B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1.8. Thực trạng đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử,
việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi.
Công tác đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được thể hiện qua bảng số liệu tóm tắt trên địa bàn quận trong 07 năm từ 2006 đến 2012 như sau:
Bảng thống kê tình hình đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi tại quận Cẩm Lệ từ năm 2006 đến năm 2012
(đơn vị tính: việc)
Sự kiện hộ tịch Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đăng ký khai sinh
quá hạn
0 154 126 83 71 37 118
Đăng ký khai tử quá hạn
0 0 0 0 0 29 32
Đăng ký lại việc kết hôn
0 77 0 0 0 0 0
Đăng ký lại việc sinh
0 90 115 128 127 72 11
Đăng ký lại việc tử 0 0 0 0 0 43 0
Tổng cộng 0 321 241 211 198 181 161
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp của Phòng Tư pháp quận Cẩm Lệ trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. [1]
Trong 07 năm qua, tình trạng đăng ký quá hạn các sự kiên hộ tịch trên địa bàn quận vẫn còn tồn tại, đặc biệt là đăng ký khai sinh cho trẻ em, theo quy định của pháp luật thì mọi trẻ em sinh ra và sống trên 24 giờ thì phải được đăng ký khai sinh và “ Thời hạn đăng ký khai sinh là 60 ngày kể từ ngày sinh con cha mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con, nếu cha mẹ không thể đi khai sinh thì ông bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ ” [10,11] . Tuy nhiên một phần do ý thức của người dân còn xem nhẹ việc đi đăng ký khai sinh cho trẻ nên tình trạng đăng ký quá hạn vẫn còn, thiết nghĩ, cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật cũng như là chế tài đối với việc đăng ký quá hạn để hạn chế hành vi đăng ký quá hạn cũng như việc Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cùng với Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã quy định một số điểm tiến bộ nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc trong thực tiễn hoạt động, khuyến khích người dân thực hiện tốt việc đăng ký theo quy định.