Những giải pháp có liên quan đến tổ chức quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 78 - 82)

II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006 –

2.Những giải pháp có liên quan đến tổ chức quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

2.1. Thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động

Cần nâng cao công tác phổ biến chính sách và tuyên truyền về chủ trương chuyển đổi sở hữu. Chú trọng giải quyết những vướng mắc về nhận thức với quá trình chuyển đổi sở hữu, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện chủ trương chuyển đổi sở hữu. Khi thực hiện tuyên truyền không có nội dung chung bao trùm cho tất cả các đối tượng mà cần thiết phải có sự cụ thể hoá cho từng đối tượng cụ thể mới đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực cho việc tạo hậu thuẫn về chính trị và xã hội để thực hiện chuyển đổi sở hữu. Cụ thể:

- Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, vấn đề trọng tâm tập trung giải quyết là chuyển đổi sở hữu có dẫn đến suy yếu kinh tế nhà nước? Việc thúc đẩy chuyển đổi sở hữu có tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

- Với người lao động trong doanh nghiệp thì vấn đề cần tập trung là sự cần thiết phải chuyển đổi hình thức sở hữu, tác dụng tích cực của chuyển đổi sở hữu DNNN và người lao động sẽ trở thành những người chủ doanh nghiệp thực sự có quyền quyết định tương lai của họ.

- Với các nhà đầu tư xã hội, điều quan trọng là cho họ thấy việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo có tính chiến lược và nhất quán của Đảng và Nhà nước, tạo sự yên tâm khi tham gia thực hiện chuyển đổi sở hữu và họ sẽ mang công sức, trí tuệ góp phần phát triển sản xuất kinh doanh.

Nội dung tuyên truyền phải gắn gọn, dễ hiểu và tập trung vào hai nội dung chính: một là, chuyển đổi sở hữu DNNN là cần thiết bởi chuyển đổi sở hữu là làm tăng tính chủ động, tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau chuyển đổi, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế quốc dân phát triển; hai là, chuyển đổi sở hữu DNNN không làm cho người lao động thất nghiệp mà là làm cho người lao động trở thành những người chủ thực sự, có quyền quyết định cho tương lai của doanh nghiệp cũng như của chính người lao động.

Cách thức tuyên truyền được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài phát thanh về các Quyết

định, Nghị định có liên quan đến chuyển đổi sở hữu DNNN. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp hoặc các địa phương phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các kế hoạch, chương trình về chuyển đổi sở hữu. Ngoài ra trên các trang Web về doanh nghiệp Việt Nam nên có một chuyên mục về chuyển đổi sở hữu DNNN cung cấp các thông tin về văn bản pháp luật, thực trạng quá trình chuyển đổi sở hữu ở Việt Nam trong thời gian qua.

2.2. Kiên quyết bằng các phương thức thị trường thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp

Xoá bỏ việc xác định giá trị doanh nghiệp thông qua hội đồng. Việc xác định giá trị doanh nghiệp phải được thông qua các tổ chức chuyên nghiệp để nâng cao tính minh bạch trong định giá. Ngoài 44 tổ chức mà Bộ Tài chính đã công bố thì cần xem xét bổ sung thêm kể cả các tổ chức nước ngoài để tăng thêm tính cạnh tranh trong khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán dưới 30 tỷ đồng thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được xác định chỉ là cơ sở để xác định cơ cấu vốn điều lệ và xây dựng phương án chuyển đổi sở hữu.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý nợ tồn đọng nhằm làm lành mạnh hóa tài chính của doanh nghiệp và việc xử lý tài sản trước khi tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp nhằm xử lý những vấn đề kể trên để giá trị doanh nghiệp được xác định theo giá thị trường.

2.3. Xử lý nhanh các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước trước khi chuyển đổi

Không chuyển phần nợ ngân sách vào doanh nghiệp sau chuyển đổi để tránh tình trạng doanh nghiệp mới vừa ra đời đã rơi vào tình trạng nợ đọng trong khi chưa tiến hành kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của cổ đông, của tập thể người lao động khi nhận giao doanh nghiệp và của những người đăng ký mua doanh nghiệp.

Đối với nợ tồn đọng khó đòi, phát sinh trước thời điểm chuyển đổi sở hữu, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết dứt điểm. Cần phân loại các khoản nợ tồn đọng thành hai loại nợ có khả năng thu hồi ngay và nợ không có khả năng thu hồi ngay. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi thì cơ quan chức năng hỗ trợ DNNN để thu hồi trước khi tiến hành chuyển đổi sở hữu. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi thì chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ hoặc bộ phận xử lý nợ.

Nên thành lập bộ phận xử lý nợ trực thuộc Công ty quản lý vốn và tài sản của Nhà nước ở các doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ xử lý những khoản nợ không có khả năng thu hồi và thu về ngân sách.

2.4. Xử lý vấn đề tài sản trong doanh nghiệp nhà nước trước khi tiến hành chuyển đổi

Tài sản của doanh nghiệp cần được tính toán đầy đủ vào trong giá trị doanh nghiệp trước khi tiến hành chuyển đổi sở hữu. Cần xử lý nhanh chóng và chính xác tài sản của DNNN để bảo đảm không bị thất thoát hay bị lạm dụng. Muốn vậy, cần nhanh chóng xử lý tài sản theo phương pháp đấu giá. Việc đấu giá cần được tiến hành với sự tham gia của công chúng. Cách làm này giúp tránh việc các lãnh đạo DNNN tự lập danh mục tài sản không cần dùng, định giá rẻ và sau đó chính mình lại mua những tài sản đó và bán ra ngoài kiếm chênh lệch. Việc loại trừ một số tài sản ra khỏi việc định giá doanh nghiệp dẫn đến sự lãng phí những tài sản này do doanh nghiệp sau chuyển đổi sẽ không quan tâm bảo quản chúng vì đó là tài sản “giữ hộ”. Điều này đồng nghĩa với sự xuống cấp nghiêm trọng của tài sản đó.

Cần quy định rõ tài sản cố định như nhà xưởng, vật kiến trúc của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang doanh nghiệp sau chuyển đổi. Mỗi loại tài sản, giá trị của chúng, các thông số kỹ thuật có liên quan cần phải xác định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những tài sản mà doanh nghiệp sử dụng thông qua thuê mua tài chính hoặc đồng sở hữu với các chủ thể khác. Tóm lại, giá trị DNNN cần được tính đúng, tính đủ không loại trừ bất cứ bộ phận tài sản nào kể cả những nhà xưởng đã chuyển thành nhà ở. Trong trường hợp đã chuyển thành nhà ở, giá trị căn hộ mà người lao động

được hưởng sẽ tính vào giá trị cổ phần ưu đãi mà họ được hưởng khi tiến hành CPH.

Cần xác định chính xác về mặt pháp lý tất cả các loại tài sản nằm trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp. Có nghĩa là phải làm rõ tài sản nào đang trong phạm vi sở hữu của DNNN, tài sản nào đang thuộc sự quản lý của doanh nghiệp chứ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Việc xác định rõ tài sản của công ty có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý, kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần tiến hành nhanh thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp sau chuyển đổi. Các cơ quan có thẩm quyền nên coi đây là một ưu tiên bởi càng kéo dài tình trạng này càng gây khó khăn cho tiến trình chuyển đổi sở hữu DNNN.

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 78 - 82)