1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP mặn tại HUYỆN BÌNH sơn, TỈNH QUẢNG NGÃI và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý

89 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 8,2 MB

Nội dung

Vì vậy, xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài: “Hiện trạng rừng ngập mặn ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp quản lý” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp một số

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN ĐĂNG CẨM VI

HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 85 0101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HOÀNG CÔNG TÍN

Thừa Thiên Huế, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, tất

cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được người kháccông bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Tác giả

Nguyễn Đăng Cẩm Vi

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến TS HoàngCông Tín, giáo viên Trường Đại học Khoa học, người thầy đã tận tình hướng dẫn

em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Khoahọc, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Sinh học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồngnghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ của cũng như Ủy ban nhândân xã huyện Bình Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, dành những sự giúp đỡ nhiệt tìnhnhất trong thời gian em thực hiện đề tài cũng như khi đi khảo sát thực địa

Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết nhất định, kính mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đềnghiên cứu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Trang 6

CÁC HÌNH ẢNH

Trang

Trang 7

BĐKH Biến đổi khí hậu

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônNTTS Nuôi trồng thủy sản

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Rừng ngập mặn (RNM) là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu ở vùng ven biển

Trang 8

nhiệt đới và á nhiệt đới Các khu rừng ngập mặn không những cung cấp nguồn lâmsản có giá trị, mà còn là nơi sống và bãi đẻ quan trọng của nhiều loài động vật ở vùngven biển Trong bối cảnh tai biến thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, RNM đóng vaitrò như một dãy đê xanh tự nhiên giúp ngăn chặn và bảo vệ hiệu quả vùng đất venbiển trước những tác động của bão nhiệt đới, nước biển dâng và xói lỡ bờ biển.

Trải dài trên nhiều vĩ tuyến và có khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam, hệ sinhthái RNM Việt Nam được đánh giá có độ đa dạng sinh học cao Tuy nhiên, RNM làmột hệ sinh thái nhạy cảm với những tác động của con người và thiên nhiên Trong

đó, dưới sự tác động của các hoạt động phát triển của con người, RNM ở nhiều địaphương ven biển trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã và đang

bị suy thoái một cách nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lượng

Theo thống kê năm 2013, tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn khoảng 200 ha rừng ngập

mặn ven biển (Sở TN&MT, 2013) Diện tích rừng ngập mặn vẫn đang ngày càng suy

giảm, diện tích rừng đã giảm đi hơn 30%, so với năm 2002 Những năm gần đây,các khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn lợi thủy sản cạn kiệtdần Thực vậy, nếu các khu RNM được phục hồi và quản lý hiệu quả sẽ góp phầnquan trọng trong hạn chế tình trạng xâm thực, tăng cường khả năng phòng hộ, vàbảo vệ các hệ sinh thái ven bờ khác

Bình Sơn là một trong năm huyện, thành phố ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.Diện tích RNM của huyện còn tương đối lớn và phân bố chủ yếu ở các xã BìnhThuận, Bình Đông, Bình Phước và Bình Dương Khu RNM này có vai trò trongviệc phòng hộ ven biển, chống xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địaphương Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích RNM tại huyệnBình Sơn đang dần suy giảm nghiêm trọng Trong đó, có thể đơn cử tác động đến

rừng dừa nước Cà Ninh ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn hiện có tổng diện tíchkhoảng 120 ha Để đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sản xuất cho Nhà máy Bột -Giấy VNT 19, Công ty Thủy nông Quảng Ngãi đã được cấp phép xây dựng hồ chứatrên diện tích 85 ha tại địa bàn thôn Phú Long (xã Bình Phước, huyện Bình Sơn).Theo đó, gần như 50 ha diện tích hồ chứa nằm trong khu vực rừng dừa nước CàNinh Rừng dừa nước Cà Ninh đang phát triển tốt, có vai trò giữ đất, ngăn nước

Trang 9

mặn xâm nhập vào đồng ruộng, nên người dân rất quý và ý thức bảo vệ Việc phá

bỏ rừng dừa nước làm hồ chứa nước phục vụ hoạt động của Nhà máy đang gâyhoang mang trong cộng đồng địa phương về các hệ lụy môi trường có thể ảnhhưởng trong tương lai gần Tuy nhiên, có thể nói đến nay chưa có một công trìnhnghiên cứu nào về RNM được thực hiện ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung hay huyệnBình Sơn nói riêng

Vì vậy, xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài: “Hiện trạng rừng ngập mặn

ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp quản lý” được thực hiện

nhằm góp phần cung cấp một số dẫn liệu ban đầu về hiện trạng thành phần loài, đặcđiểm phân bố và công tác quản lý, bảo vệ RNM ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Điều tra hiện trạng rừng ngập mặn ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhằm

đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở địa phương

2.2 Mục tiêu cụ thê

‒ Thiết lập dữ liệu về cấu trúc thành phần loài RNM tại huyện Bình Sơn;

‒ Đánh giá hiện trạng phân bố diện tích RNM của huyện Bình Sơn;

‒ Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn ở huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgãi;

‒ Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển RNM của địa phương

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Hiện trạng RNM tại huyện Bình Sơn gồm: thành phần loài RNM, phân bố

và diện tích RNM;

- Điều tra thực trạng công tác quản lý RNM ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp quản lý và phát triển RNM củađịa phương

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

1.1.1 Khái niệm về rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển vàcửa sông những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Trênthế giới có nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng ven biển”, “rừng ở

vùng thủy triều” và “rừng ngập mặn” (FAO, 1994) Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất tên gọi chung là “Rừng ngập mặn” (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012).

Theo Phan Nguyên Hồng (1997), các cây ngập mặn sống ở vùng chuyển tiếpgiữa môi trường biển và đất liền, tác động của các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đếnphân bố của chúng, cây ngập mặn là những cây gỗ và cây bụi thường xanh, thuộcnhiều họ không hề có quan hệ thân thuộc với nhau nhưng có những đòi hỏi nhưnhau về sinh cảnh RNM là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho vùng ven biển nhiệtđới và á nhiệt đới

Theo quan điểm của Hogarth năm 1999 thì Rừng ngập mặn (RNM) được hiểu

là những cây thân gỗ hay cây bụi mà phát triển trong môi trường sống ngập mặn

1.1.2 Vai trò của rừng ngập mặn.

RNM có vai trò rất lớn đối với tự nhiên và cả đời sống con người

a) Vai trò đối với tài nguyên và môi trường

- RNM là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn cho các quần thể sinh vật cửasông, ven biển: Các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ khăng khít giữa việcbảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đối với năng suất thủy sản ở vùng ven biển và

ngoài khơi (Pedersen, A et al 1996) Mỗi hecta rừng ngập mặn hỗ trợ cho sản lượng

đánh bắt hàng năm khoảng 450kg (Hinrichsen, D 1998), khoảng 2/3 sản lượng cáđánh bắt được của thế giới hàng năm có cuộc sống của chúng phụ thuộc vào sự lànhmạnh của các hệ sinh thái ngập nước ven biển (Hinrichsen, D 1998) Nguồn thức ănđầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hải sản là xác hữu cơ thực vậtdạng hạt hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác

Trang 11

thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ,… của các cây ngập mặn Theo Snedaker (1978),lượng lá rơi của cây rừng ngập mặn ở Nam Florida là 10.000 - 14.000kg khô/ha/năm.Kết quả nghiên cứu ở rừng Đước Cà Mau cho thấy năng suất lượng rơi là 9.719,9kg/ha/năm, riêng lá chiếm 79,71% Hàng năm rừng Đước Cà Mau cung cấp cho hệsinh thái rừng ngập mặn ở đây 8.400 - 12.000kg lá/ha/năm (tính theo trọng lượngkhô) (Nguyễn Hoàng Trí, Phan Nguyên Hồng, 1984).

- Tác dụng phân huỷ chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cửa sông, venbiển: Nhờ vi sinh vật trong RNM, chất thải từ nội địa chuyển ra được phân hủy,cung cấp dinh dưỡng cho nhiều loại sinh vật và làm môi trường trong sạch Vi sinhvật trong RNM gồm nhiều loại, tiêu biểu là những loại phổ biến sau: nấm men, nấmsợi và vi khuẩn

• Nấm sợi: phân giải các hợp chất P khó tan, phân hủy mùn bã cây tại chỗ

• Nấm men, vi khuẩn: có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế các vi sinh vật

gây bệnh, làm sạch vùng ven biển (Sở TN&MT, 2013).

- RNM giúp điều hoà khí hậu: Các quần xã RNM ven biển là một tác nhân làmcho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt RNM ven biển có khảnăng lưu giữ CO2 cao (RNM 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ha/năm), đồng thờicòn có khả năng cân bằng lượng CO2 và O2 trong khí quyển (Sở TN&MT, 2013)

- RNM giúp giảm thiểu tác hại của sóng thần, bão, nước biển: RNM có chứcnăng chống lại sự tàn phá của sóng thần nhờ hai phương thức khác nhau Thứ nhất,khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, những cây ngập mặn vẫn có thể đứngvững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sốngđằng sau chúng Có được như vậy là vì các cây ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễcây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và tán lá cây cùng kết hợp đểphân tán sức mạnh của sóng thần Thứ hai, khi năng lượng sóng thần đủ lớn để cóthể cuốn trôi những cánh RNM thì chúng vẫn có thể hấp thụ nguồn năng lượngkhổng lồ của sóng thần bằng cách hy sinh chính mình để bảo vệ cuộc sống conngười Rễ cây ngập mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và

sự dàn trải Khi cây ngập mặn bị đổ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệthống dày đặc ngăn cản dòng nước RNM có khả năng kiểm soát lũ nhờ hệ thống rễ

Trang 12

chằng chịt nhiều công dụng và trải rộng (như rễ thở trong không khí giúp cây traođổi khí khi triều xuống; rễ chống giúp giữ thân cây thẳng đứng trong điều kiện đấtbùn và chịu tác động của thủy triều).

Nghiên cứu của Yoshihiro Mazda và các cộng sự (Yoshihiro Mazda, 1997) đã

có kết luận rằng, dải rừng ngập mặn 6 tuổi với chiều rộng là 1,5km có thể giảm độcao sóng từ 1 mét ở ngoài khơi còn 0,05m khi vào tới bờ Sự giảm sóng phụ thuộcvào loài cây rừng ngập mặn, điều kiện thảm thực vật, độ sâu mực nước và điều kiệnsóng xuất hiện (Yoshihiro Mazda, 2006)

Vũ Đoàn Thái (2005) trong công trình “Bước đầu nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng ngặp mặn trồng ven biển Hải Phòng” đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chắn sóng của một số kiểu trạng

thái rừng trồng trong các trận bão số 2, 6, 7 (năm 2005), chỉ tiêu nghiên cứu là hệ sốsuy giảm độ cao sóng khi qua các dải rừng ngập mặn Kết quả nghiên cứu cho thấyrừng ngập mặn ở Hải Phòng có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng trong bão.Tại thời điểm đó đối với rừng Trang 5 tuổi và 6 tuổi độ rộng 650m, rừng Bần chua 8

- 9 tuổi có độ rộng 920m và 650m độ cao sóng sau rừng giảm từ 77 - 88% Mức độgiảm độ cao sóng trong bão khi qua rừng phụ thuộc vào kiểu cấu trúc loại rừngngập mặn và hướng sóng chuyền Tác giả đã kết luận rằng rừng ngập mặn có vai tròrất lớn làm giảm thiểu tác động phá hủy từ biển do sóng bão

- RNM giúp hạn chế xâm nhập mặn: Nhờ có RNM mà quá trình xâm nhậpmặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước đã đã lan toả vào trongnhững khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc

độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió

- RNM ngăn chặn xói mòn, lắng đọng trầm tích, mở rộng đất liền: Rễ cây

NM chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tácdụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ởcác vùng cửa sông ven biển Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá

bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng

b) Vai trò kinh tế - xã hội

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học trong và ngoài nước thì:

Trang 13

- Rừng ngập mặn cung cấp thủy sản: Theo Ronnback (2005), 1 ha RNM đãcung cấp cho nền kinh tế: 820kg tôm, 86kg cua bể, 1200kg cá, 799kg ốc sò và lànguồn cung cấp thực phẩm (mật, đường).

- Rừng ngập mặn cung cấp dược phẩm: Trong số các loài cây ngập mặn thì

có tới hơn 21 loài cây RNM dùng để làm thuốc nam chữa bệnh thông thường, chẳnghạn như vỏ, thân, cành cây Đước có công dụng chữa bỏng và vết thương phần mềm,hạt muống biển có thể dùng để giảm sốt…

- Rừng ngập mặn cung cấp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ: Đã từ lâu các loàithực vật RNM ven biển đã cung cấp cho các vùng ven biển gỗ xây dựng, lá lợp nhà,thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc Chỉ tính tài nguyên lâm sảnngoài gỗ lớn, RNM cung cấp: 30 loài cây cho gỗ, than, củi; 21 loài cây làm dượcliệu chữa bệnh cho người; 21 loài cây có hoa nuôi ong mật; 14 loài cây cho tanin; 9loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất; 1 loài cây cho

nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn (Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2011).

Ngoài ra, một số loài cây dùng trong công nghiệp: libe làm nút chai, cho sợi, làm

giấy, ván ép (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1983, 1993) Những loài cây

cung cấp gỗ và có trữ lượng lớn như Mắm, Đước, Vẹt Tùy vùng, điều kiện sinhthái, kích thước khác nhau mà người dân có cách sử dụng khác nhau như làm cộtkèo, xẻ ván, làm nhà, đóng đồ dùng; trong công nghiệp: làm nút chai, cốt mũ, chosợi; gỗ tạp cho vỏ bào làm ván ép, bột giấy; làm ván các loại thuyền đi biển…Cóthể kể đến cây dừa nước rất đặc trưng và phổ biến với nhiều công dụng: lá dừa nướclợp nhà, làm vách, làm các dụng cụ gia đình như gàu, chổi, lá non để gói bánh;cuống lá làm phao lưới đánh cá, vỏ ngoài cuống lá làm vật cách điện; sợi đập từcuống, bẹ lá làm dây thừng, dây chão bền, chịu mặn…

- RNM ven biển còn là nơi sinh kế của một bộ phận dân cư vùng ven biểnsống gần rừng như khai thác gỗ, củi, lá, cành cây RNM; khai thác các loài thủy sảnđặc biệt như tôm, cua… trong rừng ngập mặn để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống vàmưu sinh hàng ngày

- RNM còn mang lại thu nhập cho hoạt động du lịch sinh thái Tại Việt Namnhững năm gần đây khách du lịch có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các

Trang 14

khu RNM và nguồn lợi ngành du lịch thu được cũng tăng lên Một số địa điểm dulịch thu hút khách du lịch như RNM Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), RNM VàmSát (thành phố Hồ Chí Minh), RNM hòn Bảy Cạnh – Côn Đảo (Bà Rịa – VũngTàu), RNM ven biển An Thạnh Nam (Sóc Trăng).

Như vậy, RNM là hệ sinh thái rất có ý nghĩa về kinh tế - xã hội

c) Về ý nghĩa khoa học

RNM là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có ở bờ biển vùng nhiệt đới RNM

là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên đất liền Đây là một hệ sinhthái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về thành phần loài thực vật và độngvật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bò sát, thú rừng, chim Do đó RNM rất

có giá trị để nghiên cứu khoa học

1.2 TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

nóng, lạnh đại dương (Trần Thị Tú và Lê Anh Tuấn, 2013), (hình 1.1).

Trang 15

0 1 001 – 10 000 500 001 – 1 000 000

1 – 100 10 001 – 100 000 1 000 001 – 2 000 000

101 – 1 000 100 001 – 500 000 2 000 001 – 3 000 000

Hình 1.1 Bản đồ phân bố RNM trên thế giới

Nguồn: Trần Thị Tú và Lê Anh Tuấn, 2013

Theo bản đồ, diện tích RNM lớn nhất là ở khu vực Indonesia, tiếp theo làChâu Úc, Mĩ, Ấn Độ, Colombia, Việt Nam

Trong đó 5 quốc gia Indonesia, Australia, Nigeria, Mexico, Brazil chiếm

45% tổng diện tích toàn thế giới và chiếm 68% tổng diện tích RNM thế giới (Trần Thị Tú và Lê Anh Tuấn, 2013).

Extent (ha)

Trang 16

Hình 1.2 Biêu đồ phân bố RNM trên thế giới

ở đây ít chỉ bằng 1/5 ở phía Đông (Spalding và cs, 1997) Các loài chủ yếu là Đước

đỏ (Rhizophora mangle), Mắm (Avicennia germinans) Tuy nhiên kích thước của

một số loài cây lại lớn hơn nhóm phía Đông, ví dụ như ở Brazin Đước đỏ cao trên50m và ở Ecuado loài này cao trên 60 m

Trang 17

Bảng 1.1 Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới Vùng Diện tích rừng ngập mặn (km 2 ) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)

Hiện nay bất chấp những nỗ lực phục hồi ở một số nước thì diện tích RNMvẫn đang mất dần với tốc độ gấp 3 - 4 lần so với rừng trên đất liền (35.500 km2 diệntích RNM trên thế giới bao gồm cả đất liền và ngoài biển đã bị mất từ năm 1980)

Nghiên cứu đánh giá về RNM mới đây của FAO, với tiêu đề là “Rừng ngậpmặn thế giới 1980 – 2005”, đã cho biết tổng diện tích RNM đã giảm từ 18,8 triệu hanăm 1980 xuống còn 15,2 triệu ha năm 2005 Tuy nhiên có sự chậm lại trong tỷ lệmất RNM: từ khoảng 187.000 ha bị phá huỷ hàng năm trong những năm 1980 thìtrong giai đoạn 2000 - 2005 chỉ còn 102.000 ha mỗi năm, điều này đã phản ánh sựnâng cao nhận thức về giá trị của HST RNM

Trong 3 thập kỷ qua, có đến 1/5 RNM của thế giới đã biến mất, mặc dù tốc

độ phá RNM đã giảm 0,7% hàng năm Nguy cơ tiếp tục nuôi tôm ồ ạt và phá hủycảnh quan ven biển thì có thể gây ra sự đe dọa về kinh tế cũng như môi trường sinhthái Nghiên cứu ước lượng mỗi hecta RNM sẽ tạo ra nguồn thu từ 2000 - 9000USD nhiều hơn so với lợi nhuận từ việc nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và dulịch Đây là nguyên nhân khiến Liên hợp quốc lo ngại RNM biến mất ngày càng

nhiều (Nguyễn Hoàng Trí, 2011).

Châu Phi, Bắc và Trung Mỹ là những khu vực bị suy giảm đáng kể diện tíchRNM với con số mất mát tương ứng là 690.000 và 510.000 ha rừng trong vòng 25năm qua Châu Á gánh chịu sự mất RNM lớn nhất từ năm 1980, với hơn 1,9 triệu

ha bị tàn phá, chủ yếu do những thay đổi trong việc sử dụng đất đai

Trang 18

Cấp quốc gia, Indonesia, Mexico, Madagasca, Pakistan, Papua New Guinea

và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong những năm 1980.Tổng diện tích rừng bị mất ở những nước này là khoảng 1 triệu ha tương đương vớidiện tích Jamaica Nhưng trong những năm 1990, Panama và Pakistan đã thànhcông trong việc giảm tỷ lệ mất RNM Ngược lại Madagasca, Malaysia và Việt Namlại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu về diệntích rừng bị mất trong thập niên 1990 và giai đoạn 2000-2005 Báo cáo của FAOcũng cho rằng Nigeria, Indonesia, Autralia, Brazil và Mexico có tổng diện tíchRNM chiếm 50% tổng diện tích RNM trên toàn thế giới

Liên Hiệp Quốc ước tính các loài ngập mặn liên quan đến 30% tổng thu nhậpngành đánh bắt cá và gần 100% của ngành đánh bắt tôm ở Đông Nam Á RNM vàcác loài liên quan tại Queensland (Úc) được cho là tạo nên 75% thu nhập ngành thủysản thương mại Khía cạnh lâm nghiệp của RNM cũng rất quan trọng về kinh tế Câythân gỗ mọc dày đặc, khả năng chống thấm và mối mọt cao "Điều hiếm có là nó cho

năng suất cao nên bạn có thể thu hoạch quay vòng liên tục" (Lưu Đức Hải, 2009).

Như vậy có thể thấy rằng, HST RNM trên thế giới phân bố không đồng đều,những nơi tập trung nhiều RNM thường có khí hậu và địa hình thuận lợi Tốc độsuy thoái RNM cũng khác nhau tại các nơi trên thế giới Những tổn thất phần lớnđều do các hoạt động của con người như khai thác gỗ và sản xuất củi đốt (Walsh,1974; Hussein, 1995; Semesi, 1998), cải tạo nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng hồmuối (Terchunian và cộng sự, 1986; Primavera, 1994) Khai thác, ô nhiễm và đắpđập ngăn sông đã làmthay đổi mức độ mặn của nước (Lewis, 1990; Wolanski,1992).Các sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng đáng kể rừng ngập mặn trong vùng biểnCaribe (Ellison và Farnsworth 1996), tuy nhiên ít có các tài liệu đề cập tới vấn đềnày trên thế giới (Burns và cộng sự, 1994)

Những tổ chức về môi trường và HST trên thế giới cũng đang rất nỗ lựctrong việc bảo vệ và ngăn chặn sự suy thoái RMN Tuy nhiên để phát triển và sửdụng bền vững HST RNM cần có sự chung tay của cả cộng đồng cũng như ý thức,trách nhiệm của mỗi con người trên trái đất này

1.2.2 Rừng ngập mặn ở Việt Nam

1.2.2.1 Phân bố rừng ngập mặn

Trang 19

Việt Nam với bờ biển dài 3.260 km, hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo nên

sự phong phú và đa dạng về HSTRNM Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa

và ảnh viễn thám một số năm, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia RNM Việt Nam

ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu (Hình 1.3)

Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.

Trong khu vực này có 3 tiểu khu phân bố RNM được xác định như sau:Tiểu khu 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông;

Tiểu khu 2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục;

Tiểu khu 3: Từ Cửa Lục đến Đồ Sơn

Khu vực I có điều kiện địa hình thuận lợi cho sự hình thành RNM nhờ có cácquần đảo ở vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long đã hạn chế tác hại của gió mùaĐông Bắc và bão gây sóng lớn Các sông chính có độ dốc cao, dòng chảy mạnh đưaphù sa lắng đọng trong các vịnh và cửa sông giúp cho một số loài cây ngập mặnđịnh cư ở các bãi triều Lượng mưa lớn và kéo dài trong nhiều tháng giúp cây sinhtrưởng tốt, đặc biệt là thời gian tái sinh

Khu vực này có hệ thực vật ngập mặn tương đối phong phú, những loài cây

ưu thế là Mắm biển (Avicennimarina), Đâng (Rhizophora stylosa), Trang (Kandilia obovata), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) Trên đất chỉ bị ngập khi triều cao có hai loài cây ưu thế là Giá (Excoecaria agallocha) và Côi (Scyphiphora hydrophyllacea) Ở vùng nước lợ có Bần chua (Sonneratia caseolaris) Theo Phan Nguyên Hồng (1999) ở khu vực này có 18 loài chủ yếu và

36 loài cây tham gia RNM Hai loài cây ngập mặn, một dạng cây bụi là cây Chọ

(Myoporum bontioides) và một dạng cây mọng nước thân cỏ là Hếp Hải Nam (Scaevola hainamense) di cư từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) chỉ phân bố ở khu vực

này, không bắt gặp ở những khu vực khác

Khu vực II: Ven biển Đồng bằng sông Hồng, từ Đồ Sơn đến Lạch Trường.

Khu vực này được chia ra thành 2 tiểu khu:

Tiểu khu 1: Từ Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc;

Tiểu khu 2: Từ cửa sông Văn Úc đến Lạch Trường

Khu vực này là nơi bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,

Trang 20

với hệ thống sông ngòi dày, độ dốc nhỏ, lưu lượng nước lớn tạo ra nhiều bãi triềurộng, giàu phù sa thuận lợi cho những loài cây ưa nước lợ Nhưng do địa hình trốngtrải nên chịu nhiều tác động trực tiếp của áp thấp nhiệt đới và bão từ Biển Đông vàgió mùa đông bắc gây sóng lớn Về mùa bão có mưa lớn kết hợp với triều cường

nên trong điều kiện tự nhiên RNM gồm những loài ưa nước lợ như Ô rô (Acanthus ilicifolius), Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculatum) phân bố từ cửa

sông trở vào

Theo kết quả điều tra của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2004) khu vực này

có khoảng 11 loài cây ngập mặn chủ yếu, 34 loài cây ngập mặn tham gia Trong khuvực này có khu RAMSAR Xuân Thuỷ đã được nâng cấp thành vưòn Quốc gia vàonăm 2003

Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.

Khu vực này được chia ra 3 tiểu khu:

Tiểu khu 1: Từ Lạch Trường tới mũi Ròn;

Tiểu khu 2: Từ mũi Ròn đến đèo Hải Vân;

Tiểu khu 3: Từ đèo Hải Vân đến Vũng Tàu

Điều kiện địa hình ở khu vực này không thuận lợi do dòng sông ngắn, dốc,lượng phù sa ít, có nhiều nơi núi đá chạy dọc theo bờ biển, độ dốc lớn, thời kỳ cóbão mưa lớn kéo dài gây ra lũ lụt, kết hợp với triều cường và nước biển dâng Do đódọc bờ biển không có RNM, những dải RNM hẹp nằm trong các cửa sông, ven cácđầm, đầm phá Do có sự khác nhau về khí hậu, từ đèo Hải Vân ra phía Bắc chịu ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh về mùa đông nên chỉ có các loài cây ngập mặnchịu lạnh tồn tại (thành phần giống khu vực I) Từ Đà Nẵng trở vào thành phần thay

đổi, có nhiều loài từ phía Nam chuyển ra như Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora mucronata), Mắm lưỡi đòng (Avicennia officinalis)… Một số loài phổ

biến ở miền Bắc như Đâng, Sú, Trang… phân bố rải rác

Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải (Hà Tiên).

Khu vực này được chia thành 4 tiểu khu:

Tiểu khu 1: Từ Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ);Tiểu khu 2: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển Đồng

Trang 21

bằng sông Cửu Long);

Tiểu khu 3: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (tây nam bán đảo

Cà Mau);

Tiểu khu 4: Từ cửa sông Bảy Háp tới mũi Nải (Hà Tiên)

Trong khu vực này, nhờ có hai hệ thống sông dài, rộng là hệ thống sông SàiGòn - Đồng Nai và các nhánh sông Cửu Long chảy qua vùng đồng bằng rộng lớnnên lượng phù sa phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triểnRNM Khu vực này có 32 loài cây ngập mặn chủ yếu, 42 loài cây ngập mặn tham

gia Những loài cây ưu thế ở khu vực này là Mắm trắng (Avicennia alba) và Bần trắng (Sonneratina alba), loài cây tiên phong ở bãi triều mới hình thành, Mắm lưỡi đòng ((Avicennia officinalis), trên đất ổn định có Dà vôi (Ceriops tagal), Đước đôi (Rhizophora apiculata), còn trên đất cao ít ngập triều là Giá (Excoecaria aglalocha)

và chà là (Phonix paludosa) Ở vùng nước lợ có Dừa nước (Nypa fruticans), Bần chua (Sonneratia caseolaris) và hai loài thân thảo là Ô rô và Mái dầm (Cryptocoryne ciliata) tạo thành tầng thực vật dưới tán (Phan Nguyên Hồng, 1993).

Trang 22

Hình 1.3 Bản đồ các khu phân bố rừng ngập mặn dọc ven biên Việt Nam

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn)

1.2.2.2 Diện tích rừng ngập mặn

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở vùng đất ngậpnước nói chung và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng đã được các nhà khoa học

Trang 23

nghiên cứu từ những năm 1943 Theo Maurand tổng diện tích rừng ngập mặn ở ViệtNam vào năm 1943 là 400.000 ha Theo dự án “Đánh giá tài nguyên rừng nhiệt đới”

do FAO và UNEP thực hiện đã công bố diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam năm

1965 là 320.000 ha (FAO, UNEP, 1981).

Năm 1971, S.Granich, Kelly và Nguyễn Hữu Ninh, trong tài liệu báo cáo về

sự ấm lên toàn cầu và Việt Nam cho biết diện tích rừng ngập mặn Việt Nam còn295.877 ha

Năm 1983, Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản trong cuốn “Rừng ngậpmặn Việt Nam” công bố rừng ngập mặn Việt Nam có diện tích 252.500 ha Kết quảnày củng giống với kết quả công bố của M.L.Wilkie và cộng sự (2003) trong báocáo “Sự thay đổi diện tích rừng ngập mặn thế giới”

Năm 1987, theo kết quả của M.D.Spalding, F.Blasco và C.D.Field, thuộc tổchức hệ sinh thái rừng ngập mặn thế giới (ISME) rừng ngập mặn Việt Nam có diệntích 272.300 ha

Năm 1991, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam công bố diện tích rừngngập mặn Việt Nam là 260.000 ha

Năm 1995, các tác giả G.Kelleher, C.Bleakley và S.Well đã báo cáo diện tíchrừng ngập mặn Việt Nam hiện có 200.000 ha

Năm 1996, tại hội nghị cấp vùng ECOTONE V: Sự tham gia của cộng đồngbảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi rừng ngập mặn ở Đông Nam Á Trong báocáo của Mai Sĩ Tuấn về “Xây dựng chiến lược quản lý rừng ngập mặn ở Việt Nam”

đã ghi nhận diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đến năm 1996 có 154.000 ha

Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (theo Quyết định số 03/2001/QĐ/TTgcủa Thủ tướng chính phủ ký ngày 5/1/2001) diện tích RNM Việt Nam tính đến ngày21/12/1999 là 156.608ha Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732ha chiếm38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95% Trong số diện tích RNM

trồng ở Việt Nam, rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng chiếm 80.000ha (82,6%) còn lại 16.876ha là rừng trồng Trang (Kandelia obovata), Bần chua (Sonneratia caseolaris) và các loại cây ngập mặn trồng khác (17,4%) (Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2001).

Trang 24

Theo Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2005) tính đến tháng 12/2001 thì Việt Nam

có tổng diện tích RNM khoảng 155.290ha, chênh lệch so với số liệu kiểm kê rừngtoàn quốc tháng 12/1999 (156.608ha) Trong đó diện tích RNM tự nhiên chỉ có32.402ha chiếm 21%, diện tích RNM trồng 122.892ha chiếm 79%

Rừng ngập mặn phân bố khá đồng đều trải dài suốt từ Bắc vào Nam xuyênsuốt ven biển Ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ cũng có những dải RNM trồng từnhững năm đầu thế kỷ 20, nhưng vào cuối thế kỷ này hầu hết RNM bị phá để trồngcói xuất khẩu rồi chuyển sang nuôi tôm Từ năm 1994 đến nay, nhờ sự hỗ trợ củaHội Chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC) và JRC nên một diện tích khá lớn RNM phụchồi và trồng thêm Khu Đông Bắc (Quảng Ninh) vào những năm 60 của thế kỷ 20

có khoảng 20.000 ha Do quan niệm của lãnh đạo địa phương cho các dải RNMdạng bụi thấp không phải là rừng mà là đất hoang, nên tình trạng phá RNM bừa bãi

để lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối và đặc biệt là làm đầm tôm đã làmsuy thoái và thu hẹp mạnh diện tích Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Quảng Ninh (2001) thì ở 9 huyện ven biển và hải đảo, từ 1998 đến

2003 đã có 2.375 ha chuyển sang nuôi tôm và 134 ha ở thành phố Hạ Long dànhcho xây dựng

Từ thế kỷ 20, ở Cà Mau - nơi có diện tích RNM lớn nhất Việt Nam, hầu hếtRNM được xếp vào loại rừng sản xuất và khai thác luân kỳ (25 - 30 năm) Sản phẩmchính là gỗ xây dựng, than Đước, Vẹt, Tanin và củi Trong chiến tranh hoá học của

Mỹ (1962 - 1969) hơn 150.000 ha RNM ở Nam Bộ đã bị huỷ diệt (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1997) Vào những năm 80, khi phong trào nuôi tôm xuất khẩu phát

triển mạnh, RNM ở miền Nam đã bị chuyển đổi thành các đầm tôm Theo tiêu chícủa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ diện tích giữa nuôi tôm và rừng là30% tôm, 70% rừng Nhưng trên thực tế, tỷ lệ này không được đảm bảo, diện tíchnuôi tôm đang ngày càng tăng và diện tích rừng thì đang có xu hướng giảm

Diễn biến rừng ngập mặn qua các năm từ năm 1943 đến năm 2000, diện tíchrừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng Năm 1943 diện tích RNM là 408.500 ha

đến năm 1962 còn 290.000 ha giảm gần 100.000 ha (Hình 1.3) Như vậy diện tích

RNM liên tục suy giảm trong hơn nửa thể kỷ qua Các nguyên nhân chính là do

Trang 25

chiến tranh với việc quân địch sử dụng nhiều loại chất hóa học để hủy diệt các cánhrừng, bom, mìn làm diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng Sau khi kết thúc chiếntranh, thì việc phá RNM và đắp bờ kè làm đầm nuôi trồng thủy sản ngăn cản sự lưuthông nước mặn làm chết RNM xảy ra khá phổ biển tại hầu hết các tỉnh có RNMtrong toàn quốc Gió bão, sóng biển tàn phá rừng làm sạt lở Tại nhiều điểm venbiển hiện tượng sạt lở do sóng biển, hải lưu đặc biệt là do ảnh hưởng của bão đã làmbật gốc cây RNM nhất là rừng mới trồng, rừng trồng bằng trụ mầm Vấn đề ô nhiễmmôi trường cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến diện tích RNM, do việc thảicác chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt, sản xuất, một số lượng lớn phân hóa học,thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp đã đổ vào sông rạch ảnh hưởng xấu đếnRNM Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như việc khai thác gỗ, củi và tài nguyênthủy sản trong RNM quá mức, chưa có chính sách tạo động lực thu hút người dân

và cộng đồng địa phương tham gia vào việc bảo vệ và phát triển RNM

Từ năm 2000 diện tích rừng đã có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngậpmặn tăng do việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của HSTRNM nên hiểu biết của người dân được nâng lên và chính sách của nhà nước vềquản lý RNM hợp lý, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế

Hình 1.4 Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008)

Trang 26

Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo miền Bắc và miền Nam đượcthể hiện ở bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2 Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo

miền Bắc và miền Nam

TT Miền

Diện tích đấtngập mặn

Diện tích cóRNM

Diện tích không

có RNM

Diện tích đầmnuôi tôm nước lợDiện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích %Tổng số 606.782 100 155.290 100 225.394 100 226.075 100

1 Miền Bắc 166.377 27,4 46.811 30,1 76.002 33,7 43.562 19,3

2 Miền Nam 440.405 72,6 108.749 69,9 149.392 66,3 182.513 80,7

(Nguồn: Đỗ Đình Sâm và cs, 2005)

1.2.2.3 Cấu trúc và đa dạng sinh học rừng ngập mặn

Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là của VũVăn Cương (1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn – VũngTàu Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nước mặn vànhóm thực vật nước lợ Đưng phân bố ven sông Soài Rạp, Đông Tranh và một sốcửa sông nhỏ; Cóc trắng gặp rải rác ở những nơi đất cao; và Vẹt đen gặp ở vùngnước lợ

Phan Nguyên Hồng (1999) đã thống kê được ở Việt Nam có 106 loài câyngập mặn, trong đó vùng ven biển Nam Bộ có 100 loài, vùng ven biển Trung Bộ có

69 loài, vùng ven biển Bắc Bộ có 52 loài, chủ yếu là các loài cây Đước, Vẹt (họRhizophoraceae), Mắm (họ Avicenniaceae), Bần (họ Sonneratiaceae), Dừa nước,Chà là (họ Palmae), Rau sam cỏ (họ Aizoaceae) Thành phần của thảm thực vật tựnhiên ở vùng cửa sông thường gồm những loài cây nước lợ (chịu được môi trường

nước lợ), điển hình là loài cây Bần Trắng (Sonneratia alba), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Vẹt khang (Bruguiera sexangula), Dừa nước (Nypa fruticans).

Khi nghiên cứu RNM, Lê Công Khanh (1986) đã mô tả các đặc điểm sinhhọc để phân biệt các chi, các họ cây có trong RNM Tác giả đã xếp 57 loài cây ngậpmặn vào bốn nhóm dựa vào tính chất ngập nước và độ mặn của nước: nhóm mọc

Trang 27

trên đất bồi ngập nước mặn (độ mặn của nước từ 15-32‰) có 25 loài, trong đó cóĐưng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi ít ngập nước lợ có 12 loài.

Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) đã đề cập đến 7 kiểu thảmthực vật ngập mặn ở Việt Nam: rừng Mắm hoặc Bần, rừng Đước thuần loài, rừngDừa nước, rừng hỗn hợp vùng triều bình thường, rừng Vẹt – Giá vùng đất cao, rừngChà là-Ráng đại và Trảng thoái hoá

Nguyễn Hoàng Trí (1999), Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) cho rằngĐưng không có ở miền Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ.Quần xã Đưng tiên phong ở phía Tây bán đảo Cam Ranh, gặp ở phía trong quần xãMấm trắng, Bần trắng trên đất ngập triều trung bình Cóc trắng gặp cả ở ba miền,trên vùng đất cao ngập triều không thường xuyên, nền đất tương đối chặt Vẹt đenkhông có ở miền Bắc, gặp ở vùng nước lợ ở miền Nam Trang phân bố từ Bắcvào Nam, chịu được biên độ nhiệt khá khắc nghiệt

Nghiên cứu của Đào Văn Tấn (2005) về “Đặc điểm cấu trúc của một số quần

xã thực vật RNM tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” đã thống kê được tổng số có

40 loài thuộc 37 chi và 24 họ thực vật có mạch phân bố trong RNM xã Diễn Kim,Diễn Bích và Diễn Vạn, trong có có 9 loài cây ngập mặn thực sự và 31 loài câytham gia và di cư vào RNM Về công dụng có 20 loài làm dược liệu, 16 loài có khẳnăng cho gỗ củi, 7 loài cho mật nuôi ong, 18 loài cho giá trị bảo vệ môi trường, 2loài ăn được và 3 loài có thể sử dụng vào công dụng khác

Năm 2010, các tác giả Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô, Tôn Thất Pháp đãnghiên cứu hiện trạng thảm thực vật ngập mặn (TVNM) ở vùng đất ngập nước TamGiang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Về hiện trạng TVNM đã xác định được 16loài thuộc 16 chi, 14 họ ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó nhóm TVNM chính thức có 6 loài (chiếm 37,5% tổng

số loài), nhóm cây gia nhập rừng ngập mặn có 10 loài (chiếm 62,5% tổng số loài), và

đã bổ sung 10 loài mới cho danh lục TVNM xã Hương Phong Nghiên cứu đã ứngdụng cộng nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ lớp phủ thảm TVNM đểxác định diện tích phân bố của hệ sinh thái này với diện tích khoảng 11,55 ha Trong

đó, Rú chính có 5,24 ha, Rú trên 3,64 ha và Rú dưới 2,68 ha Đây được xem là

Trang 28

những thông tin có ý nghĩa trong thực tiễn quản lý và định hướng phát triển bềnvững tài nguyên vùng đất ngập nước này Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiệntrạng thực vật ngập mặn cho thấy định hướng quy hoạch phát triển mở rộng diện tíchthực vật ngập mặn của chính quyền địa phương là hoàn toàn khả thi, nhằm phát huyvai trò của TVNM đối với vùng ven biển cũng như tăng khả năng đối phó và thíchứng với những tác động của biến đổi khí hậu đang ngày một rõ rệt như hiện nay.

Võ Thị Hoài Thông (2011) đã điều tra hiện trạng hệ TVNM ở huyện DuyXuyên, tỉnh Quảng Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích rừng ngậpmặn ở huyện Duy Xuyên là 21,9 ha, phân bố dọc theo bờ sông ở các xã Duy Vinh,Duy Nghĩa, và Duy Thành Hệ TVNM ở khu vực có tính đa dạng về thành phần loàikhông cao, bao gồm 17 loài thuộc 10 họ, trong đó có 8 loài thực vật ngập mặn chínhthức và 9 loài thực vật tham gia rừng ngập mặn Hệ thực vật có đặc trưng về mật độcây ngập mặn và độ tàn che tương đối cao Cấu trúc tổ thành loài TVNM tương đốiđơn giản, dừa nước là loài chiếm ưu thế về cấu trúc tổ thành Diện tích rừng ngậpmặn ở Duy Xuyên đã bị suy giảm nhiều do nhiều nguyên nhân như: phát triển diệntích mặt nước nuôi tôm, các hoạt động khai thác thủy sản trên sông với các công cụđánh bắt mang tính hủy diệt, hiện tượng xói lỡ bờ sông, công tác bảo vệ và quản lýrừng chưa hiệu quả, việc xây dựng hệ thống đê bao thủy lợi và đặc biệt là nhận thứccủa người dân địa phương về vai trò của rừng ngập mặn còn thấp Trên cơ sở đó, đềtài đã đề xuất các biện pháp quản lý, phục hồi hệ thực vật ngập mặn ở địa phương

Phạm Hồng Bang đã nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn và xác định cácloài thực vật trồng ở khu vực cửa sông, ven biển tỉnh Nghệ An Kết quả nghiên cứucho thấy toàn tỉnh Nghệ An hiện có 819,6 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện QuỳnhLưu 343,8 ha, huyện Diễn Châu 260 ha, Nghi Lộc 160 ha, Thành phố Vinh 55,8 ha

Hệ thực vật rừng ngập mặn tỉnh Nghệ An rất đa dạng về thành phần loài, đã xácđịnh được 51 loài, 43 chi, 25 họ thực vật trong đó có 5 loài chiếm ưu thế nhất là:

Đước vòi (Rhizophora stylosa), Trang (Kandelia candel), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Mắm biển (Avicenia marina), Bần chua (Sonneratia caseolarris) Loài

cây ngập mặn ưu thế và phát triển tốt nhất ở huyện Quỳnh Lưu là loài Đước Vòi, ởDiên Châu là cây Trang, ở Nghi Lộc là cây Đước Vòi, ở Thành phố Vinh là cây Bần

Trang 29

chua Tuy nhiên, tùy theo từng loại đất và các yếu tố môi trường mà có thế bổ trícây ngập mặn cho hợp lý.

Năm 2012, các tác giả Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Công Tín, Tôn Thất Pháp

đã nghiên cứu về thành phần loài và phân bố thảm thực vật ngập mặn ở đầm Lập

An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu đã xác định được 33loài TVNM thuộc 32 chi, 25 họ thuộc 2 ngành Trong đó, một số loài trước đây đã

được công bố nhưng hiện không còn tìm thấy như Bần chua (Sonneratia caseolaris)

và Ô rô (Acanthus ilicifolius) Ngoài ra, nghiên cứu đã phát hiện cây Dà quánh (Ceriops decandra), được xem là loài lần đầu tiên được ghi nhận tại đầm Lập An.

Về phân bố, TVNM ở Lập An hiện chỉ phân bố thành từng mảng rải rác ở các bãiđất ven bờ đầm và tập trung vào 5 khu vực chính Với sự hỗ trợ của công nghệ GIS,bản đồ số hiện trạng lớp phủ thảm TVNM đã được xây dựng Cùng với các lớpthông tin nền của hệ cơ sở dữ liệu GIS, các lớp thuộc tính chi tiết về số lượng thànhphần loài, loài ưu thế, diện tích các thảm TVNM tại 5 khu vực được xây dựng sẽlàm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, bảo tồn và phục hồi thảm TVNM ở vùng này

Cũng trong năm 2012, các tác giả Hoàng Công Tín và Mai Văn Phô đã nghiêncứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của TVNM ở Thừa Thiên Huế Kết quảnghiên cứu hiện trạng thành phần loài TVNM ở Thừa Thiên Huế đã xác định được 50loài thuộc 42 chi, 31 họ và 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan(Magnoliophyta) Trong đó, đề tài đã bổ sung 3 loài thực vật ngập mặn cho khu vực

Rú Chá và khu vực cửa sông Bù Lu Danh lục thành phần loài thực vật ngập mặn ởkhu vực Tân Mỹ lần đầu tiên được công bố Dưới sự hỗ trợ của công nghệ ảnh viễnthám và GIS đã xác định được tổng diện tích thực vật ngập mặn ở vùng ven biển TT-Huế hiện có khoảng 29,98 ha Diện tích phân bố của 4 khu vực chính cũng đã đượcxác định Trong đó, Rú Chá hiện có diện tích khoảng 11,25 ha, khu vực Tân Mỹ códiện tích khoảng 2,48 ha; 3,2 ha ở khu vực cửa sông Bu Lu và khoảng 13,05 ha Bêncạnh đó, những đặc điểm phân bố khác nhau về chiều cao, tổ thành loài và loài ưu thếcủa mỗi quần xã thực vật ngập mặn ở TT-Huế cũng đã được mô tả Tác giả đã đưa rakiến nghị cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa để mở rộng hoạt động trồng phục hồi vàgia tăng diện tích thực vật ngập mặn ở các khu vực này để tăng tính đa dạng sinh học

Trang 30

và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giáo dục nâng cao nhận thức của cộngđồng về vai trò của rừng ngập mặn trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế ởvùng ven biển nói chung và ở TT-Huế nói riêng.

Năm 2014, các tác giả Trần Thị Tú, Nguyễn Hữu Đồng đã nghiên cứu thànhphần loài và biến động diện tích rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh Qua nghiên cứu chothấy đã xác định được 22 loài TVNM thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ(Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu; trong đó,ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài Các tácgiả đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS; thông qua khảo sát thực tế xác định

sự biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh Kết quả nghiên cứu cho thấytrong giai đoạn 2000 - 2012 có 1.392,79 ha rừng ngập mặn đã bị biến mất, trungbình giảm 116,1ha/năm, hiện chỉ còn 775,83 ha Từ đó đề xuất các giải pháp vàhành động khắc phục thích hợp để bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng ngập mặnhiện có ở Hà Tĩnh

1.2.2.4 Công tác quản lý rừng ngập mặn

Năm 1996, Viện nuôi trồng thủy sản II trong chương trình phối hợp với Úc

đã thực hiện chương trình PN12, trong đó kết hợp giữa nuôi tôm và trồng RNM.Chương trình đã khảo sát đánh giá về chất lượng nước và môi trường tại 12 điểmtheo phương thức Lâm – Ngư kết hợp ở RNM đồng bằng sông Cửu Long Nghiêncứu này tập trung vào phân tích về các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, còn các vấn

đề liên quan đến đặc điểm tình hình rừng, các diễn biến lâm sinh, tình hình kinh tế

-xã hội và hiệu quả của nó trong phương thức lâm ngư kết hợp chưa được quan tâm

đầy đủ (Trần Tuấn Anh, 2015).

Trung tâm nghiên cứu RNM Cà Mau thuộc Viện Khoa Học Lâm Nghiệp phíaNam cũng đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu về giao đất giao rừng, xây dựng môhình sản xuất kết hợp rừng – tôm Các phương án và dự án được triển khai và đã cómột số thành công nhất định trong thực hiện phục hồi rừng và quản lý tài nguyênrừng Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều tác giả thì nhiều chương trình dự án quản

lý dự án RNM chưa thành công Nguyên nhân được đưa ra đó là việc quy hoạch sửdụng đất mang tính chủ quan, nguồn vốn ít, cùng với chủ trương chính sách của địa

Trang 31

phương chưa đồng bộ…đã dẫn đến thất bại của công tác quy hoạch RNM ở nhiều

địa phương (Trần Tuấn Anh, 2015).

Nguyễn Hoàng Trí (1995), nghiên cứu cấu trúc chức năng hệ thống tự nhiên

và vai trò của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn lợi RNM trong khubảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy và những vấn đề kinh tế xã hội hỗ trợ việc xâydựng các phương án bảo vệ và quản lý RNM sau khi rừng được phục hồi lại

Năm 1996, Hội thảo Quốc Tế (UNESCO, MaB, Trung tâm nghiên cứu hệsinh thái RNM Đại Học Quốc Gia Hà Nội) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh bàn

về vấn đề “Cộng đồng nông thôn tham gia vào bảo tồn, sử dụng bền vững và phụchồi RNM ở Đông Nam Châu Á”

Năm 2001, ICLARM (Trung tâm thủy sản Thế Giới) đã xuất bản tài liệu tổnghợp giới thiệu bức tranh tổng quát về quản lý thủy sản và nguồn tài nguyên RNMven biển Đông Nam Châu Á

Từ năm 2002 – 2004, Trường Đại Học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh và phânviện ĐTQHR II thuộc Bộ NN & PTNT đã thực hiện đề án nghiên cứu về pháp luật,định chế, chính sách và giá trị kinh tế tài nguyên đất ngập nước Tỉnh Sóc Trăng,các hợp đồng bảo vệ rừng được tiến hành giữa năm 2000 và 2007 với các hộ giađình riêng lẻ với các địa phương (xã An Thạnh Nam), tiền chi trả hằng năm là50.000 đồng/ha Hình thức quản lý RNM này không chỉ không thành công mà cònkhông bền vững về mặt tài chính Đồng thời tác giả giới thiệu đồng quản lý như mộthình thức mới cho quản lý RNM Đồng quản lý dựa trên hợp đồng tiến hành với cácnhóm người hơn là các hộ gia đình riêng lẻ

Trong những năm gần đây, nhiều nơi đã áp dụng các phương thức quản lý rừngcộng đồng và đồng quản lý rừng vào quản lý RNM, thành công nhất là Vườn Quốc GiaXuân Thủy (Nam Định) Kết quả cho thấy theo phương thức đồng quản lý, chẳngnhững RNM được quản lý bảo vệ tốt hơn mà đời sống người dân vùng rừng cũng đượcnâng lên nhờ khai thác bền vững các nguồn lợi từ rừng

Trang 32

1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực RNM nằm trên Sông Đầm và Bàu Cá Cái thuộc xã Bình Thuận,huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; nằm về phía Bắc Nhà máy lọc Dầu và phía NamCảng Dung Quất, cách trung tâm huyện Bình Sơn về phía Đông Bắc khoảng 10 km

Có tọa độ địa lý nẳm trong khoảng:

+ Từ 15°2l’47” đến 15o24’34” độ vĩ Bắc;

+ Từ 108°48’23” đến 108°49’50” độ kinh Đông

RNM phân bố tại các xã Bình Phước, Bình Đông, Bình Dương, huyện BìnhSơn, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc vùng quy hoạch KKT Dung Quất Nằm về Phía ĐôngBắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm Thành phố Quảng Ngãi 30 km Toạ độ địa

lý là:

+ Từ 15°16’35” đến 15°23’34” vĩ độ Bắc

+ Từ 108°46’19” đến 108°51’56” kinh độ Đông

1.3.1.2 Đặc điểm địa hình

Khu vực các xã có RNM có địa hình dạng lòng chảo, tương đối bằng phẳng

Độ cao trung bình toàn vùng khoảng 0,2 m so với mực nước biển, độ dốc bình quân

từ 0 đến 3o, hướng dốc thấp dần về phía Tây Bắc

Khu vực RNM xã Bình Thuận bao quanh Bàu Cá Cái Bàu Cá Cái là thunglũng lòng chảo, được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi Động Lớn, núi RừngGiang và Động Cát ven biển, có lưu vực rộng khoảng 200 ha Lòng Bàu rất bằngphẳng, chênh lệch độ cao vùng ven bờ (điểm cao nhất) và vùng giữa Bàu (điểm thấpnhất) là 40 cm; hướng dốc thấp dần về phía Tây Bắc

Khu vực RNM tại xã Bình Đông, Bình Phước và Bình Dương ven theo 2 bờsông Cà Ninh có lưu vực rộng khoảng 200 ha; được bao bọc xung quanh bởi các dãynúi, đất sản xuất nông nghiệp và các khu dân cư Chênh lệch độ cao vùng sát khu dân

cư (điểm cao nhất) so với vùng sát mép sông Cà Ninh (điểm thấp nhất) là 20 cm

Trang 33

1.3.1.3 Khí hậu – khí tượng

a) Nhiệt độ:

Bình Sơn cũng như các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi nằm trong

vùng đồng bằng có tổng nhiệt độ trong năm là 9.417°C Nhiệt độ tháng nóng nhất

trong năm là tháng 7 và tháng lạnh nhất là tháng 1

Bảng 1.3 Nhiệt độ (°C) TB tháng

Cao nhât trung bình 25.5 34.3

Thâp nhât trung bình 19 25

Số liệu thống kê cho thấy, tại Quảng Ngãi nhiệt độ cao nhất trong năm là41.4°C, thấp nhất là 12°C

b) Mưa:

Mưa là một trong những yếu tố khí hậu có liên quan đến mọi hoạt động của

xã hội, dân sinh và môi trường sinh thái

Khu vực Bình Sơn là một trong những khu vực có lượng mưa trung bìnhtrong tỉnh Quảng Ngãi với tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 2.000 mm

Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào tháng 10 và 11 chiếm 45 - 55%tổng lượng mưa cả năm Mưa lớn lại tập trung trong thời gian ngắn, tháng mưanhiều nhất có lượng mưa trung bình chiếm đến 25%, và do địa hình trũng thấp nênđây là nguyên nhân chính phải chịu những trận lũ lụt lớn gây nhiều thiệt hại chonhân dân

Từ tháng giêng đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưanăm, trong đó từ tháng 2 đến tháng 4 là tháng mưa ít nhất, chiếm dưới 10% tổnglượng mưa năm

Tổng lượng mưa trung bình trong nhiều năm được thu thập và thống kê thànhbảng sau:

Trang 34

Bảng 1.4 Lượng mưa (mm) trung bình nhiều năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 71 8 9 10 11 12 T.Bình

Năm Lượng

mưa

(mm)

129.1 51.2 40.1 36.5 73.8 86.4 76.5 122.5 300.2 602.6 546.6 272.9 2338.3

+ Tháng 4 có tổng lượng mưa thấp nhất trong năm (36.5 mm), tháng có tổng

lượng mưa nhiều nhất là tháng 10 (602.6 mm)

+ Tổng số ngày mưa trong năm là 140 ngày

Bảng 1.5 Số ngày mưa trung bình tháng

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số ngày 14 8 6 5 7 7 8 10 15 20 21 22

Những ngày có lượng mưa cao (50 – 100 mm) và rất cao (trên 100 mm)trong mùa mưa chính (tháng 9 đến tháng 12) và xảy ra chủ yếu vào 2 tháng 10 và 11đầu tháng 12, mưa trên diện rộng và kéo dài, do dó dễ gây ra nạn ngập lụt, đem lạinhững hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất và đời sống, Trong mùa mưa đã hìnhthành những trận lũ lịch sử Các trận lũ này hình thành chủ yếu do ngày mưa vớicường độ lớn và tập trung trong thời gian ngắn Theo số liệu mưa tại trạm QuảngNgãi, lượng mưa/ngày trung bình lớn nhất là 228.6 mm và lượng mưa/ngày lớn nhấtxảy ra năm 1998 là 513 mm

Trong mùa ít mưa khả năng mưa lớn ít hơn và ít khi xảy ra trên diện rộng, sốliệu như bảng 1.6

Bảng 1.6 Số ngày trung bình có Iưọng mưa lớn các cấp

Trang 35

Trong mùa nắng (Khô) lượng mưa ít.

c) Độ ẩm, lượng nước bốc hơi, gió bão

Phân bố không gian của độ ẩm tương đối là tăng theo độ cao địa hình vùngnúi phía tây là nơi có độ ẩm cao nhất 90-92% vùng đồng bằng 85%

Bảng 1.7 Độ ẩm tương đối trung bình tháng - năm (%)

kỳ từ tháng 5 đến tháng 8 khả năng bốc hơi có khi đạt tới 80 – 105 mm/tháng Cànglên cao, khả năng bốc hơi càng giảm vì nhiệt độ giảm và độ ẩm tương đối lại tăng,khả năng bốc hơi trung bình năm là 91 mm

+ Gió : Ở Quảng Ngãi thay đổi theo mùa Hàng năm phân biệt được 2 mùa:Gió mùa đông và gió mùa hạ Mùa đông các hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc trội

Trang 36

hơn cả, ngược lại mùa hạ hướng gió chủ yếu là Tây Nam, Đông Nam.

+ Tốc độ gió nhìn chung không lớn: l - 3 m/s Trong những trường hợp cựcđoan như ảnh hưởng trực tiếp của bão, dông, gió mùa đông bắc tăng cường mạnh tốc độ gió rất lớn có thể đạt > 40 m/s trong bão, 15 - 20m/s hoặc hơn trong gió mùaĐông Bắc, trong cơn dông

+ Bão : Bão thường đổ bộ vào bờ biển nước ta từ tháng 7 đến tháng 11 Vàocác tháng 7 - 8 đường đi của bão thường hướng vào đoạn bờ biển phía Bắc nước ta

Từ tháng 9 trở đi, đường đi của bão ngày càng lệch dần về phía Nam và cũng từtháng này trở đi bão mới thật sự ảnh hưởng tới Quảng Ngãi Đó là những cơn bão đivào đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa

Bảng 1.9 Số cơn bão TB ảnh hưởng trực tiếp tới Quảng Ngãi

Bảng 1.10 Tần suất (%) số cơn bão ảnh hưởng tới Quảng Ngãi

Số cơn bão ảnh hưởng trong năm 0 1 2 3 >4

Hướng gió chính: gió mùa Đông - Bắc vào các tháng 9 đến tháng 2 năm sau,gió Tây-Nam từ tháng 3 đến tháng 8 Gió Tây-Nam thường gây khô nóng, nhất là từtháng 5 đến tháng 7 Hàng năm thường xuất hiện và chịu ảnh hưởng của một số cơnbão vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 11

1.3.1.4 Chế độ thủy triều – thủy văn

Khu vực các xã Bình Đông, Bình Phước, Bình Dương chịu tác động và chiphối bởi chế độ thuỷ triều lên xuống của Biển Đông tác động lên xuống qua cầu

Trang 37

sông Trà Bồng chảy lên nhánh sông Cà Ninh Đây là vùng đất trũng, ngập nước gầnnhư quanh năm, thời gian ngập nước của vùng này trung bình mỗi năm từ 8 đến 10tháng với độ sâu ngập nước trung bình khoảng 1 5 - 20 cm Khi có mưa lũ lớn, nướcxung quanh đổ vào khu vực gây ngập toàn bộ, mức nước gia cường có thể lên đếntrên 100 cm với khoảng thời gian ngập từ 10 - 15 ngày, sau đó nước thoát dần rabiển làm cho mực nước trong khu vực thấp, xuống và diện tích ngập nước thu hẹplại; vào mùa khô nước khu vực phía trong đập Cà Ninh cạn đi, để lộ ra lớp đất mặtvào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, vào khoảng thời gian này nước từ biển Đông,theo chế độ thủy triều tràn vào sông Trà Bồng, thông qua đập Cà Ninh xâm nhậpvào khu vực RNM gây nhiễm mặn; độ mặn của nước từ 5 - 10%.

Khu vực xã Bình Thuận chịu sự chi phối bởi chế độ thuỷ triều của BiểnĐông, tác động lên xuống Khu vực phía Bắc sông Đầm chịu sự ảnh hưởng trực tiếpcủa thủy triều biển Đông, khu vực phía Nam sông Đầm và Bàu Cá Cái là vùngtrũng tích tụ nước mưa nên ít chịu tác động trực tiếp của thủy triều biển Đông

Trên sông Đầm, đoạn từ cầu Sông Đầm đến đập ngăn mặn là vùng chịu sự chiphối trực tiếp của thủy triều biển Đông theo chế độ nhật triều (mỗi ngày nước lên,xuống 01 lần), chênh lệch mực nước lúc triều lên và triều xuống trung bình khoảng 35

- 40 cm Đoạn sông Đầm từ đập ngăn mặn đến giáp Bàu Cá Cái ít chịu tác động củathủy triều, chênh lệch mực nước lúc triều lên và triều xuống trung bình khoảng 5 - 7cm

Bàu Cá Cái là vùng trũng ngập nước quanh năm, về mùa mưa nước mưaxung quanh đổ vào Bàu làm cho mực nước dâng cao và thoát dần ra biển Đôngthông qua sông Đầm; vào mùa khô nước trong Bàu cạn đi thì nước từ biển Đôngthông qua sông Đầm xâm nhập vào Bàu gây nhiễm mặn Các tháng mùa mưa lũ,mực nước dâng cao gây ngập toàn bộ Bàu, sau đó nước thoát dần ra biên làm chomực nước trong Bàu thấp xuống và diện tích ngập nước thu hẹp lại

Vùng ngập không thường xuyên của Bàu có diện tích 37,7462 ha, phân bốchủ yếu ở phía Đông và một phần bao xung quanh bờ Bàu, thời gian ngập nước củavùng này trung bình mỗi năm từ 2 đến 3 tháng vớí độ sâu ngập nuứe trung bìnhkhoảng 15 - 20 cm Khi có mưa lũ lớn, mức nước gia cường có thế đến 30 - 40 cm

Trang 38

với khoảng thời gian ngập từ 10 - 15 ngày Vùng này có cây rừng và cỏ sinh sống.

Vùng ngập thường xuyên của Bàu có diện tích 37,45 ha, phân bố chủ yếu ởgiữa và phía Tây Bàu, nước ngập thường xuyên quanh năm, độ sâu ngập nước trungbình từ 40 - 45 cm, mức nước gia cường khi có mưa lũ từ 80 - 90 cm về mùa khô

độ sâu ngập nước trung bình từ 20 - 25 cm, có những năm nắng hạn vào tháng 6,tháng 7 nước khô kiệt toàn bộ làm cho đất nứt nẻ

1.3.2 Kinh tế - xã hội

1.3.2.1 Dân số và lao động

Theo niêm giám thống kê huyện Bình Sơn năm 2017, dân số của 4 xã cóRNM tại huyện Bình Sơn là 28.517 người, mật độ dân số bình quân 381 người/km2.Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 100% Dân cư trong vùng có sự phân bố tương đối đồngđều giữa các khu vực

Nguồn lao động trong vùng khảo sát có số lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trên 60%

1.3.2.2 Kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp:

Hiện nay nông nghiệp trong vùng đã và đang từng bước phát triển, chuyểndần từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho Khu kinh tế DungQuất, do vậy đời sống của người dân ngày một nâng lên rõ rệt

Hạng mục Diện tích (Ha) Sản lượng

(Tấn)

Năng suât (Tạ/ha)

a Cây lúa cả năm 1028 5605 54,5

- Cây lúa Đông xuân 568 3323 58,5

a Đàn trâu (tại thời điểm 1/10/2017) 425 Con

b Đàn bò (tại thời điểm 1/10/2017) 4.275 Con

Trang 39

c Lợn trên 2 tháng tuổi (tại thời điềm 1/10/2017) 4378 Con

* Thủy sản:

a Số hộ đánh bắt thủy sản 1109 Hộ

b Lao động đánh bắt thủy sản 1.870 Người

c Số hộ nuôi trồng thủy sản 60 Hộ

d Lao động nuôi trồng thủy sản 96 Người

e Số tàu khai thác hải sản 152 Tàu

g Công suất khai thác hải sản 6.511 Cv

h Diện tích nuôi trồng thủy sản 18 Ha

i Sản lượng hải sản khai thác 1571 t

* Sản xuất lâm nghiệp: Xuất phát từ lợi thế các Nhà máy chế biến nguyên

liệu giấy tập trung tại Khu kinh tế Dung Quất, nên phát triển kinh tế nghề rừng chủyếu là sản phẩm gỗ rừng nguyên liệu đã được người dân tự giác đầu tư trồngrừng,phủ xanh diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản xuất và gò, đồi,vườn nhà

* Thu nhập và mức sống: Trong công cuộc đổi mới, đời sống của nhân dân

dần được nâng cao, những nhu cầu ăn mặc, học hành, khám chữa bệnh được đápứng ngày một tốt hơn Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây có nhiềuchuyển biến Năm 2000 là 180 USD/người/năm, năm 2004 là 190 USD/người/năm,ước năm 2007 là 250 USD/người/năm đến năm 2010 là 580 USD/người/năm

1.3.2.3 Cơ sở hạ tầng

* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trong những năm qua, được sự quan tâm của các

cấp, ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương nên hệ thốnggiao thông trong vùng phát triển khá mạnh Hiện tại, trên địa bàn các xã trong vùng

Trang 40

có hệ thống đường ô tô chạy đến thôn, xóm tương đối hoàn chỉnh Ngoài ra, cùngvới sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng của KKT Dung Quất đã làm cho bộ mặtcủa vùng dự án càng thêm khởi sắc.

* Về thuỷ lợi: Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn của Nhà nước đã

đầu tư nhiều công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ trên địa bàn để phục vụ sản xuất nôngnghiệp Từ đó đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, tăng diện tíchthâm canh và năng suất cây trồng Ngoài ra, trong vùng dự án còn có hệ thống cácsông, hồ chứa tự nhiên phân bố tương đối đều trên địa bàn đã góp phần chủ độngcho việc tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân

1.3.2.4 Văn hóa - xã hội

* Về giáo dục, y tế: Trong những năm qua Nhà nước thực hiện chủ trương,

chính sách xã hội hóa về y tế và giáo dục Hiện tại trong vùng có hệ thống trườngtiểu học và trạm y tế được đầu tư khang trang hoàn chỉnh ở hầu hết các xã Trẻ em

trong độ tuổi đi học đều được đến trường Đen nay đã phổ cập tiểu học đạt 100%.

Trạm y tế đã có Bác sỹ, sổ người được khám chữa bệnh không ngừng tăng cao,góp phần hạn chế những dịch bệnh và nhũng mối đe dọa sức khỏe, bệnh tật củangười dân

* Về văn hoá, thông tin: Các hoạt động văn hoá phát triển mạnh mẽ, đời sống

tinh thần của nhân dân trong vùng không ngừng tăng lên Đến nay đã có 100% số

xã có điểm bưu điện văn hoá xã Hệ thống thông tin liên lạc, sách báo, điện thoại,Internet hữu tuyến hiện nay đã được nối tới tất cả các xã, cảc cơ quan, trường học Đặc biệt hệ thống điện thoại không dây (Di động) của các Nhà mạng Viễn thông,thu phát truyền hình đã được phủ sóng hoàn đến các xã, vùng dân cư nên việc thôngtin liên lạc nói chung giữa các vùng miền đã được thông suốt và đa dạng, về điệnsinh hoạt hiện nay tất cả 100% các Khu dân cư trên vùng đều đã có điện sinh hoạt.Người dân đã có điều kiện tiếp xúc với các thiết bị, công nghệ hiện đại Vì vậy vănhóa của người dân cũng đã được nâng cao

Ngày đăng: 16/10/2018, 07:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hợp phần rừng ngập mặn Việt Nam - Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và Vịnh Thái Lan. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợpphần rừng ngập mặn Việt Nam - Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môitrường biển Đông và Vịnh Thái Lan
[3]. Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô, Tôn Thất Pháp, 2010. Hiện trạng thảm thực vật ngập mặn ở vùng đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (78). 2010, Tr: 88-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng thảm thựcvật ngập mặn ở vùng đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa ThiênHuế
[4]. Lê Công Khanh, 1986. Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn.NXB thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn
Nhà XB: NXB thành phố Hồ Chí Minh
[5]. Lưu Đức Hải, 2009. Cơ sở khoa học môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học môi trường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[6]. Mai Văn Phô, Hoàng Công Tín, 2012. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 1 - 2014, Tr. 2085-2092 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài và đặc điểm phân bốcủa thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế
[7]. Nguyễn Hoàng Trí, 1999. Sinh thái học rừng ngập mặn. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học rừng ngập mặn
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 171 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội
[9]. Ngô Đình Quế và cộng sự, 2003. Khôi phục và phát triển rừng ngặp mặn, rừng tràm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khôi phục và phát triển rừng ngặp mặn, rừngtràm ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
[10]. Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012. Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạng và giải pháp,181 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn venbiển thực trạng và giải pháp
[11]. Phan Nguyên Hồng, 1991. Sinh thái thảm thực vật Rừng ngập mặn Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái thảm thực vật Rừng ngập mặn ViệtNam
[12]. Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1983. Kết quả nghiên cứu về thực vật RNM ở Việt Nam. Tuyển tập hội thảo quốc gia về HST RNM Việt Nam lần 1, Hà Nội 27 Đ28/12/84, tr 68 Đ 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về thực vậtRNM ở Việt Nam
[13]. Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, 1997. Vai trò của RNM Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của RNMViệt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
[14]. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp
[15]. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên), 2004. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế - xã hội - quản lý và giáo dục. Hà Nội: NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng venbiển đồng bằng Sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế - xã hội -quản lý và giáo dục
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[16]. Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em, Nguyễn Kin Hồng, Trần Thị Tuyết Nhung, 2011. Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh, số 33 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam
[17]. Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Công Tín, Tôn Thất Pháp, 2012. Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 75A, số 6, (2012) Tr: 37-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loàivà phân bố của thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế
[18]. Phùng Trung Ngân, Châu Quang Hiền, 1987. Rừng ngập nước Việt Nam . NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập nước Việt Nam
Nhà XB: NXBGiáo dục
[19]. Vũ Đoàn Thái, 2005. Bước đầu nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng ngập mặn trồng ven biển Hải Phòng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờbiển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng ngập mặn trồng ven biển HảiPhòng
[23]. Trần Thị Tú và Nguyễn Hữu Đồng, 2014. Thành phần loài và biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 1 - 2014, Tr. 3183-3194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài và biến động diệntích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh
[26]. Vũ Văn Cương, 1964. Hệ thực vật và thảm thực vật khu vực Sài Gòn – mũi Vũng Tàu miền Nam Việt Nam. Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thực vật và thảm thực vật khu vực Sài Gòn – mũiVũng Tàu miền Nam Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w