Theo quy định của Hiến Pháp 2013, Luật Đất Đai 2013 về quy hoạch sửdụng đất được thực hiện trên toàn quốc từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và cấphuyện và là căn cứ để quản lý việc chuyển mụ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỒ TRUNG KIÊN
ĐỀ CƯƠNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NĂM 2008-2014 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 CỦA
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
HUẾ - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỒ TRUNG KIÊN
ĐỀ CƯƠNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NĂM 2008-2014 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 CỦA
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ THANH BỒN
HUẾ - 2014
Trang 3PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên đà phát triển đô thị và sự phát triển kinh tế vượt bậc làmcho đất đai ngày càng khan hiếm Yêu cầu về việc quản lý đất đai một cách chặtchẽ, đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo tính bềnvững đang là một vấn đề cấp bách hiện nay
Theo quy định của Hiến Pháp 2013, Luật Đất Đai 2013 về quy hoạch sửdụng đất được thực hiện trên toàn quốc từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và cấphuyện và là căn cứ để quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, chothuê đất Là cơ sở cho việc tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý,khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổchức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xãhội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường
Quận Cẩm Lệ được chia tách từ huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng vàtrở thành đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 theoNghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ Đây
là một Quận nội thành mới được chia cắt từ một huyện ngoại thành, do đó tìnhhình về đất đai biến động rất lớn, nhu cầu sử dụng đất mạnh mẽ UBND quậnCẩm Lệ đã lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2020 Tuyvậy, những năm qua việc tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đãđược phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, dẫn đến côngtác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của UBND quận còn tồn tại những khókhăn, bất hợp lý, chưa bắt kịp được với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn
ra khá nhanh ở địa phương.
Để tìm ra nguyên nhân tồn tại, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục nhằmlàm tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất, hạn chế những bất hợp lý trong quátrình thực hiện quy hoạch sử dụng đất là vấn đề cần thiết, góp phần thực hiện thắnglợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quận Cẩm Lệ đến năm 2020
Trang 4Xuất phát từ nhu cầu đó, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thanh Bồn,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng
đất từ năm 2008 đến năm 2014 và đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng"
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của quậnCẩm Lệ từ năm 2008 đến năm 2014 đánh giá được những thành tựu đạt được,những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đãđược phê duyệt
Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quảcông tác thực quy hoạch sử dụng đất của UBND quận trong thời gian tới
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những dẫn liệu cụ thể, làm cơ sở khoahọc để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện một phương án quy hoạch sử dụngđất tại một địa phương cụ thể
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất tìm ra nhữngmặt thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tácthực hiện quy hoạch sử dụng đất nói riêng của địa phương; từ đó đề xuất các giảipháp khắc phục những tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực quy hoạch
sử dụng đất của UBND quận trong thời gian tới
Trang 5PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận cho việc sử dụng hợp lý đất đai
2.1.1 Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1.1 Theo Luật Đất đai 2003
Khoản 2 điều 6 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
"1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
7 Thống kê, kiểm kê đất đai;
12 Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sư dụng đất đai;
13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.”
Trang 62.1.1.2 Theo Luật Đất đai 2013
Điều 22 quy định 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8 Thống kê, kiểm kê đất đai.
9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.1.2 Các căn cứ pháp lý của quy hoach sử dụng đất
2.1.2.1 Các văn bản của nhà nước
- Căn cứ điều 35 đến điều 51 Luật Đất đai 2013;
- Căn cứ điều 21 đến điều 30 Luật Đất đai năm 2003 ra ngày 26/11/2003;
Trang 7- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 của chính phủ
về hướng dẫn thi hành một số điều luật đất đai;
- Căn cứ Thông tư số 29/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất;
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của chính phủhướng dẫn thi hành luật đất đai;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ TG&MT vềviệc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủQuy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗtrợ và tái định cư;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 07/04/2010 của Chính phủ hướngdẫn về thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 thỏng 11 năm 2009 của BộTài nguyên và môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Công văn số 429/TCQLĐĐ ngày 16/04/2012 của Tổng cục Quản lý đấtđai về hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quyhoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Công văn số 23/CP-KTN ngày 23/02/2012 của Chính phủ về việc phân
bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015
Trang 82.1.3 Các văn bản của thành phố Đà Nẵng và của quận Cẩm Lệ
- Nghị Quyết số 105/NQ – CP Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 – 2015) của thành hố Đà Nẵng;
- Nghị Quyết số 98/NQ – HĐND về quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011– 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011- 2015;
- Quyết định 871/QĐ-UBND TP Đà Nẵng ngày 03/01/2010 phê duyệt
QHSDĐ đến năm 2020 của Quận Cẩm Lệ;
- Quyết đinh số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủtướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội vùngkinh tế trọng điểm miền trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵngđến năm 2020;
- Quyết định 2357/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạchchung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủtướng Chính phủ ban hành;
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 củaUBND thành phố Đà Nẵng;
- Các văn bản pháp quy của HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng;
- Kết quả quy hoạch ngành và liên ngành;
- Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận đến năm 2020 đượcphê duyệt
2.1.3 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch sử dụng đất
2.1.3.1 Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 36 luật đất đai quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Trang 94 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh
2.1.3.2 Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 37 Luật Đất đai quy định kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1 Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm
2 Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụngđất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đượclập hàng năm
2.1.3.3 Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 42 Luật Đất đai quy định trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất như sau:
1 Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp huyện
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùngcấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3 Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốcphòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh
4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này
2.1.3.4 Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 43 Luật Đất đai quy định lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất như sau:
1 Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiếnđóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2 Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
Trang 10a) Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thôngtin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tửcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiếnđóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đượcthực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khaithông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tinđiện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồmcác chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiệntrong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể
từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến
3 Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtquy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu,giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4 Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, BộQuốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtrong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này
2.1.3.5 Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 44 Luật Đất đai quy định thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất như sau:
1 Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp quốc gia
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trongquá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Trang 11b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm địnhtrong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩmđịnh trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2 Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có tráchnhiệm thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tạiĐiều 42 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cótrách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mụcđích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đấtrừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
3 Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;b) Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia
và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
c) Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;
d) Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất
4 Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh
Trang 12tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất
5 Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xácđịnh thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.3.6 Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 45 Luật Đất đai quy định thẩm quyền quyết định, phê duyệt quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
1 Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
2 Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất anninh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông quaquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt
3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông quaquy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kếhoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tạikhoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàngnăm của cấp huyện
2.1.3.7 Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 46 Luật Đất đai quy định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất như sau:
1 Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong cáctrường hợp sau đây:
Trang 13a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội mà sựđiều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vịtrí, diện tích sử dụng đất;
c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnhhưởng tới quy hoạch sử dụng đất;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương
2 Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kếhoạch sử dụng đất
3 Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch
sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt Nội dung điều chỉnh kế hoạch sửdụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại cácđiều 42, 43, 44 và 48 của Luật này
4 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó
2.1.3.8 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 49 Luật Đất đai quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtnhư sau:
1 Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp quốc gia
Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sửdụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương
Trang 14Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất trên địa bàn cấp xã.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh
2 Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kếhoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sửdụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định củapháp luật
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sửdụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kếhoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng khôngđược xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất
có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhànước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật
3 Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sửdụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phépchuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kếhoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy
bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kếhoạch sử dụng đất
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụngđất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bốviệc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theoquy định tại khoản 2 Điều này
4 Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sửdụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sửdụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phêduyệt
Trang 155 Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất
2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
2.2.1 Điều kiện tự nhiên:
Việc sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, do vậykhi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng vớiđiều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố baoquanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sảntrong lòng đất Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầucủa việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổnhưỡng) và các nhân tố khác
Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sảnxuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn nhiều hay
ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và khônggian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặcngắn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của câytrồng, cây rừng và thực vật thủy sinh Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thờigian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức chế đối với sinh trưởng, phátdục và quá trình quang hợp của cây trồng Chế độ nước vừa là điều kiện quantrọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vậtsinh trưởng và phát triển Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ýnghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảmbảo cung cấp nước cho sự sinh trưởng của động thực vật Tuy nhiên, cần lưu ýrằng các yếu tố khí hậu có các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong nămcũng như các vùng lãnh thổ khác nhau
Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụngđất của các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp Đối với sản xuất nôngnghiệp, sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc
và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn đến sự
Trang 16khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố cácngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứngđối với nông nghiệp Bên cạnh đó, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phươngthức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu phải đảm bảo thủy lợi hóa và
cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả sử dụng đất là cao nhất Đốivới ngành phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng đến giá trị côngtrình và gây khó khăn cho thi công - Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều cónhững đặc tính sinh, lý, hóa học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụngđất cũng có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyếtđịnh rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Độ phì của đất là tiêu chí quantrọng về sản lượng cao hay thấp Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởnglớn đến sự sinh trưởng của cây trồng
Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệthống sông ngòi, ao hồ với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc
độ dòng chảy, chế độ thủy triều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấpnước cho các yêu cầu sử dụng đất Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mangtính khu vực Vị trí của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, côngdụng và hiệu quả của việc sử dụng đất đai Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đấtcần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích caonhất về xã hội, môi trường và kinh tế
2.2.2 Nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Bao gồm gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất Còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi
sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật hiện có Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên của đất thường có sự khác biệt không
Trang 17lớn, về cơ bản là giống nhau Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng
có vùng đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế
xã hội rất cao nhưng có nơi đất đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu quả kinh tế rất thấp Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và
sử dụng đất quyết định vẫn là do con người Cho dù điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực, cũng như chuyển hóa thành ưu thế kinh tế Ngược lại, khi điều kiện kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường tự nhiên, biến điều kiện tự nhiên bất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế xã hội
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất Trình
độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau Nền kinh tế
và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc
sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều được dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý rằng sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, không chú ý đến việc xử lý nước thải, chất thải và khí thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển, hủy hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Tuy nhiên, mỗi nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất là đối với sản xuất nông nghiệp Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất Điều kiện
xã hội tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu,
xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai Căn
cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ
Trang 18yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thế hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững
2.2.3 Nhân tố không gian:
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi vật chất đều cần đếnđất đai như điều kiện không gian (bao gồm cả vị trí và mặt bằng) để hoạt động.Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên banphát cho loài người Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạnchế cơ bản nhất của việc sử dụng đất
Vị trí và không gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong quá trình
sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi 15
dân số và xã hội luôn phát triển Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính làkhông thể gia tăng, không thể hủy diệt cũng không thể vượt qua phạm vi quy môhiện hữu, do vậy, theo đà phát triển của dân số và kinh tế xã hội tác dụng ức chếcủa không gian của đất sẽ thường xuyên xảy ra Sự bất biến của tổng diện tíchđất đai không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng mà còn chiphối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai Điều này quyết định việc điều chỉnh
cơ cấu đất đia theo loại, số lượng được sử dụng căn sức sản xuất của đất và yêucầu của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực tải của đất Tài nguyên đất đai cóhạn lại giới hạn về không gian vì vậy cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc
sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệmôi trường Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựngcông trình, nhà xưởng, giao thông mặt bằng không gian và vị trí của đất đai
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế rất cao
2.3 Các vấn đề chung về quy hoạch sử dụng đất
2.3.1 Khái niệm quy hoạch.
“ Quy hoạch là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn dắt tới sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến Các kỹ thuật chính của quy hoạch là các văn bản tường trình (written statements) được bổ sung
Trang 19theo nhu cầu những dự báo thống kê, những công thức toán, những đánh giá số lượng và những biểu bảng minh họa cho các quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của dự án Nó có thể, nhưng không nhất thiết phải bao gồm các bản vẽ không gian chính xác của các đối tượng”
2.3.2 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất
- Kinh tế(bằng hiệu quả sử dụng đất)
- Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: Điều tra, khao sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, sử lý số liệu )
- Pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật)
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
2.3.3 Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
2.3.3.1 Mục tiêu.
Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất và việc sử dụng hiệuquả và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn Có thể hiểumục tiêu này cụ thể như sau:
Sử dụng có hiệu quả đất đai: Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức
khác biệt giữa các chủ sử dụng đất Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc
sử dụng có hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tưbản đầu tư trên một đơn vị diện 28
tích đất Còn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mangtính tổng hợp hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thựcquốc gia, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
Trang 20Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được: Sử dụng đất đai phải có
tính hợp lý và được xã hội chấp nhận Những mục đích này bao gồm các vấn đề
về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn
Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồngđều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau vàgóp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo
Tính bền vững Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất
mang lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo đượctài nguyên đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai
2.3.3.2 Nhiệm vụ
2.3.3.3 Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội, quốc phòng, an ninh
Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dướiphải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phảiphù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liênkết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiệnnội dung sử dụng đất của cấp xã
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứngvới biến đổi khí hậu
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Dân chủ và công khai
Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợiích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phảibảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt
Trang 212.4 Khái quát về công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọngtrong quản lý đất đai; bảo đảm đất đai được quản lý thống nhất, sử dụng hợp lý,tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội Ở Việt Nam, côngtác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được triển khaichính thức từ Luật đất đai năm 1988 Trong hơn 20 năm qua, các quy định phápluật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo hành lang pháp lý và trở thànhcông cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước về đất đai Tuy nhiên, chất lượng quyhoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một số tồn tại, vướngmắc trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.4.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác QHSDĐ đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành từ nhiềunăm trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, vì vậy mà họ đã tích luỹ được nhiềukinh nghiệm và công tác này ngày nay càng được chú trọng và phát triển.QHSDĐ luôn là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, đồng thời nócũng đóng vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển, sản xuất, đặc biệt
là trong quá trình sản xuất nông nghiệp
Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu và rất đắc lựccho việc quản lý hành chính cũng như quản lý đất đai Tùy theo chế độ chính trị,chế độ kinh tế, xã hội, tùy theo những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗinước mà quy hoạch có những hình thức, đặc điểm, mức độ rất khác nhau Tuy
có nhiều quan điểm khác nhau về QHSDĐ nhưng tất cả đều hướng đến một mụctiêu chung đó là việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, các biện pháp bảo vệ sử dụng đấthợp lý, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao
* Hàn Quốc: Để quản lý tài nguyên đất, Hàn Quốc quy định việc lập quy
hoạch sử dụng đất ở theo các cấp sau: quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quyhoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sửdụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản Kỳ quy hoạchđối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ
Trang 22bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điềuchỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường Quy hoạch sử dụng đất
là nền tảng, căn cứ cho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng
đô thị,…Quy hoạch sử dụng đất chỉ khoanh định các khu vực chức năng: đất đôthị, đất để phát triển đô thị, đất nông nghiệp, đất bảo tồn thiên nhiên Trên cơ sởcác khu chức năng sẽ lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết để triển khai thực hiện
* Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đạihoá và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình pháttriển kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ởtrong khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước Trong những thập
kỷ qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình quân mỗi năm chuyển đổikhoảng 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác
Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn mạnhtrong quy hoạch Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụngđất và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên kết trung ương
và địa phương trong quản lý môi trường
* Ở Thái Lan, trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng lớn trongxây dựng QH nông thôn để phát triển kinh tế, ổn định xã hội Thái Lan đã có sựđầu tư tương đối lớn cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông phục vụsản xuất, nối liền các khu sản xuất với khu chế biến và thị trường tiêu thụ Quátrình QH nông thôn tại các làng xã được xây dựng theo các mô hình và nguyên
lý hiện đại mới khu dân cư được bố chí tập trung, trung tâm làng xã là nơi xâydựng các công trình công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằmtrong khu vực vòng ngoài
Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm,Thái Lan đã đạt được sự tăngtrưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đề có cơ sở hạ tầng và hệthống giao thông phát triển, dịch vụ công cộng nâng cao, đời sống nông thônđược cải thiện không ngừng
* Trung quốc , công tác QHSDĐ từ lâu đã là vấn đề rất được quan tâmvà
Trang 23chú trọng Chính phủ Trung Quốc đã tập trung nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạtầng tuân theo QH, KHSDĐ lâu dài và bền vững Chính vì vậy, ngày nay mạnglưới giao thông, hệ thống đô thị với các đặc khu kinh tế của Trung quốc pháttriển đất mạnh sánh ngang tầm với các cường quốc có nền kinh tế phát triển trênthế giới.
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước của Trung Quốc được lập lần đầu tiênvào năm 1987, lần thứ hai vào năm 1998 và lần thứ ba vào năm 2003; nội dungquy hoạch qua các lần dần dần được hoàn thiện, phù hợp với từng giai đoạn phát
triển Quy hoạch bao gồm các loại hình: Quy hoạch tổng thể (bắt buộc theo luật mang tính chiến lược, toàn diện, quy định chính sách); quy hoạch chuyên ngành (mang tính chuyên đề, đặc thù); quy hoạch chi tiết (quy hoạch bố trí trên thực địa).
2.4.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
* Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đivào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất
và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảmbảo sự đồng thuận xã hội Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua :”Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết
số 29/2004/QH11ngày 15.6.2004);” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010”(Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29.6.2006) Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều
đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất và đều đã được chính phủ phêduyệt.Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thì đã có 531 đơnvị(chiếm 78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đếnnăm2010, số còn lại là đang triển khai (14%) hoặc chưa triển khai (8%) Đã có7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn thành việc lậpquy hoạch, kế họach sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%) Tuy nhiên, mới chỉ có 7tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã Quá trình triển khai công tác quyhoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định
Trang 24mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất,liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở
hạ tầng hiện có
* Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế đượccân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới,khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thịtrường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đấtđai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất
Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,22triệu ha, ước thực hiện là 25,8 triệu ha (đạt 98%), nhưng đất sản xuất nôngnghiệp vượt 0,36 triệu ha và đất trồng lúa ước đạt 3,882 triệu ha, cao hơn 21.000
ha so với mức Quốc Hội đã phê duyệt
Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha,ước thực hiện được 3,64 triệu ha (đạt 90,06%), trong đó đất khu công nghiệp đạt96,2%, đất giao thông đạt 71,7%, đất thủy lợi đạt 66,7%, đất cơ sở y tế đạt50,0%, đất cơ sở giáo dục đào tạo đạt 93,3% chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc Hội đãphê duyệt
* Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở
cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cốlòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xâydựng chính quyền cơ sở vững mạnh
4 Những tồn tại chủ yếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất là:
- Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, còn có ý kiến chorằng không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về quyhoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nôngthôn.v.v do đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị còn bị hạnchế, thiếu đồng bộ và có trường hợp ảnh hưởng xấu đến chất lượng quy hoạch,chưa thực chất, còn thiên về hình thức và chạy theo các thủ tục hành chính, tiến
Trang 25hành thống kê, phân bố về số lượng mà thiếu những tính toán về hiệu quả kinh
tế - xã hội - môi trường nên tính khả thi của các phương án quy hoạch khôngcao; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịp thời; công táckiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng
- Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý quantrọng trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụngđất Nhiều địa phương do buông lỏng quản lý đã để tự phát chuyển mục đíchsử
dụng đất tạo ra tình hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động xấu đến môitrường Một số nơi nôn nóng trong phát triển công nghiệp, muốn tranh thủ cácnhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi, san lấp mặt bằng một lượng lớn đất nôngnghiệp để lập khu công nghiệp, sau đó do thiếu vốn nên các dự án thực hiện cầmchừng, đất đai lại bị bỏ hoang trở thành “dự án treo”, người bị thu hồi đất mấtviệc làm dẫn đến lãng phí nguồn lao động và tài nguyên đất đai Việc chấphành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưanghiêm, vẫn còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đấtkhông đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất
chưa trở thành “Bản hiến pháp của đời sống”, tính phổ cập chưa cao, có khi lại
bị lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhómngười, quy trình điều chỉnh quy hoạch chưa thật hợp lý để đảm bảo tính kịp thời,phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
- Việc chuyển đổi số lượng lớn đất trồng lúa sang mục đích phi nôngnghiệp trong một thời gian ngắn, nhất là tại các vùng trồng lúa có điều kiện canhtác tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mà thiếu cân nhắc đến hiệu quả pháttriển kinh tế - xã hội - môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sản xuất và đờisống của một bộ phân nông dân và đe doạ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia
- Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địaphương nhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng nên
Trang 26đất sản xuất vẫn còn bị phân bố manh mún trên 70 triệu thửa đất gây trở ngại lớncho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Diện tích rừng tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá,suy giảm cả về chất lượng và số lượng; việc quản lý rừng còn nhiều bất cập, tácđộng của sản xuất lâm nghiệp đối với quá trình xoá đói giảm nghèo còn nhiềuhạn chế, đa số người dân ở miền núi chưa thể sống ổn định với nghề rừng, do đócông tác trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng còn rất nhiều khó khăn
- Đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ đường bộ đạtmức trung bình trong khu vực nhưng mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp(0,053km/km2) nếu so sánh với Trung Quốc (0,2 km/km2) hay Thái Lan (0,11km/km2) Việc bố trí các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân
cư bám sát các trục đường chính đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây lãngphí trong đầu tư và hạn chế khả năng nâng cấp, mở rộng
- Diện tích cho phát triển đô thị tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợplý: đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở theo hộ gia đình độc lập (Hà Nội80%, thành phố Hồ Chí Minh 72%), đất giao thông đô thị còn thiếu, chỉ khoảng4- 5 km/km2 (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng ), tỷ lệ đấtdành cho giao thông chưa đến 13% trong khi yêu cầu trung bình là 20 - 25%, đấtgiao thông tĩnh chỉ đạt chưa đầy 1% trong khi yêu cầu phải là 3 - 3,5%, hệ số sửdụng đất thấp, chủ yếu là đường 1 tầng
- Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tăng 7.000 ha/năm)nhưng việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu sựthống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quyhoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội Nhiều khu, cụmcông nghiệp không phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế dẫn đến tình trạngtriển khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để hoang hóa trong nhiều năm
- Các lại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dụcthể thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầuvẫn chưa đáp ứng được đầy đủ
Trang 27- Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tạicác bãi rác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vực thugom rác thải; chưa có các khu bãi chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại một cáchtriệt để và lâu dài
10 năm về trước, khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng đã kịp thời ban hành 29 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố; đồng thời phục vụ công tác đền bù, bố trí tái định cư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Đáng chú ý, Chỉ thị số 10 năm 2011 của Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất, đã tạo nên bước chuyển biến mới, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, góp phần đưacông tác quản lý, sử dụng đất đai, bảo đảm đúng quy định của pháp luật Trên cơ
sở đó, Đà Nẵng đã tiến hành đo đạc địa chính trên toàn thành phố với hơn
45.424ha, trong tổng số diện tích tự nhiên 128.543ha Riêng các xã, phường thuộc huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Hải Châu, đãlập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 khá sớm, phục vụ kịp thời cho việc đăng ký và hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64 của Chính phủ Cũng từ năm 2003 đến nay, hàng năm UBND thành phố Đà Nẵng đều lập kế hoạch sử dụng đất báo cáo HĐND thành phố thông qua Việc thực hiện quy hoạch gắn với kế hoạch sử dụng đều công khai minh bạch, là công
cụ pháp lý để thành phố thống nhất quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả Nhờ đó, công tác giải phóng mặt bằng được tổ chức thực hiện khá thuận lợi
và bài bản, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, nên được đại đa số các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết cho biết: Tính đến thời điểm này, thành phố đã thực hiện việc thu hồi, giao đất và cho thuê đất để triển khai hơn 1.390 dự án, với tổng diện tích hơn 17.000 ha, trong đó có 207 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư, có tổng số vốn đầu tư 3,12 tỷ
Trang 28USD Từ nguồn thu 20.000 tỷ đồng từ đất đai, thành phố đầu tư xây dựng đồng
bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, khang trang Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn thực hiện chủ trương cho nhân dân trả chậm tiền sử dụng đất, tổng cộng lên tới 6.845 tỷ đồng, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân có đất bị thu hồi, ổn định cuộc sống mới sau giải tỏa Nhận xét về chủ trương cho người dân được trảchậm tiền sử dụng đất trong 10 năm, anh Trần Văn Hoàng, lái xe của doanh
nghiệp Xe điện Thịnh Hùng cho rằng: Đây là chủ trương được lòng dân nhất, vì
đa số người dân thành phố đều bị xáo động về chỗ ở do sắp xếp lại theo quy hoạch Nên tiền sử dụng đất được trả chậm vừa giúp họ xây được nhà cửa
“khang trang hơn nơi ở cũ”, vừa có tiền đầu tư kiếm nghề mới dễ dàng hơn Ở
Đà Nẵng, khi giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, thường lấy vào thêm 2 bên đường một khoảng không rộng 25m, sau đó quy hoạch và bán đấu giá đất Việc này giúp tạo ra những con đường rộng rãi êm thuận, mà còn hình thành nên những khu du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện đại và thuận lợi thu hút khách du lịch, tăng thêm nhiều việc làm mới cho người lao động địa phương Như tôi thì lái xe điện, còn vợ thì làm quản lý hàng ăn” - anh Hoàng hứng khởi
nói
Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của thành phố về thực hiện công tác này, mặtkhác chứng tỏ công tác quy hoạch gắn với sử dụng đất của Đà Nẵng thực hiện khá bài bản
Quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày
05 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ trên cơ sở phường Khuê Trung thuộc quậnHải Châu và xã Hòa Thọ, xã Hòa Phát, xã Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang.Sau khi thành lập, quận Cẩm Lệ gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Tây,Hoà Thọ Đông, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân với tổng diện tích tự nhiên là3375.85 ha Khi mới chia tách quận chưa có quy hoạch sử dụng đất mà chi dựatrên quy hoạch tổng thể thành phố thực hiện phát triển kinh tế xã hội Do yêucầu cấp thiết cần phải có quy hoạch sử dụng đất để thực hiện quản lý nhà nướcđược đồng bộ, UBND quận đã giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường cùng
Trang 29với các ban ngành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 đến 2020 đượcUBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 871/QĐ-UBND TP Đà Nẵng ngày03/01/2010;
2.5 Những công trình nghiên cứu có liên quan
Trang 30PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Phương án quy hoạch sử dụng đất của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵnggiai đoạn 2008-2020 đã được phê duyệt
- Những số liệu và những thông tin có liên quan đến việc thực hiện kếhoạch sử dụng đất từ năm 2008 đến năm 2014 tại quận Cẩm Lệ, thành phố ĐàNẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụngđất từ năm 2008 đến năm 2014 theo phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2008 - 2020 do UBND quận Cẩm Lệ đã được phê duyệt Từ đó mà đề xuất giảipháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của quận Cẩm Lệ, thànhphố Đà Nẵng
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
- Giới thiệu Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2018-2020 củaquận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã được phê duyệt
- Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2014 và biến động các loại đất giaiđoạn 2008 - 2014
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2008 đến năm
2014
- Đề xuất đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu.