Vai trò, vị trí của công tác hộ tịch đối với các mặt kinh tế, xã hội, an ninh,

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.6. Vai trò, vị trí của công tác hộ tịch đối với các mặt kinh tế, xã hội, an ninh,

an ninh, quốc phòng.

Công tác quản lý hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước trên ba phương diện cơ bản: [17]

Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó.

Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời, thường xuyên sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quý giá luôn sẵn sàng hỗ trợ đắc lực

cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội. Một hệ thống quản lý hộ tịch đầy đủ, chính xác, kịp thời có thể cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình dân số (cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, tỷ suất sinh, tử và phát triển dân số, tình hình hôn nhân...) vào bất cứ thời điểm nào. Trên địa bàn một đơn vị cấp xã, khi cần triển khai chính sách cộng đồng liên quan đến dân cư như : Bảo vệ sức khỏe nhân dân, chăm sóc y tế đối với bà mẹ và trẻ em, phổ cập giáo dục, hôn nhân và gia đình... chính quyền thường căn cứ vào các sổ hộ tịch đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn... để xác định đối tượng và triển khai các biện pháp phù hợp với đặc điểm dân cư trong xã.

Thứ hai, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sinh động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân.

Quyền nhân thân của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 [16] và Bộ Luật dân sự [2] như : Quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi... Ở phương diện này, đăng ký hộ tịch chính là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân thân đó. Các dữ liệu về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên chứng thư hộ

tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn...) là sự khẳng định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá người đó có khả năng, điều kiện để tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không.

Với ý nghĩa như vậy, việc Nhà nước tổ chức quản lý, đăng ký hộ tịch chính là sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền con người. Điều này chỉ có trong các xã hội mà nền dân chủ được mở rộng và phát huy, khi các giá trị quyền con người được Nhà nước tôn trọng và có trách nhiệm bảo hộ.

Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội.

Hệ thống Sổ bộ hộ tịch có thể giúp việc truy nguyên nguồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng. Các chứng thư hộ tịch do người có thẩm quyền lập theo thủ tục chặt chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước về vị thế của một cá nhân trong gia đình và xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, khi cần đánh giá năng lực chủ thể của một cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến Giấy khai sinh của cá nhân đó. Giấy khai sinh chứa đựng các dữ liệu gốc về nhân thân của cá nhân như ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên, cha mẹ... Do đó, khi được sử dụng với tính cách là chứng cứ, các thông tin thể hiện trên Giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá nhiều vấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động... Với những ý nghĩa quan trọng như vậy, nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó sẽ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước được tốt hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w