ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH HỢP CHO VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN TỐT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2014 tại xã bình dương, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 68)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH HỢP CHO VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN TỐT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020

Để việc sử dụng đất một cách hiệu quả, hợp lý và tránh tình trạng sử dụng

không đúng mục đích, đồng thời đẩy mạnh thực hiện tốt đề án xây dựng NTM định hướng đến năm 2020. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của đề án xây dựng NTM trên địa bàn xã Bình Dương tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.4.1. Giải pháp về phía người dân

Để xây dựng NTM vững mạnh thì trước hết phải có sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương, hay nói cách khác nhân dân là lực lượng tiên phong là nòng cốt của nông thôn, là người quyết định đến sự thành công của một xã hội NTM vững mạnh.

Bên cạnh có lực lượng cán bộ có trình độ cao thì lực lượng người nông dân có trình độ và kỹ năng là điều kiện tiên quyết để nông hộ có thể tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế năng lực của xã là lao động có chất lượng thấp. Vì vậy, phát triển kỹ năng cho người dân, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp hết sức quan trọng góp phần thực hiện thành công định hướng sử dụng đất.

Đối với nuôi trồng thủy sản thì: vận động, hướng dẫn người sản xuất cải tạo ao nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, môi trường và phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tránh tình trạng bỏ hoang đất nuôi trồng thủy sản do thiếu vốn.

4.4.2. Giải pháp về phía nhà nước 4.4.2.1. Giải pháp về đất đai

Là một xã có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, phù sa bồi tụ. Tuy nhiên, là xã có địa hình thấp và là nơi hạ lưu của con sông Trà Bồng, thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ. Do vậy cần có những định hướng sử dụng đất hợp lý, cụ thể như sau:

Tập trung quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch vùng trồng rau sạch an toàn để hướng tới xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc.

Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp đặc biệt là sản xuất giống lúa có chất lượng cao, hướng tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Công khai quy hoạch và phổ biến rộng rãi trong nhân dân các nội dung quy hoạch để họ biết và tự giác thực hiện.

Tuyên truyền về ý nghĩa sản xuất theo quy hoạch, lợi ích của người dân và cộng đồng sẽ được hưởng khi tuân theo quy hoạch.

Đầu tư hạ tầng sản xuất theo đúng quy hoạch, những hộ không sản xuất theo quy hoạch sẽ không được hưởng lợi từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Kịp thời xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, thủy sản nếu thấy cần thiết (trong trường hợp thị trường hoặc điều kiện sản xuất có những thay đổi).

Cần quy hoạch khu xây dựng trang trại tập trung để nâng cao thu nhập, đồng thời định hướng xây dựng khu thủ công mỹ nghệ để tạo công ăn việc làm vào mùa mưa lũ.

4.4.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Là một xã thuần nông, có địa hình bằng phẳng, phù sa bồi tụ hàng năm, có thể nói đây là điều kiện lý tưởng để xây dựng một nền nông nghiệp kết hợp với công nghệ hiện đại. Để làm được điều này thì trước hết phải cần có sự định hướng bố trí các loại cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất, thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn có thu nhập cao, hướng tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn có thu nhập ≥ 100 triệu đồng/ha/năm.

Hướng tới xây dựng phân vùng trồng một loại cây trồng cho từng cách đồng, bên cạnh đem lại sự đồng bộ của cánh đồng còn tạo ra cảnh quan nông thôn, cần quy hoạch vùng đất sản xuất rau an toàn để hướng tới xây dựng thương hiệu rau sạch của xã. Cần có những mô hình thử nghiệm, áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ như sử dụng các loại giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu úng, chịu hạn,...

Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, người dân cần được đào tạo và chuyển giao kỹ thuật mới để họ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ mới về khoa học và công nghệ, để họ ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Với đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp là chịu ảnh hưởng rất lớn vào các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và phong tục tập quán của địa phương. Do vậy, khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phải tuân thủ chặt chẽ các bước chuyển giao.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các công thức luân canh thích hợp có thể tăng giá trị sản phẩm từ 1,4 - 2,0 lần so với hệ thống cơ cấu cây trồng

cũ. Các công thức chuyển đổi hợp lý hơn sẽ phát huy tối đa đặc tính của đất, đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững hơn.

- Công thức 1: là công thức chuyển đổi hợp lý, phát huy đặc tính của đất cho cây rau trên đất có lợi thế chuyên trồng màu, đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững hơn. Trong công thức này, sản xuất hai vụ rau chính hoặc đưa thêm vào luân canh cây họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất (do trồng rau nhu cầu sử dụng nguồn dinh dưỡng đạm là rất cao). Đặc biệt, việc bố trí cơ cấu thành vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn sẽ tạo nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường với lượng sản phẩm ổn định, chất lượng được kiểm soát.

- Công thức 2: Việc chuyển đổi từ sản xuất lúa thường sang sản xuất lúa giống có chất lượng cao đang là thế mạnh, do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, giá trị kinh tế cao hơn.

Tăng cường áp dụng việc bón phân hợp lý, cân đối và phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình. Kết hợp tưới tiêu, cải tạo lại đồng ruộng với việc luân canh cây trồng cho phù hợp.

4.4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Một xã hội vững mạnh trước tiên cần có lực lượng cán bộ có trình độ cao, cú tầm nhỡn và hiểu rừ cỏi gỡ là thế mạnh của địa phương, cỏi gỡ là điểm yếu cần khắc phục. Chính vì vậy, để có được một đội ngũ cán bộ cao cần phải thường xuyên trâu dồi kiến thức, tham gia tập huấn, đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế.

Thành lập tổ giám sát chăm sóc cánh đồng mẫu lớn để kịp thời xử lý, bên cạnh giúp người dân chăm sóc cây trồng còn giúp người dân có thời gian để làm việc khác.

4.4.2.4. Giải pháp chính sách, pháp luật và vốn thực hiện đề án

Cần xây dựng được thị trường đầu ra cho sản phẩm rau là khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp trong tỉnh, siêu thị, đặc biệt là các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp.

Hỗ trợ giống và mở các lớp tập huấn sản xuất rau an toàn theo VietGAP cho các hộ tham gia để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Đăng ký với cơ quan chức năng để được kiểm định, cấp chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn theo quy định.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông tiếp cận với người sản xuất.

Lập dự án khả thi, kêu gọi vốn đầu tư, triển khai quy hoạch thiết kế chi tiết xây dựng khu vực nuôi trồng thủy sản tỷ lệ 1/500, thực hiện kế hoạch nuôi trồng theo từng giai đoạn, đảm bảo phát triển bền vững, vệ sinh môi trường theo quy định.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2014 tại xã bình dương, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w