Kết luận và phân tích những nguyên nhân không hoàn thành kế

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 50 - 65)

II. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –

3. Kết luận và phân tích những nguyên nhân không hoàn thành kế

hoạch chuyển đổi sở hữu

3.1. Những đóng góp tích cực của quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Mặc dù kế hoạch chuyển đổi sở hữu không hoàn thành mục tiêu đặt ra song không thể không phủ nhận những đóng góp tích cực mà chuyển đổi sở hữu mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1. Phát triển sản xuất kinh doanh và phát huy tốt nguồn nội lực của các doanh nghiệp nhà nước

Chuyển đổi sở hữu DNNN là chủ trương đứng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực từ người lao động. Sau chuyển đổi, những người lao động sẽ chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối thu nhập, từ đó trách nhiệm của người lao động được nâng cao, tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chuyển đổi sở hữu DNNN đã khuyến khích người lao động và chủ sở hữu mới tận dụng nguồn tài sản sẵn có ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Chính sách ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp nhận giao, mua, cổ phần và các ưu đãi khác đã khuyến khích tối đa việc duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả, cắt giảm bao cấp và bù lỗ của Nhà nước, cho phép Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và hỗ trợ một số ít DNNN cần củng cố và phát triển vốn tốt hơn. Với việc chuyển đổi sở hữu DNNN, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được đảm bảo thực sự, thông qua đó mà đảm bảo lợi ích của người lao động.

So với hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN bằng CPH thì việc thực hiện giao, bán DNNN có nhiều điểm tiến bộ và tích cực: Nhận thức của cán bộ quản lý và người lao động ở các doanh nghiệp được chuyển đổi có sự chuyển biến nhanh hơn, người lao động dễ dàng chấp nhận hình thức chuyển đổi này, đặc biệt là hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; Giải quyết được tình trạng người lao động nghèo không có tiền mua được cổ phần, mặc dù họ đã được Nhà nước ưu đãi bằng cách giảm

giá 30% hoặc cấp không thu tiền một số cổ phần căn cứ vào thời gian cống hiến; Về trình tự, thủ tục chuyển giao DNNN cho tập thể người lao động đơn giản hơn do đó rút ngắn được thời gian chuyển đổi.

Cùng với CPH, việc bán DNNN là một trong những biện pháp cần thiết và hữu hiệu, có tác dụng thiết thực, cho phép sử dụng, phát huy năng lực sẵn có ở các DNNN có hướng phát triển, nhưng hạn chế về quy mô công suất, vốn đầu tư, trình độ công nghệ, phương thức quản lý và tình trạng yếu kém về tài chính, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động. Nghị định và Thông tư cho phép xử lý nhiều tồn tại về tài chính doanh nghiệp khi doanh nghiệp áp dụng Nghị định như nợ khó đòi, xử lý lỗ luỹ kế... tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau chuyển đổi có hiện trạng tài chính bình thường để vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Các chế độ ưu đãi về giá bán trong hình thức bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động cho phép người lao động có thể mua cổ phần, sau đó với tư cách là cổ đông họ có điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp mới thành lập.

Sau khi chuyển đổi sang hình thức mới, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và phát triển: việc làm và đời sống cho lao động được ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức lại sản xuất kinh doanh theo đúng phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp, sau khi thực hiện chuyển đổi, đã được tinh giản gọn nhẹ, giảm lao động gián tiếp, vai trò tham gia quản lý, giám sát của người lao động đã từng bước được tăng cường.

Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương về chuyển biến liên quan đến mô hình tổ chức doanh nghiệp so với trước khi chuyển đổi cho thấy tình trạng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự cải thiện sau khi bán, giao hoặc CPH. Những chuyển biến này được người lao động và doanh nghiệp đánh giá là tích cực thực sự.

Đơn vị: % doanh nghiệp trả lời

Chỉ tiêu đánh giá Giao Bán Cổ phần hoá

Tự chủ trong quản lý điều hành Tốt hơn 93,3 100 92,3

Như cũ 6,7 0 7,7

Kém đi 0 0 0

Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý

Tốt hơn 100 100 100

Như cũ 0 0 0

Kém đi 0 0 0

Ý thức làm việc của người lao động

Tốt hơn 82,4 92,9 88,5

Như cũ 17,6 7,1 11,5

Kém đi 0 0 0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy sự tăng thực sự của vốn kinh doanh, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 3.1.2. Quan hệ sở hữu đối với doanh nghiệp được xác định rõ ràng hơn, quan hệ lợi ích và sự gắn bó lợi ích được đảm bảo hơn

Sau khi chuyển đổi, đa số doanh nghiệp đã xác lập quyền sở hữu rõ ràng và kèm theo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu.

Đối với doanh nghiệp đã được bán, chủ mới của doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do phần nhiều các doanh nghiệp được bán cho tập thể người lao động, đồng chủ sở hữu mới, có lợi ích trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp trên ba mặt:

Việc làm của họ được đảm bảo, được trả lương tương xứng với công lao động của họ (do người cán bộ điều hành trực tiếp quyết định trên cơ sở nghị quyết tập thể của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp).

Được chia lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh cuối chu kỳ hoạt động kinh doanh. Lãi này chỉ có thể được đảm bảo nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thực sự.

Được tham gia quá trình ra quyết định chung về đường lối, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, qua đó được tham gia quá trình ra quyết định về chính tương lai của họ.

Đối với công ty cổ phần, CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp trong đó người lao động được làm người chủ thực sự phần vốn góp của mình. CPH đã góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp để DNNN có cơ cấu hợp lý, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

3.1.3. Cơ chế quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh được hợp lý hoá và hoàn thiện

Mô hình doanh nghiệp mới giúp xác định rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, cơ chế làm việc trong cơ cấu quản lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tự lựa chọn, quy định rõ hơn chế độ lương thưởng đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhằm tạo động lực và buộc người quản lý thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, tránh những lãng phí và tiêu cực không cần thiết. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện để thực hiện công khai hoá việc phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty.

Hơn nữa, ở Việt Nam Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu DNNN, thường can thiệp sâu vào các vấn đề tác nghiệp trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Sau chuyển đổi, doanh nghiệp có quyền hạn và trách nhiệm như một pháp nhân độc lập, Nhà nước không có những can thiệp tác nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh làm hạn chế tính chủ động và quyền tự quyết của doanh nghiệp.

Do các quyền của doanh nghiệp được mở rộng hơn sẽ tạo ra sự năng động tự chủ, sáng tạo cho doanh nghiệp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Nói cách khác, quá trình ra quyết định của

doanh nghiệp được hợp lý hoá hơn, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi liên tục và nhanh chóng của cơ chế thị trường. Yếu tố quan liêu, chậm chạp khi ra quyết định nhờ vậy mà có thể khắc phục.

Đa số người lao động, qua các hình thức chuyển đổi sở hữu cũng trở thành chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệt tình cũng như trách nhiệm của người lao động đối với mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn.

Việc mất hẳn nguồn bao cấp khiến nhiều doanh nghiệp không còn tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà tự mình phải vận động vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh với mọi loại hình doanh nghiệp khác.

3.1.4. Tài chính của doanh nghiệp được tăng cường, góp phần làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia

Nền tài chính quốc gia được góp phần lành mạnh hoá do kỷ luật thanh toán được tăng cường, các khoản nợ đọng, nợ khó đòi đã được giải quyết dứt điểm, tuy trong nhiều trường hợp, sự xoá bỏ các khoản nợ khó đòi, nợ đọng này được thực hiện bằng cách Nhà nước xoá bỏ nợ cho các doanh nghiệp được chuyển đổi. Mặc dù vậy, tuy thiệt hại một khoản tiền Nhà nước cũng giúp các ngân hàng giải quyết dứt điểm một phần nợ đọng của các doanh nghiệp chuyển đổi. Điều này không chỉ giúp các ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ mà DNNN vay mà còn giúp ngành tài chính củng cố được kỷ luật thanh toán. Thông qua việc giải quyết các khoản nợ như vậy, nhiều DNNN không thể “dây dưa”, lấy cớ “nợ vòng vèo” mà trốn tránh việc thanh toán sòng phẳng các khoản nợ đối với doanh nghiệp được đưa ra thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu.

Một trong các tác động khác trong lĩnh vực tài chính là nhà nước giảm được một lượng vốn đáng kể trước đây phải trợ cấp cho các DNNN bởi đa số các DNNN trước khi chuyển đổi sở hữu đều hoạt động kém hiệu quả.

không hoàn thành mục tiêu đặt ra

3.2.1. Hạn chế về nhận thức

Hơn 10 năm thực hiện chuyển đổi sở hữu, tiến trình này vẫn tiếp tục chậm chạp, còn nhiều bất cập gây nhiều tranh cãi. Thực tế chuyển đổi sở hữu trong thời gian qua cho thấy, chính nhận thức của các đối tượng có liên quan là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực hiện. Đây là nguyên nhân sâu xa, là gốc của mọi vấn đề, nó không những gây ra những rào cản về mặt chính sách mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chỉ đạo thực hiện.

Nhóm thứ nhất từ phía một số nhà lãnh đạo cấp cao lo ngại sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nếu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sở hữu thì chắc chắn sẽ dẫn đến thu hẹp phạm vi của các DNNN, làm cho kinh tế Nhà nước bị suy yếu đi. Một khi kinh tế Nhà nước bị suy yếu và không còn là nền tảng, Việt Nam sẽ đi chệch hướĩnhHCN. Từ góc độ chính trị, lo lắng này không phải là không có lý khi rất nhiều quan điểm vẫn cho rằng XHCN là xã hội mà ở đó kinh tế ngoài nhà nước không phát triển. Chính nhận thức chưa thấu đáo này đã dẫn đến hàng loạt quy định thiếu dứt khoát, gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi sở hữu. Bên cạnh đó lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quản lý DNNN cũng là một trong những cản trở việc nhận thức đúng về chuyển đổi sở hữu. Trên thực tế, nhiều cán bộ quản lý chưa thực sự quyết tâm tiến hành chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Bởi họ chưa thấy rõ bản chất, vai trò và ưu thế của chuyển đổi sở hữu DNNN đối với sự phát triển kinh tế. Họ lo lắng rằng khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, vị trí quản lý của họ bị thay đổi và không có bảo đảm chắc chắn rằng họ sẽ giữ cương vị đó trong doanh nghiệp sau chuyển đổi.

Nhóm thứ hai là những người lao động. Người lao động do quen với cung cách làm ăn theo kiểu bao cấp và do chưa hiểu rõ thực chất và nội dung quá trình chuyển đổi sở hữu, e ngại sự xáo trộn có thể xảy ra sau khi thực hiện chuyển đổi sở hữu. Người lao động lo sợ sau khi chuyển đổi, họ sẽ bị mất việc hoặc những lợi ích trước đây khi còn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mà họ nhận được sẽ không còn nữa.

3.2.2. Cơ chế chính sách liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phù hợp

Điểm lại các văn bản pháp quy đã ban hành, chúng ta nhận thấy không có văn bản nào gặp thuận lợi trong quá trình áp dụng thực tế, , một số văn bản soạn thảo và thông qua chưa kịp có hiệu lực thì đã lạc hậu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quan điểm, nhận thức và tư tưởng của các cấp, các ngành về chuyển đổi sở hữu DNNN chưa thông suốt và thiếu thực tiễn.

Hạn chế của cơ chế chính sách làm cho quá trình chuyển đổi chỉ nửa vời. Cụ thể với chính sách về CPH, năm 2003 khi Chỉ thị 01/2003 quy định việc giữ lại 51% sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp CPH có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên thì tiến trình trở lên chậm hẳn. Cho dù mới đây tháng 8 năm 2004 theo Quyết định 155 của Thủ tướng Chính phủ, mức vốn tối đa được nâng lên là 20 tỷ đồng nhưng vấn đề vẫn còn đó và cần nhìn lại căn cơ. Vấn đề là tại sao Nhà nước lại phải giữ chặt những doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng. Thúc giục là tiến lên nhưng Nhà nước chỉ buông những doanh nghiệp có quy mô nhỏ còn những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thì lại “giữ chặt”. Liệu với 51% vốn sở hữu thì có thu hút được thêm nhân tố mới, có tìm được động lực mới để cải thiện và phát triển doanh nghiệp như mục tiêu đã đặt ra, hay ta chỉ muốn chuyển mà không đổi?

Một trong những chính sách có ảnh hưởng mạnh đến quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN là chính sách ưu đãi đối với người lao động. Nhưng chính sách ưu đãi này lại vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp và của Nhà nước. Người lao động trong DNNN là một trong những nhân tố quan trọng của chuyển đổi sở hữu. Sự ủng hộ của người lao động, sự tham gia tích cực của người lao động sẽ là thúc đẩy quá trình chuyển đổi sở hữu. Thời gian thực hiện chuyển đổi sở hữu chưa lâu nhưng đã bộc lộ nhiều vướng mắc trong chính sách đối với người lao động cần tháo gỡ. Đó là:

- Đối tượng ưu đãi không đồng nhất trong chuyển đổi sở hữu DNNN, có hai đối tượng là tập thể người lao động và người lao động nhưng chính sách không quy định rõ ràng chính sách nào thì người lao động được

hưởng, chính sách nào thì người lao động cụ thể được hưởng...

- Đối với CPH, theo các văn bản pháp luật hiện hành, người lao động được mua cổ phần ưu đãi căn cứ vào thời gian làm việc trong doanh nghiệp theo mức mỗi năm 10 cổ phần và giá ưu đãi giảm 40% so với mệnh giá. Nếu trừ mức ưu đãi này thì giá cổ phần vẫn quá cao so với thu nhập trung bình. Nếu người lao động vay ngân hàng để mua cổ phần thì hiệu quả kinh tế không lớn. Hơn nữa, không ai dám chắc mức hưởng cổ tức sẽ cao hơn mức lãi suất vay ngân hàng. Vì vậy, người lao động thường phải bán số cổ

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w