Thực trạng quản lý hộ tịch

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Trang 46 - 47)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2. Thực trạng quản lý hộ tịch

Thứ nhất, Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch

Thành phố Đà Nẵng đã thành lập Hội đồng phối hợp truyền truyền, giáo dục pháp luật chỉ đạo công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp quận, huyện, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở xã phường nhìn chung không ngừng nâng cao chất lượng và ngày càng củng cố. Qua khảo sát cho thấy tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác được Ban Tư pháp xã phường rất quan tâm và coi đây là nhiệm vụ chính của mình. Ngoài tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân chấp hành quy định của pháp luật có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cán bộ tư pháp hộ tịch xã phường còn quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch với các hình thức đa dạng, phong phú có sự trợ giúp của Hội đồng tuyên truyền giáo dục pháp luật của thành phố, quận, huyện. Qua công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành hành pháp luật về hộ tịch, ý thức người dân được nâng lên, giúp cho công tác quản lý hộ tịch ở địa phương ngày càng hoàn thiện.

Thứ hai, Quản lý sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp

Về biểu mẫu hộ tịch theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ- CP kích thước có nhỏ gọn, màu sắc đẹp trang nhã. Tuy nhiên, do kích thước biểu mẫu nhỏ, gọn nên các thông tin trên biểu mẫu có phần hạn chế. Ví dụ như biểu mẫu giấy khai sinh, không ghi năm sinh, quê quán của người mẹ và người cha, điều đó gây khó khăn cho các trường hợp đề nghị cấp lại bản chính giấy khai sinh phục vụ cho việc xin cải chính năm sinh, quê quán của người mẹ, người cha trong giấy khai sinh của ngườỉ con... Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ trong công tác cải cách thủ tục hành

chính về đăng ký, quản lý hộ tịch tại quận Cẩm Lệ theo mô hình vi tính hoá về hộ tịch trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng.

a. Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch

Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP [5], sổ đăng ký hộ tịch được lưu giữ ở tại Ủy ban nhân dân xã, phường đã đăng ký hộ tịch và tại Sở Tư pháp. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tiến hành khảo sát về kho lưu trữ sổ bộ của các quận, huyện và lập kế hoạch chuyển sổ bộ được lưu trữ tại Sở Tư về kho lưu trữ của từng quận, huyện để khai thác, sử dụng. Do đặc thù, tại thành phố Đà Nẵng việc lưu trữ sổ bộ hộ tịch thực hiện ở 03 cấp (thành phố, quận - huyện và xã - phường). Sở Tư pháp đang triển khai mô hình vi tính hoá về hộ tịch trên toàn thành phố.

b. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch cũng như đưa vào thực tiễn các văn bản dưới luật của lãnh đạo thành phố như Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 08/3/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [22], trong 03 năm từ 2010 đến 2012, tại các Ủy ban nhân dân xã, phường thuộc quận Cẩm Lệ đã thực hiện cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch cho 500 trường hợp. Năm 2012 tăng 38 trường hợp so với năm 2011, chiếm tỉ lệ 20,4%. Việc cấp bản sao giấy hộ tịch từ sổ bộ gốc được thực hiện tốt tại Ủy ban nhân dân xã, phường tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi đến các làm việc với cơ quan Tư pháp.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hộ tịch tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Trang 46 - 47)