Năm 1998 nước ta chính thức mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Từ đó cho đến nay nền kinh tế nước ta ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. Điều đó cho thấy các quốc gia không th
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1998 nước ta chính thức mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thếgiới Từ đó cho đến nay nền kinh tế nước ta ngày càng đạt được những thànhtựu to lớn Điều đó cho thấy các quốc gia không thể phát triển nếu đứng ngoài
xu thế hội nhập Các mốc hội nhập của nước ta có thể kể đến đó là: năm 1987chính thức là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),năm 1995 là thành viên của Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái BìnhDương (APEC), năm 2001 ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và năm
2007 là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… Từng bước hộinhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển vàchứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới
Hiện nay Việt Nam còn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậuvới tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 50%, cho nên để tiến tới là một nướccông nghiệp vào năm 2020 như Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra thì từ cấpTrung Ương cho tới cấp địa phương cần phải có những cố gắng rất nhiều
Khi mà nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển nhanh chóng thì để hộinhập vào đó Việt Nam cần phải thay đổi các chính sách quản lý kinh tế củamình và tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần giao nhận vận tải ngoạithương Vinatrans Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Thạc Sỹ TrầnViệt Hưng và các cô chú trong phòng giao nhận của công ty Vinatrans Hà
Nội, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà nội” làm đề tài
nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài của em chỉ chú trọng đến hoạt động xuất khẩu của công ty, nhằm
Trang 2hoàn thiện thêm hoạt động xuất khẩu của công ty từ đó có thể nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh cho công ty.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của công tyVinatrans Hà Nội, với phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2005 đến năm
2007 Trên cơ sở đó có những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanhcủa công ty trong thời gian tới
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp logic,phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp duy vật biện chứng Ngoài
ra còn dùng phương pháp phân tích số liệu để đánh giá hoạt động xuất khẩucủa công ty
- Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có các phần:
Chương 1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Chương 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty
cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nội
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty Vinatrans Hà Nội
Trang 3Chương 1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Như chúng ta đã biết hoạt động trao đổi buôn bán quốc tế đã diễn ra từrất lâu và ngày càng trở lên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cácquốc gia Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế đã diễn ra phổ biến và lenlỏi trong tất cả các quốc gia, nó đã làm hoạt động buôn bán quốc tế thay đổinhiều và ngày càng trở lên phức tạp
Ngoài những đặc trưng của hoạt động mua bán thông thường, hoạtđộng mua bán quốc tế đòi hỏi phải có sự tham gia của các chủ thể có quốctịch khác nhau; hàng hoá có sự di chuyển từ biên giới quốc gia này sang biêngiới quốc gia khác; đặc biệt là có sự tham gia của đồng tiền quốc tế, đồng tiềntham gia mua bán sẽ là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên tham gia
Như chúng ta đã biết hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế thường cóhai hoạt động cơ bản là hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu Haihoạt động này đều có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và ổn định kinh
tế của mỗi quốc gia Tuy nhiên thì hoạt động xuất khẩu luôn được các quốcgia chú trọng hơn hết, bởi nó đem lại nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia,làm phát triển nền sản xuất trong nước và tạo công ăn việc làm cho người laođộng Vậy phải hiểu hoạt động xuất khẩu là như thế nào?
Xuất khẩu có thể được hiểu là việc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch
vụ từ một quốc gia này sang các quốc gia khác
Trang 4Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005) thì “Xuất khẩu hàng hoá làviệc bán hàng hoá được đưa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực riêng theo quyđịnh của pháp luật”.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Như chúng ta đã biết hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đốivới mỗi quốc gia và đối với mỗi doanh nghiệp Nó không chỉ giúp cho quốcgia và doanh nghiệp có được nguồn thu ngoại tệ mà nó còn thúc đẩy sự pháttriển kinh tế Vai trò của hoạt động xuất khẩu có thể được liệt kê dưới đây:
- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
- Hoạt động xuất khẩu góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanhnghiệp; đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ và giúp tiêu thụ nhanh sảnphẩm Nếu như doanh nghiệp chỉ giới hạn phạm vi tiêu thụ hàng hoá củamình ở trong nước thì khả năng sản xuất sẽ bị giới hạn, lợi nhuận và doanhthu của doanh nghiệp cũng chỉ đạt ở mức giới hạn
- Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để doanh nghiệp có thểcải tiến công nghệ sản xuất, mua mới máy móc thiết bị; từ đó có thể nâng caođược khả năng sản xuất, điều này lại quay trở lại thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp
- Hoạt động xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho người lao động nên sẽgiảm thất nghiệp Hoạt động xuất khẩu càng thu được nhiều lợi nhuận thì thunhập của người lao động cũng tăng theo, qua đó nâng cao được mức sống chongười dân
- Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ởnước ta hiện nay kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm vị trí chủ đạo, vìvậy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta vẫn là các mặt hàng nônglâm sản và các mặt hàng chế biến Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh sẽ mang
Trang 5lại nguồn thu ngoại tệ và đây sẽ là nguồn vốn quan trọng để đầu tư vào ngànhcông nghiệp và ngành dịch vụ - là hai ngành có giá trị gia tăng cao Nếu đượcthực hiện tốt sẽ góp phần giảm tỷ lệ lao động ở ngành nông nghiệp và tăng tỷ
lệ lao động ở ngành công nghiệp và dịch vụ Chính điều này sẽ tác động đếnviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Hoạt động xuất khẩu tác động đến khả năng sản xuất ở một nước.Hoạt động xuất khẩu sẽ giúp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn Nó làm chonhu cầu về sản phẩm tăng cao, từ đó kích thích hoạt động sản xuất trongnước Hoạt động sản xuất trong nước mà tăng sẽ tạo điều kiện cho người dânđược tiêu dùng nhiều sản phẩm hơn, với giá cạnh tranh hơn
- Hoạt động xuất khẩu giúp các quốc gia phát huy có hiệu quả các lợithế so sánh Các quốc gia sẽ dựa vào các lợi thế của quốc gia mình như nguồnlao động rẻ và dồi dào, trình độ nhân công có tay nghề cao hay công nghệmáy móc sử dụng hiện đại,… Từ đó xuất khẩu các sản phẩm có tính cạnhtranh hơn so với các quốc gia khác
- Hoạt động xuất khẩu còn tác động đến sự tăng trưởng kinh tế Hoạtđộng xuất khẩu một mặt đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia; mặt kháclại mở rộng khả năng sản và tiêu dung của một quốc gia Ngoài ra, hoạt độngxuất khẩu còn đem lại công ăn việc làm cho người lao động Chính điều này
đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế Thực tế cho thấy các quốc gia mà cóhoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh thì đều có nền kinh tế tăng trưởng
ổn định và bền vững
Tóm lại, vai trò của hoạt động xuất khẩu là vô cùng to lớn Và mộtquốc gia muốn phát triển kinh tế, muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới thìkhông thể không xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài
Trang 61.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Hiện nay có rất nhiều loại hình xuất khẩu Có thể kể đến một số loạihình xuất khẩu phổ biến hiện nay như: xuất khẩu theo hình thức trực tiếp,xuất khẩu theo hình thức uỷ thác, xuất khẩu hàng gia công, xuất khẩu theohình thức đối lưu và tái xuất
1.1.3.1 Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp
Xuất khẩu theo hình thức này nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trực tiếpgiao dịch, ký kết hợp đồng với nhau, việc mua và bán là không rang buộc.Với hình thức này nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thu được thong tin chínhxác hơn và nắm bắt nhu cầu của nhau tốt hơn Ngoài ra xuất khẩu theo hìnhthức này nhà xuất khẩu sẽ tận dụng được nguồn lực của mình một cách tối đa
và không bị chia sẻ lợi nhuận, vì nếu xuất khẩu qua người thứ ba thì nhà xuấtkhẩu phải mất một khoảng chi phí cho họ Tuy nhiên xuất khẩu theo hình thứcnày nhà xuất khẩu phải có đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ và đôi khigặp phải rủi ro lớn nếu có sự cố xảy ra
1.1.3.2 Xuất khẩu theo hình thức ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức nhà xuất khẩu trong nước xuất khẩuhàng hoá cho nhà nhập khẩu thông qua người thứ ba Người thứ ba nàythường là một doanh nghiệp trong nước, họ thực hiện xuất khẩu hàng hoá khi
có một bên yêu cầu và hưởng phí hoa hồng từ nghiệp vụ của mình
Hình thức này thường được sử dụng khi nhà xuất khẩu không tìm được bạnhang hoặc gặp khó khăn trong việc đó hoặc là họ không được phép xuất khẩutrực tiếp ra nước ngoài
Theo hình thức này thì nhà uỷ thác sẽ thay mặt nhà xuất khẩu ký kếthợp đồng với nhà nhập khẩu Do không phải bỏ chi phí ra để mua hàng hoánên nhà uỷ thác không cần có nguồn vốn lớn để thực hiện hoạt động kinhdoanh của mình Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phải tốt và đội ngũ nhân viên phải
Trang 7là những người giỏi nghiệp vụ.
1.1.3.3 Gia công quốc tế
Theo hình thức này thì doanh nghiệp sẽ nhập khẩu nguyên liệu hoặc làbán thành phẩm từ bên đặt gia công, sau đó đem đi sản xuất rồi giao lại chobên đặt gia công và hưởng phí gia công
Có các hình thức gia công như bên đặt gia công giao nguyên vật liệucho bên nhận gia công rồi nhận lại hàng, hoặc là bán đứt nguyên vật liệu chobên nhận gia công rồi mua lại thành phẩm, hay là chỉ cung cấp những nguyênvật liệu chính còn nguyên vật liệu phụ thì bên nhận gia công sẽ tự cung cấpthêm
Gia công quốc tế đem lại giá trị gia tăng thấp Tuy nhiên, ở nước tahình thức này là khá phổ biến Do nguồn lao động nước ta còn rẻ và dồi dào,trình độ lao động có tay nghề cao chưa nhiều, đặc biệt lao động phổ thông vàlao động ở nông thôn còn nhiều nên hoạt động gia công là vô cùng cần thiết
để giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động
1.1.3.4 Xuất khẩu theo hình thức đối lưu
Buôn bán đối lưu là hình thức trao đổi những hàng hoá có trị giá tươngđương với nhau Xuất khẩu theo hình thức này thì có sự kết hợp chặt chẽ giữaxuất khẩu và nhập khẩu, tức là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà nhập khẩu.Việc giao hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu diễn ra hầu như đồng thời
và không có sự tham gia của tiền tệ Tuy nhiên trong một vài trường hợp cóthể dùng tiền tệ để thanh toán phần giá trị hàng chênh lệch Các mặt hàng đem
ra trao đổi phải có giá trị tương đương, tức là hàng chất lượng tốt đổi lầy hàngchất lượng tốt, hàng giá rẻ đổi lấy hàng giá rẻ,…
1.1.3.5 Tái xuất
Tái xuất là xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hoá đã nhập khẩu vàotrong nước Tuy nhiên những hàng hoá này chưa qua sử dụng và chế biến ở
Trang 8thị trường trong nước.
Theo hình thức này thì hàng hoá không phải nộp thuế xuất nhập khẩu ởnước tái xuất, còn người kinh doanh tái xuấtphải ký hai hợp đồng riêng biệt làhợp đồng nhập khẩu và hợp đồng tái xuất
Với giao dịch này người kinh doanh tái xuất sẽ thu được phần lợi nhuậnchênh lệch từ việc nhập khẩu với giá thấp và xuất khẩu với giá cao
Một số hình thức tái xuất được thực hiện ở Việt Nam là tạm nhập táixuất và chuyển khẩu Cả hai hình thức này đều là mua hàng từ nước này vàbán cho nước khác Tuy nhiên nếu là tạm nhập tái xuất thì người kinh doanhphải làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và thủ tục xuất khẩu ra khỏi ViệtNam, còn chuyển khẩu thì không
1.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 1.2.1 Nghiên cứu tìm hiểu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên và quan trọng nhất Nó cóvai trò giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng Quá trình nghiên cứu tìmhiểu thị trường mà tốt sẽ là cơ sở để các quyết định được đưa ra là đúng đắn
và tạo điều kiện cho các bước sau đạt được kết quả tốt hơn Ngược lại nếu quátrình nghiên cứu thị trường mà đưa ra những thông tin sai có thể sẽ gây thiệthại cho doanh nghiệp
Trong nghiên cứu thị trường người ta sử dụng các công cụ, các kỹthuật nhằm mục đích thu thập thông tin và xử lý các thông tin đã thu thậpđược Việc nghiên cứu thị trường nhằm những mục đích sau:
- Đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa
- Lựa chọn thị trường xuất khẩu
- Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp đưa ra phương án kinhdoanh
- Lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp với từng loại thị trường
Trang 9 Có các phương pháp nghiên cứu thị trường sau:
Một là, nghiên cứu tại bàn Phương pháp này không mất nhiều chi phí
do có thể tìm được các thông tin từ sách báo, tạp chí, internet, các số liệuthống kê của doanh nghiệp từ các năm trước hoặc số liệu thống kê của các tổchức, ngành liên quan… Các nguồn thông tin này khá là phổ biến, tuy nhiênmức độ chính xác thấp và đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn, biếtthu thập tài liệu và biết đánh giá, sử dụng tài liệu một cách chính xác và đángtin cậy
Phương pháp nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu tại hiện trường Vớiphương pháp này doanh nghiệp sẽ cử cán bộ trực tiếp đến tận nơi để nghiêncứu Việc nghiên cứu được thông qua quá trình quan sát, quá trình điều tra (cóthể là điều tra chọn mẫu hay điều tra điển hình , điều tra toàn bộ) hay thôngqua các phiếu điều tra, cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng, hoặc có thểthông qua hội chợ, triển lãm,… Nghiên cứu tại hiện trường đem lại các thôngtin thực tế, chính xác nhưng lại rất tốn kém và cán bộ đi điều tra phải vững vềchuyên môn và có kinh nghiệm đi điều tra thực tế
Trong thực tế người ta thường sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này
để bổ sung những thiếu sót cho nhau, đồng thời phát huy ưu thế của mỗiphương pháp
1.2.2 Lập phương án kinh doanh
Sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra cácchiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu Các thông tin rất quan trọngcần được doanh nghiệp đưa ra bao gồm:
- Loại hàng mà doanh nghiệp đã xuất khẩu
- Khối lượng hàng xuất khẩu
- Thị trường xuất khẩu
Ba yếu tố trên là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt
Trang 10động xuất khẩu hàng hóa Tức là doanh nghiệp phải trả lời được ba câu hỏi:Xuất khẩu cái gì? Xuất khẩu cho ai? Và xuất khẩu với khối lượng bao nhiêu?Trả lời được ba câu hỏi này coi như doanh nghiệp đã thành công một nửa trêncon đường kinh doanh của mình.
- Tiếp theo, doanh nghiệp phải tìm được phương hướng thâm nhập thịtrường Sau khi đã phân tích tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp cũng nhưphân tích môi trường kinh doanh thương mại quốc tế, doanh nghiệp phải đưa
ra được phương thức thâm nhập thị trường phù hợp nhất với điều kiện củadoanh nghiệp, phù hơp nhất với loại hàng hóa xuất khẩu và phù hợp nhất vớithị trường xuất khẩu
- Muốn thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần đưa rachiến lược marketing về sản phẩm, giá cả và phân phối…
- Để lựa chọn phương án xuất khẩu ta sử dụng công thức sau:
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = (Tổng chi phí xuất khẩu 1 đơn vị hàng hóa(VND))/(Doanh thu xuất khẩu 1 đơn vị hàng hóa (ngoại tệ))
+ Nếu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu < tỷ giá hối đoái của ngân hàng thìdoanh nghiệp nên xuất khẩu
+ Nếu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu > tỷ giá hối đoái của ngân hàng thìdoanh nghiệp không nên xuất khẩu
1.2.3 Ký kết hợp đồng mua bán
Quá trình mua bán hàng hóa của người mua và người bán được hợpthức hóa bằng hợp đồng mua bán “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế haycòn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng ngoại thương, đó là sựthỏa thuận giữa các bên mua và bán có trụ sở đăng ký kinh doanh ở các nướckhác nhau Trong đó quy định bên bán phải giao hàng, chuyển giao các chứng
từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, còn bênmua phải thanh toán và nhận hàng”
Trang 11Hợp đồng mua bán bao gồm ba phần:
- Phần thứ nhất là phần xác định chủ thể của hợp đồng Đó là ngườiđược quyền xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với nước ngoài Còn người thay mặt
ký hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp như giám đốc, người đứng tênđăng ký kinh doanh hoặc người được ủy quyền
- Phần thứ hai là nội dung của hợp đồng Nó bao gồm các điều khoảnbắt buộc theo luật định và các điều khoản bổ sung
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 50) thì có 6 điều khoảnbắt buộc là: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán
Một điều cần lưu ý là hàng hóa tham gia mua bán phải hợp pháp và cácthỏa thuận trong hợp đồng không được trái quy định hiện hành của cả hainước
- Phần thứ ba bao gồm các nội dung như số bản của hợp đồng, ngônngữ của hợp đồng, thời hạn hiệu lực, các sửa đổi và bổ sung của hợp đồng,cuối hợp đồng là chữ ký của các bên
1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng
Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu được thông qua các bước sau:
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)
Nghị định 57 của Chính phủ quy định quyền xuất khẩu, nhập khẩuđược mở rộng cho mọi doanh nghiệp Đây là một thuận lợi rất lớn tạo điềukiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
Để thuận lợi cho quá trình mua bán thì bên bán phải sẽ xin giấy phépxuất khẩu Các nội dung khác rất cần được quan tâm đó là doanh nghiệp phảixác định xem mặt hàng mình kinh doanh thuộc loại nào: tự do xuất khẩu hayxuất khẩu có điều kiện hay cấm xuất khẩu để trên cơ sở đó xin giấy phép Đốivới những mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu thì hàng mậu dịch sẽ do BộThương mại cấp, còn hàng phi mậu dịch sẽ do Tổng Cục Hải quan cấp
Trang 12Mục đích của việc xin giấy phép là để làm thủ tục hải quan và thanhtoán tiền hàng xuất khẩu.
Bước 2: Bước đầu thực hiện các yêu cầu của khâu thanh toán
Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nhà xuất khẩu sẽ làm một số công việctrước khi thanh toán Thông thường nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kếtphương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) vì nó có lợi cho cả hai bên
Do đó em xin giới thiệu qua các bước mà nhà xuất khẩu phải làm khi thanhtoán bằng L/C:
- Sau khi nhận được thư tín dụng từ ngân hàng thông báo của nhà xuấtkhẩu, nhà xuất khẩu sẽ kiểm tra giá trị pháp lý của thư tín dụng
- Tiếp theo là kiểm tra nội dung của thư tín dụng Đối chiếu thư tíndụng với hợp đồng mua bán để đảm bảo sự chính xác và thống nhất giữa thưtín dụng và hợp đồng
- Các lưu ý khi nhà nhập khẩu kiểm tra thư tín dụng là:
Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp
lý, thông thường là từ 15 - 20 trước khi hàng đến
Loại L/C phải đúng như trong hợp đồng
Số tiền trong thư tín dụng phải chính xác như trong quy định củahợp đồng
Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hếthiệu lực thanh toán
Thời hạn thanh toán phải đúng với hợp đồng Nếu hợp đồng quyđịnh trả ngay thì thời hạn này nằm trong thời hạn hiệu của L/C Còn nếu hợpđồng quy định trả chậm thì thời hạn thanh toán nằm ngoài thời hạn hiệu lựccủa L/C
Những mô tả về hàng hóa như tên hàng, số lượng, quy cách, baogói và ký mã hiệu cần phải đúng như trong hợp đồng
Trang 13 Bộ chứng từ thanh toán cần phải cụ thể như loại, số lượng, ký phác
và thời hạn xuất trình
Kiểm tra cảng bốc, cảng dỡ, giao hàng một lần hay giao nhiềulần…
Phải có lời cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
Nhà xuất khẩu chỉ tiến hành các công việc tiếp theo nếu chấp nhậnthư tín dụng
Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Việc chuẩn hàng xuất khẩu bao gồm các công việc sau:
Thu gom hàng tập trung vào một nơi
Tiến hành đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu cho hàng hóa
Kiểm tra hàng để có giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Tùy theo điều kiện incoterm đã ký kết trong hợp đồng mà nghĩa vụ thuêtàu sẽ thuộc về bên bán hoặc bên mua Loại phương tiện vận chuyển sẽ phụthuộc vào đặc điểm của hàng hóa và hành trình chuyên chở hàng hóa từ nơinhập khẩu đến nơi xuất khẩu
Thực tế ở Việt Nam bán theo giá FOB, nhập khẩu theo giá CIF cảngViệt Nam Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
1 Hàng hóa ở nước ta được giao nhận nhiều bằng đường biển
2 Uy tín của các công ty, hãng vận chuyển ở Việt Nsm chưa cao
3 Vẫn còn cách hiểu chưa đúng của các doanh nghiệp, họ cho rằngxuất khẩu theo giá FOB sẽ nhanh chuyển rủi ro hơn khi xuất khẩu theo giáCIF Còn nhập khẩu theo giá CIF sẽ chậm chuyển rủi ro hơn so với giá FOB
4 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không có sứcmạnh tài chính, đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Trang 14 Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Người bán sẽ mua bảo hiểm nếu trong hợp đồng sử dụng điều kiệnincoterm là CIF hoặc CIP hoặc các điều kiện thuộc nhóm D
Có 3 điều kiện bảo hiểm là A, B, C Người xuất khẩu phải biết đượcphạm vi rủi ro và tổn thất được bảo hiểm trong mỗi điều kiện để ký kết điềukiện bảo hiểm Các điều cần lưu ý đối với người xuất khẩu là:
- Biết được đặc điểm, tính chất của mặt hàng xuất khẩu và phương tiệnvận chuyển để thấy trước các rủi ro có thể xảy ra, từ đó ký kết điều kiện bảohiểm phù hợp
- Người xuất khẩu phải nghiên cứu hợp đồng, thư tín dụng để biết điềukiện bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, nơi khiếu nại để mua bảo hiểm đúng nhưquy định trong hợp đồng
- Nhận các chứng từ bảo hiểm
- Ký hậu chứng từ bảo hiểm và gửi cho người nhập khẩu
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Khai báo hải quan và tính thuế:
Doanh nghiệp phải làm bộ hồ sơ hải quan gửi cho cơ quan hải quantrong thời gian như sau (trước khi phương tiện rời đi):
- Đường biển, không muộn hơn 8 giờ
- Đường sông, không muộn hơn 4 giờ
- Đường hàng không, không muộn hơn 2 giờ
Nơi nộp hồ sơ là hải quan cửa khẩu hoặc hải quan ngoài cửa khẩu(nếu được phép) Bộ hồ sơ hàng xuất khẩu bao gồm: Tờ khai hàng xuất khẩu,Hợp đồng xuất khẩu, Hóa đơn thương mại
- Ngoài ra tùy từng trường hợp còn có: bản kê khai hàng hóa, giấyphép xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu…
Công việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm là áp mã tính thuế cho
Trang 15hàng hóa, sau đó ghi lên trên tờ khai hải quan Việc tính thuế bao gồm 3 khâu:
- Thứ nhất, xác định giá tính thuế Đây là giá trong hợp đồng muabán, nếu không đủ điều kiện thì xác định giá này theo quy định của WTO.Theo quy định của WTO thì nếu phương pháp trước không xác định được giátính thuế thì áp dụng phương pháp ngay sau đó:
+ Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu+ Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt
+ Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự
+ Phương pháp 4: Trị giá khấu trừ
+ Phương pháp 5: Trị giá tính toán
+ Phương pháp 6: Suy luận
- Thứ hai là xác định thuế suất Doanh nghiệp phải xem mã số củahàng hóa sau đó tra ra tên hàng và mặt hàng cụ thể, đối chiếu với biểu thuếsuất hàng hóa xuất nhập khẩu để tìm thuế suất
- Thứ ba là xác định tỷ giá Thông thường là tỷ giá liên ngân hàngđược tính vào ngày đăng ký tờ khai hải quan
Xuất trình hàng hóa
Dựa vào hồ sơ hải quan doanh nghiệp đăng ký, cơ quan hải quan sẽphân luồng hố sơ Nếu hàng hóa thuộc luồng xanh thì không phải kiểm tra.Nếu là luồng vàng thì kiểm tra hồ sơ Còn nếu hàng thuộc luồng đỏ thì kiểmtra thực tế hàng hóa (có hai cách kiểm tra là kiểm tra xác suất không quá 10%
và kiểm tra toàn bộ)
Bước 7: Giao hàng cho người vận tải
Hàng hóa giao nhận bằng đường biển
- Doanh nghiệp phải thu gom hàng, đóng gói, kẻ ký mã hiệu chohàng hóa để giao cho người vận tải
- Giao hàng tại địa điểm quy định cho người vận tải
Trang 16+ Nếu hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi thì doanh nghiệp ủy thác cho
cơ quan cảng biển để thực hiện
+ Nếu hàng hóa không phải lưu kho, lưu bãi thì doanh nghiệp giaonhận trực tiếp với người vận tải
Hàng được giao nhận bằng container
- Nếu là gửi hàng nguyên (FCL) thì người gửi hàng phải đóng hàngvào container, kiểm hóa, niêm phong, kẹp chì và container đến bãi containertại cảng đi Người vận chuyển sẽ nhận container tại đó rồi đưa xuống tàu vàvận chuyển đến cảng đến
- Nếu là gửi hàng lẻ (LCL), người bán chỉ cần vận chuyển hàng hóađến trạm gom hàng container ở cảng đi rồi giao cho người vậnc chuyển vàcung cấp các chứng từ để hoàn tất việc xuất khẩu cho lô hàng Tại đây ngườivận chuyển sẽ phân loại hàng hóa, đóng gói hàng vào container, niêm phong,kẹp chì và đưa ra cảng đi
Bước 8: Làm thủ tục thanh toán
Vì thông thường nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàngbằng L/C nên em xin trình bày quy trình thanh toán bằng L/C
Sơ đồ quy trình thanh toán bằng L/C
Các bước thực hiện như sau:
25
61
Nhà nhập
khẩu
Nhà xuất khẩu
Trang 171 Nhà nhập khẩu làm thủ tục mở L/C tại ngân hàng
2 Sau khi có yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng mở L/C sẽ pháthành một thư tín dụng rồi chuyển đến ngân hàng thông báo
3 Ngân hàng thông báo nhận được thư tín dụng này sẽ thông báo vàchuyển đến cho xuất khẩu
4 Nhà xuất khẩu sẽ kiểm tra thư tín dụng nhận được, nếu chấp nhậnthì bắt đầu giao hàng
5 Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán thông qua ngân hàngthông báo chuyển đến ngân hàng mở L/C để đòi tiền
6 Ngân hàng này sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì trả tiềncho nhà xuất khẩu
7 Ngân hàng mở L/C sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trả tiền và đưa cho họ
bộ chứng từ
8 Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì trả tiền chongân hàng và nhận bộ chứng từ
1.2.5 Giải quyết tranh chấp (nếu có)
Thông thường tranh chấp xảy ra khi có sự vi phạm hợp đồng, nó có thể
là vi phạm của người bán đối với người mua hay của người mua đối vớingười bán hoặc có thể là sự vi phạm hợp đồng của cả hai
Khi có tranh chấp xảy ra sẽ xảy ra rất nhiều mất mát về thời gian, tiềnbạc, uy tín… của cả người người bán và người mua Do đó các doanh nghiệpcần đưa vào hợp đồng những điều khoản rất là chặt chẽ để tránh các tranhchấp có thể xảy ra và nếu có xảy ra tranh chap thì sẽ có cơ sở để giải quyết
Để giải quyết tranh chấp thì trong hồ sơ khiếu nại phải có đầy đủ cácchứng từ cần thiết như hợp đồng mua bán; vận đơn; giấy chứng nhận sốlượng, chất lượng hàng hóa; hợp đồng bảo hiểm; biên bản xác nhận hàng bị tổnthất… Cần chú ý là bộ hồ sơ khiếu nại phải được gửi cho cơ quan có thẩm quyền
Trang 18trong thời hạn quy định, nếu quá thời gian quy định thì sẽ không được giải quyết.
Căn cứ vào mức độ thiệt hại mà các bên có thể tự giải quyết với nhau.Trong trường hợp nếu không thỏa thuận được thì phải dựa vào hợp đồng và cácđiều khoản ghi trong hợp đồng để lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết
1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh là vô cùngcần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, bởi qua đó doanh nghiệp sẽ có các chínhsách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn Sauđây là một vài nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cũng như hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Cơ sở hạ tầng của hoạt động giao nhận
Muốn hoạt động giao nhận phát triển thì đòi hỏi phải có cở sở hạ tầnghiện đại và đồng bộ Cở sở hạ tầng bao gồm hệ thống thông tin, hệ thống giaothông vận tải, kho bảo quản hàng hoá, bến bãi, sân bay,… Trong quá trìnhgiao nhận hàng hoá, cơ sở hạ tầng sẽ là yếu tố quyết định tính nhanh chậmcủa quá trình giao hàng Bên cạnh đó nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm giảm chiphí đi lại trong quá trình giao hàng
Trong mua bán hàng hoá quốc tế, trong khi chờ xuất khẩu hàng hoáphải được gửi trong kho ngoại quan để bảo quản Vì vậy điều kiện bảo quảntrong kho là rất quan trọng để giữ được chất lượng của hàng hoá
Ngoài ra trong quá trình giao hàng, hàng hoá phải trải qua rất nhiều lầnvận chuyển và với các phương tiện vận chuyển khác nhau Mỗi phương tiệnvận chuyển lại đem lại giá trị kinh tế khác nhau Do đó để giảm chi phí trongquá trình vận chuyển cũng như chọn được loại phương tiện vận chuyển phùhợp với loại hàng hoá thì rất cần có sự đồng bộ của các phương tiện vậnchuyển
Trang 19Ở các nước phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng đều rất hiện đại, nên hoạtđộng giao nhận rất phát triển Còn ở nước ta cơ sở hạ tầng còn yếu kém nênhoạt động giao nhận còn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.
1.3.2 Nhu cầu của thị trường
Các doanh nghiệp sản xuất cái gì? với số lượng bao nhiêu? chất lượng
ra sao? đều phải dựa trên nhu cầu của thị trường Do đó để hoạt động xuấtkhẩu đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nhu cầu của thịtrường Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thu mua hàng trong nước với sốlượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường Như vậy mặt hàng xuất khẩu, thịtrường xuất khẩu, khối lượng hàng xuất khẩu đều chịu ảnh hưởng bởi nhu cầucủa người tiêu dung
1.3.3 Nguồn hàng cung cấp
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp đó là nguồn hàng cung cấp Các doanh nghiệp giao nhận sẽ thu muađầu vào từ các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhận uỷ thác từ người uỷ thác, do
đó nếu doanh nghiệp sản xuất không có hàng hoá để xuất khẩu hoặc có nhưnglại không đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng thì các doanh nghiệpgiao nhận sẽ không có hàng để xuất khẩu hoặc có thể hàng hoá sẽ bị đem trả lại
1.3.4 Các lợi thế khác của doanh nghiệp
Ngoài những ảnh hưởng trên thì những lợi thế riêng của doanh nghiệpcũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Đó là các lợi thế về bề dày hoạtđộng, uy tín, kinh nghiệm và mối quan hệ lâu năm với khách hàng Đây lànhững tài sản vô hình mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có được.Với bề dày hoạt động của mình công ty sẽ có được những kinh nghiệm nhấtđịnh trong hoạt động xuất khẩu Với kinh nghiệm này công ty ngày càng nângcao được chất lượng dịch vụ cung ứng và đem lại sự tin cây cho khách hàng
1.3.5 Chính sách của Nhà nước
Trang 20Các chính sách của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt độnggiao nhậnm các chính sách về mở cửa thị trường, các chính sách về thuế quan
sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Hiện nay nước ta đã mở cửa thị trường với hầu hết các quốc gia trên thếgiới, và cũng đã ký kết hiệp định thương mại tự do với nhiều nước Từ đó chođến nay khối lượng hàng hoá mua bán quốc tế ngày càng tăng, góp phần làmphát triển hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của nước ta
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên trong thời gian tới phải thựchiện các cam kết của mình, bên cạnh đó cũng được hưởng những ưu đãi màWTO dành cho các nước đang phát triển và hưởng các quyền lợi khi là thànhviên của WTO Như vậy hàng hoá của Việt Nam sẽ được xuất sang các nướcthành viên của WTO với một mức thuế ưu đãi, điều này sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động xuất khẩu của nước ta
Để thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020,Nhà nước ta đã có chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Bởi hoạt độngxuất khẩu là quan trọng nhất, nó đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, đồngthời tạo công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Như vậy với những ưu đãi dành cho hoạt động xuất khẩu sẽ làm gia tăng khốilượng hàng xuất khẩu của nước ta
1.3.6 Hệ thống ngân hàng và tỷ giá hối đoái
Trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, do người mua và ngườibán không thể trực tiếp thanh toán với nhau nên ngân hàng sẽ đứng ra làmtrung gian thanh toán Như vậy, ngân hàng là bên trung gian rất quan trọng đểhoàn thiện quá trình mua bán hàng hoá quốc tế Do đó ở quốc gia nào mà có
hệ thống ngân hàng phát triển mạnh thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra rấtsuôn sẻ, ngược lại ở quốc gia nào mà hệ thống ngân hàng còn què quặt sẽ rấtkhó tham gia vào quá trình mua bán hàng hoá quốc tế
Trang 21Do đồng tiền thanh toán trong mua bán quốc tế không đồng nhất, do đóphải thông qua một tỷ giá nào đó để chuyển đổi đồng tiền với nhau, vì vậyhoạt động xuất khẩu còn chịu tác động của tỷ giá hối đoái Chính vì điều nàynên trong mua bán quốc tế cả người mua và người bán đều phải có các biệnpháp phòng ngừa rủi ro hối đoái để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Chương 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh
Trang 22xuất khẩu tại công ty cổ phần giao nhận
vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nội
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương - Vinatrans Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinatrans Hà Nội
Công ty Vinatrans Hà Nội được thành lập từ tháng 4 năm 2003 do cổphần hóa chi nhánh Công ty Vinatrans tại Hà Nội của Bộ thương mại Tiềnthân là chi nhánh Công ty Vinatrans tại Hà Nội được thành lập từ năm 1996
Một số thông tin về công ty như sau:
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương
Tên tiếng Anh: The Foreign Trade Forwarding and Transportation JointStock Company
Tên viết tắt: VINATRANS HANOI
Người đại diện: Ông Khúc Văn Dụ - Tổng Giám đốc
Điện thoại: 04 7321090
Fax: 04 7321083
Website: www.vinatrans.com
Địa chỉ: số 2 Bích Câu, Ba Đình, Đống Đa, Hà Nội
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty Vinatrans Hà Nội
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vinatrans Hà Nội
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vinatrans Hà nội
Trang 23(Nguồn: phòng quản trị thông tin của công ty Vinatrans Hà Nội)
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
CHI NHÁNH
TP HỒ CHÍ MINH
CHI NHÁNH HẢI PHÒNGCÔNG
KẾ TOÁN
GIAO NHẬN ĐƯỜNG BIỂN
HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG
QUẢN TRỊ THÔNG TIN
ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
LOGISTICS
DỊCH VỤ
HỖ TRỢBAN GIÁMĐỐC
Trang 24Sau khi cổ phần hóa thì cơ cấu quản lý của công ty gồm có đại hội cổđông, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát Về cơ cấu tổ chức thìnhìn vào sơ đồ ta thấy công ty bao gồm ban giám đốc, các phòng ban và bộphận trực thuộc Các phòng ban và bộ phận trực thuộc chịu sự quản lý củaban giám đốc Có thể chia thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, ban giám đốc quản lý công ty TNHH giao nhận vận tải HàThành Đây là công ty trực tiếp tham gia vào hoạt động giao nhận củaVinatrans Hà Nội;
Thứ hai, ban giám đốc quản lý các phòng ban trực thuộc Vinatrans HàNội;
Và thứ ba là ban giám đốc cũng tham gia quản lý các chi nhánh củamình tại các tỉnh/ thành phố mà cụ thể ở đây là ba chi nhánh nằm tại cácthành phố Hải Phòng, Quảng Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh
Chức năng của các phòng ban có thể được giới thiệu dưới đây:
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc: đứng đầu ban giám đốc là tổng giám đốc Tổng giám
đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động củacông ty
Phòng tài chính kế toán: phòng này có chức năng quản lý tài chính
và thực hiện công tác kế toán của công ty Tất cả các hoạt động liên quan đến
sử dụng nguồn vốn, tạo vốn, báo cáo kết quả sử dụng vốn và báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh đều được thực hiện ở đây
Phòng hành chính nhân sự: đây là phòng quản lý nguồn nhân sự của
công ty Phòng có chức năng thực hiện một số công việc như định giá tiềnlương và tiền thưởng, thực hiện tuyển dụng lao động, xây dựng kế hoạch đàotạo đội ngũ lao động, tổ chức đội ngũ lao động theo kế hoạch của cấp trên
Phòng quản trị thông tin: phòng có chức năng lưu trữ các thông tin
Trang 25nội bộ như thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh, thông tin về cácphòng ban; bên cạnh đó còn có các thông tin về thị trường, thông tin về kháchhàng và đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ngành cũng như thông tin về cácchính sách của chính phủ.
Phòng quản trị chất lượng: chức năng của phòng là kiểm soát chất
lượng dịch vụ, ngoài ra phòng còn làm công tác chất lượng, đưa ra các chỉtiêu chất lượng để thực hiện và tổng kết kết quả thực hiện
Các phòng ban thuộc bộ phận giao nhận: bao gồm các phòng ban
giao nhân đường biển, giao nhận hàng không, đại lý tàu biển, logistics và dịch
vụ hỗ trợ Các phòng ban này thực hiện các chức năng liên quan đến các hoạtđộng trực tiếp của mình Ví dụ như giao nhận hàng không thì thực hiện cácchức năng sau:
- Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho ngườinhận với đa dạng các mặt hàng như giày dép, may mặc thời trang, hàng máymóc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả;
- Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không;
- Dịch vụ phát chuyển nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm);
- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu;
- Dịch vụ khai hải quan và giao nhận nội địa;
- Dịch vụ đại lý hải quan;
- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng khônglớn trên thế giới
Tóm lại sau khi khách hàng đã tìm hiểu thông tin và ký kết hợp đồngvới công ty thì bộ phận giao nhận sẽ thực hiện chức năng cuối cùng của mình
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của công ty Vinatrans Hà Nội
Hiện nay công ty đang cung cấp một số các dịch vụ sau:
- Nhận ủy thác của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong và
Trang 26ngoài nước để tổ chức giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh,hàng ngoại giao, hàng hội chợ triển lãm, thiết bị cho các cuộc biểu diễn vănhóa nghệ thuật, đồ dùng cá nhân, hàng biếu tặng, hàng mẫu, tài liệu chứng từ,bằng đường biển hàng không trong nước và quốc tế;
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận kho vận, thuê và cho thuê kho bãi,phương tiện vận tải, bốc xếp (tàu biển, sà lan,vỏ container, xe nâng, cầncẩu ) Kinh doanh kho CFS, bãi container Thực hiện dịch vụ kinh doanh vậntải, thu gom, chia lẻ, bảo quản, đóng gói, đánh ký mã hiệu, tái chế phân loạihàng hóa, sữa chữa bao bì;
- Nhận làm đại lý tàu biển, đại lý lưu cước gom hàng, đại lý chia sẻhàng cho các hãng giao nhận, hãng tàu, hãng không, đại lý ký gửi, đại lý khaihải quan, đại lý bán vé vận tải hành khách, dịch vụ thủ tục hải quan, giámđịnh, mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định của Nhànước Nhận làm môi giới cho các chủ hàng, và chủ tàu trong và ngoài nước;
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu,thông tin thị trường theo yêu cầu, của các tổ chức trong và ngoài nước;
- Liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong vàngoài nước để phát triển các hoạt động kinh doanh vận tải thương mại củaCông ty;
- Thuê và cho thuê văn phòng làm việc;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóacác ngành hàng: thủ công mỹ nghệ, chế biến, nông sản, thủy hải sản, lâm sản,may mặc, phương tiện vận tải, vật tư thiết bị cho sản xuất, hàng tiêu dùng;
- Thực hiện các dịch vụ thương mại;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Nghị quyết củaĐại hội đồng cổ đông
Trang 272.1.4 Nguồn vốn và đội ngũ lao động của công ty
2.1.4.1 Nguồn vốn
Công ty Vinatrans Hà Nội được cổ phần hóa từ chi nhánh công tyVinatrans tại Hà Nội nên nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn góp, vốn cổphần Hiện nay số vốn chủ sở hữu là 3,7 tỷ đồng, vốn kinh doanh là 1,3 tỷđồng Để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh công ty có vay thêm từ ngânhàng, tổ chức tín dụng và liên doanh liên kết để tạo thêm nguồn vốn
Do vốn chủ sở hữu còn ít nên đã gây khó khăn cho công ty Với việctrả lãi cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã làm ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của công ty và làm cho lợi nhuận thụt giảm Vì vậy trong thờigian tới công ty nên có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để tăng doanhthu, lợi nhuận, trả nợ cho ngân hàng và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh
2.1.4.2 Đội ngũ lao động
Số nhân viên của công ty luôn tăng liên tục từ năm 2005-2007 Để thấy
rõ hơn sự gia tăng nhân viên của công ty và sự thay đổi trong cơ cấu lao động
ta có thể quan sát bảng sau:
Trang 28Bảng1 Bảng cơ cấu lao động của công ty
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự của công ty Vinatrans Hà Nội)
Qua bảng ta thấy cơ cấu lao động thay đổi không đáng kể, nhân viên cótrình độ cao ngày càng tăng Đây chính là lực lượng then chốt và cần thiết chocông ty Tuy nhiên so với các nước khác thì trình độ này vẫn chưa phải là cao,
vì vậy công ty cần phải có những buổi tập huấn để nâng cao trình độ nhânviên của công ty
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Hoạt động khá lâu trong ngành giao nhận, công ty Vinatrans Hà Nội
Trang 29được thể hiện rất rõ trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trongvòng 3 năm qua.
Bảng 2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Vinatrans Hà Nội
(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Vinatrans Hà Nội)
Từ bảng trên ta thấy doanh thu của công ty luôn tăng lên, sự gia tăngdoanh thu cho thấy công ty luôn luôn luôn đổi mới, luôn luôn có nhữngphương pháp hữu hiệu để gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình Chính sựgia tăng đó đánh dấu sự phát triển của công ty Để có được những thành côngnhư vậy phải kể đến sự lãnh đạo tài tình của giám đốc công ty cùng với độingũ lãnh đạo và đội ngũ quản lý giỏi, bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên năngđộng và đầy sáng tạo
Với lợi thế sẵn có của mình, công ty Vinatrans Hà Nội có thể đẩy mạnhhơn nữa hoạt động kinh doanh của mình trong lĩnh vực giao nhận hàng xuấtkhẩu, vì hiện nay, trong khi nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập với nềnkinh tế thế giới thì trong hoạt động giao nhận vận tải sẽ ngày càng có nhiềuđối thủ cạnh tranh hơn và công ty có thể bị mất thị phần Chính vì vậy, công
ty cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình sang một số lĩnh vực
Trang 30mà công ty có rất nhiều ưu thế, cụ thể đó là hoạt động xuất khẩu - một hoạtđộng mà công ty đã kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua Nhìn vàobảng số liệu ta thấy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 7.098 triệu đồng năm
2005 và đến năm 2007 là 7.594 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 7% Vớitốc độ tăng trưởng khá cao như thế này công ty có thể hoàn thiện thêm hoạtđộng xuất khẩu để biến nó thành một trong những hoạt động chủ lực tronghoạt động kinh doanh của mình
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội
Hoạt động giao nhận hiện nay có thể được coi là khá mới mẻ đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam Tuy mới nhưng nó đã thu hút được rất nhiều cácdoanh nghiệp tham gia Tính đến nay đã có gần 350 doanh nghiệp tham gialĩnh vực giao nhận Hoạt động giao nhận đem lại khá nhiều lợi nhuận cho cácdoanh nghiệp, tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh gay gắt như vậy không phảidoanh nghiệp nào cũng đứng vững nổi và làm ăn thực sự có hiệu quả
Vinatrans Hà Nội có bề dày hoạt động khá lâu, từ năm 1996 đến nay đã
là trên 10 năm, cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể Nghiên cứutrong ba năm vừa qua (2005-2007) cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công
ty đều tăng Điều đó đã nói lên một phần nào công ty đã làm ăn rất tốt Tuynhiên để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động của công ty chúng ta cần phải đinghiên cứu sâu hơn về mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của công
ty, sau đó là đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong ba năm vừa qua
2.2.1 Kết quả kinh doanh theo tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Với hoạt động giao nhận hàng hóa ngoại thương, công ty Vinatrans HàNội luôn đạt được những kết quả đáng tự hào trong 3 năm vừa qua, điều đóđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu
giai đoạn 2005-2007
Trang 31Giá trị Tỷ
trọng(%)
Giá trị Tỷ
trọng(%)Tổng kim
ngạch 3.838.470 100 3.943.944 100 4.111.720 100Nhập khẩu 892.314 23,25 900.101 22,82 912.356 22,19
Xuất khẩu 2.946.156 76,75 3.043.843 77,18 3.199.364 77,81
(Nguồn: báo cáo kết quả hàng năm của công ty Vinatrans Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm chủyếu trong hoạt động kinh doanh của công ty Tỷ trọng bình quân của kimngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 77% Đối với hoạtđộng nhập khẩu, tuy giá trị kim ngạch có tăng qua từng năm nhưng tỷ trọngcủa nó trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thấp
Sự thay đổi của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩutrong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thể được lý giải như sau: (1)Công tymới chỉ chú trọng hoạt động xuất khẩu, (2)Trong thời gian qua công ty đã cónhiều bạn hàng lớn trong hoạt động xuất khẩu, vì vậy kim ngạch xuất khẩutăng Trong khi đó hoạt động nhập khẩu chủ yếu của công ty là nhập khẩu ủythác, nhập khẩu tự doanh còn ít Vì vậy công ty chỉ hưởng một phần hoa hồngrất nhỏ Và hiện nay khi mà thị phần giao nhận ngày càng giảm, cạnh tranhvới nhiều đối thủ lớn và các đối thủ mới gia nhập nó làm cho thị phần nhậpkhẩu của công ty giảm đi
2.2.2 Kết quả kinh doanh theo phương thức xuất khẩu