II. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –
1. Đánh giá chung
Giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn cụ thể hoá các nội dung trong Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX bằng những hành động thiết thực, quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, tăng vượt bậc so với 5 năm trước 1996 – 2000.
Sơ đồ 1: 10 năm thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam thời kỳ 1995 – 2004
Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội
Số lượng DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu bắt đầu tăng mạnh từ năm 2001, nguyên nhân là do: Có căn cứ pháp lý (Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn) và sức ép chủ quan (dưới hình thức chủ trương của Đảng và Nhà nước); Nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp; Có sự chuẩn bị thích
hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến chuyển đổi sở hữu; Các doanh nghiệp sau chuyển đổi tiếp tục được hưởng ưu đãi từ phía Nhà nước; Các doanh nghiệp này có lợi thế nhất định đối với các nhà đầu tư (lợi thế về vị trí địa lý và mặt bằng sản xuất, về khả năng khai thác tài nguyên và các nguồn lợi trên địa bàn).
Trong quá trình triển khai thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc, kết quả là hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch chuyển đổi sở hữu đều không hoàn thành. Số lượng DNNN không thực hiện chuyển đổi sở hữu trong năm nay thì dồn sang cho cho năm sau, làm cho nhiệm vụ chuyển đổi sở hữu năm sau nặng nề hơn năm trước.
Bảng 3: Kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
Năm Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành kế hoạch
2001 342 274 81
2002 286 215 75
2003 1026 607 59
2004 827 796 96
2005 780 737 95
Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương
Sơ đồ 2: Kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005
Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương
Qua bảng và sơ đồ ta thấy kế hoạch thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN giai đoạn 2001 – 2005 đã không hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp nhất là 59% năm 2003 và cao nhất là 96% năm 2004. Đối với hai năm 2004 và 2005, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở mức tương đối cao trên 90% do trong có nhiều đổi mới về cơ chế và chính sách liên quan đến chuyển đổi sở hữu DNNN.
Tình hình cả nước là vậy song nếu đi sâu phân tích các ngành và địa phương ta thấy: cùng một điều kiện cơ chế chính sách như nhau, cùng được khuyến khích và hỗ trợ nhưng có ngành lại hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra (điển hình là ngành Công nghiệp) và cũng có ngành không hoàn thành mục tiêu và tỷ lệ hoàn thành thấp (điển hình là ngành Giao thông vận tải).
Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu của các ngành trong giai đoạn 2001 – 2005
Ngành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành kế hoạch
Tổng số 910 632 69
Ngành Công nghiệp 249 263 106
Ngành Xây dựng 198 188 95
Ngành Thương mại - Dịch vụ 87 20 23
Ngành Giao thông vận tải 139 29 21
Khác 237 144
Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương 1.1. Tình hình thực hiện chuyển đổi tại một số ngành điển hình
1.1.1. Ngành Công nghiệp
a. Những nỗ lực đồng bộ từ Bộ Công nghiệp đến các doanh nghiệp
Có thể nói công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp ở Bộ Công nghiệp là cả một quá trình, với những bước tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện khoa học, xuyên suốt từ Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ Công nghiệp, tới các Tổng công ty và doanh nghiệp, sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp giữa chính quyền và công đoàn các cấp, làm chuyển biến nhận thức của toàn thể công nhân viên chức trong các doanh nghiệp.
Ngay sau khi có Nghị quyết TW3, khoá IX, Đảng uỷ Cơ quan Bộ Công nghiệp đã phối hợp với Khối Công nghiệp Hà Nội và Đảng uỷ khối Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị quyết tới các cán bộ chủ chốt thuộc cục, vụ, viện, Tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ. Tiếp đó, các Đảng uỷ, Chi uỷ đã tổ chức quán triệt Nghị quyết và tổ chức học tập tới Đảng viên ở các cơ quan, doanh nghiệp. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp đã họp để quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản pháp quy, liên quan đến sắp xếp đổi mới DNNN , như Quyết định sô 183/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng
11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW3, khoá IX, chỉ thị số 27/2002/CT-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện chuyển đổi DNNN và quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28 tháng 1 năm 2003 về việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty nhà nước và DNNN thuộc Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003 – 2005. Đây là căn cứ pháp lý để Bộ Công nghiệp chỉ đạo công tác chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp thuộc Bộ.
Cùng với việc sớm ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn như Chỉ thị số 01/2003/CT-BCN của Bộ Công nghiệp đôn đốc các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện chỉ thị số 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công văn 208/CV-TCTK về việc khẩn trương thực hiện CPH các doanh nghiệp theo chương trình, kế hoạch mà các doanh nghiệp đã đăng ký, ban hành quy trình và hướng dẫn CPH, phương án mẫu… Bên cạnh Trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các Thứ trưởng phụ trách ngành cũng đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi sở hữu. Căn cứ vào những chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp kiên quyết chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi, không cho doanh nghiệp lùi tiến độ và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, cũng như động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi sở hữu một cách nhanh gọn, đúng tiến độ và có hiệu quả.
b. Những kết quả đạt được
Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn từ năm 2003 – 2005, Bộ Công nghiệp đã có 330 doanh nghiệp cần phải sắp xếp, đổi mới. Trong đó, 144 doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước, 153 doanh nghiệp thực hiện CPH và 33 doanh nghiệp thực hiện giao, bán.
Báo cáo của Ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công nghiệp cho thấy thắng lợi của quá trình chuyển đổi sở hữu trước hết phải kể đến CPH. Nếu như năm 2002, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết TW3 về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, bên cạnh việc quán triệt, phổ biến và bước đầu triển
khai nghị quyết, trên cơ sở đăng ký CPH và thí điểm xây dựng mô hình mới, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp và đổi mới DNNN, Bộ Công nghiệp đặt chỉ tiêu CPH 46 doanh nghiệp nhưng thực tế chỉ đạt được 9 doanh nghiệp, đạt 20% kế hoạch đặt ra. Số còn lại 7 doanh nghiệp trong chương trình CPH năm 2002 phải chuyển sang thực hiện vào năm 2003, làm cho số doanh nghiệp CPH năm 2003 lên tới 101 doanh nghiệp. Mục tiêu phấn đấu của Bộ Công nghiệp năm 2003 là xác định giá trị doanh nghiệp đạt 100%, duyệt xong phương án và quyết định CPH là 70%, bán xong cổ phần là 50% và tiến hành đại hội cổ đông khoảng 30% doanh nghiệp. Song với sự chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo Bộ và sự triển khai tích cực của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2003, mục tiêu trên đã không chỉ hoàn thành mà hoàn thành vượt mức đặt ra. Năm 2003, Bộ hoàn thành 100% việc xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt và quyết định chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần đạt 89% kế hoạch. Tổng giá trị vốn của các doanh nghiệp CPH đạt gần 6000 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị thực tế vốn Nhà nước là 2800 tỷ đồng. Phần lớn các Tổng công ty đã tích cực triển khai CPH và đạt tỷ lệ cao. Cụ thể là các Tổng công ty: Hoá chất 12/14 doanh nghiệp, Xây dựng Công nghiệp 8/9 doanh nghiệp, Dệt – May 7/9 doanh nghiệp, Máy và thiết bị Công nghiệp 6/6 doanh nghiệp, Máy Động lực và máy Nông nghiệp 5/6 doanh nghiệp, Điện tử - Tin học 5/5 doanh nghiệp, Khoáng sản 5/8 doanh nghiệp, Thép 6/7 doanh nghiệp, Than 3/3 doanh nghiệp… Tính chung cho cả giai đoạn 2001 – 2005, ngành đã hoàn thành 106% kế hoạch đề ra.
c. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi sở hữu
Các doanh nghiệp sau chuyển đổi sở hữu được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên năng động hơn, tài chính của doanh nghiệp được xử lý lành mạnh hơn và lao động dôi dư của các doanh nghiệp được sắp xếp, xử lý. Qua khảo sát ở 23 doanh nghiệp đã CPH trên 1 năm cho thấy doanh nghiệp đều phát triển hơn trước.
Về vốn kinh doanh: có 74% số doanh nghiệp sau CPH có vốn kinh doanh tăng lên so với trước khi CPH, với mức xấp xỉ 2 lần. Công ty cổ
phần Xây lắp Đông Anh sau CPH vốn tăng từ1,13 tỷ đồng lên 9,52 tỷ đồng. Công ty cổ phần May Vĩnh Phúc vốn trước khi CPH có 2,3 tỷ đồng nay tăng lên 4 lần.
Về doanh thu: có 73,9% số doanh nghiệp sau CPH doanh thu tăng hơn trước. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Điện tử - Tin học Đà Nẵng doanh thu tăng từ trên 6 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng. Công ty cổ phần than Tây Nam đá mài doanh thu tăng từ 21 tỷ đồng lên 41 tỷ đồng. Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu doanh thu tăng từ 27 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng.
Về lợi nhuận: sau khi CPH 91% doanh nghiệp có lãi. Nhiều công ty cổ tức đạt khá cao như công ty cổ phần May Bình Minh đạt cổ tức trên 18%. Công ty cổ phần Bao bì hộp thiếc Cầu Tre cổ tức đạt 11,6%. Đặc biệt có công ty cổ phần đạt cổ tức cao tới 25% như Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp số 2.
Về nộp ngân sách: có trên 52% doanh nghiệp nộp ngân sách cao hơn trước khi CPH. Điển hình là Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng, thuộc Tổng công ty Than Việt Nam, nộp ngân sách tăng từ 47 triệu đồng lên 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nộp ngân sách tăng ít hơn các tiêu chí khác, chủ yếu do doanh nghiệp vẫn đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về lao động: có 78% số doanh nghiệp lao động tăng hơn trước khi CPH, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. Điển hình là công ty cổ phần may Hồ Gươm tăng 886 lao động, công ty cổ phần May Việt Hưng tăng 442 lao động, công ty cổ phần May Lê Trực tăng 142 lao động.
Tóm lại, ngành Công nghiệp là một trong những ví dụ điển hình cho
thành tích hoàn thành mục tiêu kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN ở mức cao. Để có được kết quả này, trước hết phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của Bộ cũng như của các doanh nghiệp. Đặc biệt là nhận thức của cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp được thông suốt, thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc chuyển đổi sở hữu DNNN. Mặt khác, ngành Công nghiệp được xem là ngành chủ đạo của nền kinh tế, có tính chất quyết định cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Do đó các doanh nghiệp thuộc ngành phải có quy mô đủ lớn, hoạt độn kinh doanh có hiệu quả, năng suất lao động cao và thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN của ngành.
1.1.2. Ngành Giao thông vận tải
a. Công tác chỉ đạo, điều hành và các biện pháp tổ chức thực hiện
Ngay sau khi có các Nghị quyết Hội nghị TW3, Nghị quyết TW 9 về DNNN, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc trong toàn ngành.
Bộ đã tổ chức phổ biến quán triệt nội dung các Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt trong toàn ngành và chỉ đạo các đơn vị phổ biến nội dung các Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và công nhân viên chức của từng đơn vị. Đồng thời Bộ cũng chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng trong ngành và chỉ đạo các đơn vị xây dựng Chương trình hành động của từng đơn vị.
Trong năm 2004 và 2005 đã tổ chức các Hội nghị tập huấn ở hai miền Nam - Bắc để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đến cán bộ chủ chốt. Tại Hội nghị đã mời các chuyên gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến phổ biến, giới thiệu các chủ trương, chính sách, các quy định mới của Đảng và Chính phủ về chuyển đổi sở hữu DNNN. Việc học tập, quán triệt Nghị quyết đã được Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, thường xuyên và có hiệu quả; nhận thức của cán bộ Đảng viên, công nhân viên chức và người lao động trong ngành về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được nâng cao. Cùng với Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Đảng và tổ chức các Hội nghị tập huấn cho doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Bộ đã làm việc cụ thể với lãnh đạo từng doanh nghiệp để chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng phương án của đơn vị. Để giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai
thực hiện, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triẻn doanh nghiệp của Bộ đã xây dựng các phương án mẫu, điều lệ mẫu... đến từng doanh nghiệp.
Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải trong việc chuyển đổi sở hữu: chuyển đổi sở hữu DNNN là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong giai đoạn hiện nay bởi xuất phát từ thực tế các DNNN trong ngành đều ở tình trạng manh mún, nhỏ bé, thiếu vốn. Do đó, ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ thống nhất chủ trương:
- Khuyến khích áp dụng hình thức giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút thêm vốn từ cán bộ công nhân viên và các thành phần kinh tế khác đối với hình thức cổ phần hoá.
- Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động công ích trong ngành Giao thông Vận tải, chuyển đổi các doanh nghiệp công ích sang cổ phần hoá hoặc chuyển về cho địa phương quản lý. Những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không thể tiến hành cổ phần hoá thì Bộ kiên quyết thực hiện hình thức bán hoặc giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động.
b. Kết quả thực hiện
Nhìn chung kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN của ngành trong giai đoạn 2001 – 2005 không hoàn thành mục tiêu đặt ra. Cụ thể: năm 2001, chuyển đổi được 15 doanh nghiệp (kế hoạch là 22 doanh nghiệp), năm 2002 được 21 doanh nghiệp (kế hoạch là 28 doanh nghiệp). Năm 2003 kế hoạch chuyển đổi là 34 doanh nghiệp nhưng chỉ thực hiện được 29 doanh nghiệp. Đến năm 2005 ngành chỉ hoàn thành 29% (kế hoạch là 45 doanh nghiệp trong khi đó chỉ thực hiện được 13 doanh nghiệp).
Đánh giá chung: Tình hình hoạt động của các DNNN ngành Giao thông vận tải vẫn còn manh múm, nhỏ bé, vốn chủ sở hữu thấp, công nợ lớn kéo dài (phần lớn là các doanh nghiệp thuộc khối xây dựng cơ bản) do trước đây để đảm bảo việc làm cho người lao động đã bỏ giá thầu thấp dẫn