2.2.1. Tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên thế giới
Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92 % của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu phi 44 %; Châu Mỹ la tinh và vùng Caribê 48
%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27 % Brasil, 9 % ở Zaire, và 30 % ở 12 nước khác.
Khả năng diện tích đất nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia đang phát triển được dự phóng bởi FAO cho năm 2010 chỉ còn gần phân nửa là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh này cũng cho thấy diện tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050. Ngược lại với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị đứng chặn lại. Điều này sẽ dẫn đến một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghỉ ngơi của con người (Van de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993) [20].
Một bộ phận không thể thiếu ở các quốc gia là nông thôn, quá trình phát triển trong nông thôn thường hướng tới các chương trình, mô hình được xây dựng trong nông thôn, điều này góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn ở các quốc gia trên thế giới. Tương tự như ở Việt Nam, chương trình xây dựng
NTM được coi là nhiệm vụ quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới đi trước, thực hiện trong những năm qua. Với tầm nhìn, sự tập trung đầu tư của Chính phủ và toàn xã hội, các phong trào này đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho bộ mặt nông thôn ở các nước, dựa trên nền tảng sử dụng đất đai để phục vụ cho quá trình xây dựng kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, tận dụng tối đa không gian và tiềm năng đất đai đã mang lại nhiều thành công lớn. Điển hình dưới đây là một số nước đi đầu trong xây dựng NTM tiêu biểu:
* Tình hình sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới ở nước Mỹ
Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích đất canh tác lớn cho các hoạt động nông nghiệp. Đây là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi” lớn và được “trang bị cơ giới hóa” rất tốt. Năng suất sản xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao nhất trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp trên thế giới. Các nông trang ở Mỹ cũng đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Nhiều nhà nông nuôi trồng các trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian. Họ là những người nông dân có trình độ như đại học, cao học,... ngành nông nghiệp của Mỹ sử dụng công nghệ cao và áp dụng quản lý nghiêm ngặt. Nông nghiệp Mỹ rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Các nông trang nhỏ thường không chắc chắn và có rủi ro trong nợ nần nhưng họ được hỗ trợ bởi các cơ quan công quyền [9].
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước, nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa. Cùng với sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha [14].
Nhận xét: Chiến lược xây dựng NTM của nước Mỹ là tập trung vào xây dựng các trang trại quy mô lớn, diện tích đất đưa vào sử dụng cho nông nghiệp khá lớn. Điều này chứng tỏ việc sử dụng đất của nước Mỹ không chia ra những phân vùng nhỏ hẹp mà tập trung thành những vùng lớn, tạo những trang trại lớn đem lại lợi ích cao. Nước Mỹ đã có được những thành tựu trong nông nghiệp vượt trội như vậy đòi hỏi đã có sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại với lao động có trình độ cao, đồng thời đã có tầm nhìn quy hoạch và phương hướng
phân bổ đất đai hợp lý giữa các ngành nghề trong nông nghiệp.
* Tình hình sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới nước Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia được coi là nghèo tài nguyên, chỉ dựa vào khả năng sáng tạo của mình đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong quá trình xây dựng NTM.
Với diện tích nhỏ hẹp, để đảm bảo tình hình an toàn lương thực, Nhật Bản đã đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu sản xuất, các công trình phúc lợi trong các làng xã. Đồng thời chương trình “Đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp” được triển khai. Chương trình này được bổ sung vào năm 1980, và nhờ vậy nó giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, Nhật Bản tăng cường diện tích đất trong các trang trại, quy mô ruộng đất bình quân của một nông trại có sự thay đổi theo hướng tích tụ ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản xuất. Xu hướng này thể hiện rừ nhất trong giai đoạn 1990 - 1995, quy mô đất lúa bình quân/hộ tăng từ 7180 m2 lên 8120 m2. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn thực hiện chính sách “Ly nông bất ly hương”, với hai nhóm chính sách chính: phát triển doanh nghiệp nông thôn và đưa công nghiệp lớn về nông thôn để tạo sự gắn bó hài hòa phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp. Cơ cấu đất phi nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy lớn ở nông thôn [18].
Nhật Bản tập trung xây dựng HTX, phát huy vai trò của HTX nông nghiệp.
Đó là một tổ chức bao quát các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và hộ nông dân. Nhật Bản đã tìm mọi cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người nông dân, để họ thực sự trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn. Cụ thể, trong phong trào xây dựng làng xã, Chính phủ Nhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, từ xây dựng, thực thi quy hoạch, đến việc lựa chọn sản phẩm trong phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, đều là do dân cư các vùng tự căn cứ vào nhu cầu của địa phương mình để đề xuất, thực hiện [10].
Nhận xét: có thể nói Nhật Bản đã phát huy được sức mạnh của mình, đó là tính tư duy sáng tạo, đã có những phương án quy hoạch đất đai hợp lý, cơ cấu đất giữa các nhóm đất, khai thác tối đa tiềm năng đất đai của mình. Tuy nhiên, để có được những thành công như vậy, đã có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn từ Chính phủ Nhật Bản và người nông dân Nhật Bản. Có sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp với phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, tăng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích các trang trại.
* Tình hình sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới của nước Anh
Nông thôn nước Anh không bị cuốn trôi theo tiến trình đô thị hóa, mà là một hình ảnh hoàn hảo, hoàn thiện hơn của truyền thống. Trong quá trình đô thị hóa nông thôn thì mạng lưới giao thông vi mô (cấp độ thôn, làng, cụm nhà ở...) là quan trọng nhất [17].
Diện tích nước Anh với tổng diện tích là 130395 km2, là quốc gia có diện tích lớn trên thế giới. Quốc gia Anh nổi tiếng là những vùng nông thôn có tiềm năng du lịch luôn là một lợi thế cho phát triển. Nhưng phát triển không đồng nghĩa với hiện đại hóa nóng vội. Phương tiện giao thông công cộng nổi bật cho các vùng nông thôn là xe buýt, tàu lửa. Xe hơi cá nhân cũng là loại phương tiện phổ biến mà mỗi gia đình đều có. Các nhà ga trung chuyển và các cấp đường bộ được kết nối thành một hệ thống liên hoàn chặt chẽ. Bên cạnh đó, hệ thống đường bộ cũng được kết nối đến từng ngôi nhà để mọi người có thể lái xe đến các tuyến giao thông chính của địa phương [18].
Nhận xét: Nước Mỹ tập trung phát triển nông nghiệp ở nông thôn bằng các trang trại lớn, Nhật Bản cơ cấu đất nông thôn để tập trung xây dựng các nhà máy 80 % so với ở thành thị, diện tích đất trang trại rất lớn thì quốc gia Anh lại là một quốc gia xây dựng nông thôn chú trọng về truyền thống lịch sử, xây dựng phát triển nông thôn coi trọng bảo tồn. Xây dựng nông thôn theo kiểu đặc trưng riêng của từng vùng, thôn. Phân bổ đất đai theo khu vực riêng, chủ yếu phân bổ đất cho khu dân cư nhà ở, hệ thống đường giao thông rộng rãi. Điều này cho thấy sử dụng đất của quốc gia Anh không tập trung vào phát triển công nghiệp ở nông thôn mà tập trung xây dựng nông thôn theo hướng truyền thống, phát triển du lịch. Quốc gia Anh có tầm nhìn xa trông rộng, định hướng trong tương lai, sử dụng đất cho hệ thống công cộng, khác với Mỹ tập trung xây dựng trang trại quy mô lớn. Quốc gia Anh phát triển nông thôn theo hướng phát triển du lịch.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020; đặc biệt là từ khi Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về xây dựng NTM và chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; Phòng trào xây dựng NTM đã được các địa phương tập trung chỉ đạo đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Theo đánh giá của Văn phòng điều phối, Ban chỉ đạo trung ương chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, qua 02 năm (2011 – 2012) xây dựng NTM, bình quân các xã trong cả nước đạt 6,41 tiêu chí/xã. Đáng chú ý là các tiêu chí chưa đạt điều liên quan đến sử dụng đất như tiêu chí quy hoạch, tiêu chí giao thông, trường học, chợ nông thôn.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đất đai nước ta đã có những thay đổi lớn, cụ thể theo báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thống kê đất đai ở Việt Nam tính đến ngày 01/01/2013 tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.097,2 nghìn ha [2].
Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.
Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2013 là 26371,5 nghìn ha, tăng 271340 ha (gấp 1,01 lần) so với năm 2010. Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 156775 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 92907 ha).
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)
Năm 2010 Năm 2013 Tăng (+) giảm (- ) Tổng diện tích đất nông nghiệp 26100160 26371500 271340
Đất sản xuất nông nghiệp 10117893 10210800 92907
Đất lâm nghiệp 15249025 15405800 156775
Đất nuôi trồng thủy sản 690218 710000 19782
Đất làm muối 17562 17900 338
Đất nông nghiệp khác 25462 27000 1538
(Nguồn: Tổng cục thống kê đất đai năm 2010, năm 2013)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có mức tăng trưởng tương đối nhanh, năm 2013 tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 3777400 ha, tăng lên 107214 ha so với năm 2010.
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)
Năm 2010 Năm 2013 Tăng (+) giảm (- )
Tổng diện tích 3670186 3777400 107214
Đất ở 680477 695300 14823
Đất chuyên dùng 1794479 1884400 89921
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14620 15100 480
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 100939 101500 561
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1075736 1076900 1164
Đất phi nông nghiệp khác 3936 4200 264
(Nguồn: Tổng cục thống kê đất đai năm 2010 và năm 2013) Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2010 - 2013 tăng 89921 ha, tiếp theo đó là nhóm đất ở tăng 14823 ha, nhóm đất sông suối và có mặt nước chuyên dùng là 1164 ha, và nhóm đất phi nông nghiệp khác là 264 ha. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng diện tích đất chuyên dùng và nhóm đất ở là do có sự thay đổi để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, tăng diện tích đất ở để xây mới và mở rộng các điểm dân cư, đồng thời nâng cấp mở rộng lại các đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng để đạt tiêu chuẩn NTM.
Tổng diện tích nhóm chưa sử dụng giảm nhanh và mạnh trong giai đoạn 2010 - 2013, cụ thể năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng giảm còn 2948300 ha, chiếm 8,9 %, so với năm 2010 thì còn số này 10 %, con số này cho thấy quỹ đất đai chưa sử dụng không còn nhiều.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG