Việc ổn định tỷ giá sẽ giúp tăng cường lòng tin vào đồng nội tệ, buộc chính phủ phải kiểm soát thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng tín dụng và thông qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của chính phủ. Như vậy, khi những yếu tố này được kiểm soát tốt, lạm phát cũng sẽ giảm đi và dần ổn định. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).
Hình 3.7: Lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010) và Tính toán của tác giả theo số liệu của IFS
Tuy nhiên, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, như đã được phân tích trong phần 2.2. Trong đó có: tính không chắc chắn tổng cầu, môi trường lạm phát, sự ổn định của chính sách tiền tệ. Chiếu theo những yếu tố này để lý giải tại sao cùng một chế độ tỷ giá mà tác động đến lạm phát trong các giai đoạn khác nhau lại khác nhau: giai đoạn 1992- 1996 và 2004-2008.
Giai đoạn 1992-1996: Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, tỷ lệ lạm
phát rất cao (lạm phát phi mã), đáng chú ý là lạm phát năm 1992 lên đến 35%, làm cho người dân mất niềm tin vào tiền Việt Nam đồng. Trước tình cảnh này, việc áp dụng một chính sách tỷ giá tương đối cố định là hết sức hợp lý và lạm phát trong giai đoạn 1992-1996 đã được kiểm soát tốt.
Giai đoạn 2004-2008: Tuy nhiên điều tương tự đã không xảy ra trong
giai đoạn 2004-2008, khi chính sách tỷ giá tương đối cứng nhắc được áp dụng nhưng lạm phát vẫn tăng dần qua các năm và kết thúc thời kỳ bằng một cuộc lạm phát cao 2007-2008 (gần 23%).
Những nghiên cứu khác nhau như Võ Trí Thành et al (2000) và Nguyễn Đức Thành et al (2009) đã đưa ra những lý giải cho vấn đề này: trong đó sự
gia tăng cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến thời kỳ lạm phát cao ở Việt Nam trong giai đoạn qua. Và chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ không có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).
Nhóm nguyên nhân thứ hai có thể lý giải tại sao chính sách ổn định tỷ giá trong các giai đoạn khác nhau lại khác nhau là “bộ ba bất khả thi”: “tỷ giá hối đoái cố định”, “tự do hóa tài khoản vốn” và “sự độc lập của chính sách tiền tệ”. Trong giai đoạn 1992-1996, khi mà chưa có tự do hóa tài khoản vốn thì NHNN vừa có thể thực hiện được chính sách TGHĐ cố định vừa kiểm soát được chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát. Tuy nhiên, khi mà hội nhập kinh tế ngày càng sâu thì tài khoản vốn dễ dàng chu chuyển hơn do vậy NHNN khó đạt được cả việc cố định TGHĐ và sự độc lập của chính sách tiền tệ. Điều này có thể lý giải cho giai đoạn 2004-2008.
Như vậy, mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát là hết sức phức tạp trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc xác định quy mô và độ lớn của tác động tỷ giá đến lạm phát là hết sức cần thiết để NHNN có thể đưa ra những chính sách tỷ giá phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, hạn chế sự lưỡng lự và không nhất quán trong chính sách tỷ giá. Chương tiếp theo sẽ xây dựng mô hình ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam và phân tích nguyên nhân chính của hiện tượng lạm phát ở Việt Nam.
CHƢƠNG 4
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
“Trong chương này, nghiên cứu sẽ đưa ra mô hình để ước lượng mức chuyển tỷ giá đến lạm phát. Trong đó cơ sở xây dựng mô hình thực nghiệm được đề cập đến trong phần 4.1, tiếp đến phần 4.2 giới thiệu các biến trong mô hình và những mô tả dữ liệu liên quan, phần cuối của chương trình bày mô hình thực nghiệm VAR để ước lượng MCTGLP”.