Một số giải pháp đối với công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà nội (Trang 50 - 55)

Vinatrans Hà Nộ

3.3.1. Một số giải pháp đối với công ty

3.3.1.1 Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ hiện đang cung ứng

Các doanh nghiệp muốn thu hút được khách hang thì ngoài giá cả cạnh tranh ra cần mang đến cho khách hàng sự hài lòng lớn nhất. Hiện nay khi mà vai trò của khách hàng ngày càng trở lên quan trọng, doanh nghiệp cần phải tập trung tốt hơn nữa trong việc cung ứng dịch vụ của mình.

Một số biện pháp để công ty Vinatrans Hà Nội có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ của mình là:

Thứ nhất, các phương tiện dùng để giao nhận hàng hoá phải còn sử dụng tốt, chưa hết thời gian khấu hao, phải an toàn cho cả người và hàng hoá. Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận cũng phải tốt sao cho quá trình giao nhận hàng hoá được triển khai một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Thứ hai, phải giữ chữ tín với khách hàng, thực hiện đúng như những gì đã cam kết kể cả trong những trường hợp công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng. Bởi qua đó công ty dễ tạo được niềm tin từ khách hàng

và có được sự tín nhiệm từ họ. Bên cạnh đó công ty cũng nên tránh những tranh chấp có thể xảy đến với khách hàng. Vì rủi ro xảy đến trong quá trình giao nhận hàng hoá là rất nhiều, nên công ty cần đưa ra những điều khoản cụ thể liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra công ty có thể tư vấn để khách hàng có thể mua bảo hiểm phù hợp với loại hàng hoá và điều kiện giao hàng của mình.

3.3.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động của công ty

Con người luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu công ty cần có những chính sách liên quan đến lao động như sau:

 Do số lượng cán bộ quản lý của công ty khá lớn, dễ gây khó khăn cũng như tình trạnh chồng chéo trong quá trình ra quyết định nên trong thời gian tới công ty phải giảm bớt số lượng này.

 Liên tục bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên. Điều này được thể hiện qua các chương trình sau:

- Tổ chức các khoá học có liên quan trực tiếp cũng như bổ trợ cho công việc của công nhân viên. Ví dụ các khoá học về nghiệp cụ giao nhận, nghiệp vụ hải quan, luật pháp trong nước và quốc tế, ngoại ngữ, tin học,…

- Tổ chức các khoá học sao cho có sự kết hợp chặt chẽ giữa học và làm, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như quá trình nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên.

- Ngoài ra, có thể trực tiếp mời các chuyên gia nước ngoài hoặc trong nước về giảng dạy, hoặc chỉ để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp cho khoá học đạt được kết quả cao hơn.

- Nếu có thể thì tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa công ty với các đối tác trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thắt chặt mối quan hệ hợp tác sẵn có.

tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ để loại bỏ những người còn yếu kém và để cho các cán bộ, công nhân viên phải liên tục học hỏi, liên tục phấn đấu, qua đó góp phần vào sự phát triển của công ty.

 Do lực lượng lao động của công ty còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, nên cần phải đào tạo lực lượng này sao cho ngoài kiến thức lý thuyết đã có, họ có thể tận dụng một cách tốt nhất để đạt được hiệu quả trong công việc.

 Công ty phải có chính sách thưởng phạt thích đáng. Qua đó để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Cán bộ, công nhân viên phải làm đúng công việc của mình, không giao nó cho người khác. Và khi thấy có sự sai sót mà dẫn đến tổn thất thì phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn, đồng thời phải thông báo cho cấp có thẩm quyền cao hơn.

 Và cuối cùng công ty phải sử dụng người lao động đúng như những gì đã cam kết, giao đúng người đúng việc.

3.3.1.3. Quản lý chặt chẽ hơn các chi phí liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa

Các chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu thường bao gồm các chi phí sau: chi phí thu mua hàng, chi phí cho vận tải, chi phí cho bảo hiểm, chi phí cho bảo quản và các chi phí liên quan đến quản lý.

 Chi phí thu mua hàng bao gồm các chi phí tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị trường để qua đó xác định: thị trường mong muốn có những loại hàng hoá nào? Người cung cấp sẽ cung cấp với số lượng bao nhiêu? Và với giá cả như thế nào? Từ đó sẽ có chiến lược nguồn hàng phù hợp. Chi phí thu mua hàng là không thể thiếu, tuy nhiên nếu nó quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty cần có đầu vào ổn định với chất lượng tốt và giá cả phải chăng sao cho phù hợp nhất với thị trường xuất khẩu.

 Vận tải luôn là một trong những chi phí lớn trong quá trình giao nhận hàng hoá của công ty. Hiện nay giá xăng, dầu ngày càng tăng đã làm

cho chi phí vận tải tăng vọt, và nó đã ảnh hưởng rất lớn đến giá đầu ra của công ty. Vì vậy, để giảm bớt chi phí vận tải một cách hợp lý, công ty cần lựa chọn những tuyến đường sao cho thuận lợi nhất cho quá trình giao nhận hàng hoá, sử dụng phương tiện vận tải phù hợp phù hợp với loại hàng hoá và có sự kết hợp linh hoạt giữa các loại phương tiện vận chuyển để tận dụng tối ưu ưu thế của phương tiện vận chuyển đó.

 Bảo hiểm cho hàng hoá là không thể thiếu trong mua, bán hàng hoá quốc tế. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí này công ty nên mua bảo hiểm trong những trường hợp cần thiết sao cho phù hợp nhất với hàng hoá của mình và điều kiện cơ sở giao hàng đã ký kết.

 Hàng hoá tham gia mua bán quốc tế không phải lúc nào cũng được giao ngay cho khách hàng, bên cạnh đó khoảng cách địa lý xa sẽ làm cho thời gian giao hàng lâu. Vì vậy, ngoài chi phí bảo quản trực tiếp tại kho hàng của mình, công ty còn chịu chi phí bảo quản tại kho ngoại quan và chi phí bảo quản trong quá trình vận chuyển. Để giảm bớt chi phí này công ty nên sử dụng các phương tiện bảo quản tiên tiến và hiện đại nhằm tránh thất thoát trong quá trình bảo quản. Bên cạnh đó công ty cần nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo quản cho cán bộ, công nhân viên của mình.

 Do chi phí cho quản lý thường rất cao. Vì vậy để giảm bớt chi phí này, công ty nên giảm số lượng người quản lý không cần thiết. Thay vào đó, công ty sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vừa giảm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí.

3.3.1.4. Xây dựng các chiến lược thu hút khách hàng

Khi mà ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành thì hoạt động marketing trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hoạt động marketing hiệu quả sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty.. Để thu hút khách hàng mới, công ty có thể sử dụng các cách sau:

 Thứ nhất là trực tiếp thâm nhập vào thị trường mới. Thông qua các phương tiện quảng cáo công ty sẽ giới thiệu cho các khách hàng mới biết đến những hoạt động của công ty mình và các sản phẩm cung cấp. Để cho thuận lợi hơn, công ty nên tìm một đối tác tại thị trường đó. Đối tác này sẽ làm tất cả công việc cần thiết để giới thiệu công ty đến với khách hàng. Phương thức thâm nhập này có thuận lợi là công ty sẽ làm chủ các hoạt động của mình, tuy nhiên nó rất mạo hiểm vì rủi ro cao và chi phí bỏ ra cũng rất lớn.

 Một cách khác công ty có thể sử dụng để tìm kiếm khách hàng mới đó là thông qua các đối tác hoặc hiệp hội giao nhận trong nước và quốc tế. Cách này rất thuận lợi trong việc tìm kiếm bạn hàng, vì nó rất an toàn và chắc chắn, hiệu quả mang lại cũng cao hơn so với phương thức trên.

Để thu hút được nhiều khách hàng, công ty cần tích cực quảng cáo. Các phương tiện quảng cáo rất hữu ích đó là tivi, báo, đài, đặc biệt là trang web của công ty. Thông qua trang web, khách hàng sẽ biết đến công ty với những thông tin khá chi tiết và đáng tin cậy. Ngoài ra phạm vi hoạt động của trang web là không biên giới, do đó công ty nên tận dụng tối đa trang web của mình để cung cấp thông tin đến với khách hàng. Bên cạnh đó nên tổ chức các buổi giới thiệu về công ty. Công ty sẽ tận dụng buổi nói chuyện này để quảng cáo hình ảnh của mình, nếu có thêm chương trình tư vấn thì sẽ rất hiệu quả.

Ngoài những cách ở trên ra thì để thu hút khách hàng đến với công ty, công ty nên chăm sóc khách hàng hiện tại một cách tốt nhất. Khách hàng này sẽ tự động giới thiệu những khàch hàng khác đến với công ty, như vậy vừa không tốn thời gian, chi phí mà lại có được uy tín với họ.

Để hoạt động marketing đạt được hiệu quả tốt, trong quá trình tìm hiểu thị trường công ty nên có được những thông tin liên quan đến tập quán và luật pháp của thị trường đó. Bởi tập quán và luật pháp của các quốc gia khác nhau là khác nhau, do đó nếu có sự hiểu biết này công ty sẽ tránh được những sai

sót không đáng có.

3.3.1.5 Tiếp tục mở rộng thị trường giao nhận

Phạm vi thị trường lớn sẽ giúp công ty hoạt động ổn định hơn do tránh được tác động của biến động thị trường. Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là trong khu vực ASEAN, vì vậy công ty cần mở rộng thị trường xuất khẩu sang một số thị trường lớn như Mỹ và EU.

 Để mở rộng thị trường hoạt động công ty có thể thông qua hiệp hội giao nhận trong nước và quốc tế hoặc tự mình khai thác thị trường mới. Các chương trình marketing là rất phù hợp và cần thiết để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trước khi muốn xây dựng một thị trường mới, công ty cần tìm hiểu các thông tin sau về thị trường:

Thứ nhất là nhu cầu về tiêu dùng ở thị trường đó ở mức nào? Số lượng mặt hàng là bao nhiêu? Khối lượng tiêu dùng lớn hay nhỏ? Tìm hiểu thông tin này giúp công ty biết được mặt hàng cung cấp và khối lượng hàng cung cấp để từ đó thu gom hàng trong nước và phát giá với khách hàng.

Thứ hai là tốc độ tăng trưởng của thị trường. Thị trường mà tăng trưởng mạnh và có nhiều tiềm năng thì công ty nên thâm nhập, còn các thị trường có nguy cơ suy thoái công ty không nên thâm nhập bởi sẽ rất mạo hiểm.

 Ngoài chiến lược mở rộng thị trường mới, công ty có thể mở rộng thị trường hiện tại bằng cách cung cấp them nhiều dịch vụ hơn nữa hay nói cách khác là đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Phương pháp này có thuận lợi đó là công ty đã rất am hiểu thị trường, đã tạo được uy tín thông qua những sản phẩm dịch vụ đã cung cấp và không mất thời gian và chi phí để thâm nhập thị trường này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w