B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1.3. Thực trạng đăng ký khai tử
Trong 07 năm (2006-2012), Ủy ban nhân dân cấp xã đã đăng ký khai tử cho 2.272 trường hợp (năm 2012 tăng 158 trường hợp – tăng 25,6 % so với năm 2006).
Để kịp thời nắm vững tình hình giảm dân số và tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến sự kiện tử của người thân, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định một số điểm mới về thẩm quyền, về thời hạn, trách nhiệm của người đi đăng ký khai tử. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây thì Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 158/2005/NĐ-CP chưa quy định cách giải quyết:
- Trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam thường trú trong nước nhưng chết ở nước ngoài, mà người thân có yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của đương sự thì giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này theo quan điểm chung nên quy định thân nhân của người chết tiến hành việc đăng ký khai tử tại nơi cư trú cuối cùng của người chết trước khi họ xuất cảnh ra nước ngoài là phù hợp nhất.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng như Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 158/2005/NĐ-CP [10,11] quy định trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải được đăng ký khai sinh và khai tử; nếu cha mẹ không đi đăng ký thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào sổ đăng ký khai sinh và khai tử. Quy định này rất khó khăn cho cán bộ thực hiện bởi họ không thể "tự mình" đặt
tên cho đứa trẻ mà chỉ có thể "phối hợp" với cha mẹ đứa trẻ mới thực hiện được.