1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình một cấp tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

74 1,9K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận biênchế, lao động, tài chính, tài sản, tài liệu và những nội dung có liên quan đến hoạtđộng của Văn phòng đăng ký quyền

Trang 1

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều nội dung về cải cách hành chính như: Cải cách thể chế; cảicách tổ chức bộ máy hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,cải cách tài chính công… thì cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trongnhững nội dung rất được Đảng và Nhà nước quan tâm triển khai khai thực hiệnnhằm sắp xếp lại gọn hơn tổ chức bộ máy hành chính các cấp, bảo đảm quản lýthống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Sau gần 3 năm thay thế cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 2 cấp,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp đã cho thấy sự thống nhất cao

về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận giảiquyết hồ sơ tại các chi nhánh quận huyện Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về tínhpháp lý, cơ sở dữ liệu địa chính; giải quyết kịp thời nhiều vướng mắc về chuyênmôn; quản lý tốt việc biến động đất, nhất là việc tách thửa đất không để xảy ratình trạng chia cắt manh mún không đúng quy định gây khó khăn cho công tácquy hoạch chỉnh trang đô thị của thành phố, hạn chế nguyên nhân dẫn đến tranhchấp, khiếu kiện Việc cập nhật các biến động, quản lý dữ liệu địa chính được đivào nền nếp Mặt khác, việc kiện toàn Văn phòng đăng ký một cấp đã bảo đảm

sự lãnh đạo chỉ đạo điều hành thống nhất từ UBND thành phố đến Sở Tàinguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký và đến các chi nhánh của Văn phòngđăng ký tại các quận huyện

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận biênchế, lao động, tài chính, tài sản, tài liệu và những nội dung có liên quan đến hoạtđộng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện cho Văn phòngđăng ký một cấp quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước trong tháng

7 năm 2012 Sau khi triển khai nhiệm vụ kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2012 đếnnay, có thể nhận thấy được những sự thay đổi, những điểm mới trong quy định

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những khó khăn cần khắc phục khi thựchiện Văn phòng 1 cấp Mặc dù vậy, bước đầu thực hiện mô hình Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất một cấp vẫn còn nhiều thách thức như: không thể sửdụng bộ thủ tục hành chính dùng chung tại UBND các quận, huyện; việc luânchuyển hồ sơ không thuận lợi cho cán bộ tiếp nhận; đối với hồ sơ cấp mới thìkhi tiếp nhận hồ sơ xong, luân chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường, trình

Trang 2

Giám đốc Sở ký, sau đó phải lấy hồ sơ từ Sở Tài nguyên và Môi trường về mớitrả kết quả cho công dân Vì vậy, việc đi lại cũng gặp khó khăn nhất định so vớitrước đây

Để phân tích và đánh giá hiệu quả của mô hình Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất một cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung cũng như quậnLiên Chiểu nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hìnhmới này, cũng như khắc phục hạn chế của hệ thống Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất ở hai cấp và tiến tới chuẩn hóa hệ thống Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất theo mô hình của các nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện côngnghệ hiện đại Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời được sự đồng ý vàhướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Văn Chương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình một cấp tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”.

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chính

Đánh giá hiệu quả các hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấttheo mô hình một cấp nhằm đưa ra đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quảhoạt động của mô hình trong thời gian tới

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Các khái niệm của hệ thống đăng ký đất đai

2.1.1.1 Khái niệm về đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật đất đai 2013: “Đăng ký đất đai,

nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý vềquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản

lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.”[12]

Đăng ký quyền sử dụng đất cũng có những đặc điểm chung như các loạihình đăng ký khác; song đăng ký quyền sử dụng đất có một số đặc điểm khác biệt:

Một là: đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính do Nhà nước quyđịnh và tổ chức thực hiện và có tính bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất;

Hai là: đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đối với loại tài sản đặc biệt:Đất đai là tài sản đặc biệt có giá trị; giá trị đặc biệt vừa thể hiện ở giá trị

sử dụng không thể thiếu và có ý nghĩa sống còn với mọi tổ chức, cá nhân, nhưngchỉ có giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu sử dụng của xã hội ngày càngtăng; giá trị đặc biệt của đất đai còn được thể hiện ở giá đất và luôn có xu hướngtăng lên

Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân; người đăng ký chỉ được hưởng quyền

sử dụng đất; trong khi đó quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật lạikhông đồng nhất giữa các thửa đất có mục đích sử dụng khác nhau, do loại đốitượng (tổ chức, cá nhân) khác nhau sử dụng

Đất đai thường có các tài sản gắn liền (gồm: nhà, công trình xây dựng,cây rừng, cây lâu năm) mà các tài sản này chỉ có giá trị nếu gắn liền với mộtthửa đất tại vị trí nhất định; trong thực tế đời sống xã hội có nhiều trường hợp tàisản gắn liền với đất không thuộc quyền sở hữu của người sử dụng đất

Ba là: Đăng ký quyền sử dụng đất phải thực hiện đồng thời cả hai việc:vừa ghi vào hồ sơ địa chính của cơ quan nhà nước để phục vụ cho yêu cầu quản

lý nhà nước đối với đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật; vừa cấp giấychứng nhận cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào việc sử dụng đất và cóđiều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo pháp luật

Trang 4

2.1.1.2 Khái niệm GCNQSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo Khoản 16 của Điều 4 Luật Đất đai 2013 như sau: “Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứngthư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

2.1.1.3 Khái niệm về hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụngđất, làm cơ sở để bảo hộ quyền hợp pháp của người sử dụng đất Đây là hệthống các tài liệu chứa đựng các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lýcủa các thửa đất trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã

Hồ sơ địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đấtđai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu GCNQSDĐ Bản đồ địa chính,

sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai có nội dungđược lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đấtđai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai

ở cấp xã

Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:

- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí;

Trang 5

nào đó đứng ra thực hiện việc ghi nhận hoặc xác nhận về một sự việc, một tàisản nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người được đăng ký cũng như của

tổ chức, cá nhân đứng ra đăng ký

Đất đai với vai trò là một tài nguyên quý giá đối với mỗi quốc gia, mỗi cộngđồng, tham gia mọi hoạt động của xã hội loài người, là điều kiện tồn tại và pháttriển của con người cũng như của muôn loài; đã trở thành một loại tài sản khôngthể thiếu và có giá trị vô cùng lớn đối với mỗi cá nhân cũng như với cộng đồng

Đăng ký đất đai là một cách gọi của hệ thống đăng ký đất đai và theo địnhnghĩa của UN-ECE, nó là một quá trình xác lập và lưu trữ một cách chính thứccác quyền lợi đối với đất đai dưới các hình thức hoặc là đăng ký văn tự giao dịchhay đăng ký các loại văn kiện nào đó có liên quan đến việc chuyển giao quyền

sở hữu/sử dụng đất, hoặc là dưới hình thức đăng ký chủ quyền đất Kết quả củaquá trình đăng ký được thể hiện trong một sổ đăng ký(có thể là hồ sơ giấy tờhoặc được kỹ thuật số hóa thành hồ sơ điện tử) với những thông tin về chủ sởhữu/sử dụng và chủ quyền, hoặc những thay đổi về chủ quyền đối với nhữngđơn vị đất đai được xác định[10]

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa chínhđầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lậpmối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất để làm cơ sở cho Nhànước có thể nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật cũngnhư bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của người sử dụng đất

Đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai thì công tác đăng ký là bắtbuộc Bởi theo Luật đất đai 2013 đã quy định: đất đai là sở hữu toàn dân do nhànước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Việc đăng ký đất đai sẽ cungcấp cho Nhà nước mọi thông tin về đất đai để từ đó có thể đưa ra những biệnpháp quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm

Tuy nhiên, đăng ký đất đai không chỉ là công tác đăng ký ban đầu đểthành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn cảcông tác đăng ký biến động Bởi trong quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽcủa xã hội, sự biến động của đất đai tất yếu sẽ diễn ra với mức độ và hình thứcngày càng đa dạng như: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, cho thuê…

Do vậy để đảm bảo đăng ký đất đai với chất lượng cao nhất, đáp ứng được yêucầu kỹ thuật, pháp lý của hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ, trước hết đòi hỏiphải triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban hành đầy đủcác văn bản về chính sách đất đai, đo đạc lập bản đồ đại chính, quy hoạch sử

Trang 6

dụng đất, phân hạng và định giá đất, thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết tranhchấp đất đai Bên cạnh đó, đăng ký đất đai phải được thực hiện thường xuyên,liên tục ở mọi nơi, mọi lúc để đảm bảo nhà nước luôn nắm vững hiện trạng sửdụng đất, người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mìnhtheo đúng pháp luật.

Trong thực tế đời sống xã hội có nhiều công việc phải đăng ký như khiphát sinh các sự việc sinh, tử, kết hôn, giám hộ, nuôi con nuôi (đăng ký hộ tịch)hoặc phát sinh nhu cầu sở hữu hoặc sử dụng tài sản (đăng ký sở hữu, sử dụngnhà cửa, xe cộ, tàu thuyền ); khi phát sinh các nhu cầu khác: đăng ký lao động,

du lịch, mua bán tài sản, đăng ký nghĩa vụ quân sự , song cũng có nhiều việcđăng ký theo tự nguyện của người có nhu cầu Đăng ký thường được hiểu làcông việc của một cơ quan Nhà nước hoặc một tổ chức, cá nhân nào đó thựchiện việc ghi nhận hay xác nhận về một sự việc hay một tài sản nhằm đảm bảoquyền lợi và nghĩa vụ của người được đăng ký cũng như tổ chức cá nhân đứng

ra thực hiện việc đăng ký

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiệnđối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, bởi nóthực hiện đăng ký đối với đất đai - một loại tài sản đặc biệt có giá trị và gắn bó mậtthiết với mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong quá trình sản xuất và đời sống

Theo điều 95 của Luật Đất đai và điều 696 của bộ Luật dân sự, việc đăng

ký đất được thực hiện với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước (gồm cả đất chưagiao quyền sử dụng) và là yêu cầu bắt buộc mọi đối tượng sử dụng đất phải thựchiện trong mọi trường hợp: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nướcgiao đất cho thuê đất sử dụng, được Nhà nước cho phép thay đổi mục đích sửdụng, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung chuyển quyền sửdụng đất đã đăng ký khác

Việc đăng ký đất thực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiếtlập hồ sơ địa chính đầy đủ cho toàn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng

xã, phường, thị trấn trong cả nước và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcho những người sử dụng đất đủ điều kiện, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặtchẽ toàn bộ đất đai theo đúng pháp luật[8]

Tóm lại, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địachính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xáclập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ

Trang 7

sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợppháp của người sử dụng đất.

Tuy nhiên, đăng ký đất không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành lập hồ sơ địachính và cấp giấy chứng nhận ban đầu Quá trình vận động, phát triển của đờisống, kinh tế, xã hội tất yếu dẫn tới sự biến động đất đai ngày càng đa dạng dướinhiều hình thức khác nhau như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi,chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, Vì vậy, đăng ký đất đaiphải thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc để đảm bảo cho hồ sơđịa chính luôn phản ánh đúng, kịp thời hiện trạng sử dụng đất và đảm bảo chongười sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình theo pháp luật Theo quy

mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất trong từng thời kỳ, đăng

ký đất được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trênphạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đấtđai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủđiều kiện

Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đãhoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nộidung của hồ sơ địa chính đã thiết lập

2.1.2 Các yếu tố quan trọng của hệ thống đăng ký đất đai

Hệ thống đăng ký đất đai được xác lập và chứa đựng bốn yếu tố cơ bảncủa đất đai và cũng là trụ cột của hệ thống, bao gồm: yếu tố hình học, yếu tốpháp lý, yếu tố giá trị và yếu tố sử dụng

Yếu tố hình học, pháp lý, giá trị và sử dụng của đất đai là bốn yếu tốthông tin quan trọng cần được đăng ký và thể hiện trong hệ thống đăng ký đấtđai Do mang bản chất khác nhau nên việc xác định bốn yếu tố này được tiếnhành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau Những đặc điểm hìnhhọc của đất đai được xác định thông qua các hoạt động địa chính do cơ quanquản lý đất đai thực hiện (cơ quan địa chính hoặc cơ quan Tài nguyên và Môitrường) Đăng ký và xác lập chủ quyền đất đai được người sử dụng đất tiến hànhtại cơ quan tư pháp Việc xác định giá đất thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế

Và hoạt động lập quy hoạch sử dụng đất thuộc trách nhiệm của chính quyềntrung ương lẫn chính quyền địa phương Và mặt dù có sự khác nhau nhưng bốnyếu tố đều có mối liên hệ và sự tương tác lẫn nhau tùy thuộc những phương diệnkhác nhau, nhưng sự tương tác giữa bốn yếu tố là không thể thiếu Thông tin và

Trang 8

hoạt động của yếu tố này sẽ là cơ sở để triển khai, hỗ trợ hoạt động cho nhữngyếu tố còn lại Quy hoạch đất đai được thực hiện thông qua các hoạt động địachính cụ thể mang tính chất kỹ thuật trong việc xác định đặc điểm hình học củađất đai và dựa trên thông tin ghi nhận về giá trị và chủ quyền đất Giá trị đất đaiđược xác định trên cơ sở sự tính toán sự tác động của tổng hòa các yếu tố về đặcđiểm hình học (vị trí thuận lợi hay không, diện tích đất lớn hay nhỏ), đặc điểmpháp lý (chủ quyền hợp pháp hay không, quyền lợi trên đất đến mức độ nào) vàviệc sử dụng đất (mục đích sử dụng nào có hiệu quả, giá trị ra sao khi thay đổimục đích sử dụng đất), cũng như giới hạn về quyền sở hữu/sử dụng đất (có haykhông bị hạn chế bởi quyền đi qua bất động sản liền kề, quyền sử dụng các lợiích công cộng đi qua khu đất người khác) Quyền, lợi ích trên đất được đảm bảotrong một phạm vi được xác định với ranh giới, vị trí rõ ràng, và chịu sự tácđộng lẫn giới hạn trong mục đích sử dụng đất Tất cả được tập hợp lại tạo nênmột hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhànước, cơ quan quản lý đất, người sử dụng đất và các chủ thể khác có nhu cầu.

Do sự gắn bó chặt chẽ này ở nhiều quốc gia hiện nay, với mục tiêu xâydựng hệ thống đăng ký đất đai thống nhất, đang từng bước thực hiện việc liênkết những yếu tố và hoạt động có sự gần gũi lại với nhau, đặt dưới trách nhiệmchung của một cơ quan thống nhất nhằm thuận tiện cho việc quản lý và đơn giảnhóa thủ tục đăng ký cho người dân, cải cách hành chính và tinh giản bộ máy cơquan Nhà nước Ví dụ như Thụy Điển, cơ quan đăng ký chủ quyền đã được sápnhập và đặt dưới sự quản lý của cơ quan đo đạc đất đai, thống nhất hoạt độngđăng ký chủ quyền với hoạt động địa chính Ở các nước Châu Âu, hệ thống đăng

ký đất đai lúc ban đầu chủ yếu quan tâm đến việc đo đạc địa chính để xác địnhgiá đất cho mục đích thuế, nhưng về sau liên kết cả việc đăng ký chủ quyền Ở

Úc, tương tự, cũng có sự liên kết chặt chẽ giữa đăng ký chủ quyền và định giáđất[6] Ở Việt Nam cũng có sự chuyển giao trách nhiệm định giá đất từ cơ quanthuế sang cơ quan Tài nguyên và Môi trường để thống nhất việc quản lý hệthống đăng ký và thông tin đất đai[11]

2.2 Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Lịch sử đăng ký đất đai qua các thời kỳ

2.2.1.1.Thời phong kiến

Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nước phong kiến Việt

Nam đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà trước hết là việc đưa ra các

chính sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất đai Chính sách đất đai trước

Trang 9

hết tập trung vào việc thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đainhư sở hữu tư nhân, sở hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nước –

“Đất vua, chúa làng”

Mỗi triều đại (Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn) đều lựa chọn cho mình

phương pháp xử lý các mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từnggiai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêucầu xây dựng của nhà nước đương thời Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt

Nam phải mất 31 năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ

17 (1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất,

con đường, khu rừng, núi sông vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ thành thị đếnvùng biên cương Công trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mô toàn quốc củaNhà Nguyễn là công trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử quản lý đất đaithời kỳ phong kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc hoạch định cácchính sách về quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở thế kỷthứ XIX Hiện nay, nước ta đang lưu giữ 11.000 quyển địa bạ của thời kỳ này vàtrở thành một tư liệu lịch sử quý giá của Quốc gia

Sau khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, việc xây dựngđất nước và bảo vệ nền độc lập của dân tộc là nhu cầu bức thiết được đặt ra đốivới các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XV Ởgiai đoạn này, phần lớn ruộng đất công được Nhà nước trung ương giao cho cáclàng xã quản lý, lo việc phân chia cho dân đinh cày cấy, thu thuế và nộp đủ choNhà nước Tuy nhiên, Nhà nước chưa trực tiếp can thiệp vào việc đo đạc ruộngđất Việc lập điền bạ không được đặt ra Để nắm được số diện tích ruộng đất cụthể cho việc thu thuế và phong thưởng hay ban, cấp, các triều đại Lý-Trần sửdụng một số hình thức quản lý thô sơ, chứ chưa phải là hình thức đo đạc ruộngđất theo định kỳ[16] Quan hệ mua bán ruộng đất cũng được điều chỉnh, đưa vàoquy củ với quy định phải có văn khế chứng nhận giữa bên mua và bên bán ở thời

Lý Đến thời nhà Trần, do sự phát triển của việc mua bán và tranh chấp ruộngđất, năm 1227, nhà Trần đã phải quy định rõ việc điểm chỉ lên các giấy tờ, vănkhế mua bán ruộng đất, thậm chí việc điểm chỉ thế nào cũng được quy định cụthể năm 1237

Cuối thế kỷ thứ XIV, khi lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã ban hànhchính sách hạn điền nhằm hạn chế ruộng đứng tên hay ruộng tư Để thực hiệnchính sách này, năm 1398, Hồ Quý Ly ra lệnh những người có ruộng đất tư phảikhai diện tích thuộc sở hữu của mình và cắm thẻ ghi rõ tên họ trên bờ ruộng.Nhà nước cũng giao cho các quan phủ, châu, huyện phải cùng nhau đi đo và lập

sổ sách

Trang 10

Như vậy, có thể thấy việc đo đạc, đăng ký đất đai ở Việt Nam đã được cáctriều đại Lý-Trần tiến hành từ rất sớm, ngay những năm đầu tiên của quốc giađộc lập, nhất là đối với ruộng đất công làng xã và ruộng tư, nhằm phục vụ chonhững nhu cầu nhất định Tuy nhiên, việc đo đạc mang tính hệ thống trên phạm

vi cả nước chưa được tiến hành, việc lập điền bạ chưa được chú trọng Vì vậy,hầu như không có nguồn tài liệu chính thức để chứng minh về hoạt động đăng

ký đất đai được tiến hành trong giai đoạn này[16]

Cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ thứ XV, sau khi giành được thắng lợitrong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nhà Lê chính thức ra lệnh cho các địaphương thống kê tổng số ruộng đất, kiểm tra ruộng đất và lập sổ ruộng đất trong

cả nước Dưới thời vua Lê Thánh Tông, lĩnh vực quản lý đất đai đã chính thứcđược điều chỉnh cụ thể trong bộ luật đầu tiên của nước ta - Quốc triều Hình luậthay Bộ luật Hồng Đức Chế độ sở hữu đối với đất công và đất tư được bảo vệnghiêm ngặt Quan lại có trách nhiệm đo đạc và lập sổ ruộng đất Người sở hữu,

sử dụng ruộng đất có trách nhiệm khai báo chính xác ruộng đất do mình sở hữuhoặc sử dụng của Nhà nước[4]

Lần đầu tiên, hệ thống sổ ruộng đất - địa bạ Hồng Đức - được thành lập

để quản lý đất đai và thu thuế Thể lệ mua bán đất đai bằng văn khế được quyđịnh năm 1471 Đến năm 1487, nhà Lê tiếp tục ra lệnh cho các địa phương phảidựng cột mốc ranh giới ruộng đất Hoạt động đo đạc cũng được tiến hành, lậpthành tập bản đồ quốc gia - bản đồ Hồng Đức - để quản lý địa giới hành chínhvào năm 1490[16]

Từ thế kỷ thứ XVI đến cuối thế kỷ thứ XVIII, với sự biến động chính trịphức tạp, sự quan tâm dành cho vấn đề ruộng đất giảm xuống Hoạt động đăng

ký đất đai chủ yếu là kế thừa trên nền tảng cũ của nhà Lê

Đến nửa đầu thế kỷ thứ XIX, hoạt động đăng ký đất đai mới tiếp tục có sựthay đổi Dưới thời Nguyễn, năm 1805, vua Gia Long đã tiến hành một đợt đođạc ruộng đất lớn và lập địa bạ các xã với đơn vị đo lường tính theo mẫu Sổ địa

bạ được lập thành 3 bản: một nộp tại Bộ Hộ, một nộp tại Dinh Bố chánh và một

để tại xã Hàng năm đều có chỉnh lý và 05 năm điều chỉnh một lần[16]

Trang 11

chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trênlãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp: Cơ quan quản lý Trung ương là Sở Địa chínhthuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ, về sau trựcthuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương; Cơ quan cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ

sở làng xã có nhân viên địa chính là chưởng bạ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương

bộ ở Nam Kỳ Thực dân Pháp đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1871

ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc được triển khai ra khắp lãnh thổ Các bản đồđược xây dựng để thành lập hồ sơ địa chính phục vụ cho việc thu thuế,quản lýđất đai

Năm 1867, Pháp thành lập Sở Địa chính Sài Gòn, sau đó đổi tên thành SởĐịa chính Nam kỳ vào năm 1869, do một thanh tra hành chính người Pháp quản

lý Đến năm 1896, Sở Địa chính được quản lý trực tiếp bởi thống đốc Nam kỳ

Ở Trung kỳ, Sở bảo tồn điền trang Trung kỳ được thành lập bởi Khâm sứTrung kỳ năm 1930, và vào năm 1939 đổi tên là Sở Quản thụ địa chính Trung

kỳ, phụ trách việc đo đạc giải thửa và lập địa bạ

Ở Bắc kỳ, Sở Địa chính được thành lập năm 1906[4]

Hoạt động địa chính cũng có sự thay đổi Hệ thống bản đồ địa chính được

đo vẽ lại và giấy chứng nhận được sử dụng thay cho sổ địa bạ ở khu vực đô thị.Tuy nhiên, để phục vụ cho chính sách cai trị, Pháp triển khai nhiều chế độ đăng

ký đất đai khác nhau cho từng miền

Từ năm 1925, để thống nhất hoạt động quản lý đất đai, Chính phủ Phápban hành sắc lệnh ngày 21/7/1925 quy định chế độ điền thổ thay thế chế độ địa

bộ, áp dụng tại Nam kỳ và các nhượng địa của Pháp tại Hà Nội, Hải Phòng và

Đà Nẵng Theo đó, bản đồ giải thửa được đo đạc bằng phương pháp hiện đạinhất vào thời điểm lúc bấy giờ Mỗi lô đất của từng chủ sử dụng đất được thểhiện trên một trang của sổ điền thổ Chủ đất được cấp bằng khoán điền thổ saukhi đăng ký[16]

2.2.1.3 Giai đoạn 1954 – 1975

Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt hai miền Miền Nam Việt Nam đặtdưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam cộng hòa do Mỹ ủng hộ Ngày05/10/1954, Nha Địa chính Việt Nam được thành lập, quản lý trực tiếp bởi đạibiểu Chính phủ Ở mỗi tỉnh có Ty Địa chính Tại miền Trung, Nha Địa chínhcũng được thành lập tại Huế và Đà Lạt Chính quyền Việt Nam cộng hòa chủyếu kế thừa các chế độ điền thổ của thực dân Pháp[4]

Trang 12

Sau Cách mạng tháng 8/1945, vấn đề được chính quyền Cách mạng quantâm hàng đầu ở Miền bắc là người cày có ruộng Tuy còn non trẻ, chính quyềncách mạng vẫn lần lượt ban hành nhiều chính sách và quy định để từng bướcmang lại ruộng đất cho người nông dân Phong trào cải cách ruộng đất đượcphát động năm 1953 và đặc biệt là Luật cải cách ruộng đất được ban hành đã thủtiêu chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân – phong kiến, trao trả quyển sở hữuruộng đất cho người nông dân Đến tháng 12/1960, phong trào hợp tác hóa đượcphát động từ những năm 1950 ở miền Bắc đã cơ bản hoàn thành với khoảng85% hộ nông dân và hơn 90% ruộng đất tham gia vào hợp tác xã.

Phục vụ cho công cuộc cải cách ruộng đất, bộ máy quản lý đất đai cũngđược điều chỉnh Năm 1958, Sở Địa chính được thành lập trực thuộc Bộ Tàichính Năm 1959, Cục Đo đạc – Bản đồ được thành lập trực thuộc Phủ Thủtướng Ngày 09/12/1960, Chính phủ quyết định chuyển ngành địa chính từ BộTài chính sang Bộ Nông nghiệp phụ trách đổi tên thành ngành quản lý ruộngđất Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phụ trách quản lý đất đai trong lĩnh vực nôngnghiệp Đất đai trong lĩnh vực khác bị phân tán tùy loại cho nhiều ngành khácnhau quản lý như lâm nghiệp, xây dựng… dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫntrong các quy định quản lý đất đai[4]

2.2.1.4 Giai đoạn 1975 đến 1980

Trước sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước về đất đai, nhu cầu thốngnhất được đặt ra Năm 1979, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập trựcthuộc Hội đồng Chính phủ, với trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về đấtđai trên toàn lãnh thổ nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ môitrường, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả các loại đất[4]

2.2.1.5 Giai đoạn 1980-1988

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, trải qua một thời gian củng cố,xây dựng bộ máy, từ năm 1980 việc đăng ký đất đai mới bắt đầu được thựchiện trở lại Trong năm 1980, có hai quy định của Hội đồng Chính phủ đượcban hành Đó là: Quyết định 201-CP ngày 01/7/1980 về thống nhất quản lýruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; và Chỉthị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc,phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất

Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, Tổng cục Quản lý ruộng đất đãban hành Quyết định 56/ĐKTK ngày 05/11/1981 quy định về thủ tục đăng ký

Trang 13

nhất với quy trình chặt chẽ, có ít nhiều kế thừa cách làm của chế độ cũ Mỗi xãthành lập một Hội đồng đăng ký – thống kê ruộng đất, thực hiện xác định ranhgiới hành chính từng xã, xét duyệt đơn đăng ký đất đai và lập sổ sách đăng kýcủa xã với hệ thống hồ sơ đất đai được quy định khá chi tiết gồm 14 loại mẫugiấy tờ khác nhau Hồ sơ của xã phải được Ủy ban nhân dân huyện duyệt mớiđược đăng ký và cấp giấy chứng nhận Các mẫu giấy tờ trong hồ sơ đất đai baogồm: biên bản xác định ranh giới hành chính; sổ dã ngoại; biên bản và các kếtquả chi tiết kiểm tra, đo đạc ngoài đất, trong phòng; phiếu thửa; đơn đăng kýquyền sử dụng đất; bản kê khai ruộng đất của tập thể; bản tổng hợp các trườnghợp sử dụng đất không hợp pháp; sổ đăng ký ruộng đất cho cá nhân, tổ chức; sổmục kê; biểu tổng hợp diện tích đất ở (theo tự khai); biểu tổng hợp diện tíchkhoanh bao trên bản đồ; biểu thống kê diện tích ruộng đất; mẫu GCNQSDĐ;bản đồ địa chính; thông báo công khai hồ sơ đăng ký đất; biên bản kết thúccông khai hồ sơ; sổ khai báo biến động; trích sao khai báo biến động; trích lụcbản đồ kèm theo trích sao khai báo biến động.

Tuy nhiên, do phải tập trung khắc phục hệ quả chiến tranh, đối phó vớihàng loạt khó khăn trên nhiều lĩnh vực, nên nhiều nhiệm vụ, yêu cầu đăng ký đấtđai theo quy định bị giảm bớt, lược bỏ nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng quản

lý đất đai phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước Vì vậy, tàiliệu cơ bản của hồ sơ đất đai chủ yếu là bản đồ giải thửa, sổ đăng ký ruộng đất

và sổ mục kê đất, được lưu giữ một bộ tại xã và một bộ tại huyện để theo dõi,quản lý biến động đất đai Thông tin đất đai chủ yếu là thông tin về hình thểđường ranh thửa đất trên bản đồ; chủ sở hữu hoặc sử dụng (họ tên, tuổi, chỗ ở);

số hiệu thửa đất; tờ bản đồ; diện tích, loại đất, hạng đất v.v Việc đo đạc, đăng

ký đất đai không được tiến hành một cách chính xác và thống nhất mà thực hiệnbằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của từng địaphương Nơi có bản đồ giải thửa thì đo đạc chỉnh lý, bổ sung Nơi chưa có hoặc

đã có bản đồ giải thửa nhưng việc sử dụng đất có nhiều biến động thì tiến hành

đo vẽ bản đồ, sơ đồ giải thửa bằng phương tiện thô sơ (thước vải, thước dây,tre…v.v), hoặc tổ chức cho người dân tự khai báo, đăng ký Hầu hết ở nông thôn

là do người dân tự khai và chỉ tiến hành đo bao198, không xác định được vị trí

sử dụng cụ thể trên bản đồ, hồ sơ Do đó, quyền sử dụng đất hợp pháp của người

kê khai đăng ký rất khó xác định[5] Cho đến thời điểm này, hệ thống hồ sơđăng ký đất đai vẫn chỉ mang tính chất kiểm kê, phản ánh hiện trạng sử dụngđất Và do tiến hành chưa chặt chẽ nên sự sai sót, nhầm lẫn trong hồ sơ khá cao(hơn 10%, có nơi hơn 30%) Vì thế công tác cấp GCNQSDĐ cũng chưa được

Trang 14

thực hiện Đến cuối năm 1988, việc đăng ký đất đai chỉ mới tiến hành được tạikhoảng 6.500 xã với nhiều hạn chế[17].

2.2.1.6 Giai đoạn từ năm 1988 đến nay

Kể từ khi Luật Đất đai đầu tiên được ban hành năm 1987 và có hiệulực năm 1988 [10], vấn đề đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấpGCNQSDĐ được chính thức quy định là một trong những nội dung của hoạtđộng quản lý nhà nước đối với đất đai[10], trở thành một trong những nhiệm

vụ bắt buộc trung ương phải chỉ đạo các địa phương tiến hành

Kế thừa và phát huy kết quả đo đạc, đăng ký đất đai theo Chỉ thị 299-TTg,Tổng cụ Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định 201/ĐKTK ngày 14/7/1989ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ và Thông tư 302/ĐKTK ngày 28/10/1989

để hướng dẫn thi hành quy định này Các địa phương đã đồng loạt triển khaithực hiện từ năm 1990, tạo ra sự chuyển biến lớn trong hoạt động đăng ký đấtđai Đặc biệt, GCNQSDĐ theo mẫu của Tổng cục Quản lý ruộng đất quy địnhtrong Quyết định 201/ĐKTK được phát hành, chính thức cấp để thừa nhậnquyền sử dụng đất cho người sử dụng đất khi diện tích của họ được đăng ký, thểhiện trên bản đồ địa chính và ghi vào sổ địa chính [18]

Tuy nhiên, việc đăng ký đất đai chủ yếu là kế thừa các kết quả trước đó,

rà soát khắc phục tồn tại Chỉ có việc cấp GCNQSDĐ là thủ tục mới hầu nhưchưa được thực hiện Hơn nữa, do hồ sơ đất đai trước đây chỉ phản ánh hiệntrạng, còn nhiều sai sót, không xác định chính xác nguồn gốc pháp lý và quyềncủa người sử dụng đất, đồng thời, do chính sách đất đai có nhiều biến động nênthực tiễn thi hành hết sức khó khăn, với kết quả còn nhiều hạn chế

Chính sách đất đai trong giai đoạn này có những thay đổi quan trọng Thứnhất, sự thay đổi chế độ sở hữu đối với đất đai Nếu trước Hiến pháp 1980[9],còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai là sở hữu Nhà nước, sởhữu tập thể và sở hữu tư nhân; thì đến Hiến pháp 1980, điều 19 quy địnhthống nhất chỉ còn một hình thức sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân

Thứ hai, sự thất bại của phong trào hợp tác xã khi áp dụng ở miền Namsau khi đất nước thống nhất buộc Đảng và Nhà nước có sự thay đổi trongđường lối, chính sách đất đai phục vụ hoạt động nông nghiệp Chủ trươngkhoán ruộng cho các hộ gia đình, cá nhân tự tổ chức sản xuất theo hướng dẫncủa Nhà nước được hình thành theo Chỉ thị 100-CT/TW ngày 31/01/1981 đếnchính thức giao khoán ổn định, lâu dài theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị

Trang 15

sử dụng đất Phần lớn đất đai trước đây thuộc sở hữu tư nhân đưa vào hợp tác

xã theo phong trào hợp tác hóa, nay được chia lại theo nguyên tắc công bằngcho các hộ nông dân làm thay đổi ranh giới, diện tích sử dụng đất …v.v

Việc cấp GCNQSDĐ tại các địa phương, nhất là các tỉnh phía Bắc vàDuyên hải miền Trung, do sự phân tán, manh mún của đất đai nên thực hiện rấtchậm Hết năm 1993, cả nước mới cấp giấy chứng nhận cho khoảng 1,6 triệu

hộ nông dân (chiếm 40%) ở khoảng 1.500 xã, chủ yếu tại các tỉnh Đồng bằngSông Cửu Long Nhiều địa phương (14 tỉnh), do chính sách chưa ổn định, vănbản hướng dẫn thi hành chưa triển khai kịp thời nên đã tự quy định mẫu vàtiến hành cấp các loại giấy chứng nhận tạm thời cho người sử dụng đất

Cuối năm 1993, có khoảng 911.000 GCNQSDĐ tạm thời được cấp; vàđến giữa năm 1995 (thời điểm ngừng cấp giấy tạm thời trên phạm vi cảnước), tổng số giấy chứng nhận tạm thời được cấp đã lên đến 1.050.000 giấy[17]

Đến Luật Đất đai 1993, với sự thừa nhận chính thức thị trường bất độngsản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng thông qua những quyđịnh về giá đất, về các quyền giao dịch đối với quyền sử dụng đất của người

sử dụng đất, nhu cầu đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ chongười sử dụng đất càng trở nên cấp thiết Những quy định về hoạt động đăng kýđất đai trong Quyết định 201/ĐKTK không còn phù hợp vì nó chỉ chủ yếu phục

vụ công tác quản lý đất đai của Nhà nước, chưa xác lập chính xác và bảo vệđược quyền sử dụng đất của người sử dụng đất với tư cách là một tài sản củangười dân được đưa vào giao dịch trên thị trường trong điều kiện phát triển củanền kinh tế thị trường Vì vậy, hệ thống đăng ký đất đai tiếp tục có sự thay đổi

cả về cơ quan quản lý lẫn thủ tục đăng ký

Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập với chức năng quản lýnhà nước về đất đai và đo đạc, bản đồ trên phạm vi toàn quốc [1] Cũngtrong năm 1994, hoạt động quản lý nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thịđược trao cho Bộ Xây dựng [2] Theo đó, song song tồn tại hai hệ thống đăng

ký đất đai: một dành cho đăng ký quyền sử dụng đất thuộc ngành địa chính, vàmột dành cho đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thịthuộc ngành xây dựng

Trong nhiều năm sau đó, Tổng cục Địa chính đã ban hành nhiều quy địnhthay thế các quy định cũ, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ đăng ký, thậm chí chophép các địa phương tùy điều kiện nhân lực và công nghệ của mình mà tiếnhành hoạt động đăng ký cho phù hợp nhằm đẩy nhanh công tác cấp

Trang 16

346/1998/TT-Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; kéo theo nó là sự chuyển đổi trongviệc sử dụng các nguồn lực lao động, công nghệ, đất đai, tài nguyên thiênnhiên…v.v và sự tác động đến môi trường Điều này đặt ra nhu cầu đất đai vàtài nguyên thiên nhiên cần được quản lý thống nhất; sự phát triển bền vững phảiđặt trong mối quan hệ với vấn đề môi trường Một lần nữa, ngành địa chính và

hệ thống đăng ký đất đai được tổ chức lại với sự ra đời của Bộ Tài nguyên vàMôi trường [13] Đặc biệt, hoạt động đăng ký đất đai được Luật Đất đai 2003quy định thống nhất tiến hành tại một cơ quan được thành lập mới làVPĐKQSDĐ trực thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường; kể cả GCNQSDĐcũng theo một mẫu chung cấp cho mọi loại đất và tài sản gắn liền trên đất.Ngoài ra, vấn đề số hóa hồ sơ địa chính, dữ liệu thông tin đất đai và cung cấpthông tin điện tử cũng chính thức được quy định đã đặt ra nhu cầu tin học hóa

hệ thống đăng ký đất đai và công khai thông tin [3]

Mặc dù nội dung các quy định này chủ yếu vẫn hướng về khía cạnh quản

lý hành chính đối với đất đai và có thể chưa thể triển khai đồng loạt tại cácđịa phương trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, khi mà tư duy, quan điểmcủa các nhà quản lý vẫn chưa có nhiều thay đổi, nhưng sự chuyển biến được ghinhận này sẽ là cơ sở cho những cải cách tiến bộ trong hệ thống đăng ký đất đai

Tóm lại, hệ thống đăng ký đất đai ở Việt Nam đã được thiết lập từ cáchđây hơn năm thế kỷ, được chính quyền ở các chế độ khác nhau kế thừa và tiếptục bổ sung, điều chỉnh nhằm phục vụ mục đích quản lý của mình Kết quả của

nó là sự ra đời của một hệ thống địa bạ về quyền sở hữu đất đai tương đốikhoa học vào thời điểm lúc bấy giờ Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh và sựchia cắt đất nước nên hoạt động đăng ký có sự phân tán theo đặc thù của từngmiền và từng chế độ Hơn nữa, sau khi thống nhất đất nước, do sự thay đổi chế

Trang 17

độ sở hữu đối với đất đai nên hoạt động đăng ký đất đai bị gián đoạn Các hồ sơđăng ký đã được xây dựng trước đây, phần vì hư hỏng bởi chiến tranh, phần vìkhông phù hợp với chế độ sở hữu mới (sở hữu toàn dân đối với đất đai) nênkhông thể kế thừa, sử dụng.

Hệ thống đăng ký đất đai và các hoạt động đăng ký, có thể nói, phải bắtđầu lại từ điểm xuất phát và liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với sự pháttriển của đất nước Dù hiện nay đã đạt được những thành quả tương đối,nhưng hệ thống đăng ký đất đai vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả tíchcực trong việc hỗ trợ hoạt động quản lý, khai thác đất đai và sự lành mạnh,minh bạch của thị trường bất động sản Vì vậy, Việt Nam đang có nhiều nỗlực nhằm xây dựng hệ thống đăng ký đất đai ngày càng hoàn thiện hơn

2.2.2 Cơ sở pháp lý của việc đăng ký đất đai theo hai cấp

- Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộTài nguyên và Môi trường;

- Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộNội vụ;

- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộTài chính;

- Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 củaChính phủ quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trang 18

2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có Giám đốc và không quá 02(hai) Phó Giám đốc Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốcVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quyđịnh của pháp luật

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh được thành lập một sốphòng chuyên môn nghiệp vụ; số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ căn cứ vàođặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất cấp tỉnh

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh theo

đề nghị của Giám đốc Văn phòng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo đềnghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng Nội vụ

Biên chế của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là biên chế sự nghiệp

do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Việc quản lý, sử dụng biên chế củaVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Nghịđịnh số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định cơchế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn các Nghịđịnh này

Sở Nội vụ

Trang 19

+ VPĐKQSDĐ cấp quận, huyện trực thuộc phòng Tài nguyên và Môitrường, do UBND cấp quận, huyện QĐ thành lập theo đề nghị của Trưởngphòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng Nội vụ.

+ VPĐKQSDĐ được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

và huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập,

có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định củapháp luật

- Thực hiện theo Thông tư liên tịch 05/2010/ TTLT-BTNMT-BNV-BTCngày 15 tháng 03 năm 2010 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức biên chế và cơ chế tài chính của VPĐKQSDĐ, tại điều 2 quy định:

+ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPĐKQSDĐ cấp tỉnh theo đề nghị của Giámđốc Văn phòng

+ VPĐKQSDĐ thành phố có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đối vớicác đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài(trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhânnước ngoài

+ Chủ tịch UBND cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức của VPĐKQSDĐ cấp huyện theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên

và Môi trường và TP Nội vụ

+ VPĐKQSDĐ quận huyện có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đối vớicác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

+ VPĐKQSDĐ có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định củapháp luật

+ Cơ chế tài chính: VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện cơ chếtài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 củaChính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các vănbản hướng dẫn nguồn kinh phí của VPĐKQSDĐ cấp tỉnh, cấp huyện do ngânsách nhà nước cấp

Trang 20

2.2.3 Cơ sở pháp lý của hệ thống đăng ký đất đai theo một cấp

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp một cấp được tổ chức theoQuyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt đề án thí điểm toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

2.2.3.1 Cơ sở pháp lý

-Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

-Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

-Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.2.3.2 Bộ máy đăng ký và nhân sự

a Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Văn phòng đăng ký bao gồm:

+ Lãnh đạo, quản lý chi nhánh (1 giám đốc, 2 phó giám đốc)

+ Bộ phận Tiếp nhận (05 chỉ tiêu)

+ Bộ phận Đăng ký (06 chỉ tiêu)

+ Bộ phận kỹ thuật (12 chỉ tiêu)

+ Bộ phận Lưu trữ (03 chỉ tiêu)

b Về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền

Chi nhánh Liên Chiểu có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trong phạm vi địa bàn được giaoquản lý bao gồm: Thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận và đăng kýbiến động đối với cá nhân và hộ gia đình trọng phạm vi địa bàn quản lý; kiểmtra điều kiện đăng ký, chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền ký cấpgiấy chứng nhận;xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp đối với trườnghợp đăng ký biến động không phải cấp giấy chứng nhận mới; cập nhật chỉnh lýthường xuyên hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính; quản lý hồ sơ địa chính

và cung cấp thông tin đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ

Riêng thẩm quyền ký cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện tại thành phố ĐàNẵng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp giấy chứng nhận cho tất cảcác đối tượng, bao gồm: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hộ giađình; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo

Trang 21

d Về trang thiết bị

- Trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động chuyên môn của Văn phòng đăng

ký một cấp được kế thừa sử dụng các trang thiết bị của Văn phòng đăng ký quận

và trang bị bổ sung trong quá trình thực hiện mô hình để đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ chuyên môn được giao

- Các thiết bị cần thiết phải có cho hoạt động chuyên môn của Văn phòngđăng ký một cấp bao gồm: Máy đo đạc; máy in các loại (khổ A4, A3 và A0);máy photocopy (khổ A3 và Ao); các thiết bị công nghệ tin học phục vụ xâydựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính (máy tính cá nhân, máy chủ cơ

sở dữ liệu, máy chủ backup dữ liệu, máy chủ Web, máy trạm đồ họa, máy tínhxách tay, máy Scanner, thiết bị lưu trữ dữ liệu đặc biệt, thiết bị mạng và thiết bị

an toàn mạng); tủ và giá lưu trữ hồ sơ địa chính

e Về tài chính

Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại quận LiênChiểu sẽ hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần tài chính theo quy định hiệnhành Quá trình thực hiện sẽ đánh giá tình hình và đề xuất hoàn thiện cơ chế vàcác điều kiện kèm theo để bảo đảm tài chính cho thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn của Văn phòng đăng ký một cấp

2.3 Những công trình nghiên cứu liên quan

Luận văn Thạc sĩ “Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Sơn Trà, thànhphố Đà Nẵng.” của tác giả Phạm Thị Thủy với mục đích đánh giá tình hình cấpGCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liêu địa chính trên địa bàn quận Sơn Trà đãkhẳng định rằng kể từ khi thực hiện thí điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất một cấp đã có sự thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định củapháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại các chi nhánh quận, huyện

Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả mô hình thí điểm Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp hiện nay so với mô hình hai cấp tạiquận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã thựchiện so sánh hiệu quả hoạt động giữa hai mô hình

Trang 22

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Quy trình hoạt động của chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất một cấp (áp dụng từ ngày 1 tháng 8 năm 2012) và quy trình hoạt động của

mô hình hai cấp trước đây tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

3.2 Phạm phi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố

Đà Nẵng

3.2.2 Phạm vi thời gian

- Đề tài được thực hiện từ ngày tháng 1 đến ngày tháng 5 năm 2015

- Phạm vi thời gian về số liệu thu thập từ năm 2010 đến tháng 2 năm 2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu, thànhphố Đà Nẵng và tình hình về quản lý nhà nước về đất đai quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng

- Phân tích tình hình cấp giấy chứng nhận của Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất theo mô hình một cấp (từ 01/8/2012 đến tháng 2 năm 2015)

- So sánh và phân tích hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất một cấp so với mô hình hai cấp

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại quận LiênChiểu, thành phố Đà Nẵng

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập nhữngtài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địabàn nghiên cứu, bao gồm:

Trang 23

+ Các ngành văn hóa – xã hội

+ Hiện trạng sử dụng đất tại quận Liên Chiểu – Thu thập từ Chi nhánh

VPĐKQSDĐ tại quận Liên Chiểu

- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2010 -8/2012:

Thu thập từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại quận LiênChiểu

- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 8/ 2012 -3/2015: Thu

thập từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại quận Liên Chiểu

3.4.1.2 Tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tàiđược thu thập từ bảng hỏi những người dân tham gia các hoạt động củaVPĐKQSDĐ tại quận Liên Chiểu và phân tích tài liệu thứ cấp

- Đánh giá tài nguyên đất đai tại địa phương

3.4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện đăng ký, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơđịa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu, thànhphố Đà nẵng Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi

mô trong phân tích, mô tả, và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đăng ký,cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Sử dụngphần mềm Excel để thống kê, so sánh

3.4.3 Phương pháp tham vấn các đối tượng có liên quan

Tham khảo ý kiến của những cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đầu ngành vềnhững giải pháp trong công tác đăng ký đất đai để nâng cao hiệu quả quản lýNhà nước về đất đai

Trang 24

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng có tọa độ

108012’ kinh độ Đông, 16015’ vĩ độ Bắc

- Phía Bắc giáp Đèo Hải Vân

- Phía Tây giáp huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ

- Phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng

- Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí địa bàn nghiên cứu

Trang 25

Là cửa ngõ chính ra vào của thành phố, nằm trên trục giao thông Nam, có đường sắt và quốc lộ 1A ngang qua, trải dài theo bờ biển tạo ra ưu thế

Bắc-về địa lý kinh tế so với các quận huyện khác, là điều kiện quan trọng để LiênChiểu khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình ở đây tương đối phức tạp và đa dạng,có thể phân chia thành haivùng rõ rệt : vùng đồng bằng và vùng đồi núi

Vùng đồi núi Hoà Hiệp 1, Đà Sơn, Khánh Sơn

Vùng đồng bằng ven biển : Xuân Thiều, Nam Ô, Chơn Tâm, Trung Nghĩa Vùng đồi núi phía Bắc với độ dốc khá lớn là nơi tập trung rừng đặc dụng.Vùng đồng bằng ven biển là vùng thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn,lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiêp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự vàcác khu dân cư đông đúc

4.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình,nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng và mưa ẩm phong phú Nhiệt

độ trung bình hằng năm là 25OC, mùa hè trung bình là 28-30OC, mùa đông là

12OC; độ ẩm tương đối của không khí trung bình 82%; lượng mưa trung bình là

2066 mm, giờ nắng trung bình 2150h/năm

Một năm có một mùa khô từ tháng I đến tháng VIII, mùa mưa từ tháng IXđến tháng XII Mùa mưa và thời kỳ đầu mùa khô là thời kỳ hoạt động của giómùa Đông Bắc Gió mùa đông bắc tràn về thường làm cho nhiệt độ trung bìnhngày giảm từ 2 đến 5OC Nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 21OC

Từ giữa mùa khô thường có hoạt động của gió mùa Tây Nam làm cho thờitiết ở đây khô hanh, nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 35OC, độ ẩm không khíxuống dưới 55%, nước bốc hơi nhiều, độ mặn thường xâm nhập sâu vào hạ lưucác sông

Trong suốt 12 tháng đều có khả năng có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạtđộng trên biển Đông và đều có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết quận LiênChiểu Bên cạnh đó còn xuất hiện các đợt mưa to đến rất to kéo dài trong vài bangày, trên diện rộng thường dẫn đến lũ lụt

Trang 26

4.1.1.4 Đặc điểm thủy văn, thủy triều

a Thủy văn

Quận Liên chiểu có nhiều hệ thống sông ngòi, nhưng chủ yếu là sôngngắn, độ dốc thấp Khu vực sông Cu Đê có tổng diện tích lưu vực là 426 km 2,tổng lượng nước bình quân hằng năm khoảng 0,5 tỷ m3 Hạ lưu sông thường bịnhiễm mặn trong mùa khô Mùa lũ mực nước cao hơn mực nước trung bìnhhằng năm

b Tài nguyên nước

Về nước mặt : Sông Cu Đê nằm ở phía bắc của thành phố, bắt nguồn từdãy núi Bạch Mã, là hợp lưu của 2 con sông Bắc và sông Nam Chiều dài củasông Bắc là 23km, sông Nam là 47 km Chiều dài sông Cu Đê là 38km, tổngdiện tích lưu vực 426km2, tổng lượng nứoc bình quân hàng năm vào khoảng 0.5

tỷ m3 Hạ lưu sông Cu Đê thường xuyên bị nhiễm mặn, trong mùa khô gân 1/2chiều dài sông bị nhiễm mặn Trong mùa lũ mực nước sông Cu Đê vẫn cao hơnmực nước trung bình năm Dòng sông này là nguồn cung cấp chính phục vụ chosản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân quận Liên Chiểu; đồng thời lànguồn phù sa tạo ra những cánh đồng lúa phì nhiêu, những làng quê êm ả vensông và là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, phụ trợ cho các khu du lịchbiển và du lịch núi của quận Liên Chiểu

Trang 27

Về nước ngầm : Theo tài liệu đánh giá nước ngầm mới nhất của Đoàn địachất 501, nước ngầm khu vực Liên Chiểu thuộc tầng chứa nước trầm và tầngchứa nước khe nứt hệ tầng Avương Phần lớn nước ở các tầng chứa nước thuộc

hệ Đệ Tứ ở các vùng hạ lưu sông Cu Đê bị nhiễm phèn mặn do các nguồn gốc làcác trầm tích sông biển Tầng chứa nước ngầm trên khu vực Khu công nghiệpcũng bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp

c Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn quận có các mỏ cát trắng Hoà Khánh, Nam Ô, Thanh Vinhvới trữ lượng khoảng 25 triệu tấn, chất lượng tốt để sản xuất thủy tinh cao cấp

và xuất khẩu Dọc núi Phước Lý còn có các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệuxây dựng Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như : đồng (Thuỷ Tú), Than bùn(bàu Sấu, bàu Tràm )với trữ lượng nhỏ; cuội sỏi (Hoà Khánh trên các gò cao 4-7m); sét gạch ngói (Hoà Minh); cát xây dựng (sông Cu Đê)

đã có nguy cơ tuyệt chủng Khu này có diện tích tự nhiên 10.850 ha, hiện diện

501 loài thực vật bậc cao thuộc 251 chi, 124 họ, 205 loài chim thú thuộc 60 họ,

23 bộ trong đó có 27 loài chim, thú

Rừng sản xuất (367,74 ha) : Đây là những khu rừng thuộc lâm trườngsông Nam, diện tích đất rừng đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đểtiến hành sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp hoặc hạt kiểm lâm quản lý, bảo vệ

Hiện nay diện tích rừng sản xuất có xu hướng giảm.

e Tài nguyên biển và ven biển

Với bãi biển dài khoảng 26 km từ chân đèo Hải Vân đến Thuận Phước,Liên Chiểu là nơi tập trung khá phong phú các loài động vật biển như:

+ San hô : phân bố phía Nam chân đèo Hải Vân nhờ có nền đáy là đánthích hợp cho san hô bám, có nước trong và có độ muối cao, ổn định tạo điềukiện cho san hô phát triển

Trang 28

+ Cá, mực, tôm, ghẹ : tập trung với trữ lượng phong phú.

Ngoài ra, vùng biển Liên Chiểu với các vịnh, vùng cửa sông đã tạo nêndiện tích tiềm năng về nuôi trồng thủy sản

f Tài nguyên du lịch

Mặc dù diện tích không lớn nhưng với vị trí thuận lợi của thành phố LiênChiểu chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, trảidài từ những vùng đồi núi, làng mạc sông ngòi cho đến các bãi biển hấp dẫn.Đặc biệt ngay tại cửa ngõ thành phố là Đèo Hải Vân Đây là một danh thắng,một di tích lịch sử đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên Tiềm năng về du lịchcủa Hải Vân rất lớn nhưng hiện nay chưa được khai thác Bên cạnh đó, LiênChiểu còn có các bãi tắm đẹp như Nam Ô, Xuân Thiều là nơi lý tưởng đểnghỉ ngơi, thư giãn

Ngoài ra, Liên Chiểu còn có những tài nguyên du lịch phi vật thể là gỏi cáNam Ô, làng nghề nước mắm Nam Ô Hiện nay đang có chủ trương khôi phụclại các làng nghề này tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Liên Chiểu nói riêng

và thành phố nói chung

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

- Công nghiệp – Xây

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2013)

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo hướng giữ

ổn định cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, tăng cơ cấu ngành dịch vụ và

Trang 29

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bànquận có chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH đất nước trongthời kỳ hội nhập Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm tương đốiqua các năm Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cựctheo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướngphát triển chung của của thành phố và của cả nước

Trong nội bộ ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đã tăng nhanh tỷ trọng lĩnhvực thủy sản, phát huy lợi thế kinh tế biển; đối với công nghiệp, tăng tỷ trọngcủa các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, đã có nhiềuchuyển biến trong đổi mới công nghệ, sử dụng những tiến bộ khoa học côngnghệ tiên tiến; đối với dịch vụ, cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng các hoạtđộng thương mại có chất lượng cao, nhưng còn chậm, hoạt động phân phối hànghoá ngày càng đa dạng, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợinhất, kèm theo những phương thức dịch vụ văn minh, lành mạnh, nâng cao cảchất lượng và số lượng

Cơ cấu kinh tế khu vực Nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng, khu vựckinh tế ngoài Nhà nước tăng lên Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài cũng tăng nhanh qua các năm

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, thành phần sởhữu phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường

Bên cạnh những thành tựu đạt được còn một số vấn đề cần khắc phục đó

là cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tươngxứng với tiềm năng của một quận công nghiệp Cơ cấu lao động chưa phù hợp,nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việclàm không ổn định chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khókhăn Cơ cấu kinh tế biển tăng lên, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng củaquận

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND thànhphố, sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồngdoanh nghiệp toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thànhcác nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - anninh được thành phố giao

a Sản xuất nông nghiệp

Kinh tế Liên Chiểu có xuất phát điểm với tỷ trọng kinh tế nông nghiệpchiếm hơn 60%, nên ngành nông nghiệp trong mấy năm qua vẫn giữ vị trí trung

Trang 30

gian quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng n hư chuyểndịch lao động trên địa bàn quận Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyểndịch tích cực tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt, chănnuôi, định hướng phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường.

Bảng 4.2 Giá trị sản xuất Nông Nghiệp phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2013)

b Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng

Công nghiệp của quận Liên Chiểu luôn có giá trị sản xuất tăng cao hàngnăm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế quận Trong đó, ng ành côngnghiệp chế biến trên địa bàn quận chiếm trên 90% GTSX toàn ngành Thời kỳđổi mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất là khối dân doanh.Ngành công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập,giải thể và cổ phần hóa

Bảng 4.3 Giá trị sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp quận Liên Chiểu.

- KT ngoài quốc doanh

2 Khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài

8,6415,0921,2031,203-4,2403,549

9,8486,1470,8890,889-5,2573,701

11,6097,1361,0371,037-6,0994,473

13,1767,5830,7130,713-6,8705,593

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)

GTSX của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn và có xuhướng giảm, GTSX của khu vực kinh tế có vốn đầu t ư nước ngoài tăng qua các

Trang 31

đầu tư nước ngoài vào quận ngày càng lớn

a Thương mại, dịch vụ

Thành phố Đà Nẵng có ưu thế về vị trí địa kinh tế so với các địa ph ươngkhác trong vùng kinh t ế trọng điểm miền Trung N ên, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đều đóng c ơ quan tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ không chỉ cho Đà Nẵng mà cho cả vùng Vì vậy, thương mại - dịch vụ của quận cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định

Bảng 4.4 Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ quận Liên Chiểu

483,458

8,4583,9134,544475,000-483,458406,37077,088

703,880

8,8804,1094,771695,00-703,880591,645112,235

881,926

8,9264,1094,871873,00-881,926769,541112,235

(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Liên Chiểu)

Các ngành kinh doanh thương mại có lợi thế được quan tâm phát triểnnhư: thương mại nội địa, xuất khẩu, vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, bưuchính viễn thông, tài chính ngân hàng Hệ thống chợ được chú trọng đầu tư;mạng lưới phân phối hàng hóa đảm bảo tốt chức năng cung ứng và tiêu thụhàng hóa

Quản lý nhà nước đối với khu vực thương mại, dịch vụ được tăng cường,nhất là quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,mẫu mã, giá cả hàng hóa; chống đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế được triển khaitích cực, góp phần ổn định và phát triển thị trường, phục vụ tốt sản xuất và đờisống của người dân

Trang 32

4.1.2.3 Lĩnh vực văn hóa - xã hội

a Giáo dục, đào tạo

Bảng 4.5 Số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên tại Quận Liên Chiểu

Số lượng

Số họcsinh

Số cán

bộ giáoviên

(Nguồn: niên giám thống kê Quận Liên Chiểu)

Ngoài ra trên địa bàn quận còn có 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng và

8 trường trung học chuyên nghiệp Các trường này đang có đội ngũ cán bộgiảng dạy có trình độ cao với bề dày kinh nghiệm sư phạm Trong nhiều nămqua, đội ngũ trí thức n ày đã tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nângcao dân trí trên địa bàn.[14]

Hàng năm, quận huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo từ

TW, thành phố, tổ chức phi chính phủ, huy động trong nhân dân Từ đó, nhiềutrường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, tạo môi tr ường tốtcho các em học tập Phòng Giáo dục đào tạo cùng với Trung tâm Giáo dụcthường xuyên, Đoàn thanh niên, và các ngành liên quan phối hợp triển khainhiều chương trình nhằm đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.Ngoài ra, hàng năm còn thực hiện các chương trình hỗ trợ sách vở, áo quần,dụng cụ học tập cho trẻ nghèo và những trẻ em có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnhkhó khăn

b Dân số, lao động và việc làm

Năm 2013 dân số trung bình toàn quận là 151.993 người, mật độ dân số là1.920 người/km2

Trang 33

Bảng 4.6 Diện tích, dân số, lao động quận Liên Chiểu năm 2012

(km2)

Dân số(người)

Mật dộ dân số(người/km2)

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu năm 2013)

Nhìn chung, nếu tính theo mật độ dân số có hộ khẩu tại địa phương, đâykhông phải là con số quá lớn Tuy nhiên nếu xem xét theo mật độ dân số sốngtại địa phương, con số trên lớn hơn nhiều Hệ thống các khu công nghiệp, trườnghọc khác nhau tại địa phương đang đặt ra cho quá trình quản lý quy hoạch sửdụng đất cần có những xem xét, chú ý đặc thù Đó chính là những công trình hayloại đất được sử dụng cho lực lượng dân số trên

c Quốc phòng an ninh

Trong những năm qua bên cạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề

an ninh quốc phòng đã được quận chú trọng trên phương châm kết hợp kinh tếvới quốc phòng, quốc phòng với kinh tế Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dângắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiếnđấu của các lực lượng vũ trang Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninhvăn hóa tư tưởng, kinh tế đối ngoại được chú trọng Phong trào quần chúng bảo

vệ an ninh tổ quốc được duy trì, đảm bảo an ninh vùng biển, hải đảo Nhìnchung, tình hình an ninh, chính trị trong quận tương đối ổn định, giảm đượcđáng kể các trường hợp gây mất an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội cũng ít hơn trướcrất nhiều Điều này đã tạo ra môi trường đầu tư an toàn, tạo tâm lý ổn định chocác nhà đầu tư đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trong địa bàn quận yên tâmhoạt động sản xuất

Trang 34

4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất từ 1/1/ 2010 đến 1/1/2014

Tổng diện tích tự nhiên của huyện đến thời điểm ngày 01 tháng 01 năm

2014 có diện tích 7912,70 ha Trong đó:

+ Đất nông nghiệp có diện diện tích 4039,1781 ha, giảm 44,0090ha so vớinăm 2010 Nguyên nhân do chuyển sang đất ở đô thị, đất giao thông, đất sảnxuất kinh doanh, đất trụ sở công trình sự nghiệp theo quy hoạch của thànhphố

+ Đất phi nông nghiệp có diện tích 3576,1603 ha, tăng 44,0090 ha so vớinăm 2010 Nguyên nhân do các dự án của Thành phố thu hồi đất nông nghiệp vàđất chưa sử dụng chuyển sang

+ Đất chưa sử dụng có diện tích 297,3616 ha, bằng so với năm 2010 doquận chưa khai thác được hết được tiềm năng đất đai, còn hạn chế trong việcquy hoạch sử dụng đất

Hình 4.2 Biểu đồ biến động đất đai năm 2010-2014

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi trường quận Liên Chiểu)

Trang 35

Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng đất quận Liên Chiểu năm 2013

(ha)

Cơ cấu(%)

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 246,37 3,11

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi trường quận Liên Chiểu)

Trang 36

4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

4.1.4.1 Thuận lợi

Với vị trí nằm ngay cửa ngõ đầu vào của thành phố và trải dài trên tuyếnquốc lộ 1A, quận Liên Chiểu có lợi thế trong việc giao thương với các tỉnh phíaBắc và các quận, huyện lân cận

- Công nghiệp được chọn là ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tếquận, giá trị sản xuất không ngừng phát triển Trong những năm qua, các khucông nghiệp trên địa bàn quận không chỉ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từnhững chính sách của quận mà còn có cả sự đầu tư của các doanh nghiệp nướcngoài

- Với dân số trên 100.000 người, quận Liên Chiểu có nguồn nhân lực dồidào, cần cù và đầy sáng tạo

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn quân ngày càng hoàn thiện, hệ thống giaothông được nâng cấp, cải tạo thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa

- Công tác quản lý môi trường, đô thị của quận được thực hiện một cáchthống nhất đến từng phường

- Nhiều dự án quy hoạch giải toả, bố trí tái định cư tiến hành chậm, ảnhhưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội và chất lượng môi trường sinhsống của nhân dân

4.2 Tình hình về quản lý nhà nước về đất đai quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

4.2.1 Tình hình thực hiện Luật và các chính sách về đất đai

Việc quản lý đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu được triển khai thực hiệntheo quy định của các tài liệu cụ thể như sau:

Trang 37

- Luật Đất đai 2003;

- Luật Nhà ở năm 2005;

- Bộ Luật dân sự năm 2005;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành Luật đất đai;

- Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2006 quy định

về trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong côngtác bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bànthành phố Đà nẵng;

- Quyết định 103/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2006 ban hànhquy định về cấp GCNQSDĐ và trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiệncác quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định bổsung về việc cấp GCNQSDĐ , thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyếtkhiếu nại về đất đai;

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghi định số 84/2007/NĐ-CPngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ , thuhồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 07/4/2008 ban hành Quy định vềtrình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông tạiUBND phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30/ 5/2008 ban hành Quy định

về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại UBNDquận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 5126/QĐ-UBND ngày 7/7/2009 của UBND thành phố ĐàNẵng về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/

TU, ngày 8/6/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường công tác quản

lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ qui định bổ

Ngày đăng: 11/04/2016, 07:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w