Phân tích xu hướng biến động các khoản mục trên báo cáo tài chính: 47

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa – Thực trạng và giải pháp potx (Trang 57 - 75)

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:

2.2.Phân tích xu hướng biến động các khoản mục trên báo cáo tài chính: 47

b. Tỷ số M/B: 45

2.2.Phân tích xu hướng biến động các khoản mục trên báo cáo tài chính: 47

2.2.1 Sự biến động các khoản mục tài sản trong bảng cân đối kế toán:

Bảng 2.20 : Sự biến động các khoản mục tài sản từ 2009-2011

TÀI SẢN 2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 533 618 753 85 16 135 22

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 86 59 179 (27) (32) 120 204

II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 0 0 0 0 - - -

III. Các khoản phải thu 241 255 235 14 6 (20) (8)

IV. Hàng tồn kho 201 299 333 98 49 34 11

V. Tài sản ngắn hạn khác 4 5 6 1 35 1 24

B. Tài sản dài hạn 352 397 529 45 13 132 33

I. Các khoản phải thu dài

hạn 53 66 59 13 25 (7) (11)

II. Tài sản cố định 264 277 407 14 5 129 46

III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 - - -

IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 34 29 31 (5) (15) 2 5

V. Tài sản dài hạn khác 1 4 15 3 246 10 242

VI. Lợi thế thương mại 0 20 18 20 - (2) (11)

TỔNG TÀI SẢN 885 1015 1282 130 15 267 26

Nhận xét:

Theo bảng phân tích ta thấy năm 2010 tài sản của BHS tăng 15% (130 tỷ) so với năm 2009 , và năm 2011 tăng 26% (267 tỷ ) so với năm 2010. Điều này là do những dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cấp trang thiết bị của công ty đã đạt được hiệu quả và nền kinh tế đã phục hồi sau cuộc bùng nổ lạm phát vào năm 2008. đi sâu vào phân tích từng khoản mục ta thấy :

Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của BHS có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 so với 2009 tăng 16% (85 tỷ), năm 2011 tiếp tục tăng 22% (135 tỷ) so với năm 2010. trong đó:

- Vốn bằng tiền: năm 2010 giảm 32% (27 tỷ) so với năm 2009, nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho của công ty tăng khá nhiều, công ty dùng tiền đầu tư nâng cấp trang thiết bị và thua lỗ trong các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn. Năm 2011 khoản mục này của công ty tăng rất lớn, đến 204% (120 tỷ) .

- Khoản phải thu ngắn hạn: năm 2010 tăng 6% (14 tỷ) so với năm 2009 và năm 2011 lại giảm 8% (20 tỷ) so với năm 2010. ta thấy khoản mục này của công ty khá ổn định, sự biến động nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động chung của tổng tài sản.

- Hàng tồn kho: lượng hàng tồn kho năm 2010 tăng 49% (98 tỷ) so với năm 2009, năm 2011 tăng hơn năm 2010 11% (34 tỷ). Vì đặc trưng của ngành đường là có tính thời vụ, chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng ( tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sau đó tồn kho để bán cho các tháng còn lại trong năm - Tài sản ngắn hạn khác: năm 2010 tăng 35% so với năm 2009 tương ứng 1 tỷ đồng, năm 2011 tăng 24% so với năm 2010 tương ứng 1 tỷ đồng. chủ yếu là do thuế GTGT được khấu trừ. Giá trị của sự biến động rất nhỏ và ảnh hưởng rất ít đến sự biến động của tài sản ngắn hạn nói riêng và tổng tài sản nói chung.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tăng hơn năm 2009 13% (45 tỷ), năm 2011 tăng 132 tỷ (33%) so với năm 2010. trong đó:

- Các khoản phải thu dài hạn: năm 2010 tăng 25% (13 tỷ) so với năm 2009, năm 2011 giảm 11% (7 tỷ)so với năm 2010. đây chủ yếu là khoản ứng vốn dài hạn cho nông dân trồng mía để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất, năm 2010 khoản mục này tăng cho thấy vùng nguyên liệu mía của công ty trong nông dân ngày càng được mở rộng. năm 2011 khoản mục này giảm vì công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu của riêng mình để đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất .

- Tài sản cố định: năm 2010 tăng 5% (14 tỷ) và năm 2011 tiếp tục tăng 46% (129 tỷ). Nguyên nhân là công ty đang đầu tư thiết bị nâng công suất của 2 nhà máy tại Biên Hóa và nhà máy Biên Hòa – Tây Ninh. Ngoài ra còn có dự án trồng và sản xuất mía đường tại campuchia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác: đây là các khoản đầu tư dài hạn của công ty vào cổ phiếu của ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín và công ty cổ phần giao dịch Sài Gòn Thương Tín.

2.2.2 Sự biến động các khoản mục nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán

Bảng 2.21 : Sự biến động các khoản mục nguồn vốn từ 2009-2011

NGUỒN VỐN 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % A. NỢ PHẢI TRẢ 456 519 733 62 14 215 41 I. Nợ ngắn hạn 332 403 628 72 22 225 56 II. Nợ dài hạn 124 115 105 (9) (7) (10) (9) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 429 497 548 68 16 52 10 I. Vốn chủ sở hữu 425 497 548 71 17 52 10

II. Nguồn kinh phí và quỹ

khác 3 0 0 (3) (100) - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 885 1015 1282 130 15 267 26

Nhận xét:

Nguồn vốn của BHS có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 nguồn vốn của công ty tăng 15% (130 tỷ) so với năm 2009 và năm 2011 tăng 26% (267 tỷ) so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty đang đẩy mạnh đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng để có thể hiểu rõ hơn chiến lược phát triển của công ty ta cần phân tích sâu vào từng khoản mục nguồn vốn.

Nợ phải trả: Năm 2010 tăng 14% (62 tỷ) so với năm 2009, năm 2011 tăng 41% (215 tỷ) so với năm 2010. Tốc độ tăng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều tốc độ tăng của nguồn vốn nói chung, về lâu dài điều này không tốt cho công ty.

- Nợ ngắn hạn: năm 2010 tăng 22% (72 tỷ) so với năm 2009, năm 2011 tăng 56% (225 tỷ) so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác và sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của công ty

- Nợ dài hạn: năm 2010 giảm 7% so với năm 2009, năm 2011 giảm 9% so với năm 2010. Đây là các khoản vay dài hạn của ngân hàng dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, khoản mục này có xu hướng giảm chứng tỏ hoạt động của công ty đã dần đi vào ổn định.

Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 tăng 16% tương ứng 68 tỷ so với 2009, và năm 2011 tăng 10% tương ứng 52 tỷ cho thấy sức mạnh tài chính và khả năng chủ động tài chính của công ty được nâng lên, công ty có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.3 Sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh:

Bảng 2.22 : Sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh

chỉ tiêu 2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1191 2008 2566 816 68.5 559 27.8

2. Các khoản giảm trừ doanh

thu 2 3 1 1 62.5 (2) (53.5)

3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 1189 2005 2565 815 68.5 560 27.9

4. Giá vốn hàng bán 1028 1756 2295 728 70.9 539 30.7

5. Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 162 249 270 87 53.6 21 8.4

6. Doanh thu hoạt động tài

chính 14 18 35 4 31.0 17 96.9

7.Chi phí tài chính 3 46 80 43 1,316 34 73.3

Trong đó chi phí lãi vay 18 43 72 25 138.9 30 69.7

8. Chi phí bán hàng 19 26 33 7 38.4 7 25.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 26 29 42 3 12.2 14 48.3

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 128 166 149 38 29.4 (16) (9.9)

11. Thu nhập khác 0.27 5 11 4.5 1,638 7 139.3

12.Chi phí khác 0.03 5 1 4.6 14,721 (4) (88.7)

13. Lợi nhuận khác 0.24 0.16 11 (0.1) (33.0) 11 6,586

15. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 128 166 160 38 29.3 (6) (3.4)

16.1. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 8 20 13 12 146.4 (7) (35.4)

16.2. Chi phí thuế TNDN

hoãn lại 0 0 0 - 0 -

17. Lợi nhuận sau thuế

TNDN 120 146 147 26 21.5 1 0.9

17.1. Lợi ích của cổ đông

thiểu số 0 0 0 0 - 0 -

17.2. Lợi nhuận sau thuế của

cổ đông cty mẹ 0 146 147 146 - 1 0.9

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

của công ty mẹ 6480 4863 4908 -

Nhận xét: Tổng doanh thu qua các năm của BHS có xu hướng tăng khá cao, cụ thể là năm 2010 của công ty tăng 69% so với năm 2009, năm 2011 tăng 28% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Nhưng để đánh giá chính xác nguyên nhân và lợi ích từ sự biến động đó ta phải phân tích sự biến động của những khoản mục tác động đến tổng doanh thu nhiều nhất.

Giá vốn hàng bán: Năm 2010 tăng 71% (728 tỷ) so với năm 2009, năm 2011 tăng 31% (539 tỷ) so với năm 2010. Qua số liệu ta có thể thấy khoản mục tác động chủ yếu đến sự biến động tổng doanh thu là giá vốn hàng bán, có 2 lý do chính ảnh hưởng đến sự biến động của giá vốn hàng bán là nguồn nguyên liệu khan hiếm, bị cạnh tranh và kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí đầu vào tăng.

Các loại chi phí: Các khoản mục này của công ty có xu hướng tăng rất cao, đặc biệt là chi phí lãi vay. Năm 2010 tăng 138.9% ( 25 tỷ) so với năm 2009 và năm 2011 tăng 69.7% (30 tỷ) so với năm 2010, điều này cho thấy công ty đang rất phụ thuộc vào các khoản nợ vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng khá lớn qua các năm, công ty cần xây dựng hệ thống phân phối riêng để tiết kiệm chi phí và hoàn thiện bộ máy quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động.

Lợi nhuận sau thuế TNDN: Năm 2010 tăng 21% (26 tỷ) so với năm 2009, năm 2011 tăng 0.9% (1 tỷ) so với năm 2010. Nếu so sánh với tốc độ tăng của tổng doanh thu ta sẽ dễ dàng nhận thấy công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp không được hiệu quả, năm 2010 tổng doanh thu tăng 69% trong khi lợi nhuận ròng chỉ tăng trưởng 21% , tương tự với năm 2011 tốc độ này là 28% và 0.9% .

2.3 Phân tích Du Pont:

ROA = Lãi gộp * Vòng quay tổng tài sản

= (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Bình quân tổng tài sản)

Bảng2.23 ROA theo phương trình Du Pont

Đơn vị: % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Lãi gộp 10.1 7.3 5.7 (3) (27.9) (1.5) (21.1)

Vòng quay tông tài

sản (vòng) 1.6 2.1 2.2 0.5 31.6 0.1 5.7

ROA 16.2 15.4 12.8 (0.8) (5.2) (2.5) (16.5)

ROE = Lãi gộp * Vòng quay tổng tài sản * Hệ số sử dụng vốn cổ phần

=(Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Bình quân tổng tài sản) * (Bình quân tổng tài sản/ Bình quân vốn cổ phần thường)

Bảng 2.24 ROE theo phương pháp Du Pont

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/201 +/- % +/- % Lãi gộp 10.1 7.3 5.7 (2.8) (27.9) (1.5) (21.1)

Vòng quay tông tài sản 1.6 2.1 2.2

0.5 31.6 0.1 5.7 Bq tổng tài sản / Bq vốn cổ phần thường 1.95 2.05 2.2 0.1 5.1 0.14 7 ROE 31.6 31.5 28.2 (0.1) 0.25 (3.3) (12)

Mối liên hệ giữa ROA và ROE của BHS năm 2011

nhân

nhân

chia chia

Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy năm 2010 ROE của công ty tăng 0.25% so với năm 2009 trong khi ROA giảm 5.2%. Điều này cho thấy ROE của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của tỷ sô bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Năm 2011 ROE của công ty giảm 12% so với 2010 trong khi bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng 7% và ROA giảm 16.5% cho thấy ROE đã chịu tác động giảm của ROA và ROA giảm vì tốc độ tăng của vòng quay tổng tài sản là 5.7% không bù đắp được phần sụt giảm của lãi gộp là 21.1%.

Do đó, để nâng cao suất sinh lời căn bản ROE công ty có thể tác động đến các yếu tố là tỷ số bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu và ROA. Cụ thể :

- Tăng Bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: Tăng tỷ suất nợ trên tổng tài sản. nhưng tỷ số này tăng cũng có tác động xấu đến công ty, làm công ty mất khả năng tự chủ về tài chính, khả năng vay nợ của công ty giảm và tăng rủi ro đối với nhà đầu tư - Tăng ROA: công ty có thể tăng ROA khi tăng lãi gộp hoặc vòng quay tổng tài sản. Tuy nhiên, cạnh tranh hạn chế khả năng thực hiện đồng thời cả 2 hướng trên. Do vậy, công ty phải đánh đổi lãi gộp và vòng quay tổng tài sản.

ROE = 28.2%

ROA = 12.8% Bq tổng tài sản / Bq vốn cổ phần thường = 2.2 lần

Tỷ lệ lãi gộp = 5.7% Vòng quay tổng tài sản = 2.2 vòng

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐƯỜNG BIÊN HÒA 1. Kiến nghị :

1.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty:

Tăng cường công tác quản lý nội bộ bằng các quy chế và quy định cụ thể hơn. Xây dựng thêm các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với kinh tế sản xuất.

Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, nội dung đào tạo đi sâu vào thực tế công ty.

Tăng cường khâu bán hàng, tiếp thị: Xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm, tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm

1.2. phương hướng nâng cao năng lực tài chính công ty:

Trên cơ sở phân tích tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa , có thể thấy mặc dù công ty đã có những cố gắng và nỗ lực rất lớn nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế trong chính sách quản lý tài chính gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tôi xin đưa ra một số ý kiến về các giải pháp tăng cường năng lực tài chính của công ty như sau:

2. Giải pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý:

Mục tiêu, chính sách hoạt động của công ty trong từng giai đoạn nhất định khác nhau, song đều có mục tiêu chung là tối đa lợi ích của vốn chủ sở hữu- tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ hạn chế tối đa rủi ro có thể có đối với công ty.

Với cơ cấu vốn của công ty như đã phân tích, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đã khá cao so với bình quân ngành. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với nợ dài hạn cho thấy công ty đang sử dụng chính sách tài trợ thuộc dạng chính sách tài trợ mạo hiểm: Tức là nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho các khoản mục tài sản lưu động thường xuyên, thậm chí cho cả tài sản dài hạn như tài sản cố định và ứng trước dài hạn cho nông dân. Chính sách này rất dễ khiến công ty rơi

vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Công ty cần huy động một lượng lớn vốn trung và dài hạn để hạn chế các khoản nợ ngắn hạn để từ đó cân đối lại cơ cấu vốn của mình.

Theo phân tích, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của công ty tăng khá lớn qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 28.1% và năm 2011 tăng 20.9% nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm, mà nguyên nhân chính do chi phí lãi vay tăng quá cao. Vì vậy, công ty có thể áp dụng các chính sách huy động vốn sau:

 Chính sách huy động tập trung nguồn: Tập trung vay vào một hoặc một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó cũng có nhước điểm là làm cho công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.

Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào chủ nợ khi áp dụng chính sách này thì trước hết, công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa – Thực trạng và giải pháp potx (Trang 57 - 75)