Mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM PHÁT (Trang 50 - 55)

Để phân tích ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá vào lạm phát như mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy theo Vectơ VAR.

Dựa trên những lập luận trong phần 3.1, nghiên cứu xây dựng mô hình VAR gồm 7 biến nội sinh : xt= OPGAP; DLOG(CPI); DLOG(VND); DLOG(FCD); DLOG(RVND); DLOG(RUSD); DLOG(ER) và một biến ngoại

sinh là giá dầu DLOG(OIL). Trong đó: OIL: giá dầu được điều chỉnh loại bỏ

11 Nguyên nhân đã được phân tích rõ trong phần cơ chế và diễn biến tỷ giá. 12 Neo mềm: dao động trong một biện độ cho phép.

yếu tố vụ mùa; OPGAP: khoảng cách sản lượng hay còn được gọi là chênh

lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng; ER là tỷ giá danh nghĩa

VND/USD được điều chỉnh để loại bỏ yếu tố vụ mùa; cung tiền M2; CPI: chỉ số giá tiêu dùng được điều chỉnh để loại bỏ yếu tố vụ mùa; RVND là lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng kỳ hạn 3 tháng; RUSD là lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng; LOG: cơ chế logarit tự nhiên và D minh hoạ cho sai phân cấp

một của LOG các biến.

Để tạo ra những cú sốc cấu trúc, nghiên cứu sử dụng phân tích Cholesky13 của ma trận Ω, ma trận phương sai - hiệp phương sai của phần dư VAR theo dạng rút gọn. Và nhiệm vụ của phần này là xây dựng ma trận quan hệ giữa các phần dư VAR dạng rút gọn (εt ) và các biến nhiễu cấu trúc (et). Tuy nhiên, để xây dựng được ma trận này, ta cần phải xác định được thứ tự của các biến bởi thứ tự này sẽ nhận dạng các cú sốc cấu trúc và ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu. Các thứ tự khác nhau thì tạo ra các kết quả khác nhau.

Thứ tự của các biến trong mô hình VAR đệ quy được căn cứ theo những lập luận được đề xuất bởi Bernanke và Mihov (1998): Những biến phi chính sách (sản lượng và giá cả) xếp trước và tiếp đến là các biến liên quan đến chính sách (cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái). Thứ tự này cũng thể hiện những giả định ngầm về cấu trúc động của nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, sản lượng công nghiệp không bị ảnh hưởng đồng thời bởi các cú sốc của các

13

Ma trận Cholesky là một trường hợp đặc biệt của ma trận ba đường chéo. Ma trận ba đường chéo có ngoại trừ các phần tử trên 3 đường chéo chính, các phần tử còn lại điều là 0, và tất nhiên khi ta có thể tách A = LU A: Ma trận 3 đường chéo

L: Ma trận tam giác dưới U: Ma trận tam giác trên

biến khác. Thứ hai, mức giá bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong sản

lượng. Cả sản lượng và giá cả không bị ảnh hưởng cùng lúc bởi bất kỳ cú sốc chính sách nào trong cùng một thời kỳ. Nói cách khác, những thay đổi trong biến chính sách không làm sản lượng và mức giá thay đổi ngay trong thời kỳ đấy, mà những sự thay đổi này chỉ bắt đầu ở các thời kỳ sau 1 đến 2 tháng hoặc dài hơn (Độ trễ của chính sách). Tuy nhiên, những thay đổi trong sản lượng và giá cả dẫn đến những thay đổi trong cung tiền của Việt Nam đồng cũng như ngoại tệ. Bởi vì Việt Nam đồng là đồng tiền chính cho các giao dịch ở Việt Nam nên cầu tiền Việt Nam đồng được giả định phản ứng trước đối với những thay đổi trong sản lượng và mức giá. Sau đó, cầu tiền ngoại tệ (được đại diện bởi tiền gửi ngoại tệ ở ngân hàng) thì bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong sản lượng, giá cả và cung tiền nội địa.

Căn cứ vào những thay đổi của sản lượng, giá cả và những điều kiện trong thị trường tiền tệ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể xác định lãi suất của các khoản tiền gửi Việt Nam đồng và USD bằng cách sử dụng những công cụ gián tiếp hoặc trực tiếp. Những thay đổi của lãi suất sẽ làm thay đổi tỷ giá ngay trong thời kỳ đấy (dựa trên cách tiếp cận tài sản và lý thuyết về sự thay đổi của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như thực tế của Việt Nam như được phân tích trong phần 4.2 mô tả dữ liệu về TGHĐ). Những thay đổi trong cung tiền, lãi suất và tỷ giá hối đoái được giả định tác động đến sản lượng và giá cả trong thời kỳ tiếp theo.

Từ những lập luận trên, mô hình rút gọn VAR14 được xây dựng như sau:

14 Cách xây dựng mô hình VAR rút gọn như các phương trình ban đầu và mối liên hệ với mô hình VAR cấu trúc được trình bày trong phụ lục 1.

Bảng 4.1: Ma trận tam giác Cholesky 11 21 22 31 32 33 41 42 43 44 51 52 53 54 55 61 62 63 64 65 66 71 72 73 74 75 76 77 opgap opgap cpi cpi vnd vnd usd usd rvnd rvnd rusd rusd er er b e b b e b b b e b b b b e b b b b b e b b b b b b e b b b b b b b e                                                                  Nguồn: Tính toán bởi nhóm nghiên cứu

Những giả định này có thể hợp lý với những hành vi thực tế của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên, các hãng không thay đổi sản lượng và giá một cách bất ngờ để phản ứng lại những thay đổi không được dự báo trong chính sách tiền tệ trong cùng một thời kỳ do chi phí điều chỉnh tương đối cao cũng như việc lập kế hoạch đòi hỏi nhiều thời gian, trong khi đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể thiết lập chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng để phản ứng lại những thay đổi trong sản lượng và giá cả. Giả định này có cơ sở do Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể thiết lập chính sách tiền tệ trong khuôn khổ được quy định bởi Quốc hội để hỗ trợ nền kinh tế đạt được những mục tiêu sản lượng và lạm phát nhất định. Hơn nữa, những thay đổi trong sản lượng thông thường ảnh hưởng ngay đến những thay đổi trong mức giá vì sản lượng thường phản ứng chậm hơn so với giá cả. Do vậy, giá được giả định để phản ứng lại sản lượng ngay lập tức.

Thứ hai, những thay đổi trong sản lượng và giá cả dẫn đến những thay

đổi trong cầu và cung tiền. Trong mô hình nghiên cứu, phương trình tiền tệ dựa trên cầu tiền cho Việt Nam đồng và ngoại tệ được thể hiện bằng phương trình ở dòng 3 và 4 trong Bảng 4.1. Phương trình cung tiền được thể hiện bởi các phương trình ở dòng 5 và 6 trong Bảng 4.1.

Theo cách tiếp cận tài sản và thực tế ở nền kinh tế Việt Nam, những thay đổi trong thị trường tiền tệ sẽ làm tỷ giá hối đoái dao động trong ngắn hạn, và ngay trong tháng mà thay đổi này xảy ra. Nghiên cứu của Ito và Sato (2006) về MCTGLP ở một vào nước Đông Á cũng đặt biến TGHĐ sau biến tiền tệ và ngay thời kỳ sau đấy (tháng liền sau), khi mà TGHĐ thay đổi do những thay đổi của thị trường tiền tệ thì NHNN sẽ trực tiếp can thiệp để đạt neo tỷ giá trong một biên độ dao động nhất định. Do vậy, nghiên cứu hoàn toàn có lý do để đặt biến TGHĐ sau biến lãi suất.

CHƢƠNG 5

KẾT QUẢ MÔ HÌNH

“Như đã được thảo luận trong chương 4, mô hình được sử dụng là mô hình VAR gồm 7 biến nội sinh là: khoảng cách sản lượng, dao động của tỷ giá hối đoái, thay đổi của cung tiền Việt Nam đồng, tiền gửi ngoại tệ, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng của Việt Nam đồng và USD và lạm phát, tỷ giá hối đoái. Biến giá dầu được xem là biến ngoại sinh trong mô hình. Phần dư dạng rút gọn từ mô hình VAR được trực giao bằng cách sử dụng phân tích Cholesky để nhận dạng các cú sốc cấu trúc theo ma trận (Bảng 4.1). Do vậy, nhiệm vụ của chương này gồm có: kiểm định nghiệm đơn vị, xác định độ dài của trễ, kiểm định tính ổn định của mô hình, phân tích phản ứng cú sốc và phương sai”.

Một phần của tài liệu MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM PHÁT (Trang 50 - 55)