Thực trạng đăng ký kết hôn

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Trang 39 - 41)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.1.2. Thực trạng đăng ký kết hôn

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của phụ nữ trong gia đình và xã hội, nhiều năm qua Phòng Tư pháp quận đã tiến hành khảo sát và vận động các trường hợp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định.Cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2000/NQ – QH 10, sau năm đầu tiên chia tách đơn vị hành chính, Tư pháp quận đã đăng ký kết hôn cho 570 trường hợp. Trong 07 năm (2006- 2012), Ủy ban nhân dân cấp xã đã đăng ký kết hôn cho 4.772 trường hợp (năm 2012 tăng 241 trường hợp, tăng 17,4 % so với năm 2006), riêng năm 2011 có sự giảm đáng kể, từ 875 trường hợp năm 2010 xuống còn 475 trường hợp ( chiếm 18,8 %), số trường hợp đăng ký lại năm 2007 là 77 trường hợp, chiếm tỉ lệ 12 %.

Qua các số liệu trên cho thấy tình trạng đăng ký kết hôn có chiều hướng tăng. Điều này tương ứng với sự gia tăng dân số tại địa bàn quận và tỷ lệ số người trong độ tuổi kết hôn ngày càng cao. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện tốt quyền nhân thân của mình và hạn chế hậu quả xã hội từ việc không đăng ký kết hôn, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và mới đây là Nghị định 06/2012 /NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã tinh giản một số giấy tờ, trình tự thủ tục và đề cao trách nhiệm của cán bộ tư pháp hộ tịch, Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012 NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP về thủ tục đăng ký kết hôn chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn khi triển khai thực hiện:

- Thứ nhất, trường hợp đăng ký kết hôn cho nam, nữ đã cư trú tại nhiều địa phương nhưng địa phương đang cư trú cuối cùng chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân trong tờ khai kết hôn từ lúc họ nhập khẩu. Vậy nếu cán bộ tư pháp hộ tịch yêu cầu họ chứng minh tình trạng hôn nhân ở những nơi cư trú trước đây thì có gây khó khăn phiền hà không? Cách giải quyết như thế nào?

Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp [4]: trong trường hợp một người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), thì khi đăng ký kết hôn, ngoài việc xác nhận tình trạng hôn nhân của nơi cư trú hiện tại, đương sự phải viết tờ cam kết (không có mẫu riêng) và chịu trách nhiệm về cam kết của mình về tình trạng hôn nhân trong thời gian đó. Hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp đã giúp cho cán bộ tư pháp hộ tịch phường, xã nắm rõ về thủ tục đăng ký kết hôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đăng ký kết hôn, giúp công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn được dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, khi mà sự cam kết của người dân chưa được pháp luật quy định bằng một chế tài cụ thể thì khó hạn chế được các sai trái, gian dối.

- Thứ hai, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012 NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005/NĐ-CP bãi bỏ thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân của thủ truởng cơ quan nơi cán bộ công chức, người lao động công tác. Quy định này tuy chặt chẽ về thủ tục nhưng có thể gây khó khăn cho người đăng ký kết hôn công tác tại tỉnh này nhưng cư trú ở tỉnh khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w