Hình thức di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 36 - 47)

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, di chúc được thể hiện bằng văn bản hoặc dưới hình thức miệng. Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu khơng thể lập di chúc bằng văn bản thì cĩ thể di chúc miệng”.

Về hình thức của di chúc, Bộ luật Dân sự 2005 quy định hai hình thức, đĩ là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được lập trong những điều kiện nhất định mà người lập di chúc khơng thể lập được di chúc bằng văn bản. Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người dân tộc thiểu số cĩ quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nĩi của dân tộc mình”. Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của cá nhân giữa các dân tộc khác nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử

dụng của mình. Quy định này đã bảo vệ quyền dân sự cơ bản của cá nhân trong việc lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết [28, 64].

Đối với trường hợp người mang quốc tịch Việt Nam, khơng viết và nĩi được bằng tiếng Việt, do vậy cá nhân đã lập di chúc bằng tiếng nước ngồi, di chúc này cĩ hợp pháp hay khơng thì trường hợp này pháp luật vẫn chưa cĩ quy định cụ thể, cĩ quan điểm cho rằng: “Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam lập di chúc bằng một thứ tiếng nước ngồi, di chúc đĩ vẫn cĩ giá trị pháp lý theo nguyên tắc người lập di chúc cĩ quyền thể hiện bằng tiếng nĩi và chữ viết mà mình biết” [28, 64].

1.3.4.1. Di chúc bằng văn bản

Kế thừa Bộ luật Dân sự 1995, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2005 quy định di chúc bằng văn bản, gồm bốn loại sau: Di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng; di chúc bằng văn bản cĩ người làm chứng; di chúc bằng văn bản cĩ cơng chứng; di chúc bằng văn bản cĩ chứng thực.

Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005, thì di chúc bằng văn bản phải cĩ các nội dung sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi cĩ di sản; chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Khoản 2 Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và cĩ chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với di chúc bằng văn bản. Di chúc phải được viết rõ ràng, khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh các cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những người thừa kế. Vậy một vấn đề đặt ra là nếu di chúc được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc đĩ cĩ giá trị hay

khơng thì hiện nay trong khoa học pháp lý cĩ nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Pháp luật đã quy định di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nên bất cứ di chúc nào viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đều bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật. Do vậy, di chúc đĩ khơng phát sinh hiệu lực pháp luật.

Theo quan điểm này thì chỉ dựa vào khoản 2 Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005 để cho rằng di chúc khơng cĩ hiệu lực pháp luật nếu viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu là chưa hợp lý, chưa xem xét tổng thể các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Theo quy định tại Điều 667 Bộ luật Dân sự 2005 thì trong các trường hợp di chúc khơng cĩ hiệu lực pháp luật tồn bộ hoặc một phần khơng quy định trường hợp di chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu.

+ Quan điểm thứ hai: Mặc dù di chúc cĩ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nhưng nếu đa số những người thừa kế của người lập di chúc cùng hiểu theo một nghĩa đối với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đĩ thì khơng ảnh hưởng gì đến hiệu lực của di chúc.

Theo tác giả thì quan điểm này chưa thật chính xác tuyệt đối, bởi vì đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì việc hiểu đúng ý chí của người lập di chúc là một việc khơng dễ. Hơn nữa, di chúc lại liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của tồn thể các đồng thừa kế. Vì vậy, khơng phải tất cả những người thừa kế đều cơng nhận di chúc ngay cả khi di chúc được lập theo đúng quy định của pháp luật.

+ Quan điểm thứ ba: Tồn bộ những người thừa kế hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt, viết bằng ký hiệu thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Trong trường hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu chỉ liên quan đến nội dung của phần chi chúc (di chúc cĩ nhiều phần) mà chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu khơng được tồn bộ những người thừa kế hiểu cùng

một nghĩa thì phần di chúc đĩ khơng cĩ hiệu lực pháp luật; các phần khác của di chúc vẫn cĩ hiệu lực pháp luật. Trường hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu được các thừa kế hiểu khác nhau, làm ảnh hưởng đến tồn bộ nội dung di chúc thì di chúc này khơng phát sinh hiệu lực pháp luật.

Trong ba quan điểm trên, thì cách hiểu thứ ba là cĩ căn cứ, phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật được thống nhất, cần phải cĩ sự hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền [17, 67].

- Thứ nhất, di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng.

Di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng được quy định tại Điều 655 Bộ luật Dân sự 2005. Di chúc cĩ giá trị pháp lý nếu nội dung di chúc tuân theo các quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005. Cũng giống như quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 1995, di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng phải do chính người lập di chúc tự tay mình viết bằng chữ viết của mình và ký vào bản di chúc. Theo quy định này, thì nếu di chúc này là một bản đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ thì di chúc đĩ sẽ khơng được thừa nhận cho dù người lập di chúc ký vào bản di chúc. Quy định này nhằm xác định đúng người cĩ tài sản lập di chúc bằng chữ viết của mình, tránh sự gian lận trong việc lập di chúc và là chứng cứ chứng minh di chúc do chính người cĩ tài sản lập ra mà khơng phải do người khác [28, 57]. Việc quy định trên xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước, đĩ là số người khơng biết chữ hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp, khơng đáng kể. Hơn nữa, số người cĩ tài sản và cĩ nhu cầu lập di chúc thì đa số đều biết chữ. Mặt khác, việc lập di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng nếu khơng được quy định chặt chẽ thì sẽ nảy sinh tranh chấp. Vì vậy, việc quy định người lập di chúc phải tự tay viết bản di chúc là rất cần thiết [17, 69].

Kế thừa Bộ luật Dân sự 1995, di chúc bằng văn bản cĩ người làm chứng được quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2005. Đây là trường hợp người lập di chúc do khơng thể tự mình viết bản di chúc, và nhờ người khác viết và cĩ ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký hoặc xác nhận điểm chỉ của người lập di chúc và cùng ký tên vào bản di chúc với danh nghĩa người làm chứng. Sự xuất hiện của người làm chứng trở thành yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc trong trường hợp người lập di chúc khơng thể tự viết được bản di chúc và di chúc đĩ khơng được cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền cơng chứng, chứng thực [17, 70]. Tuy nhiên, để di chúc phát sinh hiệu lực thì nội dung cũng phải tuân theo quy định Điều 653 về nội dung của di chúc và Điều 654 về điều kiện người làm chứng cho bản di chúc.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì những người làm chứng phải đáp ứng các điều kiện như: Người làm chứng phải là những người từ đủ mười tám tuổi trở lên; người làm chứng khơng phải là những người thừa kế theo di chúc, những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc; người làm chứng khơng phải là những người cĩ quyền và nghĩa vụ liên quan đến nội dung của di chúc. Những người như chủ nợ, con nợ của người lập di chúc cũng khơng thể là người làm chứng cho việc lập di chúc để lại di sản. Bởi vì, những người này cĩ thể vì lợi ích mà áp đặt ý chí đối với người lập di chúc hoặc cũng vì lợi ích của mình mà dọa nạt, lừa dối người lập di chúc khiến cho người lập di chúc khơng hồn tồn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong việc chỉ định người thừa kế và di sản để lại cho người thừa kế [28, 58]. Đặc biệt, những người này làm chứng sẽ khơng khách quan trong phần chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Đối với di chúc bằng văn bản cĩ người làm chứng thì người lập di chúc cĩ thể tự tay mình ký tên và cũng cĩ thể điểm chỉ vào bản di chúc. Điều này tạo thuận lợi cho người lập di chúc, trong trường hợp người đĩ khơng thể ký

tên. Và việc điểm chỉ thì tính xác thực, chính xác của điểm chỉ cao hơn ký tên. Bởi vì, ký tên thì hiện nay ít người đăng ký chữ ký cịn điểm chỉ thì dấu vân tay được lưu tại cơ quan Cơng an khi họ làm Chứng minh nhân dân.

- Thứ ba, di chúc bằng văn bản cĩ cơng chứng hoặc chứng thực.

Theo quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 2005 thì “Người lập di chúc cĩ thể yêu cầu cơ quan cơng chứng hoặc chứng thực bản di chúc” do mình lập ra.

+ Người lập di chúc phải tự mình mang bản di chúc do mình lập ra đến cơ quan cơng chứng yêu cầu cơng chứng và tự tay mình ký tên vào bản di chúc trước mặt cơng chứng viên. Pháp luật cơng chứng khơng cho phép người lập di chúc ủy quyền cho người khác mang bản di chúc của mình đến cơ quan cơng chứng yêu cầu cơng chứng. Cơng chứng viên cĩ nghĩa vụ cơng chứng vào bản di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc. Trường hợp cơng chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khơng thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc cĩ căn cứ cho rằng việc lập di chúc cĩ dấu hiệu lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép thì cơng chứng viên từ chối cơng chứng di chúc đĩ hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định [25, 48]. Khi yêu cầu cơng chứng, người lập di chúc phải nộp bản di chúc và xuất trình các giấy tờ sau: Phiếu yêu cầu cơng chứng di chúc; bản sao giấy tờ tùy thân; bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đĩ. Trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu cơng chứng khơng cĩ nghĩa vụ phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ trên. Tuy nhiên, phải ghi rõ trong văn bản cơng chứng.

Cơng chứng viên cĩ trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ do người yêu cầu cơng chứng cung cấp, xác định năng lực hành vi dân sự của người lập

di chúc. Ngồi ra, cơng chứng viên phải đặt các câu hỏi để xác định người lập di chúc cĩ minh mẫn, sáng suốt, cĩ bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép. Sau khi kiểm tra nội dung bản di chúc, cơng chứng viên chứng nhận bản di chúc đĩ. Cơng chứng viên khơng cơng chứng bản di chúc trái pháp luật, đạo đức xã hội. “Di chúc đã được cơng chứng sau đĩ người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc tồn bộ di chúc thì cĩ thể yêu cầu bất kỳ cơng chứng viên nào cơng chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đĩ. Trong trường hợp di chúc trước đĩ đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề cơng chứng thì người lập di chúc phải thơng báo cho tổ chức hành nghề cơng chứng đĩ biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc” [25, 48].

+ Đối với trường hợp người lập di chúc yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác; bản di chúc. “Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực” [1, 17]. Người thực hiện chứng thực phải ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực; địa điểm chứng thực; số giấy tờ tùy thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi cấp; chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; sau đĩ ký và ghi rõ họ, tên và đĩng dấu của cơ quan cĩ thẩm quyền chứng thực.

- Ngồi các trường hợp trên thì di chúc bằng văn bản cịn được lập trong các trường hợp sau:

+ Một là, theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc bằng văn bản cịn cĩ thể được lập tại cơ quan cơng chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thủ tục được thực hiện như sau: “Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước cơng chứng viên hoặc người cĩ thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Cơng chứng viên hoặc người cĩ thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại

nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Cơng chứng viên hoặc người cĩ thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc” [23, 658].

Khoản 2 Điều 658 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc khơng đọc được hoặc khơng nghe được bản di chúc, khơng ký hoặc khơng điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt cơng chứng viên hoặc người cĩ thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Cơng chứng viên, người cĩ thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”. Người khơng đọc được hoặc khơng nghe được bản di chúc, khơng ký hoặc khơng điểm chỉ được vào bản di chúc là những người bị khuyết tật thể chất như mù chữ, người khiếm thính, người cụt cả hai tay… Nhưng họ phải là người hiểu và làm chủ được hành vi của mình, người cĩ đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười mười tám tuổi khơng tâm thần, khơng mắc các bệnh khác mà khơng thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Với quy định này, pháp luật luơn coi trọng và bảo hộ ý chí của người lập di chúc, cịn các khiếm khuyết về thể chất của người lập di chúc khơng phải là điều kiện để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 36 - 47)