Số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM PHÁT (Trang 41 - 50)

Nghiên cứu sử dụng các số liệu liên quan đến giá dầu thế giới, khoảng cách sản lượng, tỷ giá danh nghĩa, cung tiền nội địa, tiền gửi ngoại tệ, lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng, lãi suất USD và chỉ số giá tiêu dùng và được lấy tính theo tháng từ tháng 1/2005 đến tháng 3/2009, như vậy là có tất cả 51 quan sát. Tất cả các số liệu này được lấy từ các nguồn cơ bản: Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Việt Nam.

a. Giá dầu (USD/barrel)

Giá dầu được lấy theo chỉ số giá dầu UK Brent (2005=100), từ nguồn Thống kê tài chính quốc tế - IFS. Tuy nhiên, giá dầu ở Việt Nam được quản lý bởi nhà nước và sự dao động của giá dầu ở Việt Nam tương đối khác so với giá dầu thế giới, nên nghiên cứu xem giá dầu là một biến ngoại sinh trong mô hình.

Mô tả dữ liệu:

8 Mô hình này không được trình bày trong nghiên cứu, có thể liên hệ trực tiếp nhóm nghiên cứu để tìm hiểu chi tiết.

Hình 4.1: Chỉ số giá dầu UK Brent (2005 =100)

Nguồn: IFS

Mặc dù, giá dầu ở Việt Nam được quản lý bởi nhà nước, tuy nhiên những thay đổi trong giá dầu thế giới có những ảnh hưởng nhất định và tương đối lớn vào tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam. Có thể thấy rằng, những giai đoạn mà giá dầu tăng mạnh, ví dụ như giai đoạn 2007-2008 khi giá dầu lên đỉnh điểm vào giữa năm 2008 (tăng 250% so với đầu năm 2007), thì lạm phát của Việt Nam cũng tăng rất nhanh và trong giai đoạn này với tỷ lệ lạm phát năm 2007 và 2008 lần lượt là 8% và 23%.

b. Khoảng cách sản lƣợng

Không có thống kê về tổng sản lượng theo tháng nên nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số sản lượng công nghiệp hàng tháng theo năm cơ sở 2005=100 lấy từ số liệu của Tổng cục thống kê làm biến thay thế, đại diện cho áp lực tổng cầu. Riêng sản lượng tiềm năng được ước lượng theo sản lượng thực dựa trên kỹ thuật Hodrick-Prescott9. Khoảng cách sản lượng không cần điều chỉnh theo mùa vì các ảnh hưởng mùa vụ đã được loại khi thực hiện kỹ thuật này.

Mô tả dữ liệu:

9 Đây là kỹ thuật để đo lường khoảng cách sản lượng dựa trên những số dư có được từ sự hồi quy logarit tự nhiên của chỉ số sản lượng công nghiệp theo khuynh hướng tuyến tính và toàn phương.

Hình 4.2: Khoảng cách sản lƣợng và chỉ số CPI

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu GSO

Biến sản lượng công nghiệp được sử dụng trong mô hình để đại diện cho áp lực tổng cầu. Trong đó khoảng cách sản lượng (OPGAP) hàm ý sự chênh lệch giữa mức sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng. Khi các yếu tố khác không đổi, sản lượng thực tăng vượt quá sản lượng tiềm năng (OPGAP dương), hàm ý cầu tăng nên lạm phát bắt đầu tăng và ngược lại khi OPGAP âm thì lạm phát sẽ giảm. Một số nghiên cứu10 chỉ ra rằng mối quan hệ này không rõ ràng ở Việt Nam, thậm chí khi OPGAP tăng không làm lạm phát tăng. Tuy nhiên, Hình 4.2 cho thấy những thời kỳ mà OPGAP dương và tương đối lớn như cuối năm 2007 nửa đầu năm 2008, thì lạm phát cũng tương đối cao.

Ngược lại khi OPGAP âm, thì tỷ lệ lạm phát dường như không có thay đổi, ví dụ như trong năm 2009, khi mà tổng cầu giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì chỉ số CPI cũng không thay đổi đáng kể. Lý do CPI không giảm là do các yếu tố khác liên quan đến cung tiền và lãi suất. Về mặt tổng quát có thể nhận thấy trong cùng 1 thời kỳ (1 tháng) khi OPGAP

10 Võ Văn Minh (2009).

thay đổi thì chỉ số giá CPI thay đổi đồng thời nhằm phản ứng lại sự thay đổi của tổng cầu.

c. Chỉ số giá tiêu dùng

Đây là chỉ số thường được sử dụng để đo lạm phát của nền kinh tế quốc gia. Do vậy hai thuật ngữ CPI và lạm phát có thể dùng thay thế cho nhau. Số liệu của CPI (CPI tháng 1-2005 =100) được lấy từ Thống kê tài chính quốc tế IFS-IMF.

Mô tả dữ liệu:

Hình 4.3: Lạm phát ở Việt Nam

Nguồn: IFS

Lạm phát ở Việt Nam thể hiện rõ tính mùa vụ, thông thường lạm phát cao vào cuối năm và bắt đầu giảm vào tháng 2. Đáng chú ý, bắt đầu từ nửa sau của năm 2007, lạm phát có xu hướng tăng mạnh, và đạt đỉnh vào tháng 5/2008 (khi mà lạm phát tháng 5 so với tháng 4 lên đến hơn 4%). Tuy tỷ lệ lạm phát đã giảm dần về cuối năm nhưng lạm phát của năm 2008 cũng đã lên mức kỷ lục so với mức 23% so với năm 2007, và là mức lạm phát cao nhất trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do mức tăng cung tiền tương

đối cao trong giai đoạn này khi các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều và việc NHNN cố gắng để ổn định tỷ giá. Ngoài ra tổng cầu tăng cũng đã gây thêm áp lực tăng giá.

d. Cung tiền M2 (tỷ đồng)

Biến cung tiền được sử dụng trong mô hình là tổng của cung tiền M1, tiền Qua-si và công cụ thị trường tiền tệ và trái phiếu. Tất cả các dữ liệu đều được lấy từ nguồn thống kê tài chính quốc tế hàng năm IFS.

Mô tả dữ liệu:

Hình 4.4: Cung tiền mở rộng

Nguồn: IFS

Biến cung tiền mở rộng M2 được sử dụng để phản ánh cú sốc tiền tệ từ phía cầu tiền. Như nhà kinh tế học tiền tệ Milton Friedman đã từng nói lạm phát luôn là câu chuyện chuyển tiền tệ và điều này rất phù hợp trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn 2004-2006, khi mức cung tiền tăng đều đặn thì lạm phát cũng tương đối ổn định (6-8%/năm). Và khi tốc độ cung tiền mở rộng tăng nhanh hơn (từ năm 2006) thì lạm phát cũng có xu hướng tăng nhanh hơn. Dữ liệu về tiền gửi ngoại tệ là một cấu phần của

Quasi-Money. Cung tiền rộng bao gồm tổng cung tiền Việt Nam đồng và cung tiền ngoại tệ (được đại diện bởi các khoản tiền gửi ngoại tệ.)

Hình 4.5: Tiền gửi ngoại tệ

Nguồn: IFS

Tiền gửi ngoại tệ phản ánh lòng tin của người dân vào Việt Nam đồng cũng như mức độ đô la hoá nền kinh tế. FCD có xu hướng vận động thuận so với lạm phát. Khi lạm phát tăng, người dân sẽ kỳ vọng vào sự mất giá trong thời gian tới nên có xu hướng chuyển sang giữ tài sản dưới các các loại ngoại tệ khác, chủ yếu là đô la. Sự vận động của FCD tương tự như sự vận động của lạm phát, khi lạm phát tăng (ví dụ như thời kỳ đầu năm 2008) thì tốc độ tăng của FCD cũng lớn hơn.

e. Lãi suất (%/năm)

Lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng 3 tháng được sử dụng đại diện cho lãi suất thị trường, phản ánh những thay đổi trong biến tiền tệ từ phía cung tiền. Dữ liệu về lãi suất được khai thác theo Thống kê tài chính quốc tế IFS.

Biến lãi suất đại diện cho phản ứng của NHNN trước những thay đổi của sản lượng, giá và những điều kiện của thị trường tiền tệ. Lãi suất tiền gửi dường như không có thay đổi gì đáng kể cho đến đầu năm 2008 khi cung tiền mở rộng và lạm phát tăng nhanh. Và sự tăng lên của lãi suất đã khiến cho CPI giảm dần, đồng thời cũng có thể thấy sự sụt giảm của FCD trong giai đoạn này (nửa đầu năm), do lợi tức giữ Việt Nam đồng lúc này cao hơn giữ đô la.

Hình 4.6: Lãi suất Việt Nam đồng

Nguồn: IFS

Ngược lại, sự mở rộng cung tiền vào nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 đã khiến lãi suất giảm dần (chính sách tiền tệ nới lỏng), nhằm mục đích kích cầu khi mà nền kinh tế phải đối mặt tác động của cuộc khủng hoảng tài chính.

f. Lãi suất USD (%/năm)

Bên cạnh lãi suất VND, lãi suất tiền gửi USD cũng được sử dụng vì một số mục tiêu chính sách nhất định: kiểm soát lạm phát dựa trên những ảnh hưởng đến cung tiền mở rộng của nền kinh tế thông qua việc tác động trực tiếp đến tiền gửi ngoại tệ. Ngoài ra lãi suất USD là một công cụ chính sách

hiệu quả để kiểm soát hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam. Lãi suất USD được sử dụng trong nghiên cứu là lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng và được lấy từ Ngân hàng BIDV Việt Nam.

Mô tả dữ liệu:

Lãi suất USD ở Việt Nam bị tác động đồng thời bởi lãi suất USD của thế giới và những thay đổi trong nền kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn 2005-2007, lãi suất thế giới tăng lên, thì lãi suất USD cũng tăng lên mặc dù lãi suất VND trong thời gian này không có những thay đổi đáng kể. Sang năm 2008, khi lạm phát ở Việt Nam tăng cao (Hình 4.7), xu hướng vận động của lãi suất USD, cũng tương tự như lãi suất VND, tăng rất nhanh và cao nhất vào tháng 5/2008 tại mức 6,5%. Giai đoạn tiếp theo khi lạm phát giảm dần thì lãi suất USD cũng giảm dần.

Hình 4.7: Lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam (%/năm)

g. Tỷ giá hối đoái (VND/ USD)

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trung bình hàng tháng, được tính theo nội tệ/ngoại tệ, tức là số đơn vị Việt Nam đồng phải bỏ ra để mua một USD. Nghiên cứu sử dụng tỷ giá hối đoái VND/USD thay vì tỷ giá hữu hiệu thực vì phần lớn các giao dịch của Việt Nam với quốc tế đều sử dụng đồng USD. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã thử sử dụng tỷ giá hữu hiệu thực nhưng kết quả không có ý nghĩa cao. Dữ liệu về tỷ giá hối đoái được lấy từ thống kê tài chính quốc tế IMF.

Mô tả dữ liệu:

Hình 4.8: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD

Nguồn: IFS

Như đã phân tích cụ thể trong chương chính sách tỷ giá ở Việt Nam, NHNN đã có những can thiệp nhất định vào thị trường ngoại hối với mục đích để ổn định tỷ giá hối đoái, do vậy TGHĐ hầu như không thay đổi nhiều trong suốt giai đoạn từ 2004-2006 (trong giai đoạn này dữ trự ngoại hối của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, điều này có thể hàm ý rằng NHNN mua đô la khi mà các dòng vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế ngày càng tăng) nhưng từ

năm 2007 trở đi, tỷ giá hối đoái đã có những biến động nhất định11

. Theo lý thuyết về tỷ giá hối đoái dựa trên cách tiếp cận thị trường tài sản, thì những dao động về tỷ giá trong ngắn hạn là trước hết là do sự thay đổi của cung tiền và sau đó là lãi suất. Trong điều kiện ngắn hạn, mức giá cứng nhắc, khi cung tiền nội địa tăng, lãi suất tiền gửi nội tệ giảm so với ngoại tệ, do đó cầu nội tệ giảm, và người dân chuyển sang giữ các tài sản ngoại tệ, cầu ngoại tệ tăng, khiến ngoại tệ lên giá và TGHĐ tăng. Với một quốc gia áp dụng cơ chế TGHĐ cố định, NHNN của quốc gia đó sẽ có những biện pháp can thiệp để neo mềm12 tỷ giá vào thời kỳ sau đấy. Quan hệ này không rõ ràng nhưng từ quan sát Hình 4.7 và Hình 4.8, chúng ta có thể nhận ra một vài bằng chứng sau: tháng 1/2007 và điển hình là nửa đầu năm 2008, khi lãi suất tăng lên thì tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm đi, nhưng ngay sau đó NHNN đã thực thi các biện pháp can thiệp để hạn chế TGHĐ giảm bởi điều này hàm ý rằng đồng Việt Nam tăng giá so với đồng đô la, do vậy ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM PHÁT (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)