KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Dương nằm phía Bắc của huyện Bình Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 3 km, diện tích tự nhiên toàn xã là 886,41 ha, chiếm 1,90 % diện tích tự nhiên toàn huyện, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 15019’10” đến 15021’15” vĩ độ Bắc, 108045’00” đến 108047’05” kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp: xã Bình Phước và Bình Đông, huyện Bình Sơn.
- Phía Tây giáp: xã Bình Nguyên và Bình Trung, huyện Bình Sơn.
- Phía Nam giáp: xã Bình Thới, huyện Bình Sơn.
- Phía Bắc giáp: xã Bình Chánh và Bình Đông, huyện Bình Sơn.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Bình Dương nằm ở vùng hạ lưu sông Trà Bồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ được tạo bởi phù sa, rất thuận lợi trong việc phát triển SXNN, nhất là sản xuất lúa và rau màu.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn, đặc điểm khớ hậu của xó được thể hiện rừ theo hai mựa, mựa khô từ tháng 02 đến tháng 07, mùa mưa từ tháng 08 đến tháng 01 năm sau.
Các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 02 đến tháng 08, cao nhất là tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ cao nhất 40 - 410C. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 12 và tháng 01 năm sau, nhiệt độ trung bình 25,70C.
Chế độ gió: hướng gió hình thành ở khu vực xã chủ yếu là 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc. Hướng gió Tây Nam hoạt động từ tháng 02 đến tháng 07, từ tháng 08 đến tháng 01 năm sau chủ yếu là hướng gió Đông Bắc. Tốc độ gió lớn nhất là 20 - 40 m/s.
Độ ẩm: độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, mùa khô có độ ẩm rất thấp nhưng tăng nhanh vào mùa mưa. Từ tháng 09 trở đi, độ ẩm tăng nhanh chóng và duy trì mức ẩm lớn đến tháng 02 năm sau. Độ ẩm cao nhất vào tháng 11 là 92 %.
Bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình 700 – 900 mm/năm. Vào các tháng ít mưa, lượng bốc hơi khá lớn, nhất là vào các tháng mùa hè, lượng bốc hơi nước trung bình từ 119 – 163 mm/tháng, đó là thời kỳ rất nắng, nóng và thường có gió Tây Nam khô nóng. Vào các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp, chỉ chiếm 20 – 40 % lượng mưa trong tháng.
Nắng: tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 4320 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7, trung bình đạt từ 120 - 180 giờ/tháng.
Mưa: lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 – 2300 mm/năm nhưng không đều các tháng trong năm. Tập trung chủ yếu ở các tháng 10, 11 với lượng mưa bình quân khoảng 400 – 500 mm/tháng, chiếm 48 % lượng mưa cả năm. Các tháng 2, 3, 4 có lượng mưa thấp, trung bình khoảng 60 - 70 mm/tháng.
4.1.1.4. Thủy văn
Xã Bình Dương có 03 con sông: Trà Bồng, Cáp Da và Thái Cân, tổng chiều dài các sông chảy qua địa bàn xã Bình Dương là 12,827 km, là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Theo thống kê năm 2011 xã Bình Dương có tổng diện tích tự nhiên 886,41 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 582,88 ha, chiếm 65,75 % - Đất phi nông nghiệp: 282,25 ha, chiếm 31,84 % - Đất chưa sử dụng: 21,28 ha, chiếm 2,41 %.
- Đất ở nông thôn: 53,67 ha, chiếm 6,05 %.
Về thổ nhưỡng: xã Bình Dương có 5 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa:
Nhóm đất phù sa của xã chia thành 1 đơn vị đất với 1 đơn vị đất phụ sau:
Đơn vị đất phù sa trung tính ít chua cơ giới nặng - Silti Eutric Fluvisols(Fle- s).
Đất có thành phần cơ giới biến động từ cát pha đến thịt trung bình. Kết cấu hạt rời hay viên bé, đất khá tơi xốp.
Nhóm đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau như ngô, lúa, các loại đậu đỗ, các loại rau,… chú trọng đầu tư đầy đủ phân bón, tưới đủ nước.
- Nhóm đất đen:
Nhóm đất đen bao gồm đất đen và đất nâu thẫm phát triển trên đất đá bazan, đá bazan lỗ hổng và đá bọt bazan.
Căn cứ vào mức độ biến đổi, kết von, đá lẫn, nhóm đất này ở xã được chia ra 1 đơn vị đất phụ: Đất đen có kết von nông - Epi Ferric Luvisols (Lvf- fe1)
* Đất đen kết von (LVf)
Thành phần cơ giới của đất trung bình và nặng, đất có kết cấu viên, cục tơi xốp. Màu đen hay nâu đen, thường có kết von và đá lẫn ở mức độ khác nhau.
Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp như:
ngô, hành, tỏi, dưa hấu, điều, cao su, mía,… chú ý bón phân đủ theo yêu cầu của từng loại cây trồng, đặc biệt cần bón đủ lân.
- Nhóm đất xám:
Đất xám phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ núi cao, dốc đến địa hình đồng bằng trung du, thềm phù sa cổ bằng phẳng hay lượn sóng.
Đất xám được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc các mẫu chất nghèo dinh dưỡng, trong khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ sét (tầng B Argic), có dung tích hấp thu thấp (< 24 lđl/100g sét) và độ bão hòa bazơ thấp (< 50 %) ở tầng B - Argic.
Đất xám xã Bình Dương được chia làm 2 đơn vị: đất xám bạc màu - Haplic Arcisoil (ACh) và đất xám mùn - Humic Arcisoils (Achu) với 2 đơn vị đất phụ:
đất xám bạc màu cơ giới nặng - Silti Haplic Arcisols (Ach- s) và đất xám mùn đá lẫn nông - Epi Lithi Humic Arcisols (Achu- l1)
* Đất xám bạc màu (ACh):
Đất xám bạc màu phân bố ở khu vực bậc thềm trước núi hoặc đồi thấp, ít dốc. Các đất xám được hình thành ở điều kiện địa hình thoát nước thuận lợi có tầng A Ochric, có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt, trong đất có các tính chất kết von, tích lũy sắt nhôm, tích lũy nhôm cũng như gam màu đỏ thể hiện không rừ ràng được xếp vào đơn vị đất xỏm bạc màu.
* Đất xám mùn (Achu):
Từ đá biến chất và macma axit. Đất này được hình thành và phát triển trên độ cao nhất định (≥ 100 m), nơi có thảm thực vật là rừng mới được khai phá đưa vào sản xuất nông nghiệp. Đất xám mùn phát triển chủ yếu dưới rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh nằm phía chân núi, đã có sự bồi tụ nhất định từ trên cao xuống. Đơn vị này được phân thành 1 đơn vị đất phụ là: Achu- l1.
Nhóm đất xám nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng thấp cả ở dạng tổng số và dạng dễ tiêu, đất chua, đất nhẹ dễ bị khô hạn và khả năng giữ nước, giữ phân kém. Tuy nhiên, nhờ địa hình bằng phẳng và độ dày tầng đất lớn và đất khá tơi xốp nên dễ thích hợp với nhiều loại cây trồng như mía, điều và các loại hoa màu khác như lạc, vừng, đậu đỗ, dưa hấu,…
- Nhóm đất đỏ:
Nhóm đất đỏ được hình thành từ đá kiềm và trung tính có quá trình phong hóa mạnh, tích lũy tương đối sắt và nhôm, kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi khá triệt để, tầng B thỏa mãn yêu cầu Ferralic thì được xếp vào nhóm đất đỏ.
Căn cứ vào màu sắc đất phản ánh mức độ phát triển của quá trình tích lũy sắt nhôm tương đối và rửa trôi các chất kiềm, nhóm đất đỏ được chia thành 2 đơn vị đất:
* Đất nâu đỏ:
Được hình hình thành ở các dạng địa hình là núi thấp, ít dốc hoặc đồi thoải.
Được hình thành từ đá bazan hay đá bọt bazan.
Đất nâu đỏ có thành phần cơ giới nhẹ từ thịt pha cát đến sét pha thịt. Đất thường có màu đỏ nâu hay đỏ thẫm. Đất có kết cấu cục, khối.
* Đất nâu vàng (FRx):
Đất được hình thành khu vực đồi núi thấp và trung bình.
Đất nâu vàng có thành phần cơ giới nhẹ từ thịt pha sét và cát hay sét mịn.
Đất có khả năng sử dụng trồng cây hoa màu như khoai, ngô, sắn. Một số cây thực phẩm phát triển khá trên đất này như hành, rau cải,… Đất cũng có thể phát triển thành trồng cà phê hay chè.
- Nhóm đất nứt nẻ:
Các đất được hình thành trên sản phẩm đá dễ phân hóa, nơi có địa hình trũng hơn là điều kiện tích lũy sét và hữu cơ.
Nhóm đất này thích hợp nhiều loại cây cho năng suất cao, từ cây công nghiệp lâu năm đến cây thực phẩm như rau các loại. Trong trồng trọt, hiện tượng nứt nẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng, nhất là với cây non. Do đó, việc tạo độ ẩm thường xuyên cho đất có ý nghĩa trong kỹ thuật canh tác. Các loại phân hóa học đều có tác dụng tốt ở đất này, đặc biệt là lân và kali.
b. Tài nguyên nước
Nước mặt: nguồn nước mặt trên địa bàn xã Bình Dương được cung cấp chủ yếu bởi 24,03 ha đất thủy lợi cùng với 148,96 ha đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng.
Nước ngầm: là nguồn tài nguyên quan trọng để bổ sung cho nguồn nước mặt, phần lớn nhân dân xã đang sử dụng nguồn nước mạch, độ sâu từ 4 – 10 m phục vụ sinh hoạt.
c. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê ngày 01/01/2012, toàn xã Bình Dương có 49,11 ha đất lâm nghiệp là đất trồng rừng sản xuất, chiếm 5,54 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
d. Tài nguyên nhân văn
Phát huy truyền thống cách mạng và niềm tự hào dân tộc, nhân dân trong xã cần cù, chịu khó đang nỗ lực vươn lên hòa nhập với đổi mới chung của đất nước. Cùng với phát triển kinh tế là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa mới các làng văn hóa và các thôn văn hóa.
Đây là điều kiện tốt để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đưa nền kinh tế - xã hội ở xã ngày càng vững mạnh.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Môi trường không khí trong sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các nguồn thải từ các ngành sản xuất, các nguồn thải vào môi trường không khí từ các cơ sở sản xuất chăn nuôi, trồng trọt.
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp, ngày càng xuất hiện các loài sinh vật có hại.
Một số ít các cơ sở chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, vẫn còn một số bộ phận nhỏ nhân dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác thải bừa bãi.
Hệ sinh thái nông nghiệp đơn thuần, các đối tượng cây trồng và vật nuôi truyền thống, hệ vi sinh trong đất khá phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân (UBND) xã, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển nhất định. Tổng giá trị sản xuất của năm sau luôn cao hơn năm trước.
Cơ cấu kinh tế của xã đã và đang từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh độ tăng trưởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.
Năm 2011, tổng giá trị sản xuất đạt 107,67 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp ước đạt 68,77 tỷ đồng, chiếm 63,8 %, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản ước đạt 14,4 tỷ đồng, chiếm hơn 13,4 %, thương mại - dịch vụ ước đạt 24,5 % tỷ đồng, chiếm gần 22.8 %.
Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 60 %, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 24 %, thương mại - dịch vụ chiếm 16 %.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế xã Bình Dương năm 2011 4.1.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế
a. Ngành nông - lâm - thủy sản:
Từ báo cáo kinh tế xã hội của UBND xã Bình Dương qua các năm có thể tổng hợp được bảng như sau:
* Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích gieo trồng và sản lượng qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013 2014
Tổng diện tích gieo trồng ha 765,14 703,92 718,26 701,192 Tổng sản lượng qui thóc tấn 3523,8 3243,64 3326,67 3378,07 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương) Qua đó cho thấy được tỷ trọng trồng trọt giảm xuống, tuy nhiên giảm tỷ trọng trồng trọt còn chậm. Cụ thể vào năm 2014 diện tích gieo trồng giảm còn 701,192 ha, có giá trị sản xuất đạt từ cây lúa và cây hoa màu đạt 56.216.827.000 đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,5 tỷ đồng.
- Chăn nuôi:
Bảng 4.2. Thống kê số lượng đàn trâu bò, lợn, gia cầm của xã Bình Dương qua các năm 2011 - 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013 2014
Tổng đàn trâu bò Con 1175 2765 2753 2968
Đàn lợn Con 950 1212 550 250
Đàn gia cầm Con 29500 28500 28000 24665
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương) Nhận xét: Số lượng con trong đàn trâu bò tăng lên đáng kể, đặc biệt vào năm 2012 số lượng con tăng lên nhanh chóng gấp 2,35 lần so với năm 2011.
Cho thấy được quy mô nuôi trâu bò của hộ dân tăng lên nhanh và ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, số lượng đàn gia cầm giảm dần qua các năm, giảm rừ rệt nhất là năm 2014 giảm xuống cũn 24665 con. Số lượng đàn lợn cú sự biến động, tăng lên vào năm 2012 và giảm dần qua 2 năm 2013 và 2014.
Nguyên nhân cho thấy là do nuôi lợn và gia cầm ít mang lại lợi nhuận cho người dân, thua lỗ, và thu nhập không cao so với nuôi trâu bò.
* Lâm nghiệp:
Bảng 4.3. Thống kê diện tích và giá trị do trồng cây lâm nghiệp mang lại
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013 2014 Tổng diện tích trồng cây lâm nghiệp Ha 49,11 49,11 48,74 36,15 Tổng giá trị khai thác Triệu đồng 112,23 42,50
0 162,5 134,86 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương) Nhận xét: Diện tích lâm nghiệp không thay đổi trong hai năm 2011 – 2012, năm 2013 thì diện tích giảm xuống nhưng không đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2014 thì diện tích giảm xuống còn 36,15 ha. Lợi nhuận do trồng cây đem lại là khá lớn, tuy nhiên vào năm 2012 thì thu nhập mang lại thấp hơn các năm khác là do phần lớn là trồng lại cây mới lớn.
Là một xã không có đồi núi, chỉ tận dụng đất cồn bãi ven sông. Với phương thức vừa quản lý – khai thác và vừa trồng mới luân phiên nên diện tích cây lâm nghiệp vẫn duy trì ở mức 49,11 ha, và có sự thay đổi vào năm 2013, 2014. Hàng năm khai thác và trồng mới khoảng 15.000 cây.
* Thủy sản:
Bảng 4.4: Thống kê diện tích nuôi trồng qua các năm từ 2011 – 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013 2014 Tổng diện tích nuôi trồng Ha 56,73 56,73 56,73 70,73
Năng suất Tấn/ha 1,06 2,36 1,04 2,17
Sản lượng Tấn 60 134,30 58,8 153,5
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của xã Bình Dương) Nhận xét: Diện tích nuôi trồng có sự thay đổi trong quá trình thực hiện đề án xây dựng NTM, năng suất qua các năm đều lớn hơn một, cho thấy chất lượng nuôi trồng và năng suất cao. Tuy nhiên, vào năm 2013 cho sản lượng thấp là vì có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.
b. Ngành công nghiệp và xây dựng:
Năm 2012 toàn xã có 8 cơ sở xay xát, 01 cơ sở sản xuất đá lạnh, 07 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng, 02 cơ sở của xẻ gỗ. Các cơ sở sản xuất hoạt động
tương đối ổn định, tuy nhiên các cơ sở sản xuất chưa thật sự phát triển và chưa tạo nên sản phẩm hàng hóa trên thị trường mà chủ yếu là đặt hàng phục vụ tại địa phương. Riêng sản xuất đá lạnh do không có thị trường tiêu thụ và lượng cá về bến ít nên chỉ sản xuất cầm chừng. Ngoài ra có 120 lao động làm việc tại khu kinh tế Dung Quất, Ôtô Trường Hải và làm các ngành nghề trong và ngoài xã. Tổng giá trị thu nhập đạt 3,65 tỷ đồng và tăng lên hơn 1 tỷ đồng so với năm trước.
Đối với xây dựng: bàn giao mặt bằng tuyến kênh B3 – 2 – 19 – 4, B3 – 16 – 10, B3 – 16 – 2, đường xúm 4B - xúm 8, đường 4B - Đũ Hõn, đường Ngừ Tọa - đê ngăn mặn xóm 1A, mặt bằng trường Tiểu học, đường Ba lũy, đường xóm 2, đường xóm 5, đường xóm 6 cho các đơn vị thi công khối lượng hoàn thành theo đúng tiến độ và đã tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Xây dựng cơ bản năm 2013 gồm 13 công trình với tổng giá trị xây dựng là 18.136.763.027 đồng.
c. Thương mại, dịch vụ và du lịch
Theo báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã Bình Dương, toàn xã có 49 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, hầu hết hoạt động có thu nhập ổn định. Riêng dịch vụ ăn uống buôn bán và vận tải hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các phương tiện vận tải đường bộ có 15 chiếc, trong đó có 3 chiếc vận tải hành khách.
Hoạt động buôn bán hải sản với 43 chiếc ghe rỗi lớn nhỏ lượng cá nhiều nên số ghe rỗi đã hoạt động buôn bán cho thu nhập cao, tuy nhiên do giá nguyên liệu tăng cao nên số ghe thuyền trên về bến cá Bình Dương ngày càng giảm, chủ yếu tập trung về bến cá Bình Thạnh, sản lượng buôn bán cá 850 tấn.
Giá trị thương mại, dịch vụ đạt 25,5 tỷ đồng, so với năm trước tăng 950 triệu đồng, đạt 127,5 % so với kế hoạch năm.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo thống kê năm 2011, dân số: toàn xã có 2.097 hộ, có 6.834 nhân khẩu, mật độ dân số người/km2 là 771 người/km2, nữ: 3.595 người, nam: 3.236 người.
Trong đó, 60 % hộ gia đình sinh sống bằng nông nghiệp, số còn lại làm nghề biển và kinh doanh thương mại - dịch vụ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 0,65 %, so với năm 2010 giảm 0,15 %.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường công tác tuyên truyền dân số gia đình và trẻ em.
Lao động: lao động trong độ tuổi 4.056 người, chiếm 59,4 % trong tổng dân số toàn xã. Trong đó: