1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ công chúng và các hoạt động từ thiện của OMO VN

37 4K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 358 KB

Nội dung

Luận văn : Quan hệ công chúng và các hoạt động từ thiện của OMO VN

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử chính trị thế giới, có ý kiến cho rằng “cảm tình của côngchúng là tất cả”có được tình cảm này chúng ta không thể nào thất bại Khi xã hộingày một phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một gia tăng thì nhu cầu của conngười ngày càng đa dạng và phong phú Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với rấtnhiều lựa chọn, trong đó có sự lựa chọn tiêu dùng Và bất kì một người tiêu dùngnào cũng muốn lựa chọn cho gia đình mình những hàng hóa chất lượng cao, mẫu

mã đẹp, cung cấp thật nhiều tiện ích và các giá trị tăng thêm Nắm bắt được nhu cầu

đó, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giáthành…không những thế các doanh nghiệp ngày càng cố gắng cạnh tranh để chiếmđược tình cảm của công chúng Hoạt động quan hệ công chúng ngày càng trở nêncần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt từ khi bước vào quá trình hộinhập nền kinh tế thế giới, trên thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều sản phẩmcủa các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Unilever.Với cam kết đem lại cuộc sốngtốt đẹp hơn cho người Việt , trong hơn 15 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, cácnhãn hàng của Unilever đã trở nên quá quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng đặcbiệt là nhãn hiệu bột giặt OMO nay là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các giađình Việt Có được sự thành công như vậy không thể không kể đến hiệu quả của cáchoạt động quan hệ công chúng (PR) đặc biệt là các hoạt động từ thiện được tổ chứcrộng rãi Sau một thời gian tìm tòi, tham khảo với mong muốn được tham gia họchỏi, trao đổi ý kiến cũng như chia xẻ những hiểu biết sơ đẳng của mình về hoạt

động PR em đã chọn đề tài “quan hệ công chúng và các hoạt động từ thiện của OMO Việt Nam” vấn đề này thực sự là cơ hội tốt để học hỏi kinh nghiệm marketing

cũng như hoạt động quan hệ công chúng của một tập đoàn đa quốc gia mang tầmquốc tế

Mục đích nghiên cứu : Đề án tập trung đi sâu tìm hiểu một số nội dung quan

trọng của hoạt động quan hệ công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

và cụ thể hơn ở hoạt động quan hệ công chúng của nhãn hiệu OMO Việt Nam Qua

đó tìm hiểu các ưu điểm và hạn chế và các đề xuất với hoạt động PR của các doanhnghiệp Việt Nam hiện nay

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: hoạt động quan hệ công chúng

và các hoạt động từ thiện của OMO Việt Nam

Nội dung của đề án:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề án có nhữngnội dung cơ bản sau:

Phần I: Tổng quan về hoạt động quan hệ công chúng (Public Relations – PR)

Trang 2

Phần II: Các hoạt động từ thiện của OMO Việt Nam.

Phần III: những giải pháp hoàn thiện hoạt động từ thiện của Omo Việt Nam.

Trong quá trình làm đề án do chưa có kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạnhẹp nên không thể tránh khỏi một vài thiếu sót Mong cô góp ý để đề tài nghiên cứunày được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô: ThS.Nguyễn Minh Hiền, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề

án Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

1 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của các hoạt động quan hệ công chúng:

1.1 Khái niệm về quan hệ công chúng.

1.1.1 Các định nghĩa về PR.

PR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Public Relation” có thể được dịch ra

là các hoạt động quan hệ công chúng Trên thế giới PR chuyên nghiệp xuất hiện từđầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường.Tại Việt Nam thuật ngữ PR được du nhập vào khoảng những năm 90 của thế kỷ

XX, và cho tới nay PR được xem như là một trong những ngành nghề được ưachuộng nhất bởi sự mới mẻ

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chính xác và thống nhất vềquan hệ công chúng Các định nghĩa này mặc dù chưa đầy đủ và nhất quán nhưng

nó đã khái quát hóa được bản chất của hoạt động PR Dưới đây là một số định nghĩađược dùng phổ biến trên thế giới về các hoạt động PR:

Một định nghĩa về PR do viện quan hệ công chúng Anh (IPR) đưa ra bao gồm

những yếu tố cơ bản nhất của hoạt động PR: “PR là một nỗ lực được lên kế hoạch

và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng” Theo định nghĩa này thì hoạt động PR được tổ chức

thành một chiến dịch hay chương trình và là một hoạt động được thực hiện mộtcách liên tục nhằm kết nối tổ chức với các nhóm công chúng mục tiêu của nó

Theo nhà nghiên cứu Frank Jenfkins (tác giả cuốn Public relations –

Framework do Finacial Time): “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên

kế hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của

nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan tới sự hiểu biết lẫn nhau”.

Tác giả muốn nhấn mạnh khía cạnh hoạt động có mục tiêu cụ thể của PR Theo

đó, sự thành công hay thất bại của chiến dịch PR được đánh giá trên cơ sở các mụctiêu đã đề ra, như giải quyết các vấn đề truyền thông giao tiếp, làm thay đổi thái độ

từ tiêu cực sang tích cực

Khi đề cập và nhấn mạnh khía cạnh mục tiêu, Jenfkins cũng ám chỉ đến khảnăng có thể áp dụng việc quản lý trong hoạt động PR Một khi đã đặt ra mục tiêu cụthể thì ta có thể quan sát và đo lường các kết quả của hoạt động PR

Hiệp hội công chúng Mỹ (PRSA) cũng đưa ra định nghĩa rằng quan hệ công

chúng rằng “Quan hệ công chúng là chức năng quản lý, bao gồm tư vấn ở mức độ cao nhất và lập kế hoạch cho chiến lược cho tổ chức”

Trang 4

Đại hội đồng Quốc tế những người làm quan hệ công chúng tổ chức tại Mexicotháng 8 năm 1978 đã đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về PR :

“ PR là một ngành khoa học xã hội nhân văn, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà hoạt động lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của tổ chức và công chúng” Định nghĩa này đề cập tới vấn đề khoa học xã hội và công tác xã hội

của một tổ chức Đó là trách nhiệm của tổ chức đối với quyền lợi của công chúng

Và như vậy, hoạt động quan hệ công chúng thực sự có mối tương quan chặt chẽ đến

sự tín nhiệm và danh tiếng của tổ chức Hơn nữa nó còn chú trọng tới việc áp dụngcác phương pháp nghiên cứu trước khi lên kế hoạch PR, muốn có được một chiếndịch PR hoàn hảo, tổ chức hoặc cá nhân cần phải quan tâm tới việc sử dụng cácphương pháp nghiên cứu phù hợp trong quá trình hoạch định một chiến lược PR chobản thân

Mặc dù có nhiều định nghĩa về PR được đưa ra, xong có thể nhận thấy rằng cómột giá trị cốt lõi luôn đực khẳng định trong tất cả các định nghĩa này đó là: PR làmột bộ phận của chiến lược quản lý của tổ chức doanh nghiệp Nó là một môn khoahọc xã hội nghiên cứu nguyện vọng của công chúng quá đó giúp các nhà quản trịthiết lập các chính sách, đưa ra các biện pháp và lập kế hoạch PR nhằm hướng tớilợi ích của tổ chức doanh nghiệp và các nhóm công chúng liên quan Các hoạt động

PR nhằm hỗ trợ cho hoạt động Marketing và làm cho công chúng biết đến tổ chứcnhiều hơn nữa

Cho tới nay hoạt động PR ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ tronghoạt động kinh doanh mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như chính trị, các hoạtđộng xã hội….Và chính vì vậy PR đang dần trở thành một công cụ quan trọng đốivới hoạt động truyền thông của các chủ thể khác nhau

1.1.2 So sánh PR và quảng cáo, marketing, tuyên truyền.

1.1.2.1 Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo.

PR và quảng cáo đều là những công cụ quan trọng của chữ P thứ tư (promotion)được thể hiện bởi một cá nhân hay tổ chức nhất định Cả PR và quảng cáo đều lànhững hoạt động thông tin, cùng sử dụng các biện pháp tác động vào đối tượngthông qua việc cung cấp thông tin Tuy nhiên cũng phải khẳng định rẳng PR vàquảng cáo có rất nhiều điểm khác biệt quan trọng Đặc biệt là nội dung và hình thứcthể hiện của mỗi công cụ này Dưới đây là một số khác biệt giữa hai thuật ngữ này

để chúng ta có thể phân biệt PR và hoạt động quảng cáo

Trang 5

Bảng 1.1 :So sánh quảng cáo và PR

STT Quảng cáo PR

1

Thông tin đa số là một chiều:

Thường là các thông báo thương

mại, được chuyển từ người bán

towiss khách hàng tiềm năng, chủ

yếu hướng đến đối tượng mua hàng

Thông tin hai chiều, đa dạng, hướngđến nhiều đối tượng, có sự trao đổithông tin giữa chủ thể truyền tin vàđối tượng nhận tin

2

Quảng cáo có tầm hoạt động tương

đối hẹp hơn các hoạt động PR

Hướng tới truyền tải thông tin tới

nhóm khách hàng mục tiêu nhất

định

PR liên quan tới toàn bộ hoạt độnggiao tiếp và thông tin của tổ chức, PRhướng tới việc tác động tới nhóm đốitượng công chúng khác nhau có quan

hệ hay ảnh hưởng tới hoạt động của tổchức hay cá nhân chủ thể

3

Là tiếng nói trực tiếp của chính

người bán hàng và sản phẩm của

mình nên họ luôn ca ngợi sản

phẩm.Công chúng mục tiêu thưởng

nghi ngờ về nội dung quảng cáo

Là tiếng nói gián tiếp của một bên thứ

ba (cơ quan truyền thông).Côngchúng mục tiêu có xu hướng chấpnhận các thông tin được phát ra vớitrạng thái tích cực hơn

1.1.2.2 Sự khác biệt giữa PR và hoạt động marketing.

Cho tới nay vẫn chưa có nhiều người có thể phân biệt được các hoạt động PRvới các hoạt động marketing PR không chỉ là một công cụ của truyền thông mà nócòn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược marketing nói chung của một tổchức hay doanh nghiệp Các chiến lược PR được lập ra một cách chi tiết, cụ thểtrong mối quan hệ mật thiết với các chiến lược khác trong truyền thông marketingnói riêng và chiến lược marketing nói chung Có thể dễ dàng nhận thấy một số điểmchung cơ bản giữa PR và các hoạt động Marketing như sau:

 Cả PR và Marketing đều có chức năng quản lý PR quản lý các mối quan hệtrong khi Marketing quản lý các hoạt động làm việc với thị trường

 PR và Marketing đều sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thông tin

Trang 6

 Để có thể thực hiện hoạt động PR hoặc Marketing, một yêu cầu quan trọngtrước tiên phải tìm hiểu rõ về đối tượng bằng cách sử dụng các phương pháp và kỹthuật nghiên cứu.

Bên cạnh những điểm giống nhau mấu chốt thì quan hệ công chúng và Marketingcũng có những điểm khác nhau cơ bản Ta có bảng phân biệt sau:

Bảng 1.2 Phân biệt PR và Marketing

STT Nội dung PR Marketing

1 Mục đích

Tạo dựng các mối quan hệ cólợi, sự hiểu biết lẫn nhau giữa

tổ chức và công chúng, tạodựng uy tín giành sự ủng hộcủa nhóm công chúng khácnhau

Thỏa mãn nhu cầu và mongmuốn công chúng mục tiêunhằm đạt được các mục tiêu cụthể mà cá nhân hay tổ chức đặtra

Bao gồm tất cả các nhóm đốitượng khác nhau có thể ảnhhưởng tới hoạt động của cánhân hay tổ chức như: Côngchúng mục tiêu, dư luận, đốithủ cạnh tranh…

Đặt sự quan tâm đặc biệt đếnnhu cầu và việc thỏa mãn nhucàu của các nhóm công chúngmục tiêu

Bao gồm tất cả các mối quan

hệ có trong hoạt động của tổchức hay cá nhân Có thể gồm

cả mối quan hệ giữa tổ chứcvới các tổ chức PR thuê ngoài

Bao gồm tất các mảng hoạtđộng trong bốn chữ P và baogồm cả hoạt động PR

Tổ chức – công chúng Người bán – người mua

1.1.2.3 Phân biệt PR và tuyên truyền

Trang 7

Tuyên truyền đề cập đến thông tin một cách chung nhất về một người, một sảnphẩm hay dịch vụ được truyền tải trên phương tiên in ấn hay phát thanh truyền hình.Tuyên truyền có tính chất là tập trung vào những vấn đề tình cảm và lý trí Vớinhiều nhà marketing, tuyên truyền và PR có cùng nghĩa Thực tế, tuyên truyền thực

sự là một phần của nỗ lực quan hệ công chúng

Nhưng ở đây có một vài sự khác nhau cơ bản:

 Đầu tiên tuyên truyền là một chiến lược cụ thể trong ngắn hạn, trong khi PRlại được phối hợp chương trình trong một khoảng thời gian dài

 Thứ hai, PR được thiết kế để cung cấp những thông tin tích cực về hãng cụthể và thường được kiểm soát bởi hãng hoặc đại lý của nó Tuyên truyền lại ở mộtkhía cạch khác, nó không luôn luôn là thông tin tích cực và nó không luôn luôn đặtdưới sự kiểm soát, chi trả bởi một tổ chức Cả tuyên truyền tích cực và tiêu cựcthường bắt nguồn từ một nguồn khác nằm ngoài hãng

1.2 Mục tiêu và vai trò của hoạt động PR trong doanh nghiệp.

1.2.1 Mục tiêu của hoạt động PR.

Cũng như các công cụ khác trong toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp PRcũng được lập ra lập các mục tiêu, kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra vớinhững mục đích cụ thể Những mục tiêu này có mối liên hệ phụ thuộc vào các mụcđích chung của doanh nghiệp hay tổ chức đã đặt ra Hoạt động PR được đặt ra vớicác mục tiêu cụ thể như sau:

 Hoạt động PR của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp Đây là mục tiêu lâu dài cũng là mục tiêu cuối cùng mà cáchoạt động trong doanh nghiệp cần đạt được

 Tạo được sự nhận biết cho các nhóm công chúng khác nhau cho các thôngtin chung của doanh nghiệp, tổ chức một cách tự nhiên và hiệu quả PR có thể đăngcác mẩu chuyện trên phương tiện truyền thông như báo, tạp chí Để thu hút côngchúng chú ý tới sản phẩm, dịch vụ, con người tổ chức hay ý tưởng

 Tạo được sự tin tưởng của các nhóm công chúng đối với tổ chức và doanhnghiệp thông qua các hoạt động xã hội mang tính nhân văn cao như các hoạt độngtài trợ, các hoạt động từ thiện…

 Xây dựng lòng tin của các nhóm công chúng đối với hình ảnh thương hiệu và

uy tín doanh nghiệp

 Là một trong những phương pháp nhằm khuếch trương danh tiếng của công

ty tới nhóm công chúng mục tiêu khác nhau

 Giảm bớt các chi phí khuyến mãi bởi các chi phí của PR ít hơn là việc gửithuê trực tiếp hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Ngân sách của công

ty càng nhỏ thì càng sử dụng PR để dành lấy phần tâm trí khách hàng

Trang 8

Đây là những mục tiêu chung của hoạt động PR trong doanh nghiệp Việc xácđịnh đúng mục tiêu là rất quan trọng nó ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến lược PRchính vì vậy việc xác định đúng mục tiêu là rất quan trọng cần phải được tiến hànhcẩn thận trước khi đi vào thực hiện các mục tiêu đó Trên cơ sở đó thiết lập mộtchương trình hành động cụ thể.

Mục tiêu Marketing cũng phải được thống nhất với mục tiêu của doanh nghiệp,

để đảm bảo được điều đó trong quá trình xây dựng cần trả lời các câu hỏi: Mục tiêu

mà các nhà quản lý đang cố gắng đạt đến là gì? Ngân sách dành cho việc thực hiệncác mục tiêu đó là bao nhiêu? Các chương trình PR có tác dụng như thế nào trongviệc đạt được các mục tiêu đó? Vai trò của PR trong mối quan hệ với các hình thứcgiao tế khác? PR có thể hiệu quả hơn các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi …đượchay không? Trả lời những câu hỏi này chính là chìa khóa để nhận biết các mục tiêucủa tổ chức và mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động PR

Mục tiêu đề ra chính là chỉ tiêu đo lường kết quả một chương trình đã được thựchiện thành công hay không Lượng hóa kết quả một chương trình chính là đo lườngquá trình tiến đến mục tiêu đã đề ra Hơn nữa, các mục tiêu cụ thể được thiết lậpchính là tiêu chuẩn để kiểm soát những ý kiến của chương trình

Các mục tiêu được xem như là có hiệu quả khi: Xác định được những kết quảmong muốn (thu hút sự quan tâm, thắt chặt các mối quan hệ, tạo sự ưa thích…);Xác định cụ thể thời gian có thể hoàn thành mục tiêu và phải có khả năng đo lường Khi phát triển một mục tiêu PR, điều hết sức quan trọng là quan tâm tới tính hiệnthực của nó Một vấn đề thường gặp phải là nhân viên PR đưa ra các mục tiêukhông cụ thể như: Tạo dựng sự tín nhiệm, tăng doanh thu mà không quan tâm tớiviệc mục tiêu đó có thể đạt được hay không? Quan tâm thích đáng tới việc đo lườnghiệu quả của các chương trình là cơ sở đảm bảo tính hiện thực cho các mục tiêuđược đề ra

1.2.2 Vai trò của các hoạt động PR trong doanh nghiệp.

Hoạt động PR có vai trò rất quan trọng doanh nghiệp bởi nó là cầu nối giữadoanh nghiệp với các nhóm công chúng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Haynói cách khác thì hoạt động PR của doanh nghiệp có vai trò giúp doanh nghiệptruyền tải các thông điệp đến với khách hàng và các nhóm công chúng của họ Với các công chúng bên trong thì PR có vai trò là cầu nối để truyền tải cácthông điệp về những chỉ đạo, ý kiến tầm nhìn của ban lãnh đạo đến đội ngũ nhânviên của mình

Với các nhóm công chúng bên ngoài, hoạt động PR giúp cho khách hàng và cácnhóm công chúng có thể biết tới hình ảnh của doanh nghiệp và ghi nhớ được thôngđiệp của doanh nghiệp Sở dĩ PR có thể gây thiện cảm với các nhóm công chúng

Trang 9

khác nhau vì nó mang tính thương mại và thay vào đó là sử dụng các trung gian nhưcác cơ quan truyền thông, cơ quan ngôn luận…Điều này làm cho thông điệp dễdàng đi sâu vào tâm trí của khách hàng

Bên cạnh đó, trong xây dựng thương hiệu, PR được xác định là công cụ hữuhiệu củng cố vị thế sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp trong lòng công chúng, đồngthời giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp tới khách hàng và những nhómcông chúng quan trọng trong thời gian gần đây có những doanh nghiệp ở Việt Nam

đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình thông qua các hoạt động PR màtiêu biểu là Honda Việt Nam với chiến dịch Tôi yêu Việt Nam Honda, nhãn hiệu ô

tô, xe máy giờ đây đã trở nên rất nổi tiếng ở Việt Nam, là một điển hình về sự thànhcông trong việc sử dụng PR để định vị thương hiệu trong công chúng

Bên cạnh đó PR còn là công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp giải quyết khủnghoảng liên quan tới các khiếu nại và sự cố của khách hàng, giải quyết khủng hoảngcủa nạn hàng giả, bồi thường cho khách hàng Việc xử lý tốt các vụ cố này có liênquan trực tiếp tới danh tiếng của doanh nghiệp Bởi vậy hoạt động PR cần được cácdoanh nghiệp quan tâm và phát triển

PR đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các doanh nghiệp tổchức và được coi như một sợi dây tạo sự liên kết trong xã hội Với chức năng quản

lý các mối quan hệ, các hoạt động của PR đều hướng tới việc tạo dựng, phát triển vàduy trì mối quan hệ tốt đẹp, có lợi cho cả hai bên giữa giữa tổ chức và công chúngcủa tổ chức đó

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế mở ra rất nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp hiệnnay Muốn tham gia vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp buộc phải bổ sungthêm cho mình những năng lực cạnh tranh mới Trong đó, PR chính là một công cụđắc lực giúp các doanh nghiệp chiếm được ưu thế so với những đối thủ cạnh tranhkhác

Với những ưu điểm của mình, PR đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích cótính lâu dài và bền vững PR giúp thiết lập, phát triển và duy trì các mối quan hệ vớichính quyền, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác trong công việc, giảmthiểu rủi ro, phòng tránh khủng hoảng và xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cao uytín cho doanh nghiệp Vì thế không nghi ngờ gì nữa, việc áp dụng các hoạt động

PR một cách hữu hiệu sẽ tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêugọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, giúp doanh nghiệp phát triển bền vữnghơn trong tương lai

2 Đặc điểm, những giá trị và trách nhiệm xã hội của quan hệ công chúng 2.1 Đặc điểm của quan hệ công chúng.

Trang 10

2.1.1 Ưu điểm.

Tiết kiệm chi phí

Về cả tuyệt đối và tương đối, chi phí cho PR là thấp so với việc sử dụng các

công cụ khác trong xúc tiến hỗn hợp, đặc biệt là hiệu quả của nó có thể đáng phảixem xét.Ví dụ quảng cáo thì có chi phí cao trong việc thiết kế và xây dựng thôngđiệp đặc biệt là chi phí thuê mua phương tiện truyền tải thông điệp, trong khi đóhoạt động PR có thể điều chỉnh theo quy mô của đối tượng

Tính đáng tin:

Nhiều chương trình PR không mang một thông điệp mang tính thương mại hiểnnhiên Vì vậy, các đối tượng thường cảm thấy thông điệp đáng tin hơn, hơn nữađiều này là do hình ảnh tích cực của phương tiện thể hiện thông điệp Sự xác nhậncủa người thứ ba giúp khuếch trương hình ảnh của công ty hay sản phẩm thông quahoạt động PR Ví dụ như việc quảng cáo rằng sản phẩm mĩ phẩm Pond là sản phẩmtốt, chất lượng cao và được nhiều người ưa dùng không chắc được hiệu quả bằngviệc tạp trí phụ nữ nhận xét về sản phẩm Pond đó lá một loại sản phẩm chất lượngcao và được nhiều phụ nữ tin dùng

Đối tượng cụ thể

Bởi vì một số sản phẩm chỉ hấp dẫn các đoạn thị trường nhỏ, đối tượng cụ thể

nó sẽ không khả thi để thu hút trong quảng cáo và các chương trình xúc tiến Nếuhãng không có khả năng tài chính để thu hút trong các chi tiêu cho xúc tiến, cách tốtnhất để truyền thông tới nhóm này là thông qua PR

Xây dựng hình ảnh:

Tác động của PR sẽ giúp phát triện vị trí hình ảnh của tổ chức Một hình ảnh

mạnh sẽ đảm bảo chống lại những rủi ro sau này

2.1.2 Hạn chế.

Có lẽ điều bất lợi cơ bản của PR là khả năng không hoàn thành quá trình truyềnthông Trong khi thông điệp PR có thể gặp phải sự lôn xộn của các hoạt độngthương mại Người nhận có thể không làm kết nối đến nguồn Những nỗ lực PR củanhiều hãng không bao giờ liên kết được với các nhà tài trợ của họ trong tâm trí củacông chúng

Những hoạt động PR của doanh nghiệp có thể gặp phải sự cạnh tranh của cácnhà làm Marketing của đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm tới cung một phương tiệngiống nhau, hay cũng muốn khai thác các sự kiện cùng một thời điểm Giới hạn củakhông gian và thời gian và thời gian đòi hỏi chương trình PR phải có giá trị thôngtin ở mức độ cao

Quan hệ công chúng có thể không hiệu quả do sự quản lý tồi và thiếu sự phốihợp tốt với bộ phận marketing Khi bộ phận marketing và PR hoạt động một cách

Trang 11

độc lập, có một mối nguy hiểm của truyền thông không phù hợp, những nỗ lựckhông cần thiết ….

Chìa khóa dấn đến hiệu qủa PR là thiết lập một chương trình tốt, xứng đáng vớilợi ích công chúng, và quản lý nó đúng cách Để xác định chương trình này đanglàm việc, hãng phải đo lường được hiệu quả của nỗ lực PR

2.2 Những giá trị và trách nhiệm xã hội của quan hệ công chúng

2.2.1 Những giá trị đạt được

Quan hệ công chúng có thể thể hiện được nhu cầu, sở thích và mong muốn củacác cộng đồng khác nhau của một tổ chức theo nhà quản lý, sau đó nhà quản lý cóphản ứng lại với họ, giải thích những mong muốn của nhà quản lý Nó mở ra mộtcuộc đối thoại giữa một tổ chức và cấc cộng đồng mà nó ảnh hưởng tới

Các cuộc đối thoại có thể khuyến khích sự hòa hợp với nhau giữa một tổ chức mà

xã hội mà nó phuc vụ

Quan hệ công chúng luôn hướng tới xã hội với ý nghĩa to lớn bao chùm và hoạtđộng vì lợi ích xã hội nhiều hơn vì lợi ích nhỏ của tổ chức mà nó phục vụ Trongkhi các hoạt động hướng tới lợi ích cao nhất cho cộng đồng quan hệ công chúng đãtạo ra cơ hội để tổ chức đó hợp tác với cộng đồng của nó và loại trừ những hoạtđộng tiêu cực đối với thành phần chính phủ

Quan hệ công chúng cung cấp các thông tin hữu ích cho mọi người và các lĩnhvực khác nhau trong đời sống

Vai trò của người làm quan hệ công chúng là đưa ra các vấn đề và những nguy cơ

và nhắc cho nhà quản lý nhớ về những trách nhiệm đạo đức của họ, giúp nhà quản

lý định hình ủng hộ những mục tiêu được cho là đúng đắn Lường trước được cácvấn đề và giải quyết khi chúng vẫn còn là vấn đề nhỏ

Những nguyên tắc của quan hệ công chúng phản ánh bản tính hòa hợp cơ bản củacon người, và người làm quan hệ công chúng là những người giải quyêt vấn đề đó

2.2.2 Trách nhiệm xã hội của quan hệ công chúng.

Phần lớn các hoạt động quan hệ công chúng đều mang tính xã hội và liên quantới hoạt động xã hội Hoạt động quan hệ công chúng tác động nhiều mặt tới xã hội

và đó là một trong những lĩnh vực tác động trực tiếp tới xã hội Do vậy các nhàquan hệ công chúng đã định hướng hoạt động phải tác động tích cực vào xã hội Nhà quản lý phải có trách nhiệm đáp ứng lại cộng đồng của mình Nghĩa là nhàquản lý phải chống lại môi trường không thân thiện, đó là những vấn đề nguyên tắcsong trong thực tế đã không diễn ra như vậy Thông thường các doanh nghiệp ítquan tâm tới dư luận cộng đồng Vì lợi nhuận doanh nghiệp họ sẵn sàng vi phạm lợiích xã hội, lợi ích của nhóm công chúng Và chỉ khi dư luận công chúng tác độngtới cơ quan nhà nước và những cơ quan này vào cuộc thì doanh nghiệp lại viện dẫn

Trang 12

lý do nguyên nhân lảng tránh Điều đó buộc nhà nước phải có quyết định điều chỉnhdoanh nghiệp cần chấp hành.

Quan hệ công chúng như người tìm ra và giải quyết ngăn chặn vấn đề Công việcnày bao gồm việc nhận định các vấn đề và hiểu các ý tưởng đã được lập các kếhoạch

Các nhà làm quan hệ công chúng trong hoạt động thực tiễn của mình đã nêu rasáu vấn đề chính tác động mạnh vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là:

 Trong sản xuất không còn là làm thế nào để tăng hiệu quả của các nhà máy, cácphân xưởng mà là làm thế nào để giải tỏa quan điểm của con người về công việc vàđưa ra các phương thức sản xuất hiệu quả

 Vấn đề con người thì không phải chỉ là làm thế nào để lập dự toán các nhucầu và tiêu chuẩn về nhân lực cho một công ty mà là làm thế nào để thuyết phụcnhững người giỏi nhất làm việc cho công ty và sau đó ở lại cống hiến hết mình chocông ty

 Về tài chính không phải chỉ là làm thế nào để lên kế hoạch cho ngân quỹ củacông ty mà là làm thế nào để giải quyết quan điểm của nhà đầu tư

 Quảng cáo không phải chỉ là làm thế nào để đưa thông điệp trong vài phúttrên các phương tiện truyền thông thời gian và chi phí mà là làm thế nào để đếnđược với suy nghĩ và trái tim của khán giả

 Vấn đề tán đồng kinh doanh không còn là làm thế nào để một công ty hoạtđộng với sự quan tâm của cả cộng đồng mà là làm thế nào để mọi người hiểu rõđược các công việc tăng lên khi nó có bất cứ một sự ngăn ngừa hay giới hạn nào Như vậy các vấn đề mà nhà làm quan hệ công chúng đưa ra nhằm nhấn mạnhvai trò và những trách nhiệm xã hội mà tổ chức công ty cũng như những nhà làmquan hệ công chúng phải đạt được đó là quan tâm tới các vấn đề con người, nhà đầu

tư, khách hàng, công chúng… hơn là việc chỉ quan tâm tới lợi ích của công ty Quan

hệ công chúng là nơi liên kết thông tin kiểm soát thông tin cả bên trong lẫn bênngoài trở nên phổ biến ở các công ty đang cố gắng theo dõi các vấn đề đối với côngchúng và xã hội Nhà làm quan hệ công chúng rất cần cho công việc này và họ làmviệc như sự liên kết thông tin với tổ chức cộng đồng của nó

Quan hệ công chúng là phương thức đổi mới và thích nghi với sự thay đổi củacông chúng giúp doanh nghiệp nhìn thấy toàn bộ xã hội và thích ứng với hoàn cảnhcủa xã hội

3 Đối tượng và các công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng.

3.1 Đối tượng của quan hệ công chúng.

Đối tượng của quan hệ công chúng là các nhóm công chúng bên trong và bênngoài công ty có thể liên hệ Bao gồm những người xung quanh, khách hàng, nhân

Trang 13

viên, đối thủ và quản lý chính quyền của một doanh nghiệp Công chúng và doanhnghiệp có liên quan tới nhau: hành động của một công chúng có ảnh hưởng nào đóđến doanh nghiệp và ngược lại Các hoạt động PR được hướng tới các nhóm côngchúng rõ ràng, là những phân nhóm trong công chúng nói chung chứ không hướngtới một thị trường công chúng rộng lớn đó là các công chúng mục tiêu

Những nhóm công chúng điển hình có thể kể tới có thể bao gồm:

Khách hàng.

Trong các đối tượng giao tiếp thì khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng làđối tượng hiển nhiên nhất Bởi họ là những người quyết định sự thành công hay thấtbại của công ty

Quyết định mua hàng của họ dựa trên sự hình dung về giá trị sản phẩm của công

ty Sự nổi tiếng, hình ảnh tích cực của công ty sẽ giúp họ có sự liên hệ tích cực nhất

Nhân viên tiềm năng

Do tính chất của công việc ở các vị trí khác nhau trong công ty là khác nhau, vìvậy nhân viên tiềm năng của công ty có thể là nhân viên hiện tại của công ty hoặc

có thể là những sinh viên đại học hay người lao động phổ thông Dù là ai, làm côngviệc gì thì họ cũng mong muốn hiểu được công việc mà họ sắp đảm nhận, hiểu vềcông ty và xem đây là một nơi tốt để phát triển Chính vì lý do này mà công ty cóthể thu hút nhiều nguồn nhân lực tài giỏi

Nhân viên của hãng

Nhân viên của công ty cũng có nhiều nhóm khác nhau, đó là các nhà quản lý,

nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng tương ứng với côngviệc là vị trí công tác, mức thu nhập và địa vị xã hội và nhận được những chính sáchnhất định từ phía công ty

Việc duy trì tinh thần và thông báo những kết quả của những nỗ lực của nhânviên là mục tiêu cơ bản của chương trình PR Các bản tin của tổ chức, các lưu ý trênbảng tin, các phòng bì tiền lương, thư trực tiếp và các thông báo hàng năm là cácphương pháp được sử dụng để truyền thông với nhóm này

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp của công ty có thể kể đến các đối tác tên tuổi đã đặt mối quan hệlâu dài với công ty Cũng có thể kể tới nhà cung cấp tương lai khi công ty mở rộnghoạt động kinh doanh hay thay đổi mặt hàng kinh doanh Đây là những tổ chứccung cấp yếu tố đầu vào của công ty chi phối lớn tới các hoạt động sản xất kinhdoanh của công ty Cách tốt nhất để tạo quan hệ ràng buộc tích cực với giới nàycông ty phải nhất quán về khả năng mua, và thiên chí đáp ứng lại các nghĩa vụ hợpđồng của mình, ghi nhận những nỗ lực hỗ trợ kỹ thuật và hành chính của nhà cungcấp

Trang 14

Nhà cung cấp là những kênh thu thập thông tin quan trọng giúp công ty có cơ sở

để ra các quyêt định về sản phẩm mới, cạnh tranh …cũng như các thông tin khác cóliên quan

Các tổ chức tài chính:

Ngoài các nhà cung cấp các ngân hàng đầu tư, thương mại, môi giới chứngkhoán, các nhà phân tích tài chính, nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức là các nhómtrong cộng đồng tài chính mà công ty phải chăm sóc và giữ gìn mối quan hệ

Với vai trò là các nguồn vốn triển vọng của công ty, các tổ chức các nhân này cóvai trò quan trọng với công ty trong việc thu nhận, hỗ trợ các nguồn tài chính Cáccuộc gặp gỡ, hội họp của các nhà phân tích tài chính là các hoạt động PR rất có íchcho công ty

Các nhà cố vấn tài chính, các tổ chức cho vay, họ sẽ chỉ ra những tiềm năngnguồn tài trợ mới Thông cáo báo chí và các báo cáo công ty đóng một vai trò quantrọng trong việc cung cấp thông tin cho các công chúng này

Giới truyền thông:

Đây là nhóm công chúng đáng quan tâm hơn cả đối với hoạt động PR bởi nhiều lý

do Thứ nhất, giới truyền thông là con đương dẫn công ty đến với công chúng Hơnnữa, họ có tiếng nói ảnh hưởng lớn tới hành vi và thái độ của công chúng đối vớicông ty và sản phẩm của công ty Cuối cùng, giưới truyền thông có quyền quyếtđịnh sẽ xuất bản những gì, nội dung như thế nào cho người đọc, người xem Gâydựng được mối quan hệ tốt với giới truyền thông, tạo dựng được mối quan tâm đốivới họ và mở đường để giới truyền thông tìm đến công ty chính là công việc mà cán

bộ PR phải hướng tới

Trung gian Marketing

Đây là đối tượng mà mối quan tâm của họ rõ ràng có liên quan tới mối quan tâmcủa khách hàng, bao gồm nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, những người phân phối hànghóa cho công ty Họ là thành phần quan trọng trong chiến lược Marketing của công

ty, chia sẻ các mối quan tâm về chất lượng hay dịch vụ của sản phẩm với kháchhàng Nhưng cũng muốn công ty đảm bảo sự phân phối nhất quán ( hoàn trả sảnphẩm, trợ cấp các loại, tồn kho…) Các hoạt động của công ty để hướng họ tớinhững thái độ thuận lợi cho công ty như các quảng cáo, hội nghị khách hàng, cácbài đăng trên tạp trí… là rất cần thiết

Chính phủ:

Quan hệ công chúng cũng thường quan tâm đến những quan khách trực tiếp cả

ở địa phương và mức độ trung ương Việc vận động hành lang tốt có thể tạo thànhcông trực tiếp cho một sản phẩm, trong khi các quy định bất lợi cho công ty có thểchi phí hàng triệu đồng

Trang 15

Việc xác định các nhóm công chúng khác nah chính là để xác định các nhóm ngườilien quan tới một chương trình PR, thiết lập được mức độ ưu tiên trong ngân sách,nguồn lực và lựa chọn những phương tiện truyền thông phù hợp với nội dung vàhình thức thông điệp.

3.2 Các công cụ quan hệ công chúng chủ yếu

Tất cả các phương tiện mà thông qua đó các thông điệp đến được với côngchúng mục tiêu đều có thể được xem là các công cụ quan hệ công chúng Mỗi loạicông cụ đều có những mặt mạnh va mặt hạn chế, các công ty cần có sự chọn lựa haykết hợp để đạt hiệu quả cho từng kế hoạch tương ứng với hình thức thông điệp, đốitượng công chúng mục tiêu cũng như những mục tiêu cần đạt tới Dưới đây là một

số công cụ PR cơ bản:

3.2.1 Bài nói chuyện hay diễn văn.

Nói trước công chúng là cách thức truyền thông điệp nhanh nhất đến đốitượng nhận tin Nội dung của thông tin có thể ngay lập tức ảnh hưởng đến thái độhay hành vi của công chúng Chính vì thế Bài nói chuyện sẽ là một công cụ hữu íchđối với người có khả năng diễn đạt quan điểm của mình một cách rõ ràng và có sựthuyết phục như chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Cargoll đã trả lời phỏng vấnBáo Sài Gòn kinh tế nhân dịp kỷ niệm nhân dịp kỷ niệm mười năm công ty này đầu

tư vào Việt Nam qua đó để nâng cao hình ảnh của công ty Ngược lại , một bài nóichuyện nhàm chán hoặc nội dung không lành mạnh có thể không đạt được mục tiêuđặt ra, thậm chí gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng xấu tới uy tín và danh tiếng củacông ty hoặc tổ chức Một cuộc trả lời phỏng vấn của một quan chức cấp cao Việtnam với phóng viên đài BBC qua điện thoại đã không chỉ là đề tài cho giới báo chíbình luận về phẩm chất của một bộ phận cán bộ hiện nay mà còn ảnh hưởng lớn tới

uy tín của một cơ quan có đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta Các nhà lãnh đạongày càng hay phải trả lời những câu hỏi của giới truyền thông và có những buổinói chuyện tại các hiệp hội thương mại hay hội nghị bán hàng và những dịp xuấthiện này có thể tạo dựng hoặc làm tổn hại hình ảnh của công ty Các công ty ngàycàng lựa chọn một cách thận trọng người phát ngôn của mình và sử dụng nhữngngười chuyên viết diễn văn và những huấn luyện viên để giúp những người phátngôn của mình nâng cao tài hùng biện trước công chúng

Các công cụ của bào nói chuyện bao gồm: Nói trước công chúng (publicspeaking), các bài phát biểu của ban lãnh đạo (Speaking in committee), Phỏng vấntrên truyền hình, phỏng vấn trên đài, phỏng vấn qua điện thoại…

3.2.2 Xuất bản phẩm

Nếu các bài nói chuyện có tính chất thuyết phục cao hơn cả thì xuất bản phẩm

có tác dụng lan truyền rộng nhất Các công ty dựa rất nhiều vào các tư liệu truyền

Trang 16

thông để tiếp cận tác động đến thị trường mục tiêu Những tư liệu này bao gồm báocáo hàng năm, những cuốn sách nhỏ, những bài báo, những tư liệu nghe nhìn, bảntin của công ty và các tạp chí Báo cáo hàng năm là tài liệu tổng kết tình hình tiêuthụ sản phẩm, tiến cử những mẩu sản phẩm mới Những cuốn sách nhỏ có thể đóngvai trò quan trọng trong việc thông tin cho khách hàng mục tiêu về một sản phẩm,nguyên lý hoạt động và cách lắp ráp sản phẩm đó Những bài báo súc tích do cácgiám đốc công ty viết có thể thu hút sự chú ý đến công ty và các sản phẩm của nó.Bản tin của công ty và các tạp chí có thể giúp tạp dựng hình ảnh của công ty và đưanhững tin tức quan trọng đến các thi trường mục tiêu Tư liệu nghe nhìn như phimảnh, phim đèn chiếu, băng ghi hình và ghi âm, đang ngày càng được sử dụng nhiềulàm các công cụ khuyến mãi.

Xuất bản phẩm chủ yếu, có thể là: Báo, xuất bản phẩm nội bộ (Internal journals),thư trực tiếp, quảng cáo báo chí (Press Advertising) Poster, thư quảng cáo trên trangweb hoặc email (The electronic written word)

3.2.3 Các sự kiện đặc biệt ( Speacial events)

Các công ty có thể thu hút sự chú ý của công chúng đến các sản phẩm mới haynhững hoạt động khác của công ty bằng cách tổ chức các sự kiện đặc biệt Đó có thể

là những hội nghị báo chí, hội thảo chuyên đề, những cuộc đi chơi, triển lãm, thi vàhội thao, lễ kỷ niệm, bảo trợ các hoạt động thể thao và văn hóa để tiếp cận côngchúng Việc bảo trợ một sự kiện thể thao, tạo cho những công ty này một dịp để mời

và tiếp đón những người cung ứng, những người phân phối và khách hàng của mìnhcũng như tạo sự chú ý liên tục đến tên tuổi và sản phẩm của công ty

và giap tiếp đảm bảo các phương tiện truyền thông chấp nhận bài viết của mình vànhận lời tham dự các hội nghị báo chí Một giám đốc giỏi về các phương tiện PRhiểu rất rõ báo chí cần những tư liệu lý thú và kịp thời, những bài báo viết hay vàgây được sự chú ý Giám đốc PR cần có những quan hệ tốt với các biên tập viên vàphóng viên Càng tranh thủ được báo chí thì càng có điều kiện dành được vị trí tốthơn để tuyên truyền cho công ty

3.2.5 Hoạt động công ích- tài trợ.

Các công ty có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách đóng góp tiền bạc vàthời gian cho những sự kiện thích đáng Công ty lớn thường xuyên yêu cầu các

Trang 17

giám đốc các chi nhánh phải ủng hộ những công việc của cộng đồng ở nơi có vănphòng và nhà máy của mình Có những trường hợp công ty trích một số tiền nhấtđịnh từ số hàng người tiêu dùng đã mua để ủng hộ một sự kiện cụ thể nào đó Hìnhthức này gọi là Marketing gắn với sự nghiệp và ngày càng được nhiều công ty sửdụng để gây uy tín trong công chúng Tại việt nam các công ty đầu tư nước ngoàinhư P&G, Honda, sam sung…Thường hay áp dụng và tạo uy tín và hình ảnh tốt đẹpcủa công ty trong lòng công chúng Việt nam bằng cách tặng số tiền lớn cho quỹ xóađói giảm nghèo hay hội bảo trợ bệnh nhân nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh, hayhãng Honda tặng 160 triệu đồng cho quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam vào ngày 17tháng 8 năm 2005 Ngoài các hoạt động công ích các doanh nghiệp còn tham giavào các hoạt động tài trợ nhằm quảng cáo hình ảnh cũng như thương hiệu của công

ty mình rất hiệu quả như tìa trợ cho các chương game show trên ti vi và các giảibóng đá

3.2.6 Các phương tiện nhận dạng khác.

Bình thường các tài liệu của một công ty có hình thức bên ngoài gây nhầm lẫn và

bỏ cơ hội tạo ra và củng cố dặc điểm nhận dạng của công ty Trong một xã hội trànngập thông tin các công ty phải tranh nhau thu hút sự chú về mình Họ phải cố gắngtạo ra những đặc điểm nhận dạng được thể hiện trên logo của công ty, văn phòngphẩm, những cuốn sách nhỏ, bảng hiệu, giấy tờ công văn, danh thiếp, quần áo đồngphục và nơi để xe

4 Quy trình quan hệ công chúng.

Bước 1: Xác định thái độ và ý kiến của các đối tượng cần giao tiếp.

Đây là bước có tính chất nền tảng cơ bản cho bất kỳ chương trình hay nỗ lực

PR nào Việc nhận biết các đối tượng khác nhau có quan điểm như thế nào với công

ty và các sản phẩm của công ty rất quan trọng đó là cơ sở để công ty xây dựng cácmục tiêu PR đúng đắn , căn cứ đánh giá kết quả của hoạt động PR trong tương lai,

nó giúp công ty nhận ra các yếu điểm của mình, xây dựng thứ tự ưu tiên để điềuchỉnh và nó cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc về việc các đối tượng nghĩ gì về công

ty, tại sao họ lại nghĩ như vậy

Bước 2: Xác định những thay đổi thich hợp trong hành vi của công ty

Kết quả của bước một giúp công ty có thể xác định đánh giá và đề xuấtnhững thay đổi thích hợp trong hành vi và hành động của công ty Các đề nghị cóthể là: sẵn sang đáp ứng hơn trong quan hệ với báo chí, thay đổi hoặc loại bỏ mộtdây truyền sản xuất… Các hành động hoặc đề nghị này phải được xem xét trong bốicảnh rộng rão nhất, nghiên cứu tác động của PR, trách nhiệm xã hội của công ty vàcác kết quả kinh tế

Bước 3: Thực hiện các thay đổi trong hành vi của công ty

Trang 18

Hoạch định và kiểm soát thực hiện các thay đổi là rất quan trọng, mỗi hànhđộng hoặc đòi hỏi phải có kế hoạch chi tiết, có thể phải tốn thời gian mới mang lạihiệu quả Một chương trình PR hoạch định kỹ lưỡng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn.Chương trình nên gắn chặt với mục tiêuvaf quy trình thực hiện, phù hợp với các đặcđiểm và nhiệm vụ của công ty, mang tính tích cực trong cách tiếp cận và toàndiện.Các thông điệp PR phải rõ rang mang tính tượng trưng cao và phải có lợi íchcho công ty và đối tượng nhắm tới

Bước 4 Thông tin các thay đổi trong hành vi của công ty đến đối tượng

Việc xác định phải thông tin cái gì và thông tin như thế nào để đạt được sựnhận biết và chấp nhận các đối tượng Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tíchsang tạo Trước khi thông điệp đến với đối tượng nhà làm quan hệ côn chúng phảichú ý các vấn đề như: uy tín nguồn phát, phạm vi phân phối thông điệp, nội dungthông điệp, xem xét khả năng của đối tượng mục tiêu nhận và hiểu thông điệp.Bước 5: Đo lường nhận thức về sự thay đổi và đo lường lại thái độ ý kiến của đốitượng

Để hoàn tất chu trình này, nhà làm quan hệ công chúng phải thu giữ đượcthông tin phản hồi về hiệu quả, nỗ lực PR qua đó trả lời các câu hỏi như: có phải đốitượng đã nhận và hiểu thông điệp không? Thông điệp đẫ thay đổi được thái độ, ýkiến của đối tượng theo chiều hướng thuận lợi với công ty không? Nếu trả lời đượccác câu hỏi tích cực thì công ty tiếp tục thực hiện hoạt động PR Nếu thông tinkhổng lồ hoặc thiếu tích cực thì công ty buộc phải điều chỉnh cho tới khi có kết quảthuận lợi

PHẦN II CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA OMO VIỆT NAM

1 Thực trạng các hoạt động quan hệ công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Như chúng ta đã biết thuật ngữ PR đã được du nhập và áp dụng ở Việt Nam từnhững năm 90 của thế kỷ XX Cho tới nay, lý thuyết PR đã được áp dụng rộng rãi

Ngày đăng: 20/12/2012, 09:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình PR-Quản trị Quan hệ công chúng; GS-TS Đào Trọng Nghiêm; Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, 2008 Khác
2. 62- Chiến dịch PR xuất sắc; Trần Anh; Nhà xuất bản lao động Khác
3. Frank fefkins- Ngô Anh Thi và Nguyễn Thị Phương Anh dịch;2007;Phá vỡ bí ẩn PR Khác
4. PR quản trị quan hệ công chúng. PGS.TS Lưu Văn Nghiêm. Nxb Đại học kinh tế quốc dân (2009) Khác
5. Giáo trình Marketing căn bản; PGS.TS Trần Minh Đạo; Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, 2008.B. Báo Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Phân biệt PR và Marketing. - Quan hệ công chúng và các hoạt động từ thiện của OMO VN
Bảng 1.2. Phân biệt PR và Marketing (Trang 6)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w