Một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về hình thức di chúc

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 50 - 56)

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN

2.2.1. Một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về hình thức di chúc

của pháp luật về hình thức di chúc

Pháp luật về thừa kế ngày càng được hồn thiện trong những năm qua đặc biệt là kể từ khi Bộ luật Dân sự 2005 cĩ hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì kể từ khi cĩ hiệu lực thi hành đến nay các quy định về thừa kế đặc biệt là về hình thức di chúc đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc gây khĩ khăn trong cơng tác thi hành pháp luật. Nhìn chung những bất cập, vướng mắc tập trung ở những nội dung sau:

- Thứ nhất, bất cập trong quy định về khái niệm di chúc.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì khái niệm di chúc cịn thiếu tính bao quát. Điều 646 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Theo đĩ, di chúc là phương tiện pháp lý để cá nhân định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, chế định về di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì khơng chỉ dừng lại ở việc thừa nhận ý chí của cá nhân mà cịn thừa nhận cả di chúc chung của vợ và chồng (Điều 663), bên cạnh đĩ ý chí định đoạt tài sản của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ được thực hiện khi cĩ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (Điều 647) [34, 287].

- Thứ hai, bất cập trong quy định về di chúc miệng.

Một là, khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc cịn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”. Điểm a khoản 1 Điều 652 quy định về di chúc được coi là hợp pháp khi “Người lập di chúc minh

mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; hình thức di chúc khơng trái quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa cĩ quy định giải thích cụ thể như thế nào là một người minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để biết được một người đang ở trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt. Do vậy, việc áp dụng pháp luật trên thực tế cịn gặp nhiều khĩ khăn, vướng mắc và thiếu sự thống nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nhiều tranh chấp về hình thức của di chúc kéo dài trong thời gian vừa qua. Mặt khác, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết nên việc xác định về trạng thái minh mẫn, sáng suốt khi người đĩ lập di chúc là điều khĩ cĩ thể thực hiện được.

Hai là, theo quy định tại khoản 5 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn những điều kiện sau: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đĩ cĩ người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời gian năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng hoặc chứng thực”.

Theo quy định trên thì trong vịng năm ngày, kể từ ngày người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng mà di chúc khơng được cơng chứng hoặc chứng thực thì di chúc sẽ khơng phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, luật lại khơng quy định rõ trách nhiệm ai là người cĩ nghĩa vụ tiến hành cơng việc cơng chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Trách nhiệm của người làm chứng chưa được xác định rõ ràng. Giả sử, trong thời hạn năm ngày đĩ người làm chứng khơng tiến hành cơng việc cơng chứng, chứng thực bản di chúc, dẫn đến di chúc khơng phát sinh hiệu lực, thì người làm chứng cĩ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nào khơng thì pháp luật cũng chưa quy định.

Ba là, quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và pháp luật cơng chứng cĩ sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất gây khĩ khăn trong việc áp dụng pháp luật về di chúc miệng.

+ Bộ luật Dân sự 2005, quy định điều kiện lập di chúc miệng là

“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà khơng thể lập di chúc bằng văn bản thì cĩ thể lập di chúc miệng”. Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng hoặc chứng thực”.

+ Luật Cơng chứng được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2006, cĩ hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 quy định về cơng chứng. Khoản 1 Điều 48 Luật Cơng chứng 2006 quy định “Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu cơng chứng di chúc, khơng được ủy quyền cho người khác cơng chứng di chúc”.

Như vậy, theo quy định của Luật Cơng chứng 2006 thì người lập di chúc phải tự mình yêu cầu cơng chứng di chúc mà khơng được ủy quyền cho người khác, quy định này đối với di chúc bằng văn bản thì rất dễ thực hiện nhưng đối với di chúc miệng thì gặp nhiều khĩ khăn. Bởi vì, trong hồn cảnh người lập di chúc miệng thì người đĩ khơng thể yêu cầu cơng chứng di chúc. Người mang di chúc đi cơng chứng là một người khác chứ khơng phải là người lập di chúc miệng. Như vậy, với quy định này thì đối với di chúc miệng khơng thể thực hiện được việc yêu cầu cơng chứng di chúc.

- Thứ ba, bất cập trong quy định về di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng.

Đối với di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng thì đây là một trong bốn loại di chúc bằng văn bản đã được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2005. Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định từ Điều 652 đến Điều 655. Trong quá trình thi hành,

nhiều thẩm phán cho rằng điều kiện “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc” (Điều 655) là chưa hợp lý, bởi các lý do sau:

+ Việc quy định điều kiện người lập di chúc phải tự tay ký vào bản di chúc sẽ khơng thống nhất với khoản 2, Điều 653 Bộ luật Dân sự 2005 khi chấp nhận việc điểm chỉ của người lập di chúc về nội dung của di chúc.

+ Đối với di chúc khơng cĩ người làm chứng pháp luật đã quy định người lập di chúc phải tự lập (dành cho người biết chữ) và việc điểm chỉ khơng cĩ nghĩa người đĩ cĩ biết chữ hay khơng ký được, cĩ thể một người viết được nhưng chưa cĩ thĩi quen ký mà đối với văn bản quan trọng họ muốn điểm chỉ.

+ Trên thực tế cơng tác giám định, chứng minh cho thấy tính xác thực của điểm chỉ cao hơn cả chữ ký. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy đa số các di chúc “giả tạo” do giả mạo chữ ký.

+ Nội dung di chúc bắt buộc phải được viết bằng tay đã là căn cứ cĩ thể xác định di chúc do chính người đĩ lập ra nên nếu người đĩ điểm chỉ thì lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám định (lúc cần thiết), là căn cứ vững chắc để xác định người lập di chúc [34, 291].

- Thứ tư, bất cập trong quy định về di chúc bằng văn bản cĩ người làm chứng.

Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2005 “Trong trường hợp người lập di chúc khơng thể tự mình viết bản di chúc thì cĩ thể nhờ người khác viết, nhưng phải cĩ ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Qua thực tiễn xét xử, đa số các vụ án thừa kế theo di chúc thuộc trường hợp trên đều khơng tuân theo các quy định của pháp luật. Thực tế các nhân chứng đều khẳng định là người để lại di chúc cầm bản di chúc đến nhà của nhân chứng nhờ ký làm chứng hộ, như vậy là

người để lại di chúc đến từng nhà nhân chứng để xin chữ ký làm chứng. Như vậy, cĩ quan điểm cho rằng, khơng nên đưa điều kiện “Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc” vì điều kiện này khơng phù hợp với thực tế [34, 292].

- Thứ năm, bất cập trong quy định về hình thức di chúc chung của vợ, chồng.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Nhưng pháp luật lại quy định di chúc chung của vợ, chồng sẽ phải tuân theo các quy định về hình thức di chúc như đối với di chúc của cá nhân. Thực tiễn cho thấy đối với di chúc chung của vợ, chồng khơng phải lúc nào cũng cĩ thể áp dụng theo hình thức và thủ tục lập di chúc như đối với di chúc của cá nhân.

Bộ luật Dân sự 2005, quy định hình thức di chúc miệng trong trường hợp thể hiện ý chí của cá nhân thì dễ dàng thực hiện. Nhưng nếu vợ và chồng cùng nhau để lại di chúc miệng thì lại khĩ cĩ thể thực hiện được trên thực tế, lý do là luật vẫn chưa cĩ quy định riêng đối với trường hợp hình thức di chúc miệng của vợ và chồng, cụ thể:

+ Vợ, chồng muốn lập di chúc miệng để định đoạt tài sản chung thì cả hai vợ, chồng đều phải rơi vào hồn cảnh tính mạng cái chết bị đe dọa (Điều 651). Tuy nhiên, rất ít khi vợ và chồng cùng rơi vào hồn cảnh như vậy ngay cả khi cả hai bên cùng gặp hoạn nạn. Lấy ví dụ: Cả hai vợ chồng cùng bị tai nạn ngã xe và được đưa vào bệnh viện, nhưng chỉ chồng rơi vào hồn cảnh tính mạng bị cái chết đe dọa và khơng thể lập được di chúc bằng văn bản cịn vợ khơng rơi vào hồn cảnh đĩ. Trường hợp này cả hai vợ chồng muốn để lại di chúc, nếu để lại di chúc bằng văn bản thì khơng thể được bởi vì người chồng đang bị cái chết đe dọa và khơng thể lập di chúc

bằng văn bản. Vậy nếu vợ, chồng cùng nhau lập di chúc miệng thì trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì khơng thể thực hiện được vì người vợ chưa rơi vào hồn cảnh được lập di chúc miệng theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2005. Mặt khác, muốn lập di chúc chung thì vợ, chồng phải cùng nhau bàn bạc và thống nhất ý chí chung trước khi cùng nhau lập di chúc. Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa thì việc bàn bạc, thống nhất ý chí là rất khĩ thực hiện được. Khi khơng thống nhất được ý chí thì việc lập di chúc chung sẽ khơng phản ánh được đầy đủ và trung thực ý chí của vợ và chồng.

+ Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà một người chết cịn một người cịn sống, minh mẫn, sáng suốt hoặc một người cịn sống, minh mẫn, sáng suốt cịn người kia cịn sống nhưng khơng minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng cĩ bị hủy bỏ hay khơng và nếu hủy bỏ thì hủy bỏ một phần hay hủy bỏ tồn bộ thì hiện nay pháp luật cũng chưa cĩ quy định cụ thể.

Ngồi ra, đối với di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng thì Điều 655 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc”. Theo quy định này nếu vợ, chồng cùng nhau chọn hình thức di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng thì cũng khăn trong việc lập di chúc. Vợ, chồng cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý chí nhưng luật lại quy định cả hai người phải cùng nhau tự tay viết và cùng nhau ký vào bản di chúc. Như vậy, cùng một nội dung thống nhất nhưng phải trình bày hai lần vì cả hai vợ, chồng cùng phải viết vào bản di chúc. Vậy vấn đề đặt ra là nếu chỉ một người (vợ hoặc chồng) đại diện cho bên kia viết ra những nội dung mà cả hai vợ, chồng đã thống nhất trước sự chứng kiến của bên kia và cả hai người cùng ký tên thì di chúc cĩ hiệu hay khơng thì vấn đề này luật vẫn chưa quy định rõ.

Theo quan điểm của tác giả thì pháp luật cần cĩ những quy định riêng đối với di chúc chung của vợ, chồng để bảo đảm thuận lợi cho các chủ thể

khi tham gia vào quan hệ thừa kế trong việc lập di chúc chung để định đoạt tài sản của mình, đồng thời đảm bảo an tồn pháp lý của các chủ thể trong quan hệ thừa kế.

- Thứ sáu, trong thực tiễn xét xử một số Tịa án gặp lúng túng đối với dạng văn bản “tương phân tài sản”. dẫn đến cách giải quyết chưa thống nhất. Tại một số tỉnh, thành phố ở nước ta cĩ phong tục cha mẹ lập văn bản “tương phân tài sản” theo đĩ thể hiện ý chí của mình về tài sản sau khi mất, văn bản này cĩ chữ ký của con cái trong gia đình. Theo ý kiến của nhiều thẩm phán Tịa Án Nhân Dân, trong tồn bộ phần thứ tư về thừa kế của Bộ luật Dân sự 2005 khơng cĩ một điều luật nào quy định về dạng văn bản này. Trong quá trình giải quyết Tịa án gặp lúng túng với dạng văn bản này vì nếu coi đây là di chúc cĩ người làm chứng thì việc những người con ký vào văn bản như người làm chứng được coi khơng hợp lệ theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2005; trong trường hợp bố mẹ tự tay viết vào văn bản và các con ký xác nhận thì Tịa án cĩ thể giải quyết theo trường hợp di chúc bằng văn bản khơng cĩ người làm chứng; nhưng với trường hợp văn bản khơng phải do bố mẹ tự tay viết thì khơng thể coi là di chúc khơng cĩ người làm chứng theo Điều 655 và càng khơng thể cơng nhận văn bản này là di chúc cĩ người làm chứng. Tuy nhiên, nếu xử lý theo hướng khơng cơng nhận hiệu lực của di chúc là thiếu khách quan với ý chí của người để lại di sản thừa kế [34, 292].

Một phần của tài liệu hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w