1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông

73 1,5K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 557,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vịtrí đặc biệt quan trọng Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngànhquyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mởrộng tái sản xuất, quyết định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế -

xã hội cơ bản như: tốc độ, quy mô công nghiệp hóa, khả năng có thể ứng dụngnhững thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải thiện nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người dân Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựngViệt nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của

đủ mọi thành phần kinh tế đã và đang thực hiện Trong bối cảnh đó, đấu thầu làmột phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư

Muốn tham gia đấu thầu, mỗi nhà thầu phải am hiểu và làm tốt các khâunhư marketing xây dựng, tính toán giá bỏ thầu… đặc biệt là các thủ tục và quitrình trong đấu thầu Do vậy việc nghiên cứu hoạt động đấu thầu trở nên cầnthiết Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và

giao thông, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông” làm chuyên đề tốt

nghiệp Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của chuyên đềđược trình bày thành 3 chương:

Chương I: Những lý luận chung về đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng

Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu xây lắp của CTCP đầu tư

xây dựng hạ tầng và giao thông

Trang 2

Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty CP

đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông.

Với sự hiểu biết và kiến thức thực tế còn hạn chế, em không thể tránh khỏinhững sai sót trong quá trình thực hiện chuyên đề Tuy nhiên, với sự quan tâmgiúp đỡ tận tình của PGS.TS Hoàng Minh Đường cùng các cán bộ phòng dự áncủa công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất trong khảnăng của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương I:

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP XÂY DỰNG 1.1 Sự cần thiết, khái niệm và tác dụng của đấu thầu.

1.1.1 Sự cần thiết của đấu thầu

Trong xây dựng cơ bản, theo cơ chế cũ chúng ta chủ yếu quản lý bằngphương pháp giao nhận thầu theo kế hoạch Hiện nay, theo cơ chế mới, chúng tađang tiến hành áp dụng nhiều phương thức thích hợp với cơ chế thị trường.Ngoài các hình thức giao nhận thầu xây lắp trực tiếp như trước đây (hiện nay làchỉ định thầu cho những công trình đặc biệt), chúng ta chủ yếu sử dụng phươngthức đấu thầu

Mọi người đều biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết cho sự pháttriển tổng thể của nền Kinh tế quốc dân Trong khi chúng ta còn thiếu vốn đầu tưxây dựng cơ bản, chúng ta không thể không sử dụng vốn có hiệu quả nhất, songchưa có phương thức quản lý nào tối ưu hơn là phương thức đấu thầu Đấu thầu

đã tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Nó

đã tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của các công trình xâydựng Đứng ở mỗi góc độ khác nhau có những quan điểm khác nhau về đấu thầutrong xây dựng:

- Đứng trên góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnhtranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, thi côngxây lắp, mua sắm máy móc thiết bị ) đáp ứng được yêu cầu kinh tế - kỹ thuậtđặt ra cho việc xây dựng công trình

Trang 4

- Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranhtrong sản xuất kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhậnthầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.

- Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản

lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng cácyêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về hoạt động đấu thầu

Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầucủa bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước

Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu củabên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước

- Dự án

Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việcnhằm dạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựatrên nguồn vốn nhất định

- Gói thầu

Trang 5

Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu

là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc

nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

- Gói thầu xây lắp

Gói thầu xây lắp là những công việc thuộc về xây dựng công trình và lắpđặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình Đấu thầu xây lắp được thựchiện ở giai đoạn thực hiện dự án

- Chủ đầu tư

Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ

sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án

- Bên mời thầu

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và

kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định củapháp luật về đấu thầu

- Nhà thầu

Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu.Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân Nhàthầu là xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắmhàng hóa; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấuthầu lựa chọn đối tác đầu tư Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách phápnhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

- Hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu (HSMT) là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãihoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý

Trang 6

để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựachọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợpđồng.

- Hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ

mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu

1.1.3 Tác dụng của đấu thầu.

Tác dụng của đấu thầu trước hết thể hiện ở chỗ thông qua đấu thầu, chủđầu tư và các nhà thầu đều phải tính hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng côngtrình trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chấtlượng công trình và thời gian xây dựng, nhanh chóng đưa vào sản xuất và sửdụng, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước

Đối với chủ đầu tư: Nhờ đấu thầu mà chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhàthầu có năng lực đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, trình độ thicông đảm bảo kế hoạch tiến độ và giá cả hợp lý, chống được tình trạng độcquyền về giá cả của nhà thầu và do đó trên thực tế quản lý, sử dụng có hiệu quảvốn xây dựng, kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu Vì vậy, về một phươngdiện nào đó đấu thầu có tác dụng tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Đối với nhà thầu: Đấu thầu cũng mang lại lợi ích quan trọng đó là đảm bảotính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa cácnhà thầu Do phải cạnh tranh nên mỗi nhà thầu đều phải cố gắng tìm tòi kỹ thuật,công nghệ, biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu, phải có trách nhiệmcao đối với công việc nhận thầu nhằm giữ được uy tín đối với khách hàng, do

Trang 7

Đối với Nhà nước: đấu thầu tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các đơn vịkinh tế từ đó có các chính sách xã hội thích hợp Ngăn chặn biểu hiện tiêu cựcdiễn ra, tránh được sự thiên vị đặc quyền đặc lợi, móc ngoặc riêng với nhau làmthất thoát vốn đầu tư của nhà nước như phương thức giao thầu trước đây Thôngqua đấu thầu tạo tiền đề quản lý tài chính của các dự án cũng như của các doanhnghiệp xây dựng một cách có hiệu quả.

1.2 Nội dung của hoạt động đấu thầu.

1.2.1 Lập kế hoạch đấu thầu

1.2.1.1 Vai trò của lập kế hoạch đấu thầu

Kế hoạch đấu thầu của một dự án do Chủ đầu tư hay các tổ chức do Chủđầu tư ủy quyền lập trước khi thực hiện hoạt động đấu thầu Nó có vai trò quantrọng trong quản lý hoạt động đấu thầu đối với Chủ đầu tư, nhà thầu cũng nhưđối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Đối với Chủ đầu tư: Việc lập kế hoạch đấu thầu giúp Chủ đầu tư phânchia dự án thành các gói thầu một cách hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chiphí, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án Đối với các dự án đầu tư sửdụng vốn do Nhà nước quản lý thì việc lập kế hoạch đấu thầu là bắt buộc và hoạtđộng đấu thầu của dự án chỉ có thể tiến hành sau khi KHĐT được các cơ quanquản lý phê duyệt

- Đối với các nhà thầu: thì việc thu thập thông tin về KHĐT của các dự án

sẽ giúp họ xem xét năng lực của mình và có kế hoạch tham gia đấu thầu mộtcách có hiệu quả

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: KHĐT của các dự án đầu tư sử dụngvốn do Nhà nước quản lý có vai trò rất quan trọng Nó là cơ sở để các cơ quan

Trang 8

này xem xét và quyết định cho phép dự án được thực hiện đấu thầu và đồng thời

là cơ sở để phê duyệt kết quả đấu thầu của các gói thầu sau này

1.2.1.2 Nội dung các bước lập KHĐT

Lập KHĐT cho một dự án được bên mời thầu tiến hành theo ba bước:Thứ nhât, xác định các mảng công việc của dự án, một dự án có thể có bamảng công việc: mảng công việc tư vấn, xây lắp và mua sắm hàng hóa Trongthực tế nhiều dự án chỉ có một mảng công việc Ví dụ dự án đầu tư nhập khẩumáy móc thiết bị thì có mảng công việc là mua sắm hàng hóa

Thứ hai, phân chia từng mảng công việc thành các gói thầu Các gói thầuđược phân chia theo nguyên tắc hợp lý về quy mô, đảm bảo tính hợp lý về kỹthuật công nghệ của dự án và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án

Thứ ba, xác định đặc điểm của từng gói thầu Với mỗi gói thầu đã đượcphân chia, BMT sẽ tiến hành xác định giá trị ước tính, hình thức lựa chọn nhàthầu, phương thức đấu thầu, loại hợp đồng sẽ được áp dụng cũng như tiến độthực hiện

1.2.2 Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

Trang 9

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Đấu thầu rộng rãi: là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu

tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải đăng tải các

thông tin đấu thầu trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu

của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự.Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu thamgia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằmhạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựachọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất

Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu chỉ cho phép một số nhà thầu

nhất định được tham dự thầu Trong trường hợp, gói thầu phức tạp về mặt kỹthuật, lớn về qui mô hay điều kiện thực hiện khó khăn thì bên mời thầu chỉ lựachọn một số nhà thầu có năng lực thực sự để đánh giá Khi thực hiện đấu thầuhạn chế phải mời tối thiểu là 5 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinhnghiệm tham gia đấu thầu; nếu ít hơn thì phải được người có thẩm quyền xemxét quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng các hìnhthức lựa chọn khác Hình thức đấu thầu hạn chế có thể mang lại sự tiết kiệm vềthời gian cũng như chi phí tham gia và tổ chức đấu thầu cho cả bên mời thầucũng như các nhà thầu

Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu đặc biệt, được

áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay

- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài

Trang 10

- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng do Thủtướng quyết định khi thấy cần thiết.

- Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộngcông suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ mà trước đó đã mua từ một nhàthầu cung cấp và không thể mua được từ các nhà cung cấp khác do phải đảm bảotính tương thích của thiết bị, công nghệ

Mua sắm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp:

- Khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đókhông quá sáu tháng

- Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựachọn thông qua đấu thầu để thực hiện đấu thầu có nội dung tương tự

- Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếpkhông được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã

ký hợp đồng trước đó

- Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộccùng một dự án hoặc thuộc dự án khác

Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: đây là một dạng đặc biệt

của hình thức đấu thầu rộng rãi và chỉ áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầudưới 2 tỷ đồng Nội dung mua sắm là những hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thịtrường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tuơng đương nhau về chấtlượng Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 bản chào hàng của 3 nhà thầu khác nhautrên cơ sở yêu cầu của bên mời thầu Bên mời thầu có thể tổ chức đấu thầu nhanhgọn để tiết kiệm thời gian và chi phí

Tự thực hiện: Hình thức tự thực hiện áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư

là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do

Trang 11

mình quản lý và sử dụng Khi áp dụng hinh thức tự thực hiện, dự toán cho góithầu phải được phê duyệt theo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầuphải độc lập với chủ đầu tư về tài chính.Hình thức này áp dụng với các gói thầu

có đặc điểm: khối lượng không xác định trước, giá trị nhỏ và có tính đặc thù nênkhông có nhà thầu quan tâm, thời gian thực hiện gián đoạn tính rủi ro cao hayphải thực hiện gấp

Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: được áp dụng khi gói thầu

có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn trên thì chủđầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh vàhiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

1.2.2.2 Phương thức đấu thầu

Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tùy từngloại công trình chủ đầu tư có thể áp dụng một trong những phương thức sau:

- Đấu thầu một túi hồ sơ

- Đấu thầu hai túi hồ sơ

- Đấu thầu hai giai đoạn

Đấu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi

và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC Nhàthầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêucầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần

Đấu thầu hai túi hồ sơ: được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu

hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về kỹthuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mởthầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước đểđánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được

Trang 12

đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp góithầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹthuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

Đấu thầu hai giai đoạn: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi,

đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹthuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tàichính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham giagiai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;

- Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu đã tham gia trong giaiđoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn thứ hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật và

đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá bỏthầu để đánh giá va xếp hạng

1.2.3 Trình tự các bước thực hiện đấu thầu

1.2.3.1 Chuẩn bị đấu thầu

* Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu: nhân sự của bên mời thầu tham gia vàoquá trình đấu thầu có vai trò rất quan trọng Họ phải rất am hiểu các quy định vềđấu thầu của tổ chức quản lý vốn đồng thời phải có kiến thức chuyên môn tronglĩnh vực của gói thầu Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của gói thầu nói riêng và dự

án nói chung, những nhân sự này có thể thuộc biên chế của bên mời thầu hayđược bên mời thầu thuê trong thời gian thực hiện đấu thầu

* Sơ tuyển nhà thầu: đươc áp dụng đối với những gói thầu có qui mô hay

có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, bên mời thầu tiến hành sơ tuyển nhà thầu để lựachọn những nhà thầu có năng lực phù hợp tham gia đấu thầu chính thức Thôngthường, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được nêu trong hồ sơ mời sơ

Trang 13

tuyển bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm và năng lực tàichính nhà thầu.

* Lập hồ sơ mời thầu: HSMT là một tài liệu rất quan trọng, nó có vai tròquyết định kết quả của quá trình đấu thầu Do đó HSMT cần phải được soạn thảomột cách có kế hoạch và kỹ lưỡng trước khi tiến hành đấu thầu, việc soạn thảoHSMT phải do những người có chuyên môn thực hiện HSMT được lập theomẫu do chính phủ quy định và bao gồm các nội dung yêu cầu về: mặt kỹ thuât,

về tài chính, thương mại và các tiêu chuẩn đánh giá

* Mời thầu: là việc bên mời thầu đăng tải các thông tin liên quan đếnvấn đề tổ chức đấu thầu cho một gói thầu cũng như nội dung khái quát củagói thầu này trên các phương tiện thông tin phù hợp với hình thức lựa chọnnhà thầu được áp dụng:

- Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi

- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hay đối với đấu thầu rộng rãi

có sơ tuyển

1.2.3.2 Thực hiện đấu thầu

* Phát hành HSMT: BMT bán HSMT tới trước thời điểm đóng thầu cho

các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo chính sách đượcmời tham gia đấu thầu hạn chế hay cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển

* Tiếp nhận và quản lý HSDT: HSDT bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất

tài chính của nhà thầu Cách thức nộp HSDT của gói thầu phụ thuộc vào phươngthức đấu thầu mà gói thầu áp dụng Việc nhận và bảo quản HSDT phải đượcBMT thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo tính chính xác về số lượng tài liệu và

bí mật về thông tin dự thầu trước khi mở thầu Đối với những gói thầu chỉ có mộtnhà thầu tham gia hay áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thì việc này được

Trang 14

tiến hành rất đơn giản Thời hạn cuối cùng nộp HSDT gọi là thời điểm đóng thầucủa gói thầu, những HSDT nộp sau thời điểm này không được chấp nhận.

* Mở thầu: là việc BMT thông báo công khai các điều kiện dự thầu của

từng nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi đánh giá các HSDT Đối với phươngđấu thầu hai giai đoạn thì mở thầu được tiến hành hai lần, mỗi giai đoạn một lần

* Đánh giá hồ sơ dự thầu: là việc BMT xem xét các HSDT trên cơ sở các

yêu cầu được đặt ra đối với nhu cầu mua sắm đã được BMT đưa ra trong HSMT.Mục đích của công việc này là nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêucầu để thực hiện gói thầu Phương pháp đánh giá HSDT phụ thuộc vào đặc điểmcủa từng gói thầu Đánh giá HSDT bao gồm các bước sau:

- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ,không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu

- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:+ Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bảnyêu cầu của hồ sơ mời thầu

+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì xác địnhchi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh,xếp hạng các hồ sơ dự thầu Đối với gói thầu địch vụ tư vấn thì đánh giá tổnghợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêucầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứnhất về mặt kỹ thuật

- Làm rõ hồ sơ dự thầu

+ Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung HSDT sau thời điểm đóng thầu

Trang 15

+ Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi cóyêu cầu của bên mời thầu Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hìnhthức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải đảm bảo không làm thay đổinội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu Nội dunglàm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quảnnhư một phần của hồ sơ dự thầu.

+ Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có

hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ

* Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu: BMT phải lập báo cáo về kết

quả để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơquan tổ chức có trách nhiệm thẩm định Sau khi thẩm định xong, cơ quan tổ chứcđược giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấuthầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xétquyết định Trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quảđấu thầu, người có thẩm quyền lập văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu Đối vớinhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải bao gồm các nộidung sau: Tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu, hình thức hợp đồng và thờigian thực hiện hợp đồng Trường hợp không có nhà thầu, trong văn bản phêduyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấuthầu để thực hiện lại việc lựa chọn nhà thầu

* Thông báo kết quả đấu thầu: việc thông báo kết quả đấu thầu được thực

hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩmquyền Trong thông báo kết quả đấu thầu, bên mời thầu không phải giải thích lý

do đối với nhà thầu không trúng thầu

Trang 16

- Tuân thủ các quy định về hợp đồng của luật pháp nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

- Thể hiện đầy đủ các điều kiện cam kết của bên mời thầu và bên trúng thầu.Trường hợp nhà thầu là liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ

ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh

- Giá hợp đồng không được vượt quá giá trúng thầu Trường hợp phát sinhkhối lượng công việc hoặc số lượng hàng hoá nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầudẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyềnxem xét, quyết định

* Nội dung của hợp đồng

- Đối tượng của hợp đồng

- Số lượng, khối lượng

- Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác

- Giá hợp đồng

- Hình thức hợp đồng

Trang 17

- Thời gian và tiến độ thực hiện.

- Điều kiện và phương thức thanh toán

- Điều kiện nghiệm thu, bàn giao

- Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng

- Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng

* Hình thức hợp đồng

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có các hình thức hợp đồng sau:

- Hợp đồng trọn gói

- Hợp đồng theo đơn giá

- Hợp đồng theo thời gian

- Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm

Hình thức hợp đồng trọn gói: Đối với các gói thầu có điều kiện xác định

chính xác khối lượng, số lượng Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thờigian thực hiện hợp đồng Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghitrong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng

Hình thức hợp đồng theo đơn giá: Được áp dụng cho những phần công việc

chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng Chủ đầu tưthanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sởđơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh như:

Trang 18

- Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đếnđơn giá hợp đồng.

- Khối lượng, số lượng tăng giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưngkhông do lỗi của nhà thầu

- Giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát

có biến động lớn

Hình thức hợp đồng theo thời gian: Được áp dụng cho những phần công

việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn

luyện Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc

thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thùlao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định

Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm: Được áp dụng cho những phần

công việc tư vấn thông thường, giản đơn Giá hợp đồng không thay đổi trong suốtthời gian thực hiện hợp đồng Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị côngtrình hoặc khối lượng công việc Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúnggiá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng

* Ký kết hợp đồng

Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:

- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

- Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

- HSDT và các tài liệu giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu được chọn

- Hồ sơ mời thầu

Trang 19

Việc ký hợp đồng phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực

- Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tạithời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu

ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng

- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhànước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợpđồng thì phải báo cáo với người có thẩm quyền xem xét, quyết định

Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồngtheo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định Giáhợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, hoặc giá gói thầu trong kếhoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mờithầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung cáccông việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định Trường

Trang 20

hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một góithầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu.

1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

Nhân tố thứ nhất là hệ thống luật pháp Một trong những yếu tố ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp Mức độ ổnđịnh của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Ngược lạidoanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thayđổi của pháp luật, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhân tố thứ hai là chủ đầu tư Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàndiện về doanh nghiệp trước pháp luật Do vậy chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớntới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng công trình Với chủ đầu tư cótinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ tạo nên việccạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và việc lựa chọn ra nhà thầu là thỏa đáng,chính xác, ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu trong đấu thầu

Nhân tố thứ ba là cơ quan tư vấn Công tác tư vấn gồm các khâu: Tư vấnthiết kế, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát Các khâu này có thể do một hoặc nhiều

tổ chức tư vấn thực hiện

Nhân tố thứ tư là các đối thủ cạnh tranh Đây là nhân tố ảnh hưởng trựctiếp nhất đối với khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Số lượng cũng như khảnăng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cạnh tranh trongcác cuộc đấu thầu Để trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được tất cả các đối thủtham dự đấu thầu Tức là phải đảm bảo được năng lực vượt trội của mình trướccác đối thủ cạnh tranh hiện tại với cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trang 21

Nhân tố cuối cùng là các nhà cung cấp Các doanh nghiệp cần phải cóquan hệ với các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình SXKD củamình, đó là vật tư, thiết bị, năng lực tài chính Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốtvới các nhà cung cấp danh tiếng và cộng đồng tài chính thì doanh nghiệp sẽ cónhiều cơ hội kinh doanh tăng thế mạnh của doanh nghiệp và có thể tham gia đấuthầu các dự án có qui mô lớn.

1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong

Nhân tố thứ nhất là năng lực tài chính Hoạt động tài chính là một trongnhững nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giảiquyết các vấn đề, kỹ thuật, lao động….phát sinh trong quá trình kinh doanh dướihình thức giá trị Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởngđến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác độngthúc đẩy hay cản trở quá trình sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp có khảnăng tài chính cao, có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình trong một năm, cónhiều cơ hội để đầu tư tăng thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu thi công vàđòi hỏi của quá trình công nghệ hiện đại Đồng thời, luôn giữ được uy tín với cácnhà cung cấp và các tổ chức tín dụng

Nhân tố thứ hai là: máy móc, trang thiểt bị Đây là bộ phận chủ yếu vàquan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Nó là thước đo cho trình

độ kỹ thuật là thể hiện năng lực sản xuất hiện có, là nhân tố quan trọng góp phầntăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu Năng lực máy móc,thiết bị được chủ đầu tư đánh giá cao, bởi nó liên quan nhiều đến chất lượng vàtiến độ thi công các công trình Để đánh giá về năng lực máy móc, thiết bị có thể

Trang 22

dựa vào các đặc tính sau: tính hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và tính đổi mới củathiết bị công nghệ.

Nhân tố thứ ba là: nguồn nhân lực Đây là yếu tố cơ bản và đặc biệt quantrọng của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Để đánh giá điểm mạnh,điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tư tiếp cận trên các khía cạnh:trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc, sự am hiểu vềkinh doanh và luật pháp của từng thành viên Cơ cấu về các ngành đào tạo phântheo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hóa cũng như khả năng đa dạnghóa của doanh nghiệp

Nhân tố thứ tư là: hoạt động Marketing Hoạt động của doanh nghiệp xâydựng không giống như các doanh nghiệp công nghiệp khác là đưa sản phẩm rathị trường cho khách hàng chọn mua Ngược lại, họ cần phải dựa vào danh tiếngcủa mình để khiến cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cầnthiết Giữa các doanh nghiệp xây dựng có sự cạnh tranh trực tiếp đó là sự so sánh

về danh tiếng, uy tín Vì vậy các doanh nghiệp xây dựng nên sử dụng nhữngchiến lược marketing phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố cuối cùng là liên doanh liên kết Đây là sự kết hợp hai hay nhiềupháp nhân kinh tế để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về nhânlực kinh nghiệm, khả năng tài chính Đây là một trong những yếu tố đánh giákhă năng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng với những dự án

có quy mô lớn, những yêu cầu đôi khi vượt khả năng của một doanh nghiệp đơn

lẻ trong cạnh tranh đấu thầu Để tăng năng lực của mình trên thị trường cạnhtranh, vấn đề mở rộng các quan hệ liên doanh, liên kết dưới hình thức thích hợp

là giải pháp quan trọng và phù hợp Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thể

Trang 23

đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của nhiều công trình có quy mô lớn vàmức độ phức tạp cao.

Chương II:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA

CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG

2.1 Tổng quan về Công ty CP đầu tư XD Hạ tầng và Giao thông

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng và Giao Thông Tên giao dịch Quốc tế: Infastructure Investment and Transportations

Contruction Joint Stock Company

Tên viết tắt: INTRACOM

Trụ sở chính: Lô C2F - Khu công nghiệp nhỏ - Quận Cầu giấy - Hà Nội

Điện thoại : 04.22403439 Fax: 04.37914112

Trang 24

Email : intracom@fpt.vn

Website : www.intracom.com.vn

Vốn điều lệ : 50 tỷ đồng Mã số thuế : 0101911295Công ty có biểu tượng riêng

Tỏa sáng cùng đất nước.

Logo đơn giản, dễ hiểu Thể hiện rõ đặc trưng ngành xây dựng bằng ba toàtháp xây dựng Những tòa nhà xây dựng (Building) thể hiện tính đô thị hiện đại, sầmuất, văn minh và ý nghĩa về sự phát triển

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và Giao thông (Intracom) được

cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đầu tư xây dựng hạ tầng vàgiao thông đô thị thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội

Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã và đang đầu tư xây dựng nhiều côngtrình đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhoá của Thủ đô và cả nước Công ty từng bước xây dựng thương hiệu, truyềnthống; Công ty đã được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen của Tổng công tyĐầu tư và phát triển nhà Hà Nội và các cơ quan Bộ ngành khác

Những ngày đầu thành lập công ty hoạt động dưới tên: Công ty Đầu tưXây dựng Hạ tầng và Giao thông Đô thị

Công ty Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Đô thị được thành lậptheo Quyết định số 175/QĐ - UB ngày 20 tháng 12 năm 2002 của Uỷ ban nhândân thành phố Hà Nội; Quyết định số 1542/QĐ - TCT ngày 21 tháng 12 năm

Trang 25

2002 của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và hoạt động theo giấyđăng ký kinh doanh số 316657 ngày 15 tháng 01 năm 2003 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp

Ngày 17 tháng 01 năm 2006 theo Quyết định số 311/QĐ - UB của UBNDThành phố Hà Nội v/v chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Đầu tư xây dựng

hạ tầng và giao thông đô thị thành Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng vàgiao thông Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giaothông ban đầu là 4.939 tỷ đồng Cuối năm 2006 vốn điều lệ của công ty là: 10 tỷđồng Từ năm 2007 đến nay, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông hoạt động theo giấyđăng ký kinh doanh số 0103010756 ngày 23 tháng 01 năm 2006 do Sở Kế Hoạch

và Đầu tư Hà Nội cấp Công ty đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất:04/05/2006, đăng ký thay đổi lần thứ hai: 04/06/2007, đăng ký thay đổi lần thứ ba:08/11/2007

Tháng 09/2006 Công ty Cổ phần chuyển trụ sở chính về: Số 193 Tô Hiệu Quận Cầu Giấy – Hà Nội

-Tháng 02/2009 Công ty Cổ phần chuyển trụ sở chính về: Lô C2F - Khucông nghiệp nhỏ - Quận Cầu giấy - Hà Nội

Toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật và công nhân của công ty đều

có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có bề dày kinh nghiệm thực tế Ngoài

ra, họ là khối đoàn kết nhất trí, có tính kỷ luật cao, có lòng nhiệt tình, tính say

mê công việc, luôn có ý thức hoàn thành tốt các công việc được giao Năm 2005tổng số nhân viên bình quân: 89 nhân viên, trong đó 34 người là nhân viên quản

lý Đến nay tổng số cán bộ, công nhân viên: 253 người Trong đó: 3 người đạt

Trang 26

trình độ thạc sỹ, 143 người là kỹ sư chuyên môn, 42 người trình độ cử nhân và

65 người trình độ cao đẳng, trung cấp

2.1.2 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

Sơ đồ bộ máy tổ chức:

* Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty.

Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) có trách nhiệm giám sát, điều hành và nhữngcán bộ quản lý khác của công ty quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinhdoanh hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động, mục tiêu chiến lược của công ty,quyết định cơ cấu tổ chức công ty

Ban Kiểm Soát công ty: Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng

và quý trước khi trình HĐQT, thảo luận và đề xuất các giải pháp đối với nhữngvấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hay cuối

Ban Giám đốc Hội đồng quản trị

Phòng Tổ

Chức Hành

Chính

Phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật

Phòng Tài Chính Kế Toán

Ban Quản

Lý Dự Án

Ban Pháp Chế Ban kiểm soát

Trang 27

kỳ cũng như mội vấn đề liên quan đến kiểm toán, xem xét thư quản lý của kiểmtoán viên độc lập và ý kiến phản hồi của Ban Giám Đốc công ty.

Ban Giám Đốc công ty: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động chungcủa công ty nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

 Phòng Tổ chức Hành chính:

 Chức năng:

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của bộ

máy trong công ty Đề xuất ý kiến về công tác tổ chức cán bộ của Công ty

- Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, các chế độ chính sách đảm bảoquyền lợi của người lao động

- Đề ra, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, chấp hành nội quy, quychế, quy định do Công ty ban hành

 Nhiệm vụ:

- Xây dựng: điều lệ, mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Hàngnăm lập phương án về tổ chức quản lý nhân sự: biên chế tổ chức nhân sự ởcác phòng, ban, đơn vị trực thuộc Công ty; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán

bộ chủ chốt, tuyển dụng bổ sung nhân lực

- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng lao động, tuyển dụng đào tạo

và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng bậc chuyên môn cho CBCNV

- Thực hiện công tác văn thư, đánh máy, photocopy; đề xuất mua, quản lý

và cấp phát VPP Quản lý các thiết bị văn phòng, dụng cụ hành chính, tạp vụ, vệsinh Lưu trữ, quản lý công văn, văn bản Nhà nước, các cơ quan, đơn vị liênquan gửi đến

Phòng Tài chính – kế toán

 Chức năng

Trang 28

Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tếđồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theoĐiều lệ của Công ty, Tổng công ty và pháp luật.

- Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấptrên các quỹ để lại Công ty Thanh toán các khoản tiền vay, các khoản công nợphải thu, phải trả

 Phòng kế hoạch - kỹ thuật

 Chức năng

- Công tác tiếp thị, kế hoạch - thống kê và đầu tư

- Quản lý các công trình của Công ty về mặt chất lượng, kỹ thuật, tiến độ

và ATLĐ Cùng các đội, công trình tham gia lập kế hoạch thi công, hướng dẫnnghiệp vụ và kiểm soát việc thực hiện chế độ quản lý của Nhà nước trong xâydựng cơ bản Quản lý kỹ thuật ATLĐ

Trang 29

- Quản lý máy móc cơ giới, quản lý các phần việc về cơ điện trong toànCông ty Nghiên cứu chuyển giao và áp dụng công nghệ mới phù hợp với yêucầu đòi hỏi của thực tiễn trong ngành nghề kinh doanh của Công ty.

 Nhiệm vụ

- Chủ trì đề xuất kế hoạch, chiến lược tiếp thị, dự thầu hàng năm, ngắn hạn

và dài hạn của Công ty Tham mưu với Giám đốc Công ty trong các kế hoạchtiếp xúc và dự thầu công trình

- Tiến hành các hồ sơ đấu thầu

- Soạn thảo các văn bản, quyết định nội bộ thuộc lĩnh vực kinh tế kế hoạchthông qua lãnh đạo để ban hành thực hiện

- Xây dựng kế hoạch SXKD cụ thể cho từng quý, từng năm để trình lãnhđạo Công ty quyết định

- Thực hiện công tác chuẩn bị thi công: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tụcpháp lý, kiểm tra biện pháp thi công - biện pháp an toàn

- Lập và điều hành hệ thống giám sát chất lượng của Công ty

- Theo dõi tổng hợp các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến trang thiết bịdụng cụ lao động cho hợp lý và hiệu quả

- Lập kế hoạch Quý, năm cho toàn Công ty

 Ban pháp chế

- Xây dựng chương trình công tác thanh tra và triển khai thực hiệnchương trình công tác thanh tra, kiểm tra của Công ty hoặc Tổng công ty giao.Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các đơn

vị phụ thuộc theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty Tiếp

Trang 30

nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu và đề xuất lãnh đạo Công ty giảiquyết.

- Trực tiếp soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác Thanh tra, phápchế hoặc tham gia các văn bản các đơn vị dự thảo về hình thức văn bản và thủtục pháp lý trước khi trình lãnh đạo Công ty duyệt ký

- Triển khai phổ cập các pháp lệnh của Nhà nước về công tác thanh tra đếncác đơn vị trực thuộc đến người lao động để thực hiện Lập các báo cáo về côngtác thanh tra theo định kỳ với cấp trên và các cơ quan có liên quan

- Kiểm tra tính hợp lý thể thức, nội dung trình ký trong công ty

2) Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình đểchủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

3) Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

4) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủđiều kiện năng lực;

5) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

6) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệsinh môi trường của công trình xây dựng và nghiệm thu, bàn giao công trình;2.1.3 Thực trạng kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của công ty

Trang 31

2.1.3.1 Thực trạng kinh doanh của công ty.

 Các chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2006 – 2008

Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ của công ty trên cơ sở báo cáo tình hình tàichính 3 năm (đã được kiểm toán):

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

6 Lợi nhuận trước thuế 1.173.826.790 567.969.574 257.189.689.875

7 Lợi nhuận sau thuế 845.155.289 1.848.938.093 3.816.381.102

(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)

 Các hoạt động cụ thể của công ty

- Dự án thuỷ điện Hương Sơn - Hà Tĩnh: Công ty đã khôi phục được

quyền cổ đông sáng lập tại Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Sơn với tỷ lệ cổ

phần nắm giữ là 20% Tổng giá trị của dự án 538 tỷ đồng

- Dự án khu văn phòng, dịch vụ công cộng và nhà ở để bán - xã Trung

Văn - huyện Từ Liêm - Hà Nội: Đã hoàn tất thủ tục đầu tư nhưng do chính sách

thắt chặt đầu tư của Chính phủ, hạn chế cho vay của Ngân hàng nên trong năm

2008 Công ty chưa triển khai khởi công dự án nhằm bảo toàn hiệu quả đầu tư

Dự kiến dự án sẽ khởi công vào Quý I/2009 Tổng giá trị của dự án 413 tỷ đồng

Dự án khu văn phòng, nhà ở tái định cư và nhà ở để bán xã Phú Diễn huyện Từ Liêm - Hà Nội: Đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang thiết kế bản

-vẽ thi công Tổng giá trị của dự án 204 tỷ đồng.

Trang 32

Công trình nhà ở cao 11 tầng lô NOCT - nhà C - Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà

Nội: hiện tại đã thi công xong phần móng, phần thô, phần hoàn thiện, dự kiến

bàn giao cho Ban ngân sách vào Quý I/2009 nhưng do Thành phố chưa bố tríđược vốn thanh toán cho đơn vị nên các nhà thầu thi công không bàn giao theo

đúng tiến độ Tổng mức đầu tư: 87 tỷ đồng.

- Công trình Trung tâm văn hoá thể thao thành phố Việt Trì:

(Tổng giá trị của dự án :170 tỷ đồng)

+ Hạng mục sân vận động: đã hoàn thành phần móng, bể phốt đang tậptrung thi công hạng mục kết cấu, hệ tấm ghế đã sản xuất tại xưởng được 40% sảnlượng Tuy nhiên việc thi công còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến tiến độ thicông rất chậm mà nguyên nhân chủ yếu là do Giá cả nguyên nhiên vật liệu tăngchóng mặt cùng với việc thắt chặt của thị trường tiền tệ, Công ty chưa tuyểndụng được những tổ đội sản xuất có tay nghề cao, muốn gắn bó lâu dài với Công

ty, cán bộ quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật trình độ còn hạn chế.

- Công trình Đường hầm dẫn nước, cấp điện thi công, đường vào nhà máy

và khu tái định canh thuộc dự án Thuỷ điện Nậm Pung: đang tiếp tục triển khai thi

công nhưng do tình hình thời tiết mưa bão năm 2008 rất phức tạp và tình hình kinh tếđất nước khó khăn chung nên tiến độ thi công rất chậm

- Công trình Cải tạo trụ sở CN Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, công

trình Đường nối quốc lộ 8A với nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn, công trình Trường

PTTH Quế Võ số 4: Công ty đang gấp rút quyết toán với các Chủ đầu tư và trình

phê duyệt quyết toán làm cơ sở thu hồi vốn Tổng trị giá của dự án 31.338 tỷ đồng

- Công ty cổ phần thuỷ điện Nậm Pung: Tham gia góp vốn để thực hiện dự

án xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm Pung, trong năm 2008 Công ty đã thành

Trang 33

công trong việc điều chỉnh tỷ lệ cổ phần nắm giữ từ 29% lên 51% Về tiến độđầu tư dự án đang xây dựng đường hầm dẫn nước, đường vào nhà máy và khu táiđịnh canh, hệ thống điện thi công … và tiếp tục hoàn thiện thiết kế bản vẽ thicông các hạng mục còn lại.

- Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng: với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là trên 90%,

hiện Công ty đang nghiên cứu lập các dự án đầu tư văn phòng tại số 9 Lê ĐạiHành – phường Thanh Bình – Thành phố Ninh Bình, Dự án phân xưởng, sảnxuất chế biến gỗ ván ép tại Yên Mô - Ninh Bình, Dự án phân xưởng, sản xuất giacông cửa uPVC tại Mai Sơn - Yên Mô - Ninh Bình, Dự án nhà máy sản xuất dây,cáp điện tại Yên Mô - Ninh Bình, Dự án trung tâm bồi dưỡng nâng cao tay nghềcho CBCVN tại Yên Mô - Ninh Bình

2.1.3.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tâng và giao thông hoạt động đa chứcnăng với phương châm tin cậy, chất lượng, hiệu quả Với những hoạt động chínhcủa Intracom là đầu tư xây dựng hạ tầng, các khu đô thị, công nghiệp, xây dựngcông trình, công trình giao thông, đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện hướngtương lai phát triển trở thành tập đoàn đa lĩnh vực Cụ thể các ngành kinh doanhchính của công ty như sau :

Thứ nhất, đầu tư quản lý dự án và xây dựng, lắp đặt các công trình.

- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án pháttriển nhà và khu đô thị mới, san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống cấp nước,thoát nước

- Lập và quản lý thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà, khu dân cư vàkhu đô thị mới, các dự án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và xâydựng

Trang 34

- Lập và quản lý thực hiện các dự án đầu tư công trình cầu, hầm, đường bộ,cầu cảng.

- Xây dựng các công trình giao thông và giao thông đô thị, dân dụng, côngnghiệp, thủy lợi, văn hóa, công trình ngầm

- Xây dựng và lắp đặt các công trình đường dây có điện áp đến 35 KV vàtrạm có điện áp đến 110 KV, trạm biến áp có dung lượng đến 2500 KV, bưuđiện, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí

Thứ hai, về lĩnh vực tư vấn :

- Tư vấn và đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư,tư vấn và dịch vụ cho cácchủ đầu tư về giải phóng mặt bằng ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)

- Tư vấn và lắp đặt thiết bị điện lạnh bao gồm cục bộ và trung tâm

- Tư vấn và lắp dặt các loại thang máy dân dụng và công nghiệp

Thứ ba, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ :

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn

- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, máy móc, thiết bị chuyênngành xây dựng

- Kinh doanh rượu vang và các loại rượu khác

- Kinh doanh dụng cụ nhà hàng và thiết bị rượu vang các loại

Các ngành nghề khác :

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác sản xuất, chế biến vàkinh doanh đá xây dựng Chuyển giao công nghệ xây dựng và sản xuất vật liệu xâydựng, vận tải hàng hóa đường bộ, kinh doanh nhà, khách sạn

- Khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh đá xây dựng

- Chuyển giao công nghệ xây dựng và công nghệ sản xuất vật kiệu xây dựng

- Vận tải hàng hóa đường bộ

Trang 35

- Khoan khảo sát và lập báo cáo về công tác khảo sát địa chất, địa chấtcông trình, địa chất thủy văn.

- Khoan khai thác nước ngầm phục vụ xây dựng các công trình xây dựng.2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn của công ty

 Thuận lợi

- Thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng Công ty Đầu

tư và Phát triển nhà Hà Nội

- Đối với khách hàng, Công ty đã tạo dựng được uy tín cho mình qua cácsản phẩm đạt chất lượng, tạo tin cậy với khách hàng

- Các cán bộ quản lý của Công ty đều có trình độ cao, có nhiều năm kinhnghiệm quản lý

- Đội ngũ Cán bộ công nhân viên Công ty có phẩm chất chính trị vữngvàng, có tri thức và kinh nghiệm thực tế, luôn phấn đấu không ngừng nâng caokhả năng chuyên môn, có khả năng đảm đương được các dự án có quy mô lớntrong phạm vi cả nước Đội ngũ CBCNV trẻ, khoẻ, hầu hết đã qua đào tạo chínhquy tại các trường đại học, có lòng nhiệt tình, khả năng nắm bắt công việcnhanh, không ngại gian khổ

- Công ty đã chủ động trong công tác tiếp thị đấu thầu, tìm kiếm việc làm vàđang mở rộng thị trường

- Tinh thần đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên trong công ty, bộ máylãnh đạo sáng suốt, năng động là thuận lợi lớn, thúc đẩy các hoạt động sản xuấtkinh doanh ngày càng phát triển

 Khó khăn

- Công tác giải phóng mặt bằng của các Chủ đầu tư còn chậm dẫn đến một sốcác công trình triển khai thi công chậm, kế hoạch thi công thiếu chủ động

Trang 36

- Các Xí nghiệp, Đội trực thuộc Công ty chưa thực sự chủ động tìm kiếmviệc làm nên hầu hết các công việc của Công ty là do Công ty tìm kiếm sau đógiao cho các Xí nghiệp, Đội thực hiện nên nguồn công việc phụ thuộc hoàn toànvào Công ty.

- Cơ chế chính sách chưa thực sự ổn định có thể ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư của công trình

- Cán bộ công nhân viên trong Công ty phần lớn còn trẻ nên chưa có kinhnghiệm, chưa sâu sát công việc nên hiệu quả chưa cao

- Điều kiện kinh tế của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn hạn chếnên ít có điều kịên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

- Thị trường xây lắp ngày càng cạnh tranh gay gắt trong khi đội ngũ kỹthuật có tay nghề cao còn thiếu về số lượng và ngành nghề

- Thiếu cán bộ quản lý có kinh nghiệm công tác

- Thương hiệu của Công ty chưa nhiều người biết đến

2.2 Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp của Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông những năm qua

2.2.1 Tình hình hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty

Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã và đang đầu tư xây dựng nhiềucông trình đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hoá của Thủ đô và cả nước Nguồn công việc chính của công ty là từ đấuthầu và xin giao thầu xây lắp, lĩnh vực này đã đem lại nguồn thu lớn hàng năm chocông ty.Về thị trường xây lắp: ngoài địa bàn Hà nội, Công ty đã mở rộng và pháttriển ra các tỉnh như Hà tĩnh, Hòa bình, Lạng sơn, Hưng yên, Thanh hóa, Phúthọ….Về an toàn lao động trong hoạt động xây lắp: Công ty luôn chú trọng đếnviệc triển khai công tác an toàn – vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc chongười lao động, trong những năm qua công ty không để xảy ra vụ tai nạn nào Hoạt

Ngày đăng: 20/12/2012, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Trang web: http://www.intracom.com.vn http://gia24.com.vnhttp://google.com.vn http://giaxaydung.com.vn Link
1. Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty Khác
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại tập 1+2. Đồng chủ biên: PGS. TS Hoàng Minh Đường; PGS. TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản Lao động – xã hội Khác
3. Giáo trình kinh tế đầu tư. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương. NXB thống kê Khác
4. Hồ sơ cán bộ, công nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ Khác
5. Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành – NXB tài chính 2007 Khác
6. Tập bài giảng: Quản trị đấu thầu _ Ths. Đinh Đào Ánh Thủy _ Bộ môn KTĐT_ĐH Kinh tế Quốc dân Khác
8. Văn bản hướng dẫn thực hiện qui chế đấu thầu – NXB xây dựng 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ của công ty trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính 3 năm (đã được kiểm toán): - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
m tắt tài sản có và tài sản nợ của công ty trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính 3 năm (đã được kiểm toán): (Trang 30)
2.2.2.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu xây lắp - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
2.2.2.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu xây lắp (Trang 40)
2.2.2.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu xây lắp - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
2.2.2.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu xây lắp (Trang 40)
gốc, thông số kỹ thuật, hình thức sở hữu đi thuê hoặc chủ sở hữu - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
g ốc, thông số kỹ thuật, hình thức sở hữu đi thuê hoặc chủ sở hữu (Trang 43)
3.2 Tình hình tài chính lành mạnh - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
3.2 Tình hình tài chính lành mạnh (Trang 44)
Bảng tổng hợp đánh giá sơ bộ các nhà thầu gói tuyến cáp ngầm - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
Bảng t ổng hợp đánh giá sơ bộ các nhà thầu gói tuyến cáp ngầm (Trang 48)
Bảng tổng hợp đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ gói tuyến cáp ngầm: - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
Bảng t ổng hợp đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ gói tuyến cáp ngầm: (Trang 49)
Bảng tổng hợp đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu vượt qua bước đánh  giá sơ bộ gói tuyến cáp ngầm: - Hoàn thiện hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
Bảng t ổng hợp đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ gói tuyến cáp ngầm: (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w