Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 28 - 31)

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, dưới chế độ phong kiến, đời sống nhân dân cực khổ vì chế độ sưu cao, thuế nặng. Giai cấp nơng dân bị địa chủ phong kiến bĩc lột. Nhà nước phong kiến dùng cơng cụ chủ yếu là pháp luật trong đĩ cĩ pháp luật về thừa kế để duy trì và củng cố địa vị thống trị và quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất trong xã hội.

Trải qua nhiều thời kỳ, nhà nước phong kiến đều ban hành luật pháp nhằm củng cố quyền lực và quản lý xã hội. Trong đĩ, phải kể đến các văn bản luật như: Bộ luật Hồng Đức hay cịn gọi là Quốc triều Hình luật, Bộ luật Gia Long hay cịn gọi là Hồng Việt luật lệ, Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung kỳ. Ngồi các văn bản trên nhà nước phong kiến cịn ban hành nhiều văn bản luật khác như: Chiếu, chỉ, lệnh của vua…

- Đối với Bộ luật Hồng Đức quy định thừa kế dưới hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Về thừa kế theo di chúc, Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ tơn trọng quyền quyết định của người cĩ tài sản trong việc định đoạt tài sản của mình.

Điều 388 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ mất cả, cĩ ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm hương hỏa, giao cho con trai trưởng giữ cịn thì chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Nếu đã cĩ lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì mất phần mình”.

Bộ luật Hồng Đức cũng quy định quyền lập chúc thư để lại tài sản của người cĩ tài sản, đặc biệt là người tuổi cao. Điều 390 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư”.

Các quy định trên cho thấy, Bộ luật Hồng Đức đã đề cập đến các nguyên tắc tự do lập di chúc, tơn trọng ý chí của người lập di chúc. Đặc biệt, với quy định trên cho thấy Bộ luật Hồng Đức quy định hai hình thức di chúc là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.

Di chúc được lập dưới dạng văn bản, Bộ luật Hồng Đức gọi là chúc thư. Điều 366 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người làm chúc thư phải tự viết lấy nếu khơng biết chữ thì nhờ quan viên nào đĩ trong làng xã viết giùm và phải cĩ sự chứng kiến của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới cĩ hiệu lực. Những người làm chúc thư văn khế mà khơng nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phải phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc thư văn khế ấy khơng cĩ hiệu lực. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được”.

Như vậy, vấn đề hình thức lập di chúc thời kỳ này đã được coi trọng. Người cĩ tài sản cĩ thể tự mình viết chúc thư, nếu người để lại tài sản khơng biết chữ thì chỉ được phép nhờ quan trưởng viết thay mà khơng được nhờ người khác.

- Đối với Bộ luật Gia Long cũng ghi nhận hai hình thức thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Bộ luật Gia Long khơng thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai, thể hiện rõ việc trọng nam, khinh nữ. Bộ luật Gia long khẳng định: Nếu ơng bà, cha mẹ để di chúc chia của thì tơn trưởng cũng khơng được đi thưa kiện. Điều

388 Bộ luật Gia Long quy định: “Nếu cĩ mệnh lệnh của cha mẹ, thì phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần”. Tuy nhiên, Bộ luật Gia Long khơng quy định về thể thức viết di chúc.

- Bộ dân luật Bắc kỳ được ban hành bằng một Nghị định của Thống sứ Bắc kỳ ngày 30/03/1931. Bộ luật gồm 1.464 điều, chia làm 4 quyển. Quyển thứ nhất gồm 12 thiên quy định về gia đình, chế độ hơn sản và thừa kế, trong đĩ cĩ 17 điều quy định về thừa kế theo di chúc.

Bộ luật quy định con cháu khơng được phân chia khối tài sản của gia đình khi cha mẹ cịn sống nếu khơng được sự đồng ý của họ. Điều 321 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định: “Người vợ khơng cĩ quyền lập di chúc để định đoạt tài sản riêng của mình nếu khơng được người chồng đồng ý. Người cha cĩ thể lập chúc thư để định đoạt tài sản của mình tùy theo ý mình, nhưng phải giữ quyền lợi cho người vợ chính. Người lập chúc thư cĩ thể truất quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Việc truất quyền thừa kế phải lập thành văn bản do viên quan quản lý văn khế lập hoặc do lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư”.

Bộ luật quy định chúc thư phải được lập thành văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc cĩ cơng chứng thị thực. Chúc thư khơng cĩ viên chức thị thực phải do người lập chúc thư viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải cĩ ít nhất hai người đã thành niên làm chứng. Người làm chứng thường là lý trưởng tại nơi trú quán của người lập chúc thư, nếu ở xa khơng về nơi trú quán được thì chúc thư ấy phải cĩ sự chứng kiến của lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư [7, 326]. Chúc thư phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập chúc thư; tên, họ, tuổi, nơi trú quán của người làm chứng. Chúc thư khi đã làm xong thì lý trưởng đọc to cho mọi người cùng nghe rồi lý trưởng, người lập chúc thư, người viết hộ (nếu cĩ) và những người làm chứng cùng ký tên vào văn bản. Cĩ bao nhiêu người được thừa kế thì chúc thư được làm thành bấy nhiêu

- Bộ dân luật Trung kỳ hay cịn gọi là Hồng Việt Trung Kỳ Hộ luật gồm 1709 điều, được chia làm 5 quyển. Về nội dung Bộ luật này cơ bản gần như giống với Bộ dân luật Bắc kỳ vì gần như đã sao chép lại nhiều điều khoản của Bộ dân luật Bắc kỳ.

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 28 - 31)