1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương 1 và chương 2 đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

33 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Theo Khoản 12 Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Theo Điều 3 của Nghị định 382015NĐCP ngày 24042015: + Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. + Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

LẠI THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

PHÙ HỢP

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

LẠI THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Nguồn gốc, phân loại và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.3 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người 6

1.1.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 8

1.2 Các văn bản pháp lý liên quan 10

1.3 Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 11

1.3.1 Tình hình quản lý và xử lý rác thải ở Việt Nam 11

1.3.2 Tình hình quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Nam 12

1.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 14

1.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bình Lục 14

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bình Lục 16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 20

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 20

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp 20

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp 21

2.2.3 Phương pháp xác định hệ số phát thải và khối lượng CTRSH 22

2.2.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu 23

Trang 4

2.2.5 Phương pháp dự báo 23

2.2.6 Phương pháp bản đồ trong quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng 24

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục 25

3.1.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại huyện Bình Lục 25

3.1.2 Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh 28

3.2.3 Thành phần CTRSH 35

3.2 Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục Mô hình quản lý CTR trên địa bàn huyện Bình Lục 37

3.2.1 Hiện trạng thu gom, phân loại và xử lý CTRSH 37

3.2.2 Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục 41

3.3 Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục 42

3.3.1 Ý kiến của người dân (hộ gia đình) 43

3.3.2 Ý kiến của cán bộ môi trường 44

3.3.3 Ý kiến của người thu gom 44

3.4 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục đến năm 2025 45

3.4.1 Dự báo dân số đến năm 2025 45

3.4.2 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh của huyện Bình Lục đến năm 2025 45

3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại huyện Bình Lục 48

3.5.1 Căn cứ chung để đề xuất giải pháp 48

3.5.2 Một số giải pháp chủ yếu 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 63

Trang 6

Bảng 1.2: Thành phần, phân loại của chất thải rắn 6 Bảng 1.3: Khối lượng CTRSH tại Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015 13 Bảng 2.1 Các đối tượng phỏng vấn, phát phiếu điều tra 21 Bảng 3.1: Nguồn phát sinh CTRSH tại huyện Bình Lục Error: Reference source notfound

Bảng 3.2: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn trên địa bàn huyện BìnhLục năm 2018 Error: Reference source not foundBảng 3.3 Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục giai đoạn 2013 – 2017

Error: Reference source not foundBảng 3.4: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ thị trấn Bình Mỹ Error: Reference sourcenot found

Bảng 3.5: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu xã Mỹ Thọ Error: Referencesource not found

Bảng 3.6: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu của xã Đồn Xá Error:Reference source not found

Bảng 3.7: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu xã Trung Lương Error:Reference source not found

Bảng 3.8 Lượng CTRSH cân tại các hộ dân của 4 xã nghiên cứu Error: Referencesource not found

Bảng 3.9 Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2018 Error:Reference source not found

Bảng 3.10 Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục Error: Reference sourcenot found

Bảng 3.11: Tần suất và thời gian thu gom RTSH của các tuyến thu gom Error:Reference source not found

Bảng 3.12: Số lượng phương tiện thu gom rác trên địa bàn nghiên cứuError: Referencesource not found

Bảng 3.13 Dự báo dân số của huyện Bình Lục đến năm 2025 Error: Reference sourcenot found

Bảng 3.14 Khối lượng CTRSH của huyện Bình Lục giai đoạn 2013 - 2017 Error:Reference source not found

Trang 7

Bảng 3.15 Bảng dự báo lượng CTRSH phát sinh tại huyện Bình Lục đến năm 2025

Error: Reference source not foundBảng 3.16: Bảng dự báo lượng CTRSH phát sinh tại 4 xã nghiên cứu trên địa bànhuyện Bình Lục năm 2025 Error: Reference source not foundBảng 3.17 Bảng tính toán các thông số thực hiện 4 xã nghiên cứu Error: Referencesource not found

Bảng 3.18 Bảng tính toán chi phí công cụ, dụng cụ thu gom Error: Reference sourcenot found

Bảng 3.19 Bảng tổng hợp chi phí Error: Reference source not foundBảng 3.20 Bảng tổng hợp lợi ích thu được Error: Reference source not found

Error: Reference source not foundHình 3.5 Sơ đồ phương án thu gom CTR Error: Reference source not found

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả

về tốc độ lẫn quy mô, số lượng lẫn chất lượng Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộvượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, hạn chế mà không một nước đang phát triểnnào không đối mặt, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường

Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là hai yếu tố không thể tách rờitrong mọi hoạt động của con người Phát triển bền vững là chiến lược phát triển toàncầu nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng đời sống con người bao gồm việc duy trì cácyếu tố thúc đẩy sự phát triển cho các thế hệ tương lai Cùng với sự phát triển của côngnghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động củacon người có xu hướng tăng lên về số lượng Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề nổicộm ở Việt Nam Hàng năm cả nước phát sinh trên 15 triệu tấn rác thải Các khu đô thịtập trung hơn 25% dân số cả nước nhưng lại chiếm tới 50% tổng lượng rác thải phátsinh hàng năm Vấn đề quản lý chất thải rắn đang là vấn đề nan giải trong công tác bảo

vệ môi trường và sức khỏe người dân Những chính sách đầu tư quản lý, xử lý phế thải

sẽ không mang tính hợp lý, kém hiệu quả nếu như không có sự phối hợp hành độngcủa toàn thể các cơ quan chính phủ, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở sảnxuất, dịch vụ, trường học, bệnh viện…Cho đến nay, công nghệ thu gom, vận chuyểnchôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất với nhiều nước trên thếgiới, trong đó có Việt Nam Ưu điểm chính của công nghệ này là ít tốn kém và có thể

xử lý nhiều loại rác thải khác nhau

Cùng với cả nước nói chung, tỉnh Hà Nam cũng là một tỉnh đang trên đà pháttriển mọi lĩnh vực, theo đó khối lượng rác thải cũng ngày một tăng nhanh Hiện trạngbức thiết yêu cầu phải xây dựng một quy trình quản lý và xử lý rác thải rắn phù hợp vệsinh, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của tỉnh Bình Lục là huyệnđồng bằng chiêm trũng, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Nam, nơi đây được coi làtiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam trong thời gian tới Kinh tế - xãhội của huyện đang trên đà phát triển Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại huyện chưađược quan tâm chú trọng, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).Lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều trong khi đó vấn đề thu gom, phân loại vàvận chuyển chất thải rắn (CTR) tại địa phương chưa triệt để đã tác động đến môitrường và sức khỏe con người

Trước tình hình đó, nhằm đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Bình

Lục, tôi đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiện trạng chất thải rắn

Trang 10

sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trênđịa bàn huyện Bình Lục

- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thảirắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra trên địabàn huyện Bình Lục

3 Nội dung nghiên cứu

- Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần CTRSH phát sinh trên địa bànhuyện Bình Lục

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn các xã nghiêncứu huyện Bình Lục

- Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục

- Dự báo sự gia tăng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục

- Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyệnBình Lục

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địabàn huyện Bình Lục

Trang 11

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.1 Một số khái niệm

- Theo Khoản 12 Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Chất thải làvật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt độngkhác”

- Theo Điều 3 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015:

+ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải

ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

+ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinhtrong sinh hoạt thường ngày của con người

- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưugiữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinhđến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạmthời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trungchuyển

- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chônlấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải

1.1.2 Nguồn gốc, phân loại và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

a) Các nguồn phát sinh

Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bàytóm tắt trong bảng:

Trang 12

Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau

Khu dân cư Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da,

cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh, …), tro, đồ dùng điện

tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủytinh, …) Chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩytrắng,…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rácthải

Khu thương mại Giấy, carton, nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim

loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (đèn,tủ…), đồ điện tử hư hỏng (tivi, máy giặt, tủ lạnh…), dầu nhớtxe,…

Cơ quan, công sở Giấy carton, nhựa, túi nilon,, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim

loại, chất thải nguy hạiCông trình xây

Khu công nghiệp Chất thải do quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu

Nông nghiệp Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư

hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón,thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hóa chất đó,…Nhà máy xử lý chất

- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật)

Trang 13

- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su,nilon, thủy tinh).

- Nhóm còn lại

Ngoài ra, còn các cách phân loại khác như sau:

- Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên

đường phố, chợ…

- Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô

cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo

- Theo đặc điểm của nơi phát sinh ra chất thải

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của

con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, cáctrung tâm dịch vụ, thương mại Gồm:

+ Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâuchuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…

+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vựcsinh hoạt của dân cư

+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trìnhđốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp

+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,nilon, vỏ bao gói

+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phâncủa các động vật khác

Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp: chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động sản

xuất nông nghiệp, ví dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải

ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…

- Theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng độc hại, chất

sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thảinhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ

Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các

hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần

Trang 14

(Nguồn: “Quản lý chất thải rắn” (tập 1 – Chất thải rắn đô thị) của các tác giả

Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị, Kim Thái) c) Thành phần của CTR

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địaphương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

Bảng 1.2: Thành phần, phân loại của chất thải rắn

Hợp phần

riêng (kg/m 3 ) Khoảng

giá trị (KGT)

Trung bình (TB)

(Nguồn: Nguyễn Đức Khiển, Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, 2006”)

1.1.3 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người

a) Ô nhiễm môi trường nước

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2015 – 2020, hiện naymỗi ngày có một lượng chất thải rắn sinh hoạt rất lớn từ các hộ dân và các cơ sở sảnxuất xuống các dòng kênh, ao, hồ, sông trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm nguồnnước mặt

Trang 15

CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước; CTR nhỏ, nhẹ lơlửng làm đục nguồn nước CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilon nổi lên trênmặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và không khí Chất hữu cơ trongnước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốcmùi hôi thối.

b) Ô nhiễm môi trường đất

Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không đượckiểm soát xâm nhập vào đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vậtchất trong đất gây ô nhiễm đất Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn, plastic trongnước rác gây độc cho cây trồng và động vật đất Ngoài ra, CTR vứt bừa bãi ra đất hoặcchôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy còn làm thay đổi pH của đất

c) Ô nhiễm môi trường không khí

Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ônhiễm không khí CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu

có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí và kỵkhí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, H2S, CO, CH4, … ngay

từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp Khí CH4 có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồnphát sinh chất thải thứ cấp nguy hại

d) Chất thải rắn làm mất mỹ quan đô thị

CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm, khu phố… gây nên những hìnhảnh không đẹp cho các đô thị Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò

rỉ và phát tán mùi hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị

Nguyên nhân quan trọng làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dânchưa cao Người dân đổ rác bừa bãi ra các khoảng đất trống, các tuyến đường giaothông và mương rãnh vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực có trình độ dân tríthấp và công tác quản lý CTR vẫn chưa được quan tâm thích đáng

e) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ

lệ lớn Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối Rác thải không đượcthu gom, tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dânsống xung quanh Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như nhữngngười làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi,sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa Hàng năm, theo tổ chức Y

tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc bệnh có

Trang 16

liên quan tới rác thải Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác độngvật bị thối rữa trong hơi thối có chứa chất amin và các chất dẫn xuất H2S hình thành từ

sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanhgây ảnh hưởng xấu tới những người mắc bệnh tim mạch

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh Các kết quả nghiên cứucho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vikhuẩn lị là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày Các loại vi trùng gây bệnh thực sựphát huy tác dụng khi có các vật trung gián gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như ổchứa chuột, ruồi, muỗi… và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc,một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịchhạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng; ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa; muỗitruyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, …

1.1.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

a) Phương pháp xử lý nhiệt – thiêu đốt rác

Đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trênthế giới áp dụng Đây là quá trình oxi hóa chất thải rắn ở nhiệt độ cao tạo thành CO2 vàhơi nước theo phản ứng:

CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2  xCO2 + y/2 H2O

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, “Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn”)

Ưu điểm: xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ônhiễm; diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, có thể xử lý chất thải rắn có chu kỳphân hủy lâu dài (nilon, nhựa, cao su, …)

Nhược điểm: sinh ra khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như SO2, HCl, CO,

NOx, … do vậy, khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng cả hệ thống xử lý khí thảicủa lò đốt

Việc sử dụng các lò thiêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tíchban đầu của rác, mà còn thu hồi nhiệt để phục vụ các nhu cầu như tận dụng cho lò hơi,cấp điện, … Ở Việt Nam, công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnhviện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài

b) Phương pháp xử lý sinh học

 Phương pháp xử lý hiếu khí tạo thành phân bón (composting)

Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ (vi khuẩn hiếu khí)  chất mùn + CO2 + H2O + NH3 + SO2

Ngày đăng: 06/11/2019, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w