối tượng thừa kế theo di chúc

Trang 22

rộng hơn tùy thuộc vào ý chí lập di chúc của người để lại di sản Người đểlại di sản có quyền tự do thể hiện ý chí chuyển dịch tài sản của mình chobất kỳ ai sau khi chết Tuy nhiên, ý nguyện của người lập di chúc khôngphải bao giờ và khi nào cũng được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối màquyền định đoạt của người lập di chúc còn bị hạn chế trong những trườnghợp luật định [28, 51]

Thứ ba, hạn chế quyền của người lập di chúc: Bộ luật Dân sự 2005 đãhạn chế quyền của người lập di chúc trong các trường hợp như quy địnhngười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 669 Bộ luậtDân sự 2005) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của những người là cha, mẹ, vợ,chồng, các con dưới mười tám tuổi của người lập di chúc và các con tuy đãtrưởng thành nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản,trong trường hợp người có tài sản định đoạt không cho họ hưởng di sảnhoặc chỉ cho hưởng bằng một phần di sản ít hơn hai phần ba của một suấtthừa kế được chia theo pháp luật thì mỗi người trong số đó vẫn được hưởngphần di sản bằng hai phần ba suất của một người hưởng theo pháp luật.Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng không thừa nhận việc người để lại disản lập di chúc chuyển dịch tài sản của mình cho động vật, thực vật hoặcquyền của người lập di chúc còn bị hạn chế trong trường hợp người đó đểlại di sản dùng vào việc thờ cúng thì không được để lại toàn bộ di sản màchỉ được để lại một phần di sản của người đó Ngoài ra, người lập di chúccũng không được đặt điều kiện trong di chúc

1.1.4 Khái niệm hình thức di chúc

Hình thức di chúc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thể hiện ý

chí của người lập di chúc “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm

chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” [23, 646] Tuy

nhiên, ý chí của cá nhân phải được thể hiện dưới những hình thức nhất địnhtheo quy định của pháp luật thì ý chí đó mới được ghi nhận trên thực tế

Trang 23

Hiện nay, các hệ thống pháp luật trên thế giới đều ghi nhận tính đadạng về hình thức của di chúc, điều này bắt nguồn từ truyền thống, vănhóa, lịch sử của mỗi quốc gia Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việcphát triển giao lưu dân sự, góp phần vào ổn định xã hội và bảo vệ truyềnthống tốt đẹp của mỗi quốc gia

Hình thức là “Cách thức của hình dạng, vẻ bề ngoài” [44] Hình thức

của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc ra bên ngoài cho ngườikhác biết, để sau này căn cứ vào đó mà thực hiện ý chí của người lập di chúcsau khi người đó chết [16, 50] Hình thức di chúc cũng có thể được hiểu làphương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung của di chúc); làcăn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ đểbảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc [37, 333]

Tóm lại, hình thức di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập

di chúc ra bên ngoài cho người khác biết, theo quy định của pháp luật; làcăn cứ để thực hiện ý chí của người lập di chúc sau khi người đó chết và làchứng cứ để bảo vệ quyền lợi của những người hưởng di sản được chỉ địnhtrong di chúc

Di chúc lập ra phải theo hình thức do pháp luật quy định Theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc trước hết phải được lập thành vănbản Ngoài ra, cá nhân cũng có thể lập di chúc miệng trong những trườnghợp do pháp luật quy định Điều 5 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung

2001) quy định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn

bản sắc dân tộc… của mình” Bộ luật Dân sự 2005 đã cụ thể hóa Hiến

pháp năm 1992, theo đó chữ viết và tiếng nói lập di chúc không nhất thiếtphải bằng chữ quốc ngữ, tiếng Kinh mà người lập di chúc có thể sử dụngtiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để lập di chúc

1.1.5 Vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế

Trang 24

Thứ nhất, di chúc hợp pháp là căn cứ pháp lý, phát sinh thừa kế theo

di chúc Pháp luật dân sự Việt Nam, ghi nhận hai hình thức thừa kế đó làthừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc chỉđược thực hiện khi di chúc được lập ra, nếu không có di chúc hoặc di chúclập ra nhưng không hợp pháp; những người hưởng di sản thừa kế theo dichúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổchức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừakế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không

có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì sẽ phát sinh quan

hệ thừa kế theo pháp luật

Thứ hai, di chúc hợp pháp là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ tài

sản của người được hưởng di sản do người chết để lại Cùng với việc thểhiện ý chí chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết, ngườilập di chúc còn xác định quyền cũng như trách nhiệm của người hưởng disản Phần di sản của người hưởng di sản có thể không bằng nhau tùy vào ýchí của người lập di chúc, điều này khác hẳn so với thừa kế theo pháp luật

là những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.Đồng thời với việc hưởng quyền tài sản, những người hưởng di sản cótrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thể hiệntrong di chúc và trong phạm vi di sản theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2005.Nghĩa vụ của người hưởng di sản phải thực hiện tùy theo phần mà người đóđược hưởng

1.2 Khái quát về hình thức di chúc theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới

1.2.1 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nhà một nhà nước theo cấu trúc nhà nước liên bang Chính

vì vậy, Hoa Kỳ cùng song song và tồn tại hai hệ thống pháp luật: Phápluật liên bang và pháp luật các bang Điều đó có nghĩa quy định về hình

Trang 25

thức di chúc của pháp luật Hoa Kỳ không thống nhất trên phạm vi toànliên bang Ở mỗi tiểu bang đều có những quy định khác nhau về hình thứccủa di chúc.

Điều 29-1-5-2 Bộ luật bang Indiana quy định: “Mọi di chúc, trừ chúc

ngôn, đều phải được trình bày dưới dạng văn bản” Điều đó cho thấy bang

Indiana thừa nhận hai hình thức của di chúc đó là chúc ngôn (di chúc miệng)

và di chúc bằng văn bản Pháp luật bang Montana lại không thừa nhận dichúc được lập dưới dạng chúc ngôn mà di chúc phải được lập bằng văn bảnmới có giá trị pháp lý (điểm a, Điều 72-2-522 Bộ luật bang Montana)

Trong khi đó bang Texas lại quy định rất chặt chẽ trong việc người lập

di chúc dưới dạng chúc ngôn: “Không một chúc ngôn nào có hiệu lực, trừ

khi nó được làm ra trong thời điểm ốm yếu của bệnh tật, tại nhà của người

đó, hay tại nơi mà người đó đang ở trước đó trong vòng mười ngày… Với

sự chứng kiến của ba nhân chứng, với một trong số họ là người chép lại nội dung của di chúc”.

Mặc dù các bang đều quy định di chúc bằng văn bản, nhưng về chúcthư của mỗi bang cũng có sự khác biệt Hầu hết các bang đều quy định mộtbản di chúc hợp pháp đòi hỏi phải có ít nhất hai người làm chứng Tuynhiên, có một số bang cụ thể như bang Vermont thì lại quy định để chúcthư có hiệu lực phải cần đến ba người làm chứng Nếu như bang Louisianayêu cầu người lập di chúc phải ký vào tất cả các trang của di chúc, và quátrình thực hiện bản di chúc của người lập di chúc phải được giám sát bởimột công chứng viên thì pháp luật bang Pennsylvania lại không quy địnhbản di chúc phải được công chứng, mà chỉ cần có hai người đứng ra làmchứng cho bản di chúc

- Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ thì hình thức di chúc được thểhiện dưới các dạng sau:

+ Di chúc tự bút: Do người lập di chúc viết tay hoàn toàn từ nội dung dichúc tới điền ngày, tháng, năm và ký tên Di chúc này được công nhận khi

Trang 26

xác định được chữ viết trong di chúc thực sự là chữ của người lập di chúc.+ Di chúc đánh máy: Thông thường là các biểu mẫu của di chúc docác chính quyền bang phát, hoặc là các di chúc do các luật sư soạn thảo.Loại di chúc này thường chỉ cần người lập di chúc điền ngày, tháng, nămlập di chúc và ký tên Di chúc có hiệu lực khi có ít nhất hai người làmchứng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng.

+ Di chúc miệng: Thường chỉ áp dụng khi người lập di chúc không thểthực hiện được các hình thức khác, hoặc chỉ được công nhận đối với một số

cá nhân nhất định

+ Di chúc phi văn bản khác: Loại này thường là các băng đĩa ghi âm,ghi hình Trên lý thuyết phần lớn luật của các bang đều không thừa nhậnđây là hình thức di chúc, nhưng trong thực tiễn xét xử, các Tòa án vẫn coiđây là một loại hình thức đặc biệt, chỉ cần di chúc đó thỏa mãn các điềunhư nội dung có liên quan trực tiếp đến sự việc; di chúc được làm với tìnhtrạng đầy đủ sức khỏe và minh mẫn tinh thần của người lập di chúc, thểhiện được ý chí cá nhân của ngưởi lập di chúc, và được Tòa án xác nhận làhoàn toàn phù hợp [42]

1.2.2 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp

- Bộ luật Dân sự Pháp quy đinh rất cụ thể về hình thức di chúc, từĐiều 967 đến Điều 1001 [3] Theo đó hình thức di chúc của pháp luật Pháptồn tại dưới các dạng sau:

+ Di chúc viết tay: Đối với loại di chúc này chỉ có giá trị pháp lý nếungười lập di chúc tự mình viết toàn bộ nội dung, đề ngày, tháng, năm và kýtên Di chúc này không bị bắt buộc về hình thức trình bày (Điều 970) + Công chứng thư: Đối với loại hình thức này phải do một hoặc haicông chứng viên và hai người làm chứng thừa nhận Người lập di chúc đọccho công chứng viên viết tay, hoặc giao cho người khác viết tay, hoặc đánhmáy Sau khi viết xong thì phải đọc lại cho người lập di chúc nghe (Điều

Trang 27

972) Sau đó, người lập di chúc ký tên trước mặt công chứng viên và ngườilàm chứng (Điều 973) Cuối cùng công chứng viên và người làm chứngphải ký tên vào văn bản (Điều 974)

+ Di chúc bí mật: Loại di chúc này tờ giấy ghi nội dung di chúc hoặc

tờ giấy làm phong bì (nếu có) phải được dán kín, đóng dấu và niêm phong.Người lập di chúc đưa bản di chúc đó cho công chứng viên và hai ngườilàm chứng; hoặc dán kín, đóng dấu và niêm phong trước mặt họ và tuyên

bố rằng nội dung ghi trong tờ giấy đó là di chúc của mình, tự mình viếthoặc nhờ người khác viết nhưng đã được mình kiểm tra nội dung Trongmọi trường hợp, người lập di chúc đều phải chỉ rõ lối chữ đã được dùng làviết tay hay đánh máy Sau đó, công chứng viên sẽ viết bản chứng nhận ghi

rõ ngày, tháng, năm, nơi lập và mô tả rõ phong bì và con dấu cùng tất cảcác thể thức trên đây Cuối cùng, người lập di chúc, công chứng viên vàngười làm chứng cùng ký vào bản chứng nhận Nếu di chúc bí mật khôngtuân thủ đầy đủ các thể thức đã nêu trên thì không phải là di chúc bí mật,nhưng nếu vẫn thỏa mãn điều kiện của di chúc viết tay thì di chúc vẫn đượccoi là di chúc viết tay

1.2.3 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Nhật Bản

- Bộ luật Dân sự Nhật Bản đã dành 17 Điều từ Điều 967 đến Điều 984[2] Quy định về hình thức di chúc, theo đó di chúc có thể viết tay, quacông chứng hay dưới một dạng tài liệu bí mật, trong một số trường hợp đặcbiệt pháp luật cho phép lập di chúc theo thể thức khác (Điều 967)

+ Di chúc viết tay là di chúc do chính người lập di chúc viết ngày,tháng, năm, họ tên và đóng dấu vào đó (Điều 967)

+ Di chúc qua công chứng thì cần phải hội đủ các điều kiện: Có haingười làm chứng, người lập di chúc đọc miệng nội dung di chúc cho côngchứng viên chép lại, sau đó công chứng viên đọc lại cho người lập di chúc

và những người làm chứng nghe Người lập di chúc và từng người làmchứng phải ký tên và đóng dấu vào bản di chúc này sau khi đã khẳng định

Trang 28

đúng nội dung của người lập di chúc Cuối cùng, công chứng viên xác nhậnnội dung vào bản di chúc phù hợp với các thủ tục được nêu ở trên và kýtên, đóng dấu (Điều 969).

+ Di chúc bằng văn bản bí mật: Đối với loại di chúc này phải thỏa mãncác điều kiện: Người lập di chúc phải ký tên, đóng dấu, dán kín văn bản; sau

đó đóng dấu lên phong bì bằng chính con dấu đã đóng lên bản di chúc, việcnày phải được thực hiện trước công chứng viên và ít nhất hai người làmchứng, đồng thời tuyên bố rằng đây là bản di chúc của mình cũng như tên,

họ, nơi thường trú của người viết di chúc này Sau khi công chứng viên viếtlên phong bì đã được đóng dấu ngày, tháng lập văn bản và ngày, tháng màngười lập di chúc tuyên bố, công chứng viên, người lập di chúc và người làmchứng phải ký tên và đóng dấu của mình vào đó (Điều 970)

Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng thừa nhận di chúc miệng trong một sốtrường hợp đặc biệt Điều 976 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: Ngườinào bị bệnh nặng hay trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng muốn đểlại di chúc thì có thể để lại di chúc miệng trước ba người làm chứng bằngcách đọc cho một trong số họ nghe nội dung di chúc, người này phải ghichép lại Từng nhân chứng sau khi tin chắc văn bản đã được chép đúng thì

ký tên và đóng dấu vào đó Di chúc này chỉ thực sự có hiệu lực khi trongkhoảng thời gian hai mươi ngày kể từ ngày lập ra di chúc được làm chứnghoặc được cá nhân có liên quan đưa ra Tòa án hôn nhân - gia đình xin côngnhận Ngoài ra, pháp luật quy định, khi người lập di chúc đang trên một contàu sắp đắm, và có nguy cơ chết ngay thì có thể lập di chúc miệng chỉ với haingười làm chứng (Điều 978) Tòa án hôn nhân gia đình có thể không xácnhận di chúc đó chừng nào chưa tin chắc rằng nó phản ánh ý muốn thực sựcủa người lập di chúc [2] Tuy nhiên, di chúc miệng này sẽ không có hiệulực nếu người lập di chúc sống thêm sáu tháng nữa kể từ thời điểm mà ngườinày có thể lập được di chúc dưới dạng thông thường (Điều 978)

1.2.4 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Thái Lan

Trang 29

- Hình thức di chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự và Thươngmại Thái Lan gồm 17 Điều từ Điều 1655 đến Điều 1672 với năm loại hìnhthức di chúc.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Là loại di chúc có ghi rõngày, tháng, năm lập di chúc và phải được người lập di chúc ký trước sựlàm chứng của ít nhất hai người, và những người làm chứng sau đó cũng kýxác nhận vào bản di chúc (Điều 1656)

+ Di chúc viết tay: Là loại di chúc do người lập di chúc viết toàn bộnội dung di chúc và điền ngày, tháng, năm và ký vào di chúc Di chúc nàykhông bị ràng buộc về hình thức trình bày (Điều 1657)

+ Di chúc văn bản công: Là loại di chúc được người lập di chúc đọcmiệng cho Kromakarn Amphoe (đây là một viên chức) viết lại trước sựchứng kiến của hai người, sau khi đã nghe đọc lại và đã xác định chắc chắnvăn bản này phù hợp với những tuyên bố của người lập di chúc, người lập

di chúc và người làm chứng cùng ký tên mình vào di chúc Viên chứcKromakarn Amphoe điền ngày, tháng, năm và ký vào văn bản bằng tên củamình để chứng nhận rằng di chúc đã được lập là hoàn toàn phù hợp với cácquy định (Điều 1658)

+ Di chúc bí mật: Đây là loại di chúc đã được người lập di chúc ký tênvào, dán kín lại và ký tên dọc theo chỗ dán Khi xuất trình văn bản dán kínnày cho viên chức Kromakarn Amphoe và ít nhất hai người làm chứngkhác nữa xem, người lập di chúc phải tuyên bố rõ ràng văn bản đó bao gồmviệc định đoạt theo di chúc của người đó Sau khi viên chức KromakarnAmphoe ghi trên vỏ bọc ngoài của văn bản tên, lời tuyên bố của người lập

di chúc và ngày, tháng, năm xuất trình và đóng dấu của mình lên đó, thìngười lập di chúc và người làm chứng phải ký tên vào đó (Điều 1660).+ Di chúc miệng: Pháp luật Thái Lan cũng ghi nhận di chúc miệng,nhưng trong những điều kiện do luật định Đó là trong những trường hợp

Trang 30

có sự nguy hiểm chết người đến nơi, hoặc đang trong thời gian chiến tranhhay có dịch bệnh, một người bị ngăn trở trong việc lập di chúc thì bằng bất

cứ dạng nào đã được kể ra trên đây, thì có thể lập di chúc miệng Việc lập

di chúc miệng được thực hiện bằng cách tuyên bố ý định về nội dung dichúc trước mặt ít nhất hai người làm chứng vào cùng lúc Hai người làmchứng này phải trình bày ngay lại nội dung di chúc cho viên chứcKromakarn Amphoe, cũng như ngày, tháng, năm và hoàn cảnh đặc biệt mà

di chúc đã được lập Viên chức Kromakarn Amphoe ghi nhận lời khai củangười làm chứng bằng văn bản, và hai người làm chứng phải ký vào vănbản đó để xác nhận

1.3 Tiến trình phát triển về thừa kế nói chung và hình thức di chúc nói riêng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, dưới chế độ phong kiến, đời sốngnhân dân cực khổ vì chế độ sưu cao, thuế nặng Giai cấp nông dân bị địachủ phong kiến bóc lột Nhà nước phong kiến dùng công cụ chủ yếu làpháp luật trong đó có pháp luật về thừa kế để duy trì và củng cố địa vịthống trị và quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất trong xã hội

Trải qua nhiều thời kỳ, nhà nước phong kiến đều ban hành luật phápnhằm củng cố quyền lực và quản lý xã hội Trong đó, phải kể đến các vănbản luật như: Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều Hình luật, Bộluật Gia Long hay còn gọi là Hoàng Việt luật lệ, Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộdân luật Trung kỳ Ngoài các văn bản trên nhà nước phong kiến còn banhành nhiều văn bản luật khác như: Chiếu, chỉ, lệnh của vua…

- Đối với Bộ luật Hồng Đức quy định thừa kế dưới hai hình thức làthừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Về thừa kế theo di chúc, Bộluật Hồng Đức thể hiện rõ tôn trọng quyền quyết định của người có tài sảntrong việc định đoạt tài sản của mình

Trang 31

Điều 388 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất,

chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em chia nhau, thì lấy một phần 20

số ruộng đất làm hương hỏa, giao cho con trai trưởng giữ còn thì chia nhau Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém Nếu đã có lệnh của cha

mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì mất phần mình”.

Bộ luật Hồng Đức cũng quy định quyền lập chúc thư để lại tài sản củangười có tài sản, đặc biệt là người tuổi cao Điều 390 Bộ luật Hồng Đức

quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư”.

Các quy định trên cho thấy, Bộ luật Hồng Đức đã đề cập đến cácnguyên tắc tự do lập di chúc, tôn trọng ý chí của người lập di chúc Đặcbiệt, với quy định trên cho thấy Bộ luật Hồng Đức quy định hai hình thức

di chúc là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản

Di chúc được lập dưới dạng văn bản, Bộ luật Hồng Đức gọi là chúc

thư Điều 366 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người làm chúc thư phải tự

viết lấy nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết giùm và phải có sự chứng kiến của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới có hiệu lực Những người làm chúc thư văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phải phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ Chúc thư văn khế ấy không có hiệu lực Nếu biết chữ mà viết lấy thì được”.

Như vậy, vấn đề hình thức lập di chúc thời kỳ này đã được coi trọng.Người có tài sản có thể tự mình viết chúc thư, nếu người để lại tài sảnkhông biết chữ thì chỉ được phép nhờ quan trưởng viết thay mà không đượcnhờ người khác

- Đối với Bộ luật Gia Long cũng ghi nhận hai hình thức thừa kế theopháp luật và thừa kế theo di chúc Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyềnthừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai, thể hiện rõviệc trọng nam, khinh nữ Bộ luật Gia long khẳng định: Nếu ông bà, cha

mẹ để di chúc chia của thì tôn trưởng cũng không được đi thưa kiện Điều

Trang 32

388 Bộ luật Gia Long quy định: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, thì phải

theo đúng Vi phạm điều này sẽ mất phần” Tuy nhiên, Bộ luật Gia Long

không quy định về thể thức viết di chúc

- Bộ dân luật Bắc kỳ được ban hành bằng một Nghị định của Thống

sứ Bắc kỳ ngày 30/03/1931 Bộ luật gồm 1.464 điều, chia làm 4 quyển.Quyển thứ nhất gồm 12 thiên quy định về gia đình, chế độ hôn sản và thừa

kế, trong đó có 17 điều quy định về thừa kế theo di chúc

Bộ luật quy định con cháu không được phân chia khối tài sản của giađình khi cha mẹ còn sống nếu không được sự đồng ý của họ Điều 321 Bộ

dân luật Bắc kỳ quy định: “Người vợ không có quyền lập di chúc để định

đoạt tài sản riêng của mình nếu không được người chồng đồng ý Người cha có thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình tùy theo ý mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho người vợ chính Người lập chúc thư có thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa

kế Việc truất quyền thừa kế phải lập thành văn bản do viên quan quản lý văn khế lập hoặc do lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư”.

Bộ luật quy định chúc thư phải được lập thành văn bản hoặc do viênquản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực Chúc thư không cóviên chức thị thực phải do người lập chúc thư viết lấy và ký tên Nếu ngườilập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải có ít nhất hai người đãthành niên làm chứng Người làm chứng thường là lý trưởng tại nơi trúquán của người lập chúc thư, nếu ở xa không về nơi trú quán được thì chúcthư ấy phải có sự chứng kiến của lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúcthư [7, 326] Chúc thư phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập chúc thư; tên, họ,tuổi, nơi trú quán của người làm chứng Chúc thư khi đã làm xong thì lýtrưởng đọc to cho mọi người cùng nghe rồi lý trưởng, người lập chúc thư,người viết hộ (nếu có) và những người làm chứng cùng ký tên vào văn bản

Có bao nhiêu người được thừa kế thì chúc thư được làm thành bấy nhiêubản gốc để gửi cho mỗi người thừa kế một bản

Trang 33

- Bộ dân luật Trung kỳ hay còn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luậtgồm 1709 điều, được chia làm 5 quyển Về nội dung Bộ luật này cơ bảngần như giống với Bộ dân luật Bắc kỳ vì gần như đã sao chép lại nhiều điềukhoản của Bộ dân luật Bắc kỳ.

1.3.2 Giai đoạn từ cách mạng tháng tám 1945 đến trước năm 1990

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt NamDân Chủ Cộng Hòa ra đời, đánh dấu một trang sử mới của cách mạng nước

ta Trong thời kỳ này, các quan hệ dân sự vẫn được luật cũ điều chỉnh nếukhông trái với các nguyên tắc vi phạm đến độc lập của Nhà nước Việt NamDân Chủ Cộng Hòa Trong quan hệ về thừa kế, nhà nước vẫn sử dụng cácquy định của Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ điều chỉnh Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng pháttriển thì các quy phạm pháp luật trở nên lỗi thời, lạc hậu Cần phải có các quyphạm mới điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan Ngày22/05/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950.Trong đó quy định nhiều vấn đề về dân sự Về thừa kế Điều 10 Sắc lệnh

97/1950 quy định: “Con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không

bắt buộc phải nhận thừa kế của người ấy Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại”.

Ngày 31/12/1959, Hiến pháp 1959 được Quốc hội thông qua đánh dấubước phát triển của nền lập pháp nước ta Trong đó quyền thừa kế đã được

hiến định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật để bảo hộ quyền thừa kế về tài

sản của công dân” [13, 19] Ngày 13/01/1960, Luật hôn nhân và gia đình

1959 có hiệu lực thi hành Để thực hiện Luật hôn nhân và gia đình 1959,Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã thường xuyên tổng kết công tác xét xử, banhành nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

Ngày 27/08/1968, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ban hành Thông tư số594/NCPL ngày 27/08/1968 về tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn đường

Trang 34

lối xét xử việc tranh chấp về thừa kế Thông tư đã nêu rõ các nguyên tắc cơ

bản của chế độ thừa kế của nhà nước ta như: “Nam nữ bình đẳng về quyền

thừa kế” [32] Về thừa kế theo di chúc Thông tư ghi nhận quyền tự do định

đoạt theo di chúc nhưng không được trái với pháp luật và tinh thần đoànkết, tương trợ trong gia đình và phải đảm bảo đời sống cho vợ hoặc chồng,con vị thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất sức lao động và cha

mẹ già yếu, túng thiếu Theo quy định này, thì người lập di chúc khi địnhđoạt tài sản phải dành lại một phần cho những đối tượng trên Theo Thông

tư 594, thì những quy định về tự do tuyệt đối khi lập di chúc đã bị xóa bỏ.Đây là một tư tưởng tiến bộ đặt nền tảng cho những quy định về thừa kếsau này

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua bản Hiến pháp 1980,bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ thống nhất đất nước Hiến pháp, là cơ

sở quan trọng cho việc phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật về

thừa kế nói riêng Điều 27 Hiến pháp 1980 quy định: “Pháp luật bảo hộ

quyền thừa kế tài sản của công dân”.

Để đảm bảo thống nhất đường lối xét xử, trên cơ sở tổng kết công tácxét xử, đồng thời bổ sung một số vấn đề cho phù hợp với quy định củaHiến pháp 1980, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã ban hành Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/07/1981 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế.Thông tư đã quy định về quyền lập di chúc của công dân để định đoạt tàisản của mình sau khi chết Nếu không có di chúc thì mới chia thừa kế theopháp luật [33] Thông tư cũng quy định rõ về hình thức di chúc theo đó dichúc có thể là chúc thư viết hoặc di chúc miệng Đối với di chúc viết phải

do người có năng lực hành vi dân sự tự nguyện lập ra, được chính quyềnđịa phương xác nhận Trong trường hợp đặc biệt, di chúc có thể do cơquan, đơn vị nơi đương sự làm việc xác nhận Nếu người có tài sản đang đitrên phương tiện giao thông hay đang ở trong một cơ sở chữa bệnh mà gặptình huống cấp bách lập di chúc thì sự chứng nhận của người phụ trách của

Trang 35

phương tiện giao thông hay cơ sở chữa bệnh cũng được coi là hợp lệ Đốivới di chúc miệng thì phải có người làm chứng bảo đảm [33]

1.3.3 Giai đoạn từ 1990 đến trước ngày 01/01/2006

Ngày 30/08/1990, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã thông qua Pháp lệnh về thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/09/1990.Đây là văn bản pháp luật được pháp điển hóa cao nhất về thừa kế nói chung

và thừa kế theo di chúc nói riêng đến thời điểm hiện tại Điều 10 Pháp lệnh

thừa kế 1990 đã quy định về quyền của người lập di chúc: “Công dân có

quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,

tổ chức kinh tế”

- Theo Pháp lệnh về thừa kế 1990, thì di chúc được lập dưới hai hìnhthức là di chúc viết và di chúc miệng

+ Đối với di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân

dân chứng thực, Điều 14 Pháp lệnh về thừa kế 1990 quy định: “Người lập

di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực bản di chúc Người lập di chúc có thể tự tay viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ, thì phải nhờ người chứng kiến Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe

và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã Người có trách nhiệm của

cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc, người chứng kiến”.

Trang 36

+ Ngoài ra Pháp lệnh cũng quy định các loại di chúc viết có giá trí như

di chúc chứng thực như: “Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy

bay có xác nhận của người chỉ huy phương tện đó; di chúc của người đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó; di chúc của người đang làm công việc khảo sát, tham dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn

vị đó; di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang cải tạo ở trại cải tạo có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ, cải tạo đó”[26, 16] Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận chỉ coi là

hợp pháp, nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minhmẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật [26, 17].+ Đối với di chúc miệng, Pháp lệnh thừa kế 1990 quy định chỉ trong

những trường hợp đặc biệt sau mới có quyền lập di chúc miệng: “Trường

hợp tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được thì có thể lập di chúc miệng; trường hợp di chúc của người lập di chúc miệng nếu đúng là người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật Sau ba tháng kể

từ ngày lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc còn sống và minh mẫn, thì coi như di chúc miệng bị hủy bỏ” [26, 18].

- Ngày 28/10/1995, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Bộluật Dân sự đầu tiên của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộluật Dân sự 1995 là văn bản pháp luật quan trọng thúc đẩy giao lưu dân sự,tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Bộluật đã đưa ra những khái niệm về thời điểm, địa điểm mở thừa kế, ngườithừa kế, người quản lý di sản, di chúc…

Về hình thức di chúc, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 1995

thì “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc

bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng” Người dân tộc thiểu số có quyền

lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình Lần đầu tiên

Trang 37

pháp luật cho phép người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng tiếngnói, chữ viết của dân tộc mình nhằm đảm bảo thuận lợi cho người dân tộcthiểu số định đoạt tài sản của mình sau khi chết

+ Về di chúc bằng văn bản, Bộ luật Dân sự 1995 quy định các dạngsau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng vănbản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn; di chúc bằng văn bản có chứng nhận củaCông chứng nhà nước

Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, người lập dichúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc Việc lập di chúc bằng văn bảnkhông có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 656 và Điều

658 của Bộ luật Dân sự 1995

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng, Điều 659 Bộ luật

Dân sự 1995 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự

mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất

là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 656 và Điều 657 của Bộ luật này”.

Người lập di chúc có thể yêu cầu Công chứng nhà nước chứng nhậnhoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc Thủ tụclập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn phải tuân theo quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 1995 Ngoài ra,người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập

di chúc Thủ tục lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 661 Bộ luậtDân sự 1995 Bộ luật Dân sự 1995 đã kế thừa Pháp lệnh thừa kế 1990 khi

Trang 38

đã quy định các trường hợp di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúcđược chứng nhận, chứng thực (Điều 663).

+ Đối với di chúc miệng, Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995, quy định:

“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người

di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ”

Tóm lại, giai đoạn trước ngày 01/01/2006 các quy định của pháp luậtViệt Nam về hình thức di chúc đã được ban hành với nhiều văn bản khácnhau, tạo ra hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động áp dụng pháp luật,đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thừa kế theo

di chúc

1.3.4 Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, di chúc được thể hiện bằngvăn bản hoặc dưới hình thức miệng Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005 quy

định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc

bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Về hình thức của di chúc, Bộ luật Dân sự 2005 quy định hai hình thức,

đó là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng Di chúc miệng chỉ được lậptrong những điều kiện nhất định mà người lập di chúc không thể lập được di

chúc bằng văn bản Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người dân tộc

thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”.

Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của cá nhân giữa các dân tộckhác nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử

Trang 39

dụng của mình Quy định này đã bảo vệ quyền dân sự cơ bản của cá nhântrong việc lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết [28, 64]

Đối với trường hợp người mang quốc tịch Việt Nam, không viết vànói được bằng tiếng Việt, do vậy cá nhân đã lập di chúc bằng tiếng nướcngoài, di chúc này có hợp pháp hay không thì trường hợp này pháp luật vẫn

chưa có quy định cụ thể, có quan điểm cho rằng: “Cá nhân mang quốc tịch

Việt Nam lập di chúc bằng một thứ tiếng nước ngoài, di chúc đó vẫn có giá trị pháp lý theo nguyên tắc người lập di chúc có quyền thể hiện bằng tiếng nói và chữ viết mà mình biết” [28, 64]

1.3.4.1 Di chúc bằng văn bản

Kế thừa Bộ luật Dân sự 1995, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2005 quy định

di chúc bằng văn bản, gồm bốn loại sau: Di chúc bằng văn bản không cóngười làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằngvăn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực

Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005, thì di chúc bằng vănbản phải có các nội dung sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi

cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng disản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức đượchưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; chỉ định người thực hiện nghĩa

vụ và nội dung của nghĩa vụ Khoản 2 Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005 quy

định: “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc

gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc” Đây là một yêu cầu đặt ra đối với di chúc

bằng văn bản Di chúc phải được viết rõ ràng, không được viết tắt hoặc viếtbằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh các cách hiểu khác nhau, dẫnđến sự tranh cãi giữa những người thừa kế Vậy một vấn đề đặt ra là nếu dichúc được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc đó có giá trị hay

Trang 40

không thì hiện nay trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm khác nhau

về vấn đề này

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Pháp luật đã quy định di chúc khôngđược viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nên bất cứ di chúc nào viết tắt hoặcviết bằng ký hiệu đều bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật Do vậy, dichúc đó không phát sinh hiệu lực pháp luật

Theo quan điểm này thì chỉ dựa vào khoản 2 Điều 653 Bộ luật Dân sự

2005 để cho rằng di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu viết tắt hoặc viếtbằng ký hiệu là chưa hợp lý, chưa xem xét tổng thể các quy định của phápluật về thừa kế theo di chúc Theo quy định tại Điều 667 Bộ luật Dân sự

2005 thì trong các trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộhoặc một phần không quy định trường hợp di chúc viết tắt hoặc viết bằng

ký hiệu

+ Quan điểm thứ hai: Mặc dù di chúc có viết tắt hoặc viết bằng kýhiệu, nhưng nếu đa số những người thừa kế của người lập di chúc cùnghiểu theo một nghĩa đối với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đóthì không ảnh hưởng gì đến hiệu lực của di chúc

Theo tác giả thì quan điểm này chưa thật chính xác tuyệt đối, bởi vìđối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì việc hiểu đúng ý chí củangười lập di chúc là một việc không dễ Hơn nữa, di chúc lại liên quan đếnquyền lợi, nghĩa vụ của toàn thể các đồng thừa kế Vì vậy, không phải tất

cả những người thừa kế đều công nhận di chúc ngay cả khi di chúc đượclập theo đúng quy định của pháp luật

+ Quan điểm thứ ba: Toàn bộ những người thừa kế hiểu cùng mộtnghĩa đối với những từ viết tắt, viết bằng ký hiệu thì di chúc mới phát sinhhiệu lực Trong trường hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu chỉ liên quanđến nội dung của phần chi chúc (di chúc có nhiều phần) mà chữ viết tắthoặc viết bằng ký hiệu không được toàn bộ những người thừa kế hiểu cùng

Ngày đăng: 11/04/2014, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
3. Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự Pháp
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
4. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995.5. Bộ luật Gia Long.6. Bộ luật Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,năm 1995.5. "Bộ luật Gia Long."6
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. TS. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thừa kế Việt Nam
Tác giả: TS. Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
10. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sựViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1999
11. Vương Tất Đức (1998), Xác định phần vô hiệu của di chúc, Tạp chí Tòa án nhân dân số 08/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tòa ánnhân dân
Tác giả: Vương Tất Đức
Năm: 1998
16. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (phần về thừa kế). Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (phần về thừakế)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
18. Đoàn Đức Lương, Giáo trình luật dân sự Việt Nam. Nxb Đại học Huế, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
19. Tưởng Bằng Lượng (2001), Một số vấn đề về thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa Án Nhân Dân thời gian qua, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học pháplý
Tác giả: Tưởng Bằng Lượng
Năm: 2001
20. ThS. Nguyễn Văn Mạnh (2002), Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 04,05/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu lập pháp
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Mạnh
Năm: 2002
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự 1995, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dânsự 1995
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
23. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự2005
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp năm 1992sửa đổi bổ sung năm 2001
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
25. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Công chứng 2006, ngày 29/11/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Công chứng2006
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1990), Pháp lệnh thừa kế, NXB Pháp lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnhthừa kế
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Pháp lý
Năm: 1990
28. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Luật thừa kế Việt Nam, sách chuyên khảo
Tác giả: Phùng Trung Tập
Nhà XB: NxbHà Nội
Năm: 2008
29. Phùng Trung Tập (1995), Những quy định của Bộ luật Dân sự về sự sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc và hiệu lực của di chúc, Tạp chí luật học số 02/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí luật học
Tác giả: Phùng Trung Tập
Năm: 1995
30. Phùng Trung Tập (2006), Tiến trình phát triển pháp luật về thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua, tạp chí nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, số 02/2006, tr. 33 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình phát triển pháp luật về thừa kế ViệtNam trong 60 năm qua, tạp chí nhà nước và pháp luật
Tác giả: Phùng Trung Tập
Năm: 2006
31. Đào Xuân Tiến (2001), Giải quyết tranh chấp về thừa kế, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đào Xuân Tiến
Năm: 2001
35. Trần Thùy Trang (2012), Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dânsự Việt Nam
Tác giả: Trần Thùy Trang
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THỨC DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM - hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam
HÌNH THỨC DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 1)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w