Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ năm 1986 - mốc thời gian đất nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, và nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Cùng với sự đầu tư phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, xem đây là một nội dung chiến lược thể hiện sâu sắc bản chất chế độ của Nhà nước ta. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta có nhiệm vụ trước hết là bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, như đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trong lịch sử và gần đây nhất là Hiến pháp 1992. Quyền dân chủ đó trước hết được thể hiện ở chỗ người dân được thực hiện các quyền cơ bản nhất như quyền được đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…Đây chính là các hoạt động trong lĩnh vực hộ tịch, “Hộ tịch là một trong những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một con người từ sinh ra cho đến khi chết. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình ở mỗi địa phương” và cơ quan chịu trách nhiệm về công tác hộ tich chính là hệ thống cơ quan tư pháp. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sâu sát và cụ thể hơn hoạt động hộ tịch, từ những ngày đầu như Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 764 của Thủ tướng chính phủ ngày 08/5/1956 và mới đây như Nghị định 158/ 2005 NĐ-CP, hay Nghị định 06/2012 NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 158/2005 /NĐ-CP và tiến tới đây cho ban hành Luật hộ tịch nhằm đưa ra một văn bản chính xác và nhất quán nhất điều chỉnh công tác hộ tịch để công tác này đạt được hiệu quả trên thực tế. Được tách ra từ huyện Hòa Vang trước đây, tuy mới thành lập vào năm 2005 nhưng quận Cẩm Lệ đã nhanh chóng bắt kịp được với xu hướng phát triển chung của cả thành phố. Và đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn về đội ngũ quản lý cũng như là sự thay đổi về địa phận hành chính, nhiều khó khăn trong quản lý dân cư, dân số,… quận đã nhanh chóng ổn định được đời sống của người dân cũng như đạt được nhiều thành tựu với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang…Đặc biệt là trong hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cấp quận, do mới có sự thay đổi về mặt nhân sự cũng như là bắt đầu triển khai hoạt động trên một địa bàn mới tách ra, tất nhiên sẽ kèm theo nhiều khó khăn, đối với hoạt động của cơ quan tư pháp – nơi tiến hành công tác hộ tịch nói riêng và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khác trên địa bàn quận nói chung [21]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cũng như hạn chế trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịch vào thực tiễn. Từ những nhận định trên và qua thực tế ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn thực tiễn về hoạt động hộ tịch cũng như góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hộ tịch nhằm thực hiện tốt hơn quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô giáo đã và đang công tác tại Khoa Luật – Đại học Huế đã dìu dắt, dạy dỗtôi trong suốt thời gian qua, 4 năm học tập trên giảng đường Đại học Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên, Thạc sĩ Trần Việt Dũng đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị đang công tác tại Phòng Tư pháp quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết góp phần giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
Và mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, cho nên sẽ không thểtránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của cácthầy cô, bạn bè để tôi có thể hoàn thiện hơn bài làm của mình, cũng như góp phần làm cho đề tài có giá trị hơn trong thực tiễn
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hạnh
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU: 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
6 Bố cục đề tài 4
B NỘI DUNG 5
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác hộ tịch 5
1.1 Khái niệm công tác hộ tịch 5
1.2 Đăng ký hộ tịch và các thủ tục trong đăng ký hộ tịch 6
1.2.1 Đăng ký hộ tịch 6
1.2.2 Thủ tục đăng ký hộ tịch 7
1.2.3 Phân loại thủ tục đăng ký hộ tịch 7
1.3 Quản lý hộ tịch 7
1.4 Hệ thống tổ chức quản lý và đăng ký hộ tịch 8
1.4.1 Cơ quan quản lý hộ tịch 8
1.4.2 Cơ quan đăng ký hộ tịch 9
1.4.2.1 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ( Sở Tư pháp) 10
1.4.2.2 Uỷ ban nhân dân cấp huyện ( Phòng Tư pháp) 11
1.4.2.3 Uỷ ban nhân dân cấp xã 11
1.4.3 Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài .12
1.5 Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch 13
1.6 Vai trò, vị trí của công tác hộ tịch đối với các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng 14
Trang 3Chương 2: Thực trạng và giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
16
2.1 Khái quát chung về quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 16
2.2 Thực trạng công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 2006 – 2012 18
2.2.1 Đăng ký hộ tịch 20
2.2.1.1 Đăng ký khai sinh 20
2.2.1.2 Đăng ký kết hôn 20
2.2.1.3 Đăng ký khai tử 22
2.2.1.4 Đăng ký nuôi con nuôi 23
2.2.1.5 Đăng ký giám hộ 24
2.2.1.6 Đăng ký nhận cha, mẹ, con 24
2.2.2 Về thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch 24
2.2.3 Thực trạng đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi 26
2.2.4 Quản lý hộ tịch 27
2.3 Tồn tại, vướng mắc trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 29
2.3.1 Tồn tại, vướng mắc 29
2.3.2 Nguyên nhân 36
2.3.2.1 Nguyên nhân từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh 36
2.3.2.2 Nguyên nhân từ công tác quản lý của cơ quan tư pháp 37
2.3.2.3 Nguyên nhân từ trình độ hiểu biết pháp luật của người dân .38
2.4 Các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, 39
Trang 42.4.1 Các giải pháp 392.4.1.1 Kiện toàn hệ thống pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịch 392.4.1.2 Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền đăng ký hộ tịch 402.4.1.3 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động
đăng ký và quản lý hộ tịch 422.4.1.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp hộ
tịch 432.4.1.5 Nâng cao hiểu biết của người dân về công tác hộ tịch 432.5.2 Một số kiến nghị góp phần cao hiệu quả công tác hộ tịch trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 442.5.2.1 Tăng cường đội ngũ cán bộ hộ tịch 442.5.2.2 Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Tư
pháp – Hộ tịch 452.5.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hộ
tịch cho nhân dân quận Cẩm lệ 452.5.2.4 Lãnh đạo quận cần quan đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn
cho công tác hộ tịch 47
2.5.2.5 Cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện nghiêm túc các quy
định pháp luật về xử phạt hành chính và chế tài kỷ luật đối với cá
nhân, tổ chức và cán bộ vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý
hộ tịch trong công tác hộ tịch trên địa bàn quận 47
C KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài
Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ năm 1986 - mốc thời gian đất nước tatiến hành công cuộc Đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớnnổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, và nhất làtrong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay Cùng với sự đầu tư phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn rất quantâm đến các vấn đề xã hội, xem đây là một nội dung chiến lược thể hiện sâusắc bản chất chế độ của Nhà nước ta Trong quá trình xây dựng và hoànthiện chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta có nhiệm vụ trước hết là bảo vệquyền dân chủ của nhân dân, như đã được ghi nhận trong các bản Hiếnpháp trong lịch sử và gần đây nhất là Hiến pháp 1992 Quyền dân chủ đótrước hết được thể hiện ở chỗ người dân được thực hiện các quyền cơ bảnnhất như quyền được đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…Đâychính là các hoạt động trong lĩnh vực hộ tịch, “Hộ tịch là một trong những
sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một con người từ sinh racho đến khi chết Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được xác định là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp,nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộcác quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần xây dựngcác chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và dân số, kế hoạch hóagia đình ở mỗi địa phương” và cơ quan chịu trách nhiệm về công tác hộtich chính là hệ thống cơ quan tư pháp Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sâu sát và cụthể hơn hoạt động hộ tịch, từ những ngày đầu như Điều lệ đăng ký hộ tịchban hành kèm theo Nghị định số 764 của Thủ tướng chính phủ ngày08/5/1956 và mới đây như Nghị định 158/ 2005 NĐ-CP, hay Nghị định06/2012 NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 158/2005 /NĐ-CP và tiến tớiđây cho ban hành Luật hộ tịch nhằm đưa ra một văn bản chính xác và nhất
Trang 6quán nhất điều chỉnh công tác hộ tịch để công tác này đạt được hiệu quảtrên thực tế.
Được tách ra từ huyện Hòa Vang trước đây, tuy mới thành lập vàonăm 2005 nhưng quận Cẩm Lệ đã nhanh chóng bắt kịp được với xu hướngphát triển chung của cả thành phố Và đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn
về đội ngũ quản lý cũng như là sự thay đổi về địa phận hành chính, nhiềukhó khăn trong quản lý dân cư, dân số,… quận đã nhanh chóng ổn địnhđược đời sống của người dân cũng như đạt được nhiều thành tựu với mứctăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộtrong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang…Đặc biệt là trong hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nướccấp quận, do mới có sự thay đổi về mặt nhân sự cũng như là bắt đầu triểnkhai hoạt động trên một địa bàn mới tách ra, tất nhiên sẽ kèm theo nhiềukhó khăn, đối với hoạt động của cơ quan tư pháp – nơi tiến hành công tác
hộ tịch nói riêng và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước kháctrên địa bàn quận nói chung [21] Bên cạnh những thành tựu đã đạt đượctrong thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cũng như hạn chếtrong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịchvào thực tiễn Từ những nhận định trên và qua thực tế ở quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn thực tiễn về hoạt động hộ tịch cũng như góp phần vào việc hoàn thiện hơn
nữa hệ thống pháp luật về hộ tịch nhằm thực hiện tốt hơn quyền lợi vànghĩa vụ của một công dân
2 Mục đích của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ thêm về các quy địnhcủa pháp luật về hộ tịch và công tác quản lý hộ tịch Trên cơ sở đó, đề tàiđưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thốngpháp luật trong hoạt động, nâng cao hiệu quả của công tác hộ tịch trên địa
Trang 7bàn đáp ứng yêu cầu của nền hành chính thông thoáng, đảm bảo quyền làmchủ của nhân dân được thực hành triệt để.
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Giúp chúng ta hiểu rõ về cơ chế, phương thức thủ tục cũng như là
sự điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch nói chung, đó chính là căn cứ để xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnhvực hộ tịch nói riêng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần nâng cao vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên
truyền giáo dục ý thức pháp luật đến với người dân, từ đó rút ra những bàihọc kinh nghiệm trong quá trình từ soạn thảo các quy phạm điều chỉnh đếnđưa chúng vào cuộc sống, vai trò của cơ quan chủ quản cũng như ý thức tựgiác chấp hành pháp luật của người dân Là một nội dung cần thiết để nângcao vai trò quản lý của Nhà nước, khắc phục những khuyết điểm, hạn chếcòn tồn tại, tạo điều kiện để pháp luật đi sâu hơn vào đời sống thực tiễn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động cụ thể trong việcthực hiện công tác hộ tịch tại địa phương bao gồm phương thức, thủ tục, sốliệu… Phạm vi nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu trên cơ sở pháp luậtViệt Nam về hộ tịch và các văn bản khác có nội dung liên quan Đồng thời,
đề tài còn dựa trên số liệu thực tế về công tác hộ tịch trên địa bàn quậnCẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2006 đến 2012, nhằmgóp phần tăng cường tính thực tiễn của quá trình nghiên cứu cũng như đưa
ra được những hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 8Phương pháp luận Mác – Lê nin: là phương pháp nghiên cứu cáchiện tượng xã hội trong sự phát triển lịch sự cụ thể, trong mối liên hệ mậtthiết với những yếu tố quy định chúng và gắn liền với đời sống thực tế.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích,
tổng hợp, liệt kê, so sánh…
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, phần nội dung được chiathành 02 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác hộ tịch
Chương 2: Thực trạng và giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần tăng cường hiệu quả công tác hộ tịch trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HỘ TỊCH 1.1 Khái niệm công tác hộ tịch
Trang 9Từ trước đến nay, vẫn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về khái
niệm “Hộ tịch” Có quan niệm cho rằng: Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà Hộ tịch gồm ba sổ để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh, khai tử [25] Quan niệm thứ hai lại cho rằng, việc
ghi chép vào sổ sách không phải là hộ tịch mà bản thân các sự kiện liênquan đến tình trạng nhân thân của con người mới là hộ tịch Có thể xemcách hiểu thứ hai là cách hiểu khá thấu đáo và toàn diện, được khoa họccông nhận và được quy định khá rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật.Tuy nhiên, những sự kiện về hộ tịch rất đa dạng, nếu theo quan niệm cũtrước đây, hộ tịch chủ yếu bao gồm các sự kiện về sinh, tử, kết hôn thì theo
quy định hiện nay của pháp luật, hộ tịch bao gồm 9 sự kiện cơ bản như:
sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc Các sự kiện hộ tịch được xem là các sự kiện cơ bản, bởi các sự
kiện này có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của cá nhân
Theo điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký
hộ tịch [9], Điều 57 Bộ luật Dân sự 2005 [2] và tại Điều 1 Nghị định158/2005/NĐ-CP ngày 27/08/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch [10]: “
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một
người từ khi sinh ra cho đến khi chết” Công tác hộ tịch bao gồm quản lý
hộ tịch, đăng ký hộ tịch và những hoạt động khác có liên quan đến quản lý
hộ tịch và đăng ký hộ tịch như giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đếnđăng ký và quản lý hộ tịch cũng như là xử lý vi phạm trong lĩnh vực này
1.2 Đăng ký hộ tịch và các thủ tục trong đăng ký hộ tịch
1.2.1 Đăng ký hộ tịch
Đăng ký hộ tich bao gồm hai nhóm hành vi:
Trang 10Thứ nhất, xác nhận các sự kiện sinh; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cảichính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại việc sinh, tử,kết hôn, nhận nuôi con nuôi Đây là trường hợp đăng ký hộ tịch thuộcnhóm thứ nhất, trong đó xác nhận các sự kiện hộ tịch là việc cơ quan đăng
ký hộ tính xác nhận bằng cách ghi vào sổ dành riêng cho các loại việc,đồng thời cấp cho các đương sự giấy chứng nhận tương ứng với từng loạiviệc cụ thể (như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn v.v ) Hành vi xácnhận của cơ quan đăng ký hộ tịch làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sựkiện được đăng ký
Thứ hai, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thayđổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành
vi dân sự, hủy hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với conchưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định Đây làtrường hợp đăng ký hộ tịch thuộc nhóm thứ hai, cơ quan đăng ký hộ tịchcăn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi việc đó vào
sổ hộ tịch Hành vi ghi vào sổ hộ tịch không làm phát sinh hiệu lực pháp lý
vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyền đã đem lạihiệu lực pháp lý cho các việc tương ứng Sau khi ghi vào sổ sẽ dẫn đến việcthay đổi một số quan hệ nhân thân, nhưng cơ quan đăng ký hộ tịch khôngphải cấp một loại giấy tờ gì, mà việc ghi vào Sổ đăng ký của cơ quan nhànước có thẩm quyền là sự chính thức hóa các sự kiện đó, hoặc giúp cho cơquan nhà nước nắm được những thay đổi đó của cá nhân
1.2.2 Thủ tục đăng ký hộ tịch
Là một loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước đốivới hoạt động tư pháp Thủ tục đăng ký hộ tịch là cách thức, trình tự luậtđịnh mà các cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch và cá nhân, tổ chức cóyêu cầu đăng ký hộ tịch phải tuân thủ khi thực hiện việc đăng ký một sự
Trang 11kiện hộ tịch Thủ tục đăng ký hộ tịch được quy định chặt chẽ bởi các quyphạm pháp luật về thủ tục hành chính Trong hệ thống pháp luật hiện hànhcủa nước ta, các quy phạm pháp luật về thủ tục đăng ký hộ tịch nằm rải ráctrong nhiều văn bản pháp luật khác nhau
1.2.3 Phân loại thủ tục đăng ký hộ tịch
Thủ tục đăng ký hộ tịch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khácnhau:
a Theo tiêu chí sự kiện hộ tịch, thủ tục đăng ký hộ tịch được chiathành thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết hôn; thủ tục đăng ký
nuôi con nuôi, thủ tục đăng ký khai tử
b Theo tiêu chí chủ thể có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, thủ tục đăng
ký hộ tịch được chia thành thủ tục do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,cấp xã tiến hành, thủ tục do cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của ViệtNam ở nước ngoài tiến hành…
c Theo tiêu chí đối tượng đăng ký hộ tịch, thủ tục đăng ký hộ tịchđược chia thành thủ tục đăng ký hộ tịch áp dụng với công dân Việt Nam,
người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số
Ngoài ra, thủ tục đăng ký hộ tịch còn được phân loại theo các tiêu chíđặc thù, đó là tiêu chí thời điểm và tính chất của việc đăng ký hộ tịch Theocác tiêu chí này, thủ tục đăng ký hộ tịch được phân loại thành thủ tục đăng
ký đúng hạn và thủ tục đăng ký quá hạn, thủ tục đăng ký lần đầu và thủ tụcđăng ký lại
1.3 Quản lý hộ tịch
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chínhquyền các cấp nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu của côngtác quản lý hộ tịch là xác định rõ ràng, đầy đủ nhân thân và những sự kiệnthay đổi của mỗi người dân, thu thập đầy đủ các thông tin về dân số, đểphục vụ cho công tác thống kê có căn cứ xây dựng các chương trình kếhoạch Nhà nước; tổ chức bộ máy đăng ký hộ tịch gọn nhẹ, hoạt động nhịp
Trang 12nhàng trôi chảy có hiệu quả, đồng thời tạo dễ dàng thuận lợi cho mọi ngườidân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc xin cấp giấy chứng nhận về hộtịch.
Quản lý hộ tịch là một lĩnh vực quản lý thân trạng của công dân vàthực trạng của từng gia đình với những nét chính yếu nhất Vì vậy công tácquản lý hộ tịch phải bảo đảm tính nguyên tắc và tính khoa học
Xét đối tượng quản lý thì đối tượng quản lý của quản lý hộ tịch baogồm tổng thế rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đếnkhi chết: ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ giađình; quan hệ hôn nhân;…
Xét từ phương diện phương diện bảo vệ quyền nhân thân thì quản lý
hộ tịch là những biện pháp giúp cá nhân thực hiện tổng thể rất nhiều quyềnnhân thân cơ bản của mình
1.4 Hệ thống tổ chức quản lý và đăng ký hộ tịch
1.4.1 Cơ quan quản lý hộ tịch
Quản lý hộ tịch là một nội dung trong quản lý nhà nước trong lĩnh vựchành chính tư pháp, Do vậy, chủ thể quản lý cao nhất đối với hoạt động này
là chính phủ, Điều này được quy định tại Khoản 4, Điều 18 Luật Tổ chứcChính phủ 2011: “ Thống nhất quản lý công tác tư pháp, công chứng và bổtrợ tư pháp, tổ chức và quản lý công tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộtịch.”[15]
Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tổ chức, hoạt động thì chính phủ được coi
là tổ chức quản lý đặc biệt - chủ thể hình thức đối với công tác quản lý hộtịch Có nghĩa là công tác quản lý hộ tịch được giao trực tiếp cho cơ quanquản lý chuyên ngành thuộc cơ cấu của Chính phủ ( Bộ Tư pháp, Bộ Ngoạigiao) và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện Thông qua những quy địnhcủa pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý tư pháp tạiNghị định 158/2005 [10] có thể thấy rằng: trong toàn bộ hệ thống quản lý
hộ tịch có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa
Trang 13phương( Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp), giữa cơ quanquản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, có sự phối hợp cụ thểgiữa các chủ thể quản lý trong và ngoài nước (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao)đảm bảo cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch được diễn ra thông suốt
và đạt hiệu quả cao
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này được quy định cụ thể từĐiều 75 đến Điều 80 Nghị định 158/2005 NĐ-CP và Điều 64 Nghị định06/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/ 2012/NĐ-CP
1.4.2 Cơ quan đăng ký hộ tịch
Nghị định 158/2005/NĐ-CP [10] ngày 17/12/2005 có hiệu lực ngày 1tháng 4 năm 2006 đã có nhiều đổi mới hơn so với Nghị định 83/1998 NĐ-
CP về phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan như : Sở Tư pháp, Ủy bannhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã Quán triệt tinh thần cải cáchhành chính của Nhà nước và thực hiện theo Nghị định 158/2012 NĐ-CP[10] thì các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta bao gồm : Bộ tưpháp, Bộ Ngoại giao, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy bannhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nướcngoài Trong đó, Bộ Tư pháp là cơ quan chức năng giúp Chính phủ thựchiện thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch trong và ngoài nước, Bộ Ngoạigiao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đốivới công dân Việt Nam ở nước ngoài
Theo như quy định thì Bộ tư pháp và Bộ ngoại giao thực hiện chứcnăng quản lý hộ tịch, không trực tiếp thực hiện thẩm quyền đăng ký hộtịch, còn các cơ quan như: Cơ quan đại diện ngoại giao lãnh sự Việt Nam
ở nước ngoài, Sở Tư pháp), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dâncấp xã là nơi trực tiếp thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch Thẩm quyền
đó được thể hiện cụ thể như sau:
1.4.2.1 Sở Tư pháp
Trang 14Với chức năng là cơ quan có thẩm quyền chung đối với hoạt độngđăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương, trong phạm vi thẩm quyền củamình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp đăng ký việc kết hôn, nhận cha,
mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và cấp bản sao giấy tờ hộ tịchgốc
Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấptỉnh là chủ tịch hoặc Phó chủ tịch được giao phụ trách công tác hộ tịch
Nghị định 83/1998 NĐ- CP không quy định chức năng nhiệm vụquyền hạn cho Sở Tư pháp mà chỉ quy định Sở Tư pháp là cơ quan giúpviệc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của mình Nhưng khi Nghị định 158/2005/NĐ-CP được ban hành và đivào thực tiễn đã chuyển giao một số việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủyban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp (Giám đốc Sở Tư pháp trực tiếp kýcác giấy tờ hộ tịch và đóng dấu Sở Tư pháp) bao gồm: [10]
1 Xác nhận sự kiện: sinh, tử, giám hộ, đăng ký lại việc sinh, tử, kếthôn, nhận con nuôi (đối với những sự kiện trước đây đã đăng ký Sở
Tư pháp mới đăng ký lại)
2 Ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch công dân Việt Nam đã đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài nay về nướcthường trú như: khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi
3 Cấp lại bản sao giấy tờ hộ tịch từ hộ tịch gốc
Như vậy, Nghị định 158/2005 NĐ-CP đã tạo ra một cơ chế thuận lợi,giảm bớt gánh nặng cho việc thực hiện chức năng đăng ký và quản lý hộtịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đồng thời tạo điều kiện cho Sở Tư pháp
có thể nhân danh mình trong một số hoạt động hộ tịch, góp phần nâng caohiệu quả công tác trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cơ quan Tư pháp
1.4.2.2 Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Trang 15Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký một số loại việc
hộ tịch không có yếu tố nước ngoài không thuộc thẩm quyền của Ủy bannhân dân cấp xã, cụ thể như sau: [10]
1 Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, xác địnhlại dân tộc cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi, bổ sung điềuchỉnh hộ tịch (trong trường hợp Sổ hộ tịch không còn lưu ở Ủy bannhân dân cấp xã mà chỉ còn lưu ở Ủy ban nhân dân cấp huyện) Đâycũng chính là những thẩm quyền mới được phân cấp cho Ủy bannhân dân cấp huyện, trước đây, Nghị định 83/1998 NĐ-CP thì nhữngloại việc trên đều thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2 Cấp lại bản chính Giấy khai sinh
3 Cấp các bản sao Giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc
Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấphuyện là chủ tịch hoặc Phó chủ tịch huyện được giao phụ trách công tác hộtịch
1.4.2.3 Uỷ ban nhân dân cấp xã
Trên cơ sở quán triệt tinh thần cải cách hành chính, Nghị định158/2008 NĐ-CP đã phân cấp việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy bannhân dân cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp xã cơ quan chủ yếu thực hiệnviệc đăng ký các sự kiện hộ tịch không có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địabàn xã, bao gồm: [10]
1 Xác nhận các sự kiện : sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ;nhận cha, mẹ, con; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lạiviệc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch
2 Căn cứ vào các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghivào sổ đăng ký các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, hủy việckết hôn trái pháp luật, chấm dứt việc nuôi con nuôi
3 Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc
Trang 16Người thực hiện đăng ký hộ tịch là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp xã được giao phụ trách công tác tư pháp.
1.4.3 Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Ngoại giao, cơ quan này thực hiệnviệc đăng ký các sự kiện hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, cụthể:
1 Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; nhận cha,
mẹ, con; thay đổi cải chính họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm, sinh;đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng lý lại việc sinh, kết hôn,
tử, nhận nuôi con nuôi ( đối với những sự kiện trước đây đã đăng kýtại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự ) cho công dân ViệtNam ở nước ngoài
2 Căn cứ vào các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghivào sổ hộ tịch các việc về ly hôn; xác định cha, mẹ, con; hủy việckết hôn trái pháp luật; chấm dứt việc nuôi con nuôi; thay đổi quốctịch
3 Đăng ký lại các sự kiện hộ tịch xảy ra ở nước ngoài đã được cơ quan
có thẩm quyền ở nước sở tại đăng ký cho công dân Việt Nam khiđương sự có yêu cầu
4 Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch gốc
Người thực hiện thẩm quyền đăng ký của các cơ quan đại diện ngoạigiao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là viên chức ngoại giao được phâncông chuyên trách thực hiện đăng ký hộ tịch
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà có thẩmquyền được quy định tại Nghị định 158/2008/NĐ-CP, là những quy địnhmới về phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch đã góp phần hoàn thiện hệthống cơ quan quản lý nhà nước về công tác này, giúp cho việc đăng ký vàquản lý hộ tịch được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng luật
Trang 17và đạt được hiệu quả, tăng cường tính dân chủ của nhà nước ta như đã đượcghi nhận trong Hiến pháp
1.5 Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch
Có thể hiểu một cách khái quát, trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch làcách thức, trình tự mà cơ quan có thẩm quyền cũng như các cá nhân, tổchức phải tuân thủ khi thực hiện việc đăng ký một sự kiện hộ tịch Trình tự,thủ tục đăng ký hộ tịch được quy định trong các văn bản pháp luật hiệnhành về hộ tịch như Nghị định158/2005/NĐ-CP, Nghị định 06/2012/NĐ-
CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP [10,11] Có thể phân loạithủ tục đăng ký hộ tịch theo các tiêu chí khác nhau:
Căn cứ vào nội dung đăng ký, có thể phân thành thủ tục đăng ký khai
sinh, thủ tục đăng ký khai tử, thủ tục đăng ký kết hôn
Căn cứ vào đối tượng đăng ký, có thể phân thành thủ tục đăng ký hộ
tịch thông thường, thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, thủ tụcđăng ký áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ thời hạn đăng ký, có thể phân thành thủ tục đăng ký đúng hạn
và thủ tục đăng ký quá hạn
Căn cứ vào tính chất đăng ký, có thể phân thành thủ tục đăng ký lần
đầu và thủ tục đăng ký lại
Tuy nhiên, dù căn cứ vào loại tiêu chí nào thì trình tự, thủ tục đăng ký
một sự kiện hộ tịch nào đều phải xác định đầy đủ các yếu tố sau: thẩm quyền của cơ quan đăng ký, thời hạn đăng ký, thủ tục đăng ký.
Để có thể đăng ký một sự kiện hộ tịch, người đi đăng ký (đương sự)cần phải nộp hoặc xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết (hồ sơ) trước cơquan có thẩm quyền Hồ sơ đăng ký được xem như là điều kiện để đăng ký
hộ tịch, vừa là căn cứ để chứng minh tính xác thực của sự kiện hộ tịch, vừa
là căn cứ để cơ quan đăng ký có cơ sở để kiểm tra việc đăng ký có vi phạmcác điều kiện đã được pháp luật quy định không (Ví dụ: Vi phạm điều kiệnkết hôn, điều kiện nuôi con nuôi ) Tuỳ thuộc vào từng nội dung đăng ký
Trang 18khác nhau, các đối tượng đăng ký khác nhau mà pháp luật quy định hồ sơđăng ký bao gồm các loại giấy tờ khác nhau Nhưng thông thường, hồ sơ
đăng ký hộ tịch bao gồm bốn loại giấy tờ chính như sau: Giấy tờ xác nhận
có sự kiện hộ tịch xảy ra Ví dụ: Giấy chứng sinh, giấy báo tử, tờ khai đăng
ký kết hôn…; Giấy tờ làm căn cứ xác nhận thẩm quyền đăng ký hộ tịch Ví dụ: Sổ hộ khẩu gia đình, giấy đăng ký tạm trú ; Giấy tờ xác nhận không vi phạm các điều kiện cấm mà pháp luật đã quy định Ví dụ: xuất trình giấy
khai sinh, giấy khám sức khoẻ khi đăng ký kết hôn; giấy thoả thuận về việc
đồng ý cho trẻ làm con nuôi khi đăng ký nhận nuôi con nuôi ; Giấy tờ xác nhận nhân thân của người đi đăng ký Ví dụ: Chứng minh nhân dân
Trường hợp không có đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì có thể có giấy tờhợp lệ thay thế Đối với những trường hợp như đăng ký hộ tịch có yếu tốnước ngoài, hay đăng ký cho một số đối tượng đặc thù như trẻ sơ sinh bị bỏrơi (trong đăng ký khai sinh), người chết không rõ tung tích (trong đăng kýkhai tử) thì tùy từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đăng ký phải bổ sungthêm một số giấy tờ cần thiết khác
1.5.1 Đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10, 11]
a Thẩm quyền đăng ký khai sinh
1 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dâncấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh
2 Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực
tế thực hiện việc đăng ký khai sinh
Trang 193 Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi
có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó
b Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em
c Thủ tục đăng ký khai sinh:
1 Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha,
mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn)
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người
đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn
2 Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh
3 Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh
d Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
1 Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi
Trang 20trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡngtrẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giớitính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ
2 Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi Hết thời hạn
30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng
ký khai sinh
3 Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địaphương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ
"trẻ bị bỏ rơi" Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ
Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghitên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu
4 Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này Khi đăng ký khai sinh, những nội
Trang 21dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không
nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh
là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dungkhông xác định được thì để trống Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai
sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi”.
1.5.2 Đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP
(sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10,11]
a Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1 Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiên việc đãng ký kết hôn
2 Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn,
đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài
về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân
Trang 22Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờkhai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận
2 Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam,
c Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được tiến hành như sau:
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định)
Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã
có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trìnhtrích lục bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này
Trang 23Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc viênchức Lãnh sự ký và cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định).
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh là 5 ngày
Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP phải được ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để theo dõi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng,
kể từ ngày xác nhận
1.5.3 Đăng ký khai tử
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP
(sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10,11]
a Thẩm quyền đăng ký khai tử.
1 Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử
2 Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký
khai tử.
b Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử
1 Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết
2 Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết
không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử
Trang 24cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử Bản sao Giấy chứng
tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử
d Đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh
Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thìcán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và
Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ “Trẻ chết sơ sinh”
e Đăng ký khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết
1 Việc đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện khi quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải thực hiện việcđăng ký khai tử
2 Trong trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã đăng
ký khai tử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử căn cứ vào quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, xoá tên người đó trong
Sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp
1.5.4 Đăng ký nuôi con nuôi
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP
(sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10,11]
a Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
1 Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi
2 Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban
Trang 25nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi.
a Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có:
1 Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định) Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha,
mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng
mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ
sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận
Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vidân sự
Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2, Điều 25 của Nghị địnhnày, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của
Ủy ban nhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ
điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2 Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi
3 Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi
b Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi
1 Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy ban
nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trang 262 Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung sau đây:
- Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi;
- Tư cách của người nhận con nuôi;
- Mục đích nhận con nuôi
Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày
Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp
xã đăng ký việc nuôi con nuôi
3 Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt;nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi Bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được cấp theo yêu cầu của các bên cho và nhận con nuôi Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính Giấy khai sinh của con nuôi
1.5.5 Đăng ký giám hộ
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP
(sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10,11]
a Thẩm quyền đăng ký việc giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ
sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ
b Thủ tục đăng ký việc giám bộ
Trang 271 Người được cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử giám hộ Giấy cử giám
hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làmgiám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ
2 Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc giám hộ Trường hợp cần phải xác minh, thì
thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 2 ngày.
Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám
hộ phải có mặt Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký
và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ Bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ.Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám
hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ
1.5.6 Đăng ký nhận cha mẹ, con
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/NĐ-CP
(sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10,11]
a Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận
là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con
b Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1 Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý
Trang 28của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha,
mẹ, con (nếu có)
2 Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày
3 Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết Cán bộ Tư pháp
hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên
1.5.7 Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP
(sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP): [10,11]
a Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch
1 Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và
bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
2 Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải
Trang 29chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
b Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
1 Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y
tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính,
bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành
vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng
ý của người đó
2 Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ
Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xácđịnh lại giới tính Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định chophép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự
Trang 30Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh
3 Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giầy tờ hợp
lệ Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh Cán bộ Tư pháp
hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng,
năm bổ sung Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh
Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp
xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung
4 Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản saoGiấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cảichính hoặc bổ sung
5 Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thayđổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào
bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung
đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh
của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Ủy
Trang 31han nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.
1.5.8 Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/ NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP: [10, 11]
1.5.8.1 Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
a Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
1 Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn
Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình,thì có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú
2 Ủy han nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này thực hiện việc đăng ký khai tử quá hạn
b Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
1 Người đi đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 15 (nếu là khai sinh) hoặc khoản 1 Điều 21 (nếu
là khai tử) của Nghị định này
2 Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng
ký theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản
chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử Trong cột ghi chú của Sổ đăng
ký khai sinh hoặc Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Đăng ký quá hạn".
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày
4 Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý
Trang 32lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thốngnhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch, quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờnói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai
về quê quán được ghi theo địa danh hiện lại
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghitheo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh
1.5.8.2 Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
a Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây thực hiện việc đăng ký lại
b Thủ lục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
1 Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định)
Trong trường hợp đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, không phải nơi đương sự đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây
2 Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịchtheo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứngnhận kết hôn hoặc Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ
Trang 33hộ tịch theo từng loại việc Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ Trong cột ghi chú của
sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ “Đăng
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại
Phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký lại việc sinh Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịchViệt Nam; Quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào sổ đăng ký khaisinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh
4 Khi đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi, các bên đương sự phải
có mặt Quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được
Trang 34công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn hoặc đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.
1.6 Vai trò, vị trí của công tác hộ tịch đối với các mặt kinh tế, xã hội,
Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịpthời, thường xuyên sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quý giá luôn sẵn sàng
hỗ trợ đắc lực
cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi,tiết kiệm chi phí xã hội Một hệ thống quản lý hộ tịch đầy đủ, chính xác, kịpthời có thể cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình dân số (cơ cấu dân sốtheo độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, tỷ suất sinh, tử và phát triểndân số, tình hình hôn nhân ) vào bất cứ thời điểm nào Trên địa bàn một đơn vịcấp xã, khi cần triển khai chính sách cộng đồng liên quan đến dân cư như : Bảo
vệ sức khỏe nhân dân, chăm sóc y tế đối với bà mẹ và trẻ em, phổ cập giáo dục,hôn nhân và gia đình chính quyền thường căn cứ vào các sổ hộ tịch đăng kýkhai sinh, khai tử, kết hôn để xác định đối tượng và triển khai các biện phápphù hợp với đặc điểm dân cư trong xã
Thứ hai, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sinh
động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân.
Quyền nhân thân của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992[16] và Bộ Luật dân sự [2] như : Quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên,quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn, quyền đượcnuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi Ở phương diện này, đăng ký hộ
Trang 35tịch chính là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhânthân đó Các dữ liệu về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên chứng thư hộtịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn ) là sự khẳng định có giá trịpháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó, các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có thể đánh giá người đó có khả năng, điều kiện để tham gia vàocác quan hệ pháp luật nhất định hay không
Với ý nghĩa như vậy, việc Nhà nước tổ chức quản lý, đăng ký hộ tịchchính là sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền con người Điều này chỉ cótrong các xã hội mà nền dân chủ được mở rộng và phát huy, khi các giá trịquyền con người được Nhà nước tôn trọng và có trách nhiệm bảo hộ
Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội.
Hệ thống Sổ bộ hộ tịch có thể giúp việc truy nguyên nguồn gốc của cánhân một cách dễ dàng Các chứng thư hộ tịch do người có thẩm quyền lậptheo thủ tục chặt chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước về vịthế của một cá nhân trong gia đình và xã hội Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp,khi cần đánh giá năng lực chủ thể của một cá nhân, các cơ quan tiến hành tốtụng luôn cần đến Giấy khai sinh của cá nhân đó Giấy khai sinh chứa đựng các
dữ liệu gốc về nhân thân của cá nhân như ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh, dântộc, quốc tịch, họ tên, cha mẹ Do đó, khi được sử dụng với tính cách là chứng
cứ, các thông tin thể hiện trên Giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tốtụng đánh giá nhiều vấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động Vớinhững ý nghĩa quan trọng như vậy, nên trong sự phát triển của mỗi quốcgia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó sẽphục vụ cho công tác quản lý Nhà nước được tốt hơn
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Quận Cẩm Lệ được thành lập vào cuối năm 2005 trên cơ sở chia táchhuyện Hoà Vang thành hai đơn vị hành chính trực thuộc thành phố ĐàNẵng, đó là huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ Về vị trí địa lý, quận Cẩm
Lệ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, tiếp giáp 5/7 quận, huyện còn lại,phía Đông giáp quận Ngũ Hành Sơn; phía Tây và Nam giáp huyện HòaVang; phía Bắc giáp các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu
Quận Cẩm Lệ và nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Nam của thành phố Quận
có 6 đơn vị hành chính phường trực thuộc, có diện tích: 33,76 km2, chiếm