1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2014 tại xã bình dương, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi

77 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Lời Cảm ƠnTrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đến nay tôi đã hoàn thànhxong khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xâ

Trang 1

Lời Cảm ƠnTrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đến nay tôi đã hoàn thành

xong khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2011 - 2014 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.

Để hoàn thành được khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôixin được bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – NGƯT.TS LêThanh Bồn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gianthực tập tốt nghiệp, triển khai đề tài nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luậntốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong KhoaTài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp - Trường Đại học Nông LâmHuế, những người đã tận tụy truyền đạt kiến thức cho tôi trong những nămhọc tập tại mái trường này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các lãnh đạo, cán bộ trong Phòng Tàinguyên và Môi trường huyện Bình Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện Bình Sơn, các lãnh đạo, cán bộ trong Ủy ban nhân dân xãBình Dương đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơquan cũng như quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè

đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốtnghiệp

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh

nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng

như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Kính mong nhận được sựgóp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo, các cô chú, anh chị luôn dồi dàosức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp

Tôi xin chân thành cảmơn!

Huế, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Phạm Thị Hồng Dung

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới 11

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước 19

Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước 20

Bảng 4.1 Tổng hợp diện tích gieo trồng và sản lượng qua các năm 29

Bảng 4.2 Thống kê số lượng đàn trâu bò, lợn, gia cầm của xã Bình Dương qua các năm 2011 - 2014 29

Bảng 4.3 Thống kê diện tích và giá trị do trồng cây lâm nghiệp mang lại 30

Bảng 4.4: Thống kê diện tích nuôi trồng qua các năm từ 2011 – 2014 30

Bảng 4.5 Thống kê lao động, xã hội toàn xã Bình Dương 32

Bảng 4.6 Dân số và mật độ dân số khu dân cư nông thôn 35

Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư liên tịch số 13/TTLT năm 2011 .39

Bảng 4.8 Điểm dân cư mới 42

Bảng 4.9 Diện tích điểm dân cư nông thôn xã Bình Dương 42

Bảng 4.10 Chi tiết các xứ đồng sản xuất lúa vùng 1 45

Bảng 4.11 Chi tiết các xứ đồng sản xuất lúa vùng 2 46

Bảng 4.12 Chi tiết các xứ đồng sản xuất lúa vùng 3 47

Bảng 4.13 Diện tích sản xuất các loại cây hàng năm (bình quân/năm) 48

Bảng 4.14 Diện tích sản xuất rau an toàn 49

Bảng 4.15 Quy hoạch chăn nuôi tập trung 50

Bảng 4.16 Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản 50

Trang 3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế xã Bình Dương năm 2011 28Biểu đồ 4.2 Cơ cấu các loại đất chính trong nhóm đất nông nghiệp 40Biểu đồ 4.3 Sự thay đổi diện tích đất trồng cây hàng năm khác giai đoạn 2011 - 2014 48Biểu đồ 4.4 Thể hiện sự thay đổi diện tích trong nội bộ đất nông nghiệp trước

và sau khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới 51Biểu đồ 4.5 Sự thay đổi diện tích sử dụng đất trước và sau khi thực hiện đề ánxây dựng nông thôn mới của nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội 55

Trang 4

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ

BHYT Bảo hiểm y tế

FAO Tổ chức Liên hợp quốc về Lương thực và Nông nghiệpHTX Hợp tác xã

NTM Nông thôn mới

SXNN Sản xuất nông nghiệp

THCS Trung học cơ sở

TLSX Tư liệu sản xuất

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục đích của đề tài 2

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC 3

2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất 3

2.1.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành đất 3

2.1.1.2 Vai trò và chức năng của đất đối với quá trình xây dựng nông thôn mới 6 2.1.1.3 Phân loại đất 8

2.1.2 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới liên quan đến việc sử dụng đất 10

2.1.2.1 Nhóm tiêu chí quy hoạch 14

2.1.2.2 Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội 14

2.1.2.3 Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường 15

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 15

2.2.1 Tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên thế giới 15

2.2.2 Tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 18

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21

3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 21

Trang 6

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 21

3.4.3 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu 21

3.4.4 Phương pháp thống kê, lập bảng đánh giá 22

3.4.5 Các phương pháp nghiên cứu khác 22

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.1.1 Vị trí địa lý 23

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 23

4.1.1.3 Khí hậu 23

4.1.1.4 Thủy văn 24

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 24

4.1.1.6 Thực trạng môi trường 27

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 28

4.1.2.2 Thực trạng các ngành kinh tế 28

4.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 31

4.1.2.4 Văn hóa, y tế, giáo dục 33

4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 34

4.1.2.6 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 35

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 35

4.1.3.1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 35

4.1.3.2 Đánh giá chung về kinh tế - xã hội 37

4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 38

4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 41

4.3.1 Tình hình sử dụng đất của nhóm tiêu chí quy hoạch 41

Trang 7

4.3.1.1 Tình hình sử dụng đất đai theo quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và

hạ tầng công cộng theo chuẩn nông thôn mới 41

4.3.1.2 Tình hình sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất cho sản xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản xuất kèm theo 45

4.3.2 Tình hình sử dụng đất của nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội 52

4.3.2.1 Tình hình sử dụng đất của tiêu chí giao thông 52

4.3.2.2 Tình hình sử dụng đất của tiêu chí thủy lợi 53

4.3.2.3 Tình hình sử dụng đất của tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 53

4.3.2.4 Tình hình sử dụng đất của tiêu chí chợ nông thôn 54

4.3.2.5 Tình hình sử dụng đất của tiêu chí bưu điện 54

4.3.2.6 Tình hình sử dụng đất của tiêu chí trường học 54

4.3.3 Tình hình sử dụng đất của nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường.55 4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH HỢP CHO VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN TỐT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020 55

4.4.1 Giải pháp về phía người dân 56

4.4.2 Giải pháp về phía nhà nước 56

4.4.2.1 Giải pháp về đất đai 56

4.4.2.2 Giải pháp về khoa học công nghệ 57

4.4.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 58

4.4.2.4 Giải pháp chính sách, pháp luật và vốn thực hiện đề án 58

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận 60

5.2 Kiến nghị 61

PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHẦN 7: PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triểncủa mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất

và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai.Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động củacon người, là yếu tố hàng đầu và quan trọng không thể thiếu được

Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về diện tích vàkhông có khả năng tăng thêm theo thời gian, việc sử dụng tài nguyên đất đai vàoquá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm, hợp lý đểđảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn.Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh chóng, nhất làđang trên con đường đổi mới, thêm vào đó là tốc độ gia tăng dân số tăng lên mộtcách nhanh chóng, do đó càng gây sức ép lên tài nguyên đất đai, nhu cầu về sửdụng đất đai ngày một tăng cao Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn quá nhiều bấtcập trong quá trình sử dụng đất như sử dụng đất không đúng mục đích sử dụngđất được giao, đất bị bỏ hoang và sử dụng không có hiệu quả Như vậy, để đápứng được vấn đề về đất đai cũng như giải quyết được bất cập đó thì đòi hỏi nhàquản lý cần phải có những định hướng rõ ràng và nắm được tình hình sử dụng đất

Xã Bình Dương là một trong những xã đi đầu trong việc thực hiện mục tiêuQuốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) của huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgãi Thực hiện phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 xã Bình Dươngbước đầu đã hoàn thành một số tiêu chí Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề

án xây dựng NTM đã gặp phải không ít khó khăn Để việc sử dụng đất trong đề

án xây dựng NTM của xã, đồng thời để việc sử dụng đất trong tương lai đạt hiệuquả cao về kinh tế cũng như về mặt môi trường - xã hội, thì trước tiên ngườiquản lý phải nắm rõ tình hình sử dụng đất của địa phương mình và xác địnhđược mục tiêu sử dụng đất trong tương lai

Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất của xã Bình Dương, được sựđồng ý của Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Trường Đại họcNông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Lê Thanh Bồn tôi mạnh

dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất trong việc

thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2014 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.

Trang 9

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục đích của đề tài

- Đánh giá thực trạng tiềm năng đất đai

- Đánh giá tình hình sử dụng đất theo đề án xây dựng NTM

- Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt đề án xây dựng NTM

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Nắm được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

- Nắm được tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựngnông thôn mới

- Số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác và trung thực, phản ánh đúnghiện trạng

- Phương pháp đánh giá phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

- Đề xuất giải pháp phải mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địaphương

Trang 10

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất

2.1.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành đất

a Khái niệm về đất

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trìnhlịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vaitrò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không cóđất đai thì rõ ràng không có sự tồn tại của sự sống con người, không có mộtngành sản xuất nào

Theo Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia

vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầucủa môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các côngtrình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” Như vậy, đất đai tham giavào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đai là địa điểm, là cơ

sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi

và các công trình khác,…

Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng Đất đai là điềukiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới Đất đai là khởi điểm tiếpxúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện [13]

Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đấtđai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”

Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nôngnghiệp, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế

hệ loài người kế tiếp nhau

Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định

- Đất (soil): Là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là thổ nhưỡng Thổ nhưỡngphát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (Khí quyển), nước (Thủy quyển),sinh vật (Sinh quyển) và đá mẹ (Thạch quyển) qua thời gian lâu dài [13]

Trang 11

- Đất (land): Khái niệm đất có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau.+ Đất như là không gian.

đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tíchsát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn độngthực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trongquá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước,đướng sá, nhà cửa,…)” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio,Brazil, 1993) [8]

sử dụng đất hợp lý về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mụctiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng củađất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất [7]

Sử dụng đất là quá trình khai thác thuộc tính sinh học của đất bằng nhữngthao tác cơ bản nhằm đáp ứng mục đích của con người (Turner and et al,1995).Trên quan điểm tương tự, Meyer and Turner (1996), Moser (1996) cũng chorằng “sử dụng đất là cách mà con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liềnvới đất phục vụ cho các lợi ích của mình” Sử dụng đất biểu thị việc làm của conngười với đất (Turner and et al, 1995) và đối với lớp phủ bề mặt (Skole, 1994).Điều này cũng có nghĩa sử dụng đất là những hoạt động của con người nhằm tạo

Trang 12

ra những giá trị thuần được xác định các nhân tố kinh tế, xã hội Sử dụng đấtliên quan đến chức năng hay mục đích mà đất được sử dụng bởi người dân địaphương Tổ chức Liên hợp quốc về Lương thực và Nông nghiệp (FAO,1995)định nghĩa sử dụng đất là các hoạt động của con người trực tiếp liên quan đếnđất, sử dụng các nguồn tài nguyên gắn liền với đất hoặc có tác động vào đất [6].

c Quá trình hình thành đất

Sự hình thành đất là một quá trình biến đổi rất phức tạp của vật chất diễn ra

ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái đất, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.Khi Trái đất chưa có sự sống, bấy giờ chỉ diễn ra sự phá hủy đá mẹ (phonghóa) tạo ra sản phẩm là các chất vô cơ có kích thước khác nhau, gọi chung làmẫu chất Mẫu chất bị nước cuốn trôi, lắng đọng lại một nơi nào đó, dần dầnhình thành nên đá trầm tích Có thể gọi đó là vòng đại tuần hoàn địa chất Thựcchất của vòng đại tuần hoàn địa chất là quá trình phong hóa đá để tạo thành mẫuchất Những sản phẩm phong hóa đá từ đá chưa được gọi là đất, vì còn thiếu mộtthành phần rất quan trọng đó là chất hữu cơ

Khi Trái đất có sự sống, sinh vật đã tác động lên mẫu chất và dần dần bổsung thêm một phần mới đó là các hợp chất hữu cơ Mặc dù chất hữu cơ chỉ làmột thành phần nhỏ nhưng đã làm cho mẫu chất trở thành đất, có thuộc tính sinhhọc của nó và khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng, gọi đó là độ phì nhiêu.Như vậy, theo quan điểm lịch sử thì quá trình hình thành đất chỉ từ khi bắtđầu có sự sống xuất hiện Nó đã tiến hóa cùng với sự sống từ thấp lên cao, từđơn giản đến phức tạp, có tính chất tuần hoàn không khép kín, mà theo kiểuxoáy trôn ốc Nghĩa là sau một chu kỳ sống, sinh vật trả lại cho đất một lượngvật chất nhiều hơn so với khi nó lấy, làm cho đất ngày càng phì nhiêu, màu mỡ

thêm Có thể gọi đó là vòng tiểu tuần hoàn sinh vật.

Hai vòng tuần hoàn này liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành đất: Không

có đại tuần hoàn địa chất thì không có chất dinh dưỡng giải phóng ra và như vậykhông có cơ sở cho vòng tiểu tuần hoàn sinh học phát triển Ngược lại, không cóvòng tiểu tuần hoàn sinh vật thì không có sự tập trung và tích lũy các chất dinhdưỡng được giải phóng ra trong vòng đại tuần hoàn địa chất và lúc đó mẫu chấtkhông thể phát triển để hình thành đất Bởi vậy, thực chất của quá trình hìnhthành đất là sự thống nhất mâu thuẫn giữa vòng đại tuần hoàn địa chất và vòngtiểu tuần hoàn sinh học Cơ sở của quá trình hình thành đất là vòng đại tuần

Trang 13

hoàn địa chất, còn bản chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoànsinh vật Sự thống nhất giữa Đại tuần hoàn địa chất và Tiểu tuần hoàn sinh vật

đã tạo ra đất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất [1],[4].Theo Đôcutraiep có 5 yếu tố hình thành đất: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địahình và thời gian (tuổi) Đối với đất trồng còn chịu tác động của yếu tố con người.Trong đó sinh vật là yếu tố chủ đạo, vì nhờ nó mà mẫu chất trở thành đất Sinh vậttham gia vào quá trình hình thành đất gồm có sinh vật, thực vật và động vật

d Các khái niệm liên quan khác

Quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào mộtkhông gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra [5]

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khônggian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai vànhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội

và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định [11]

Tuy nhiên, khái niệm quy hoạch sử dụng phổ biến hơn đó là:

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật vàpháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ hợp lý, khoa học và cóhiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổchức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắnliền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất vàbảo vệ môi trường [13]

2.1.1.2 Vai trò và chức năng của đất đối với quá trình xây dựng nông thôn mới

a Chức năng của đất đai

Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tựnhiên, sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian Hiện nay conngười đã thừa nhận đất đai đối với loài người có nhiều chức năng, trong đó cócác chức năng cơ bản sau:

Chức năng sản xuất

Là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trìnhsản xuất đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác chocon người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt

Chức năng môi trường sống

Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc

Trang 14

cung cấp các môi trường sống cho sinh vật, thực vật, động vật và các cơ thểsống cả trên và dưới mặt đất.

Chức năng cân bằng sinh thái

Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh đã hình thành mộtthể cân bằng năng lượng Trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổinăng lượng phóng xạ từ Mặt trời và tuần hoàn khí quyển của địa cầu

Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước

Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác dụngmạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất

to lớn

Chức năng dự trữ

Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụngcủa con người

Chức năng không gian sự sống

Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm làm thay đổihình thái, tính chất của các chất độc hại

Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử

Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch sử, văn hóa của loàingười, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sửdụng đất trong quá khứ

Chức năng vật mang sự sống

Đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tưsản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật,… giữa các vùng khác nhau của hệsinh thái tự nhiên

Chức năng phân dị lãnh thổ

Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rấtkhác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nóichung Mỗi phần lãnh thổ mang đặc tính tự nhiên, kinh tế xã hội rất đặc thù

b Vai trò của đất đai đối với nông nghiệp, nông thôn

Ở các nước đang phát triển, đất đai đóng vai trò trung tâm trong sinh kếnông thôn, vì đóng góp phần quan trọng trong danh mục tài sản của hộ gia đìnhnông thôn

Trang 15

Trong các ngành phi nông nghiệp: đất đai giữ vai trò thụ động là điểm đặtcủa các công trình, là cơ sở không gian, vị trí để hoàn thiện quá trình lao động,

là nơi dự trữ kho tài nguyên khoáng sản để cung cấp cho các ngành khai thác.Đối với các ngành này thì quá trình sản xuất cũng như sản phẩm không phụthuộc vào độ phì nhiêu của đất hay đặc điểm của đất, tính chất sẵn có của đất.Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu và đặcbiệt không thể thay thế được Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là TLSXnông nghiệp Do đó, có thể nói đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối vớingành nông nghiệp

Trong các ngành nông - lâm nghiệp: đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu,

có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ

sở không gian để có sự tồn tại cũng như quá trình sản xuất của các ngành này.Tính chất của các ngành này là khai thác những chất dinh dưỡng có trong đất đểtrồng trọt và chăn nuôi, đồng thời đất đai phải chịu sự tác động của con ngườinhư cày, bừa, các khâu làm đất Chính vì vậy, đất đai vừa là đối tượng lao độngvừa là công cụ hay phương tiện lao động Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệpluôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu, quá trình sinh học tự nhiên của đất.Với đặc tính khác biệt của đất đai, đất đai có tính cố định về không gian,tính không thay thế được Đất đai không thể sản sinh ra và bị giới hạn bởi vùnghành chính lãnh thổ, quốc gia và theo đặc tính của đất đai Tuy nhiên, quá trìnhphát triển loài người, sự hình thành và phát triển mọi nền văn minh vật chất, vănminh tinh thần, khoa học kỹ thuật đều cần đến đất đai Vì vậy, việc sử dụng hợp

lý và hiệu quả đất đai có vai trò quan trọng Đặc biệt, đối với các quá trình sảnxuất nông nghiệp hay sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác đều cần đến đấtđai và đó là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được

Đối với xây dựng NTM thì đất đai là nền tảng cơ bản để xây dựng NTMvững mạnh Để đạt chuẩn NTM thì trước hết phải đạt được 19 tiêu chí, mà cụthể đó là hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình trường học, trạm y tế, chợnông thôn, nhà ở dân cư,… mà những công trình, hệ thống đó đều được xâydựng trên đất Do vậy, đất đai có vai trò quan trọng trong xây dựng NTM, đặcbiệt trong tình hình phát triển hiện nay đất nước đã và đang tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện nông thôn mới bền vững

2.1.1.3 Phân loại đất

Theo Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 tại

kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, áp dụng từ ngày 01/07/2014 được phân thành

Trang 16

3 nhóm đất chính sau:

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1 Nhóm đất nông nghiệp: Bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;b) Đất trồng cây lâu năm;

và đất trồng hoa, cây cảnh;

2 Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức

sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dụcthể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phinông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xâydựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảnghàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đườngsắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi,

Trang 17

giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễnthông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người laođộng trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo

vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vàđất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinhdoanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng

2.1.2 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới liên quan đến việc sử dụng đất

Để hiểu được xây dựng NTM thì trước hết phải hiểu được khái niệm vềnông thôn mới

Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủyban nhân dân xã [19]

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; có nếp sống văn hóa, môi trường

và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần củangười dân được nâng cao [3]

Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệthống chính trị NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế -chính trị tổng hợp

Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số TTg, ngày 16/04/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 về việcsửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM [15], [16]

491/QĐ-Được chia thành 5 nhóm tiêu chí gồm có:

- Nhóm 1: Quy hoạch;

- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội;

Trang 18

- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất;

- Nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường;

- Nhóm 5: Hệ thống chính trị

Cụ thể 19 tiêu chí như sau:

Bảng 2.1 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung

1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới

và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theohướng văn minh, bảo tồn được bản sắc vănhóa tốt đẹp

70 %

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khônglầy lội vào mùa mưa 100 %2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được

cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 65 %

3 Thủy lợi

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầusản xuất và dân sinh Đạt3.2 Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được

Trang 19

5 Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo,tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩnquốc gia

thôn đạt quy định của Bộ văn hóa thể thao

dựng

80 %

10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông

thôn triệu đồng/người

Năm 2012:đạt 18 triệuđồng/ngườiĐến năm2015: đạt 26triệuđồng/ngườiĐến năm2020: đạt 44triệuđồng/người

14 Giáo dục 14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt

14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đượctiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học

85 %

Trang 20

nghề)14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 35 %

15 Y tế 15.1 Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế ≥ 70 %

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt

16 Văn hóa

Xã có từ 70 % số thôn, bản trở lên đạt tiêuchuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ vănhóa - thể thao - du lịch

Đạt

17 Môi trường

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệsinh theo quy chuẩn Quốc gia 85 %17.2 Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu

chuẩn về môi trường Đạt17.3 Không có các hoạt động suy giảm môi

trường và có các hoạt động phát triển môitrường xanh, sạch, đẹp

trị cơ sở theo quy định Đạt18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn

“trong sạch, vững mạnh” Đạt18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã

đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt

2.1.2.1 Nhóm tiêu chí quy hoạch

Trang 21

Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lạithuận tiện

b. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên cố hóa

c. Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vậtchất đạt chuẩn quốc gia

d. Cơ sở vật chất văn hóa

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ văn hóa - thể thao - du lịch

Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ văn thể thao - du lịch

Trang 22

Có Internet đến thôn.

g. Nhà ở dân cư

Nhà tạm, dột nát

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng

2.1.2.3 Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường

* Tiêu chí môi trường

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia: 85%;Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: Đạt;

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, chất thải được thu gom và xử

% Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gianhư: 27 % Brasil, 9 % ở Zaire, và 30 % ở 12 nước khác

Khả năng diện tích đất nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia đangphát triển được dự phóng bởi FAO cho năm 2010 chỉ còn gần phân nửa là 0,4 ha

so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh này cũng cho thấy diện tích này sẽnhỏ hơn vào những năm 2050 Ngược lại với các quốc gia đang phát triển, cácquốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người domức tăng dân số bị đứng chặn lại Điều này sẽ dẫn đến một số đất nông nghiệp

sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, hay vùng đất bảo vệsinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghỉ ngơi của con người (Van

de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993) [20]

Một bộ phận không thể thiếu ở các quốc gia là nông thôn, quá trình pháttriển trong nông thôn thường hướng tới các chương trình, mô hình được xâydựng trong nông thôn, điều này góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn ởcác quốc gia trên thế giới Tương tự như ở Việt Nam, chương trình xây dựngNTM được coi là nhiệm vụ quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới đi

Trang 23

trước, thực hiện trong những năm qua Với tầm nhìn, sự tập trung đầu tư củaChính phủ và toàn xã hội, các phong trào này đã mang lại sự thay đổi đáng kểcho bộ mặt nông thôn ở các nước, dựa trên nền tảng sử dụng đất đai để phục vụcho quá trình xây dựng kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, tận dụng tối

đa không gian và tiềm năng đất đai đã mang lại nhiều thành công lớn Điển hìnhdưới đây là một số nước đi đầu trong xây dựng NTM tiêu biểu:

* Tình hình sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới ở nước Mỹ

Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích đất canh tác lớn cho các hoạt động nôngnghiệp Đây là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi” lớn và được “trang bị cơ giớihóa” rất tốt Năng suất sản xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao nhất trên thếgiới Mỹ là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thựcphẩm nông nghiệp trên thế giới Các nông trang ở Mỹ cũng đa dạng với nhiềuquy mô khác nhau Nhiều nhà nông nuôi trồng các trang trại của họ như là mộthình thức bán thời gian Họ là những người nông dân có trình độ như đại học,cao học, ngành nông nghiệp của Mỹ sử dụng công nghệ cao và áp dụng quản

lý nghiêm ngặt Nông nghiệp Mỹ rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế Các nôngtrang nhỏ thường không chắc chắn và có rủi ro trong nợ nần nhưng họ được hỗtrợ bởi các cơ quan công quyền [9]

Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nôngnghiệp Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới Lượngmưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước, nước sông và nước ngầm chophép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa Cùng với sự ra đời ngành kinhdoanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy môcác trang trại thì lớn hơn nhiều Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trungbình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ

XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích

190 ha [14]

Nhận xét: Chiến lược xây dựng NTM của nước Mỹ là tập trung vào xây

dựng các trang trại quy mô lớn, diện tích đất đưa vào sử dụng cho nông nghiệpkhá lớn Điều này chứng tỏ việc sử dụng đất của nước Mỹ không chia ra nhữngphân vùng nhỏ hẹp mà tập trung thành những vùng lớn, tạo những trang trại lớnđem lại lợi ích cao Nước Mỹ đã có được những thành tựu trong nông nghiệpvượt trội như vậy đòi hỏi đã có sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại vớilao động có trình độ cao, đồng thời đã có tầm nhìn quy hoạch và phương hướngphân bổ đất đai hợp lý giữa các ngành nghề trong nông nghiệp

Trang 24

* Tình hình sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới nước Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia được coi là nghèo tài nguyên, chỉ dựa vào khả năngsáng tạo của mình đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong quá trìnhxây dựng NTM

Với diện tích nhỏ hẹp, để đảm bảo tình hình an toàn lương thực, Nhật Bản

đã đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu sản xuất, các công trình phúc lợi trong các làng

xã Đồng thời chương trình “Đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp” được triểnkhai Chương trình này được bổ sung vào năm 1980, và nhờ vậy nó giữ vai tròquan trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp Mặt khác, NhậtBản tăng cường diện tích đất trong các trang trại, quy mô ruộng đất bình quâncủa một nông trại có sự thay đổi theo hướng tích tụ ruộng đất vào các trang trạilớn để tăng hiệu quả sản xuất Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn

1990 - 1995, quy mô đất lúa bình quân/hộ tăng từ 7180 m2 lên 8120 m2 Bêncạnh đó, Nhật Bản còn thực hiện chính sách “Ly nông bất ly hương”, với hainhóm chính sách chính: phát triển doanh nghiệp nông thôn và đưa công nghiệplớn về nông thôn để tạo sự gắn bó hài hòa phát triển nông thôn với phát triểncông nghiệp Cơ cấu đất phi nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, nhàmáy lớn ở nông thôn [18]

Nhật Bản tập trung xây dựng HTX, phát huy vai trò của HTX nông nghiệp

Đó là một tổ chức bao quát các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và hộ nôngdân Nhật Bản đã tìm mọi cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của ngườinông dân, để họ thực sự trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng vàphát triển nông thôn Cụ thể, trong phong trào xây dựng làng xã, Chính phủNhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, từ xâydựng, thực thi quy hoạch, đến việc lựa chọn sản phẩm trong phong trào “mỗilàng một sản phẩm”, đều là do dân cư các vùng tự căn cứ vào nhu cầu của địaphương mình để đề xuất, thực hiện [10]

Nhận xét: có thể nói Nhật Bản đã phát huy được sức mạnh của mình, đó là

tính tư duy sáng tạo, đã có những phương án quy hoạch đất đai hợp lý, cơ cấuđất giữa các nhóm đất, khai thác tối đa tiềm năng đất đai của mình Tuy nhiên,

để có được những thành công như vậy, đã có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn từ Chínhphủ Nhật Bản và người nông dân Nhật Bản Có sự kết hợp giữa khoa học kỹthuật trong sản xuất nông nghiệp với phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý,tăng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích các trang trại

* Tình hình sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới của nước Anh

Trang 25

Nông thôn nước Anh không bị cuốn trôi theo tiến trình đô thị hóa, mà làmột hình ảnh hoàn hảo, hoàn thiện hơn của truyền thống Trong quá trình đô thịhóa nông thôn thì mạng lưới giao thông vi mô (cấp độ thôn, làng, cụm nhà ở )

là quan trọng nhất [17]

Diện tích nước Anh với tổng diện tích là 130395 km2, là quốc gia có diệntích lớn trên thế giới Quốc gia Anh nổi tiếng là những vùng nông thôn có tiềmnăng du lịch luôn là một lợi thế cho phát triển Nhưng phát triển không đồngnghĩa với hiện đại hóa nóng vội Phương tiện giao thông công cộng nổi bật chocác vùng nông thôn là xe buýt, tàu lửa Xe hơi cá nhân cũng là loại phương tiệnphổ biến mà mỗi gia đình đều có Các nhà ga trung chuyển và các cấp đường bộđược kết nối thành một hệ thống liên hoàn chặt chẽ Bên cạnh đó, hệ thốngđường bộ cũng được kết nối đến từng ngôi nhà để mọi người có thể lái xe đếncác tuyến giao thông chính của địa phương [18]

Nhận xét: Nước Mỹ tập trung phát triển nông nghiệp ở nông thôn bằng các

trang trại lớn, Nhật Bản cơ cấu đất nông thôn để tập trung xây dựng các nhà máy

80 % so với ở thành thị, diện tích đất trang trại rất lớn thì quốc gia Anh lại làmột quốc gia xây dựng nông thôn chú trọng về truyền thống lịch sử, xây dựngphát triển nông thôn coi trọng bảo tồn Xây dựng nông thôn theo kiểu đặc trưngriêng của từng vùng, thôn Phân bổ đất đai theo khu vực riêng, chủ yếu phân bổđất cho khu dân cư nhà ở, hệ thống đường giao thông rộng rãi Điều này chothấy sử dụng đất của quốc gia Anh không tập trung vào phát triển công nghiệp ởnông thôn mà tập trung xây dựng nông thôn theo hướng truyền thống, phát triển

du lịch Quốc gia Anh có tầm nhìn xa trông rộng, định hướng trong tương lai, sửdụng đất cho hệ thống công cộng, khác với Mỹ tập trung xây dựng trang trại quy

mô lớn Quốc gia Anh phát triển nông thôn theo hướng phát triển du lịch

2.2.2 Tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giaiđoạn 2010 – 2020; đặc biệt là từ khi Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về xâydựng NTM và chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xâydựng NTM”; Phòng trào xây dựng NTM đã được các địa phương tập trung chỉ đạođạt được những kết quả đáng phấn khởi

Theo đánh giá của Văn phòng điều phối, Ban chỉ đạo trung ương chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng NTM, qua 02 năm (2011 – 2012) xây dựng NTM, bình

Trang 26

quân các xã trong cả nước đạt 6,41 tiêu chí/xã Đáng chú ý là các tiêu chí chưa đạtđiều liên quan đến sử dụng đất như tiêu chí quy hoạch, tiêu chí giao thông, trườnghọc, chợ nông thôn.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đất đai nước ta đã có những thayđổi lớn, cụ thể theo báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15/05/2014 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thống kê đất đai ở Việt Nam tính đếnngày 01/01/2013 tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.097,2nghìn ha [2]

Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nôngnghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng

Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:

Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2013 là 26371,5nghìn ha, tăng 271340 ha (gấp 1,01 lần) so với năm 2010 Trong đó, lượng tăngchủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 156775 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp(tăng 92907 ha)

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)

Năm 2010 Năm 2013 Tăng (+) giảm (- )Tổng diện tích đất nông nghiệp 26100160 26371500 271340Đất sản xuất nông nghiệp 10117893 10210800 92907Đất lâm nghiệp 15249025 15405800 156775Đất nuôi trồng thủy sản 690218 710000 19782

Đất nông nghiệp khác 25462 27000 1538

(Nguồn: Tổng cục thống kê đất đai năm 2010, năm 2013)

Trang 27

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có mức tăng trưởng tương đối nhanh,năm 2013 tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 3777400 ha, tăng lên 107214 ha

so với năm 2010

Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)

Năm 2010 Năm 2013 Tăng (+) giảm (- )Tổng diện tích 3670186 3777400 107214

Đất chuyên dùng 1794479 1884400 89921Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14620 15100 480Đất nghĩa trang, nghĩa địa 100939 101500 561Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

1075736 1076900 1164

Đất phi nông nghiệp khác 3936 4200 264

(Nguồn: Tổng cục thống kê đất đai năm 2010 và năm 2013)

Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn

2010 - 2013 tăng 89921 ha, tiếp theo đó là nhóm đất ở tăng 14823 ha, nhóm đấtsông suối và có mặt nước chuyên dùng là 1164 ha, và nhóm đất phi nông nghiệpkhác là 264 ha Nguyên nhân dẫn đến việc tăng diện tích đất chuyên dùng vànhóm đất ở là do có sự thay đổi để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới,tăng diện tích đất ở để xây mới và mở rộng các điểm dân cư, đồng thời nâng cấp

mở rộng lại các đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, anninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích côngcộng để đạt tiêu chuẩn NTM

Tổng diện tích nhóm chưa sử dụng giảm nhanh và mạnh trong giai đoạn

2010 - 2013, cụ thể năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng giảm còn 2948300 ha,chiếm 8,9 %, so với năm 2010 thì còn số này 10 %, con số này cho thấy quỹ đấtđai chưa sử dụng không còn nhiều

Trang 28

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là tình hình sử dụng đất của các đối tượng sử dụngđất trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các đối tượng sử dụng đất trong tiêu chí xây dựng NTM tại xãBình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnhQuảng Ngãi

- Thực trạng sử dụng đất trước khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2011 - 2014

- Đánh giá tình hình sử dụng đất của việc thực hiện đề án xây dựng nôngthôn mới

- Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đất để thực hiện tốt đề ánxây dựng NTM định hướng đến năm 2020

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiênnhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất của đề án xây dựng nông thôn mới

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp khảo sát thực địa và phỏngvấn nông hộ giúp đưa ra những nhận định chính xác hơn về tình hình sử dụngđất trong đề án xây dựng NTM làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá trongbáo cáo

3.4.3 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu

Sau khi đã thu thập được những số liệu, tài liệu cần thiết dựa vào việc điều

Trang 29

tra, thu thập số liệu, khảo sát thực địa, chúng ta tiến hành xử lý số liệu, ta cóđược những số liệu chính xác hơn từ đó tổng hợp viết báo cáo.

3.4.4 Phương pháp thống kê, lập bảng đánh giá

Thống kê số liệu qua các năm, tổng hợp để thành lập hệ thống các bảngbiểu, biểu đồ, thông qua đó đánh giá tình hình sử dụng đất qua các năm của đề

án xây dựng nông thôn mới

3.4.5 Các phương pháp nghiên cứu khác

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp kế thừa tài liệu có chọn lọc

Trang 30

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Bình Dương nằm phía Bắc của huyện Bình Sơn, cách trung tâm huyệnkhoảng 3 km, diện tích tự nhiên toàn xã là 886,41 ha, chiếm 1,90 % diện tích tựnhiên toàn huyện, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 15019’10” đến 15021’15” vĩ

độ Bắc, 108045’00” đến 108047’05” kinh độ Đông

- Phía Đông giáp: xã Bình Phước và Bình Đông, huyện Bình Sơn

- Phía Tây giáp: xã Bình Nguyên và Bình Trung, huyện Bình Sơn

- Phía Nam giáp: xã Bình Thới, huyện Bình Sơn

- Phía Bắc giáp: xã Bình Chánh và Bình Đông, huyện Bình Sơn

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Bình Dương nằm ở vùng hạ lưu sông Trà Bồng, có địa hình tương đốibằng phẳng, đất đai màu mỡ được tạo bởi phù sa, rất thuận lợi trong việc pháttriển SXNN, nhất là sản xuất lúa và rau màu

4.1.1.3 Khí hậu

Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, mưa tương đốinhiều, bức xạ lớn, đặc điểm khí hậu của xã được thể hiện rõ theo hai mùa, mùakhô từ tháng 02 đến tháng 07, mùa mưa từ tháng 08 đến tháng 01 năm sau

Các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 02 đến tháng 08, cao nhất là tháng 6, 7,

8 Nhiệt độ cao nhất 40 - 410C Các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đếntháng 12 và tháng 01 năm sau, nhiệt độ trung bình 25,70C

Chế độ gió: hướng gió hình thành ở khu vực xã chủ yếu là 2 hướng TâyNam và Đông Bắc Hướng gió Tây Nam hoạt động từ tháng 02 đến tháng 07, từtháng 08 đến tháng 01 năm sau chủ yếu là hướng gió Đông Bắc Tốc độ gió lớnnhất là 20 - 40 m/s

Trang 31

Độ ẩm: độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, mùa khô có độ ẩm rất thấpnhưng tăng nhanh vào mùa mưa Từ tháng 09 trở đi, độ ẩm tăng nhanh chóng vàduy trì mức ẩm lớn đến tháng 02 năm sau Độ ẩm cao nhất vào tháng 11 là 92 %.Bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình 700 – 900 mm/năm Vào các tháng ítmưa, lượng bốc hơi khá lớn, nhất là vào các tháng mùa hè, lượng bốc hơi nướctrung bình từ 119 – 163 mm/tháng, đó là thời kỳ rất nắng, nóng và thường có gióTây Nam khô nóng Vào các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp, chỉ chiếm

20 – 40 % lượng mưa trong tháng

Nắng: tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 4320 giờ Các tháng

có số giờ nắng cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7, trung bình đạt từ 120 - 180giờ/tháng

Mưa: lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 – 2300 mm/năm nhưng khôngđều các tháng trong năm Tập trung chủ yếu ở các tháng 10, 11 với lượng mưa bìnhquân khoảng 400 – 500 mm/tháng, chiếm 48 % lượng mưa cả năm Các tháng 2, 3,

4 có lượng mưa thấp, trung bình khoảng 60 - 70 mm/tháng

4.1.1.4 Thủy văn

Xã Bình Dương có 03 con sông: Trà Bồng, Cáp Da và Thái Cân, tổngchiều dài các sông chảy qua địa bàn xã Bình Dương là 12,827 km, là nguồncung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

 Theo thống kê năm 2011 xã Bình Dương có tổng diện tích tự nhiên886,41 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 582,88 ha, chiếm 65,75 %

- Đất phi nông nghiệp: 282,25 ha, chiếm 31,84 %

- Đất chưa sử dụng: 21,28 ha, chiếm 2,41 %

- Đất ở nông thôn: 53,67 ha, chiếm 6,05 %

 Về thổ nhưỡng: xã Bình Dương có 5 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa:

Nhóm đất phù sa của xã chia thành 1 đơn vị đất với 1 đơn vị đất phụ sau:Đơn vị đất phù sa trung tính ít chua cơ giới nặng - Silti Eutric Fluvisols(Fle- s)

Trang 32

Đất có thành phần cơ giới biến động từ cát pha đến thịt trung bình Kết cấuhạt rời hay viên bé, đất khá tơi xốp.

Nhóm đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau như ngô, lúa,các loại đậu đỗ, các loại rau,… chú trọng đầu tư đầy đủ phân bón, tưới đủ nước

- Nhóm đất đen:

Nhóm đất đen bao gồm đất đen và đất nâu thẫm phát triển trên đất đábazan, đá bazan lỗ hổng và đá bọt bazan

Căn cứ vào mức độ biến đổi, kết von, đá lẫn, nhóm đất này ở xã được chia

ra 1 đơn vị đất phụ: Đất đen có kết von nông - Epi Ferric Luvisols (Lvf- fe1)

* Đất đen kết von (LVf)

Thành phần cơ giới của đất trung bình và nặng, đất có kết cấu viên, cục tơixốp Màu đen hay nâu đen, thường có kết von và đá lẫn ở mức độ khác nhau.Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp như:ngô, hành, tỏi, dưa hấu, điều, cao su, mía,… chú ý bón phân đủ theo yêu cầu củatừng loại cây trồng, đặc biệt cần bón đủ lân

Đất xám xã Bình Dương được chia làm 2 đơn vị: đất xám bạc màu - Haplic

Arcisoil (ACh) và đất xám mùn - Humic Arcisoils (Achu) với 2 đơn vị đất phụ: đất xám bạc màu cơ giới nặng - Silti Haplic Arcisols (Ach- s) và đất xám mùn đá lẫn nông - Epi Lithi Humic Arcisols (Achu- l1)

* Đất xám bạc màu (ACh):

Đất xám bạc màu phân bố ở khu vực bậc thềm trước núi hoặc đồi thấp, ítdốc Các đất xám được hình thành ở điều kiện địa hình thoát nước thuận lợi cótầng A Ochric, có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt, trong đất có các tính chấtkết von, tích lũy sắt nhôm, tích lũy nhôm cũng như gam màu đỏ thể hiện không

rõ ràng được xếp vào đơn vị đất xám bạc màu

Trang 33

* Đất xám mùn (Achu):

Từ đá biến chất và macma axit Đất này được hình thành và phát triển trên

độ cao nhất định (≥ 100 m), nơi có thảm thực vật là rừng mới được khai phá đưavào sản xuất nông nghiệp Đất xám mùn phát triển chủ yếu dưới rừng nguyênsinh hoặc thứ sinh nằm phía chân núi, đã có sự bồi tụ nhất định từ trên caoxuống Đơn vị này được phân thành 1 đơn vị đất phụ là: Achu- l1

Nhóm đất xám nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng thấp cả ở dạng tổng

số và dạng dễ tiêu, đất chua, đất nhẹ dễ bị khô hạn và khả năng giữ nước, giữphân kém Tuy nhiên, nhờ địa hình bằng phẳng và độ dày tầng đất lớn và đấtkhá tơi xốp nên dễ thích hợp với nhiều loại cây trồng như mía, điều và các loạihoa màu khác như lạc, vừng, đậu đỗ, dưa hấu,…

- Nhóm đất đỏ:

Nhóm đất đỏ được hình thành từ đá kiềm và trung tính có quá trình phonghóa mạnh, tích lũy tương đối sắt và nhôm, kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi khá triệt

để, tầng B thỏa mãn yêu cầu Ferralic thì được xếp vào nhóm đất đỏ

Căn cứ vào màu sắc đất phản ánh mức độ phát triển của quá trình tích lũysắt nhôm tương đối và rửa trôi các chất kiềm, nhóm đất đỏ được chia thành 2đơn vị đất:

Đất được hình thành khu vực đồi núi thấp và trung bình

Đất nâu vàng có thành phần cơ giới nhẹ từ thịt pha sét và cát hay sét mịn.Đất có khả năng sử dụng trồng cây hoa màu như khoai, ngô, sắn Một sốcây thực phẩm phát triển khá trên đất này như hành, rau cải,… Đất cũng có thểphát triển thành trồng cà phê hay chè

- Nhóm đất nứt nẻ:

Các đất được hình thành trên sản phẩm đá dễ phân hóa, nơi có địa hìnhtrũng hơn là điều kiện tích lũy sét và hữu cơ

Trang 34

Nhóm đất này thích hợp nhiều loại cây cho năng suất cao, từ cây côngnghiệp lâu năm đến cây thực phẩm như rau các loại Trong trồng trọt, hiệntượng nứt nẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng, nhất là với cây non Do đó, việc tạo

độ ẩm thường xuyên cho đất có ý nghĩa trong kỹ thuật canh tác Các loại phânhóa học đều có tác dụng tốt ở đất này, đặc biệt là lân và kali

b Tài nguyên nước

Nước mặt: nguồn nước mặt trên địa bàn xã Bình Dương được cung cấp chủyếu bởi 24,03 ha đất thủy lợi cùng với 148,96 ha đất sông, suối và mặt nướcchuyên dùng

Nước ngầm: là nguồn tài nguyên quan trọng để bổ sung cho nguồn nướcmặt, phần lớn nhân dân xã đang sử dụng nguồn nước mạch, độ sâu từ 4 – 10 mphục vụ sinh hoạt

c Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê ngày 01/01/2012, toàn xã Bình Dương có 49,11 hađất lâm nghiệp là đất trồng rừng sản xuất, chiếm 5,54 % tổng diện tích đất tựnhiên của xã

d Tài nguyên nhân văn

Phát huy truyền thống cách mạng và niềm tự hào dân tộc, nhân dân trong

xã cần cù, chịu khó đang nỗ lực vươn lên hòa nhập với đổi mới chung của đấtnước Cùng với phát triển kinh tế là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa mới các làng văn hóa và các thôn văn hóa.Đây là điều kiện tốt để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinhthần, đưa nền kinh tế - xã hội ở xã ngày càng vững mạnh

4.1.1.6 Thực trạng môi trường

Môi trường không khí trong sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các nguồn thải từcác ngành sản xuất, các nguồn thải vào môi trường không khí từ các cơ sở sảnxuất chăn nuôi, trồng trọt

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã ảnhhưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp, ngày càng xuất hiện các loài sinh vật có hại.Một số ít các cơ sở chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, vẫn còn một số bộ phậnnhỏ nhân dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác thải bừa bãi

Hệ sinh thái nông nghiệp đơn thuần, các đối tượng cây trồng và vật nuôitruyền thống, hệ vi sinh trong đất khá phong phú, thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông nghiệp

Trang 35

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, Ủy bannhân dân (UBND) xã, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực conngười, nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển nhất định Tổng giá trịsản xuất của năm sau luôn cao hơn năm trước

Cơ cấu kinh tế của xã đã và đang từng bước chuyển dịch theo chiều hướngtích cực, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành côngnghiệp - xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ đã góp phần quan trọng trongviệc đẩy mạnh độ tăng trưởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân vàgiữ vững chính trị, quốc phòng an ninh

Năm 2011, tổng giá trị sản xuất đạt 107,67 tỷ đồng, trong đó nông nghiệpước đạt 68,77 tỷ đồng, chiếm 63,8 %, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bảnước đạt 14,4 tỷ đồng, chiếm hơn 13,4 %, thương mại - dịch vụ ước đạt 24,5 % tỷđồng, chiếm gần 22.8 %

Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 60 %, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

cơ bản chiếm 24 %, thương mại - dịch vụ chiếm 16 %

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế xã Bình Dương năm 2011

4.1.2.2 Thực trạng các ngành kinh tế

a Ngành nông - lâm - thủy sản:

Từ báo cáo kinh tế xã hội của UBND xã Bình Dương qua các năm có thểtổng hợp được bảng như sau:

* Nông nghiệp:

- Trồng trọt:

Trang 36

Bảng 4.1 Tổng hợp diện tích gieo trồng và sản lượng qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2011 2012 2013 2014Tổng diện tích gieo trồng ha 765,14 703,92 718,26 701,192Tổng sản lượng qui thóc tấn 3523,8 3243,64 3326,67 3378,07

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương)

Qua đó cho thấy được tỷ trọng trồng trọt giảm xuống, tuy nhiên giảm tỷtrọng trồng trọt còn chậm Cụ thể vào năm 2014 diện tích gieo trồng giảm còn701,192 ha, có giá trị sản xuất đạt từ cây lúa và cây hoa màu đạt 56.216.827.000đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,5 tỷ đồng

rõ rệt nhất là năm 2014 giảm xuống còn 24665 con Số lượng đàn lợn có sựbiến động, tăng lên vào năm 2012 và giảm dần qua 2 năm 2013 và 2014.Nguyên nhân cho thấy là do nuôi lợn và gia cầm ít mang lại lợi nhuận chongười dân, thua lỗ, và thu nhập không cao so với nuôi trâu bò

Trang 37

* Lâm nghiệp:

Bảng 4.3 Thống kê diện tích và giá trị do trồng cây lâm nghiệp mang lại

2011 2012 2013 2014Tổng diện tích trồng cây lâm nghiệp Ha 49,11 49,11 48,74 36,15Tổng giá trị khai thác Triệu đồng 112,23 42,500 162,5 134,86

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương) Nhận xét: Diện tích lâm nghiệp không thay đổi trong hai năm 2011 – 2012,

năm 2013 thì diện tích giảm xuống nhưng không đáng kể Tuy nhiên đến năm

2014 thì diện tích giảm xuống còn 36,15 ha Lợi nhuận do trồng cây đem lại làkhá lớn, tuy nhiên vào năm 2012 thì thu nhập mang lại thấp hơn các năm khác là

do phần lớn là trồng lại cây mới lớn

Là một xã không có đồi núi, chỉ tận dụng đất cồn bãi ven sông Với phươngthức vừa quản lý – khai thác và vừa trồng mới luân phiên nên diện tích cây lâmnghiệp vẫn duy trì ở mức 49,11 ha, và có sự thay đổi vào năm 2013, 2014 Hàngnăm khai thác và trồng mới khoảng 15.000 cây

* Thủy sản:

Bảng 4.4: Thống kê diện tích nuôi trồng qua các năm từ 2011 – 2014

2011 2012 2013 2014Tổng diện tích nuôi trồng Ha 56,73 56,73 56,73 70,73Năng suất Tấn/ha 1,06 2,36 1,04 2,17Sản lượng Tấn 60 134,30 58,8 153,5

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương) Nhận xét: Diện tích nuôi trồng có sự thay đổi trong quá trình thực hiện đề

án xây dựng NTM, năng suất qua các năm đều lớn hơn một, cho thấy chất lượngnuôi trồng và năng suất cao Tuy nhiên, vào năm 2013 cho sản lượng thấp là vì

có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng

b Ngành công nghiệp và xây dựng:

Năm 2012 toàn xã có 8 cơ sở xay xát, 01 cơ sở sản xuất đá lạnh, 07 cơ sởsản xuất đồ mộc dân dụng, 02 cơ sở của xẻ gỗ Các cơ sở sản xuất hoạt độngtương đối ổn định, tuy nhiên các cơ sở sản xuất chưa thật sự phát triển và chưa tạo

Trang 38

nên sản phẩm hàng hóa trên thị trường mà chủ yếu là đặt hàng phục vụ tại địaphương Riêng sản xuất đá lạnh do không có thị trường tiêu thụ và lượng cá vềbến ít nên chỉ sản xuất cầm chừng Ngoài ra có 120 lao động làm việc tại khu kinh

tế Dung Quất, Ôtô Trường Hải và làm các ngành nghề trong và ngoài xã Tổnggiá trị thu nhập đạt 3,65 tỷ đồng và tăng lên hơn 1 tỷ đồng so với năm trước.Đối với xây dựng: bàn giao mặt bằng tuyến kênh B3 – 2 – 19 – 4, B3 – 16– 10, B3 – 16 – 2, đường xóm 4B - xóm 8, đường 4B - Đò Hân, đường Ngõ Tọa

- đê ngăn mặn xóm 1A, mặt bằng trường Tiểu học, đường Ba lũy, đường xóm 2,đường xóm 5, đường xóm 6 cho các đơn vị thi công khối lượng hoàn thành theođúng tiến độ và đã tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng

Xây dựng cơ bản năm 2013 gồm 13 công trình với tổng giá trị xây dựng là18.136.763.027 đồng

Giá trị thương mại, dịch vụ đạt 25,5 tỷ đồng, so với năm trước tăng 950triệu đồng, đạt 127,5 % so với kế hoạch năm

4.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo thống kê năm 2011, dân số: toàn xã có 2.097 hộ, có 6.834 nhân khẩu,mật độ dân số người/km2 là 771 người/km2, nữ: 3.595 người, nam: 3.236 người.Trong đó, 60 % hộ gia đình sinh sống bằng nông nghiệp, số còn lại làm nghềbiển và kinh doanh thương mại - dịch vụ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011

là 0,65 %, so với năm 2010 giảm 0,15 %

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kế hoạch hóa gia đình Tăngcường công tác tuyên truyền dân số gia đình và trẻ em

Lao động: lao động trong độ tuổi 4.056 người, chiếm 59,4 % trong tổngdân số toàn xã Trong đó:

Ngày đăng: 11/04/2016, 08:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê Thanh Bồn, Giáo trình thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thổ nhưỡng học
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
[3]. Dự thảo tài liệu nông thôn mới 2012, Trích từ Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Xây dựng nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trích từ Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
[4]. Nguyễn Thế Đặng-Nguyễn Thế Hùng, Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đất
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
[5]. Hồ Ngọc Đức, Trang bách khoa toàn thư mở, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang bách khoa toàn thư mở
[7]. Lương Văn Hinh, Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, Khóa luận tốt nghiệp 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
[9]. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, Cổng thông tin điện tử bộ kế hoạch và đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
[10]. Nguyễn Thành Lợi, Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam
[11]. Luật Đất đai, Điều 3 - Luật Đất đai 2013 của Quốc hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai
[12]. Nội dung đề án xây dựng nông thôn mới xã Bình Dương giai đoạn 2011-2015, Ban quản lý chương trình nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung đề án xây dựng nông thôn mới xã Bình Dương giai đoạn 2011-2015
[13]. Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Hải, Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
[14]. Khánh Phương, Xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, ASHUI.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới
[15]. Quyết định Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 491/QĐ – TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
[16]. Quyết định sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Điều 1 – Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
[17]. Lê Thanh Sơn, Suy nghĩ về quy hoạch và xây dựng nông thôn nước Anh, Tạp chí kiến trúc Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về quy hoạch và xây dựng nông thôn nước Anh
[18]. Nguyễn Hồng Thư, Phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản- kinh nghiệm cho Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản-kinh nghiệm cho Việt Nam
[19]. Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới , Điều 5-TT 41/2013/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
[20]. Thực trạng sử dụng đất đai của Việt Nam, Thư viện học liệu mở Việt Nam(VOER) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sử dụng đất đai của Việt Nam
[2]. Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
[8]. Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w