Một số hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc tại Tịa Án Nhân Dân

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 56 - 67)

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN

2.2.2.Một số hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc tại Tịa Án Nhân Dân

di chúc tại Tịa Án Nhân Dân

Thứ nhất, trong quá trình giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc, chưa cĩ sự thống nhất của của Tịa án cấp trên và Tịa án cấp dưới trong việc cơng nhận tính hợp pháp về hình thức của di chúc dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây mất thời gian, tiền bạc của các bên tranh chấp và ảnh hướng đến tính thống nhất trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Ví dụ như tranh chấp về thừa kế tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn bà Bùi Thị Châu (số nhà 17 tổ 8A ngõ 254 đường Bưởi, cụm 4, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) và bị đơn bà Trần Thị Hậu và anh Phan Chính Dũng (51, Quốc Tử Giám, Hà Nội).

Theo nội dung vụ án: Ngày 16/03/2002, ơng Phan Chính Nghị đã tự viết một giấy ủy quyền với nội dung:

“Tên tơi là Phan Chính Nghị hiện ở số nhà 2 Trần Quý Cáp, Hà Nội, chứng minh số 010235145, tơi cĩ ngơi nhà và vườn ở số nhà 27A tổ 8 làng Vạn Phúc Thượng, Ba Đình, Hà Nội. Tổng Diện tích nhà và vườn là 169m2. Nay tơi cho con trai tơi là Phan Chính Dũng ở 51 Quốc Tử Giảm, Hà Nội chứng minh thư 012259820 một nửa diện tích (169m2 : 2) vì khơng đo chính xác được nên tính ngơi nhà tính từ mái hiên thẳng xuống. Dưới đất tính từ bắc xuống nam. Tơi làm giấy này cho con trai tơi là Phan Chính Dũng tồn quyền sử dụng với điều kiện sau khi tơi đã chết. Tơi cĩ tồn quyền quyết định khi đang sống, khơng ai cĩ quyền tranh chấp phần nhà và đất tơi đã cho con trai tơi. Tơi viết giấy này trong tình trạng hồn tồn tỉnh táo, minh mẫn khơng chịu áp lực của ai”.

Ơng Phan Chính Nghị chết ngày 23/07/2004, khối tài sản trên được chuyển thành di sản thừa kế của ơng Phan Chính Nghị - thừa kế đã được mở. Sau đĩ bà Bùi Thị Châu xuất trình một giấy ủy quyền bản phơ tơ dưới cĩ chữ viết bằng bút bi màu xanh với nội dung:

“TB.Trên đây là bản sao giấy ủy quyền (bản chính con tơi giữ Phan Chính Dũng). Nếu tơi chết hoặc khơng làm chủ bản thân được thì tơi ủy quyền cho em trai tơi là Phan Cơng Luận cĩ tồn quyền quyết định như sau: Đứng ra bán mảnh đất (cịn lại 13m x 6,40m) với điều kiện phải 2 (hai) lượng vàng 1m2 trở lên mới được bán. Sau khi bán sẽ chia cho các em tơi là Phan Thu Hương, Phan Cơng Luận, Phan Thu Nga mỗi người 10 lượng

vàng, cịn lại giao cho vợ tơi là Bùi Thị Châu (Châm) giữ và sử dụng. Phần viết thêm này tơi quyết định dứt khốt và khơng thay đổi”.

Bà Bùi Thị Châu khẳng định phần tái bút này do ơng Nghị viết. Bà đưa giấy này ra với mục đích hịa giải với bà Trần Thị Hậu. Bà Hậu khơng đồng ý với ý kiến của bà Châu, bà cho rằng phần tái bút khơng phải chữ viết, chữ ký của ơng Nghị. Ngày 27/03/2006 bà Hậu cĩ đơn đề nghị trưng cầu giám định.

Tại bản kết luật giám định số 346/PC21 ngày 12/04/2006 của Phịng kỹ thuật hình sự Cơng an thành phố Hà Nội đã kết luận: Chữ viết, chữ ký đứng tên “Phan Chính Nghị” (phần chữ viết mực màu xanh) phía dưới “giấy ủy quyền” đề ngày 16/03/2002 (bản photocopy ký hiệu A) với chữ viết, chữ ký đứng tên Phan Chính Nghị trên “giấy ủy quyền” đề ngày 16/03/2002 (bản gốc – ký hiệu M) là chữ do cùng một người viết và ký.

Theo Bản án số 25/2006/DSST ngày 22/06/2006, của Tịa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội. Căn cứ vào kết quả giám định cĩ đủ cơ sở để khẳng định phần tái bút do ơng Nghị viết và ký. Như vậy, trước khi ơng Nghị chết ơng đã lập giấy định đoạt tồn bộ khối tài sản bằng giấy ủy quyền và phần tái bút. Áp dụng các Điều 631, 632, 633, 634, 646, 647, 648, 649, 650, 653, 655, 667 Bộ luật Dân sự 2005, Áp dụng các Điều 181, 243, 244, 245 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004. Quyết định: Chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của bà Bùi Thị Châu đối với di sản thừa kế của ơng Phan Chính Nghị. Cơng nhận giấy ủy quyền lập ngày 16/03/2002 và phần tái bút lập ngày 17/03/2002 của ơng Phan Chính Nghị là di chúc hợp pháp…

Sau hai năm, vụ án trên dược xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Theo Bản án số 57/2008/DSPT ngày 07/03/2008, của Tịa phúc thẩm Tịa Án Nhân Dân Tối Cao tại Hà Nội đã quyết định như sau: Giấy ủy quyền đề ngày 16/03/2002 và phần tái bút đề ngày 17/03/2002 đã được Tịa án cấp sơ thẩm trưng cầu giám định theo chính yêu cầu của bà Hậu. Theo Bản kết

luận giám định số 346/PC21 của cơ quan giám định thì chữ viết, chữ ký đứng tên Phan Chính Nghị phía dưới giấy ủy quyền đề ngày 16/03/2002 do cùng một người viết ra cho nên cĩ đủ cơ sở để xác định giấy này do ơng Nghị viết, nội dung của giấy ủy quyền cĩ thể hiện nội dung của một di chúc, nghĩa là thể hiện ý chí của ơng Nghị nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đối chiếu quy định tại Điều 655 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005 về di chúc hợp pháp với giấy ủy quyền nêu trên của ơng Nghị đã khơng đảm bảo được sự tham gia của người làm chứng. Mặt khác, khi xác định khối tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng ơng Nghị và bà Châu thì ơng Nghị khơng cĩ quyền định đoạt phần tài sản của bà Châu. Vì vậy, khơng thừa nhận giấy ủy quyền trên của ơng Nghị là di chúc hợp pháp [9, 222].

Như vậy, cùng một vụ án trên nhưng cấp sơ thẩm cho rằng di chúc của ơng Nghị viết là di chúc hợp pháp. Cấp phúc lại cho rằng di chúc khơng phải là di chúc hợp pháp. Lý do thứ nhất là do ơng Nghị khơng cĩ quyền định đoạt tài sản của bà Châu. Lý do thứ hai là do di chúc khơng cĩ người làm chứng. Ở đây chúng ta chỉ xét đến lý do thứ hai, chúng ta thấy rằng pháp luật khơng cĩ một quy định nào bắt buộc di chúc phải cĩ sự tham gia của người làm chứng. Điều 658 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 655 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng thì chỉ cần người lập di chúc tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tịa án, các cơ quan nhà nước cịn lúng túng trong việc xác định tính hợp pháp của di chúc dẫn đến hệ quả giải quyết kéo dài gây xơn xao dư luận.

Ví dụ như vụ tranh chấp thừa kế tại tỉnh Tiền Giang giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Phương Oanh (trú tại 563/33 Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) đối với bị đơn bà Nguyễn Thị Kim Hoa

(trú tại ấp Thạnh Yên, xã Thạnh Trị, huyện Gị Cơng Tây, tỉnh Tiền Giang) kéo dài từ năm 1999 đến nay.

Theo nội dung vụ án, ngày 28/01/1997, bà Võ Thị Thành lập di chúc cĩ hai người làm chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân xã. Trong di chúc, bà Võ Thị Thành để lại tồn bộ tài sản cho cháu nội là Nguyễn Thị Phương Oanh.

Ngày 30/03/1997, bà Nguyễn Thị Phương Oanh đã khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim Hoa, yêu cầu chia di sản thừa kế. Bản án dân sự sơ thẩm số 16/DSST ngày 06/10/1999 của Tịa Án Nhân Dân tỉnh Tiền Giang đã chấp nhận đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Phương Oanh, thừa nhận di chúc của bà Võ Thị Thành để lại là hợp pháp.

Ngày 18/10/1999, Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ra Quyết định số 14/QĐ-KN với nội dung: Di chúc lập ngày 28/10/1997, về hình thức di chúc lập bằng văn bản cĩ hai người làm chứng và cĩ chứng thực của Ủy ban nhân dân xã nhưng ý chí tự nguyện của bà Võ Thị Thành chưa được bày tỏ như mong muốn của bà vì sau ngày lập di chúc bà Thành lập thêm hai di chúc nữa vào ngày 28/03/1997 và tháng 5/1997.

Di chúc do ơng Nguyễn Thiện Nhơn (con cụ Thành) tự tay viết với nội dung để lại tồn bộ di sản cho con gái ơng là Nguyễn Thị Phương Oanh. Theo ơng Nhơn khai, di chúc do ơng ghi lại tồn bộ ý kiến của mẹ ơng trước mặt chính quyền địa phương. Nhưng anh Nguyễn Văn Hiền và Lê Văn Thành (cơng an ấp) khai: Khi được mời đến nhà của bà Thành, bản di chúc đã được viết sẵn, đã cĩ chữ ký của bà Thành. Di chúc được đem đến xã xác nhận cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nguyễn Văn Thơi ký xác nhận. Theo lời khai của anh Hiền và anh Thành, di chúc đã được lập sẵn trước khi hai anh đến nhà bà Thành, khơng cĩ mặt ơng Thơi như vậy là khơng khách quan.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ cĩ trong hồ sơ vụ án. Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tiền Giang cĩ quan điểm: Xác định di chúc của bà Thành là thiếu căn cứ pháp luật, đã gây thiệt hại đến quyền lợi của đương sự, đồng thời yêu cầu Tịa phúc thẩm Tịa Án Nhân Dân Tối Cao tại thành phố Hồ Chí Minh xử theo hướng bác yêu cầu của nguyên đơn xin thừa kế theo di chúc.

Xét thấy tuyên xử y án sơ thẩm, Bản án số 86/DSPT ngày 29/03/2000 của Tịa phúc thẩm Tịa Án Nhân Dân Tối Cao tại thành phố Hồ Chí Minh là chưa hợp lý. Ngày 02/06/2000 Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã gửi cơng văn số 439/VPT3 đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao với nội dung khẳng định: Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự, di chúc khơng khách quan và khơng hợp pháp.

Ngày 15/08/2000, chánh án Tịa Án Nhân Dân Tối Cao kháng nghị số 12/KN-DS đối với Bản án số 86, đồng thời đề nghị Ủy ban thẩm phán Tịa Án Nhân Dân Tối Cao giải quyết lại vụ án theo hướng tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án cho đến khi cĩ quy định mới của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền.

Ngày 01/12/2000, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã cĩ kết luận số 232/KL-KSXXDS đối với Bản án sơ thẩm số 16 và Bản án phúc thẩm số 86 là chưa đủ cơ sở và vi phạm khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 58/1998 ngày 20/08/1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thơng tư liên tịch số 01/1999 ngày 25/01/1999 của Tịa Án Nhân Dân Tối Cao, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao hướng dẫn thực hiện Nghị quyết Quốc hội. Đồng thời đề nghị Ủy ban thẩm phán Tịa Án Nhân Dân Tối Cao xét xử giám đốc thẩm, ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện “Tranh chấp di sản thừa kế”.

Ngày 08/02/2001, Ủy ban thẩm phán Tịa Án Nhân Dân Tối Cao ra quyết định giám đốc thẩm số 04/UBTP-DS tuyên hủy 02 bản án số 16 và 86 của 02 phiên tịa sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tịa Án Nhân Dân tỉnh Tiền Giang giải quyết theo quy định của pháp luật.

Sau 07 năm, đến ngày 26/08/2008, vụ án được đưa ra xét xử. Bản án số 49/2008/DSST, Tịa Án Nhân Dân tỉnh Tiền Giang cũng chưa cĩ sự đột biến trong đường lối giải quyết.

Thứ ba, di chúc lập tại cơ quan cơng chứng cĩ nhiều bất cập, xác nhận của cơng chứng viên khơng chính xác, khách quan và rõ ràng, làm khĩ khăn cho cơng tác giải quyết tranh chấp về hình thức di chúc. Hậu quả là vụ án phải xét xử nhiều lần vì quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau, gây mất thời gian, tiền bạc của các bên tranh chấp.

Ví dụ như vụ tranh chấp thừa kế tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo trình bày của nguyên đơn bà Thơng khai: Cụ Liên cĩ hai người con là Hoa và Thơng. Sau khi cụ Liên chết, bà Hoa cĩ xuất trình một tài liệu lập năm 1994 và cho là di chúc của cụ Liên lập tại Phịng cơng chứng nhà nước thành phố Hồ Chí Minh số 64854 ngày 20/09/1994 quyển 12. Tuy nhiên, bà Thơng cho rằng di chúc giả mạo. Tịa án cấp sơ thẩm đã xác nhận di chúc trên do cụ Liên lập là hợp pháp, cĩ hiệu lực pháp luật.

Sau đĩ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao kháng nghị với nhận định: Bản di chúc lập ngày 20/09/1994 của cụ Liên do bà Hoa xuất trình tại Tịa án là bản phơ tơ cĩ chứng nhận của cơ quan cơng chứng nhà nước. Tuy nhiên, tại bản di chúc này người để lại di chúc là cụ Liên đã điểm chỉ nhưng cơng chứng viên lại xác nhận là cụ Liên đã ký trước mặt cơng chứng viên là mâu thuẫn. Hơn nữa “tờ di chúc” được Tịa án cho giám định cũng là bản phơ tơ khơng phải bản chính nên kết quả giám định của cơ quan giám định cũng chưa đảm bảo tính pháp lý trong khi bà Hoa khơng xuất trình được bản chính của “tờ di chúc” nêu trên.

Tại “đơn tường trình” ngày 16/01/1992 của cụ Liên trong đĩ cĩ nội dung nĩi bà Hoa là con cụ Liên do cụ Liên ký tên là mâu thuẫn với “tờ di chúc” do cụ Liên điểm chỉ vì cụ khơng biết chữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc Tịa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào các tài liệu nêu trên để tuyên xử Bác đơn yêu cầu của bà Thơng về việc địi hủy bỏ tờ di chúc lập ngày 20/09/1994 và địi chia thừa kế di sản của cụ Liên là căn nhà 64 Lê Thị Hồng Gấm là chưa cĩ căn cứ vững chắc.

Từ kháng nghị trên, Tịa dân sự Tịa Án Nhân Dân Tối Cao đã ra Quyết định số 76/2006/DS-GĐT ngày 14/04/2006 của Tịa dân sự Tịa Án Nhân Dân Tối Cao, Quyết định: Hủy án sơ thẩm; giao hồ sơ cho Tịa án tỉnh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật [9, 258].

Như vậy, cùng một vụ án nhưng do thiếu thận trọng của cơng chứng viên khi xác nhận khơng chính xác, khách quan và nhận định thiếu căn cứ của cơ quan giải quyết tranh chấp đã làm cho vụ án xét xử đi, xét xử lại nhiều lần, nhiều cấp mà vẫn chưa xong gây tốn kém thời gian, cơng sức, tiền bạc của các bên tranh chấp, gây bức xúc dư luận.

Thứ tư, Điều 658 Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập di chúc cĩ cơng chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành rất ít trường hợp thực hiện đúng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Cĩ trường hợp người lập di chúc khơng lập tại Ủy ban nhân dân mà lập ở tại nhà họ do đĩ người cĩ thẩm quyền chứng thực (lãnh đạo Ủy ban nhân dân) khơng xuống đĩ mà ủy quyền cho cán bộ tư pháp xuống sau đĩ mang di chúc về xác nhận và lãnh đạo Ủy ban nhân dân ký, đĩng dấu chứng thực di chúc đĩ. Cĩ trường hợp người lập di chúc lập, ký sẵn ở nhà cĩ cả người làm chứng ký tên sau đĩ mang đến để người cĩ thẩm quyền chứng thực ký và đĩng dấu. Tuy nhiên, thực tiễn khi đánh giá hiệu lực của di chúc trong những trường hợp khác nhau, ở các cơ quan khác nhau thì cĩ sự đánh giá khác nhau. Cùng một tình tiết như nhau nhưng Tịa án ở các địa phương khác nhau cĩ cách giải quyết khác nhau [34, 293]. Mặt khác, theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải

được đánh số thứ tự và cĩ chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng rất nhiều trường hợp người lập di chúc khơng đánh số trang nhưng Tịa án ở mỗi địa phương lại cĩ những cách giải quyết

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 56 - 67)