Tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước tạo điều kiện tốt cho thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 71 - 78)

II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006 –

1. Tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước tạo điều kiện tốt cho thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

1.1. Xác định những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ nhằm lựa chọn hình thức chuyển đổi sở hữu phù hợp

Để thực hiện được vai trò nòng cốt của DNNN thì phải xác định được những ngành, lĩnh vực mà DNNN cần nắm giữ. Căn cứ của việc xác định sân chơi hay phạm vi của DNNN:

- Căn cứ vào tính chất quan trọng, vị trí then chốt của các ngành kinh tế - Dựa vào khả năng, ưu thế của DNNN so với các thành phần kinh tế khác - Dựa vào điều kiện thị trường, sự tương quan của DNNN với các khu vực khác và mục tiêu phát triển của đất nước trong thời gian tới

Dựa trên những căn cứ trên thì DNNN cần nắm giữ một số ngành và lĩnh vực chủ yếu sau:

- Lĩnh vực công nghiệp: DNNN cần có khả năng đi đầu trong một số ngành tạo cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như luyện kim, hoá chất cơ bản, chế tạo máy, khai thác khoáng sản có trữ lượng cao và quý hiếm, sản xuất một số vật liệu xây dựng và linh kiện quan trọng, những ngành công nghệ cao như công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học...

- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: DNNN cần giữ vị trí quyết định trong các ngành đường sắt, vận tải biển, hàng không, sân bay, bến cảng, mạng lưới điện quốc gia, các khâu quan trọng của bưu chính - viễn thông, hệ thống thuỷ lợi lớn tưới tiêu cho nông nghiệp và chống thiên tai, cung cấp nước sạch.

- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: DNNN tập trung vào phát triển các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.

chi phối trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá đối với khâu xuất nhập khẩu, những ngành hàng và địa bàn quan trọng, chi phối bán buôn, và tổ chức tốt dự trữ các mặt hàng thiết yếu cho cả sản xuất và đời sống, tổ chức mạng lưới bán lẻ có sự chi phối của Nhà nước để thăm dò thị trường, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Khi đã xác định được phạm vi hoạt động của DNNN trong nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là cơ sở để thực hiện các giải pháp có liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp trong thời gian tới.

Việc xác định sân chơi của DNNN và việc thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi cả hai công việc trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho DNNN thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Thông qua đó tăng cường tính chất xã hội hoá quản lý DNNN, tạo điều kiện nâng cao khả năng đầu tư phát triển và hiệu quả quản lý. Như đã phân tích ở trên, việc thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN được thực hiện theo các hướng sau:

- Duy trì một tỷ trọng nhỏ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến an ninh, quốc phòng và bí mật quốc gia.

- Các doanh nghiệp mà trong đó vốn của Nhà nước chiếm một tỷ lệ lớn hoạt động trong các lĩnh vực công ích như cung cấp điện, nước... Đối với các doanh nghiệp này không nên duy trì hình thức doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nhằm mở rộng phạm vi đầu tư của các loại hình dịch vụ công đồng thời giảm bởt tính cửa quyền, quan liêu của các nhà quản lý doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp còn lại tiến hành chuyển đổi sở hữu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế tạo điều kiện cho toàn xã hội tham gia đầu tư và quản lý doanh nghiệp.

Với việc thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN như trên là phù hợp với xu thế chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác lại tạo điều kiện cho DNNN được quản lý một cách hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

1.2. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, để quá trình chuyển đổi sở hữu được diễn ra thuận lợi thì phải nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với DNNN.

1.2.1. Phải phân định chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Để có thể làm tốt mục tiêu này thì phải nhất quán quan điểm sau: - Nhà nước không vì là chủ sở hữu mà can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm tính tự chủ, chủ động sáng tạo của doanh nghiệp.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, quyền lợi của cơ quan đại diện Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp đối với doanh nghiệp để tránh tình trạng quá nhiều người quản lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước căn cứ theo các quy định của pháp luật và căn cứ theo yêu cầu trong lĩnh vực mình phụ trách để ban hành các văn bản pháp quy thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý không nên can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở những quan điểm nêu trên thì sự phân cấp được thực hiện như sau:

- Quản lý Nhà nước tập trung vào xây dựng khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với DNNN. Phải xoá bỏ bao cấp, thúc đẩy cạnh tranh và tạo quyền chủ động kinh doanh theo các tín hiệu của thị trường.

- Chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển DNNN trong tổng thể chiến lược phát triển của đất nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cho DNNN, tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương và các chính sách được ban hành.

trường tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp. Nhà nước có chính sách khuyến khích DNNN nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

- Quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đầy đủ về mọi quyết định của mình trong sản xuất kinh doanh.

1.2.2. Phân định rõ quyền của cơ quan Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Chủ sở hữu có quyền quyết định thành lập, thực hiện chuyển đổi sở hữu bằng các hình thức CPH, giao hoặc bán doanh nghiệp..., quyết định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược và định hướng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn, ban hành điều lệ doanh nghiệp, bổ nhiệm hoặc bãi miễn, khen thưởng hoặc kỷ luật các cán bộ trong doanh nghiệp, và tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp do Nhà nước giao.

Người sử dụng vốn Nhà nước có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển phần vốn ấy nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh do Nhà nước giao. Thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ và chế độ hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính và báo cáo tài chính.

1.2.3. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp

Một vấn đề có tính quyết định trong việc nâng cao hiệu quả quản lý DNNN là yếu tố con người bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước. Hay có thể nói, DNNN có phát triển được hay không phụ thuộc phần lớn vào “tài và đức” của đội ngũ cán bộ

quản lý doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước phải coi trọng hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.

Nhà nước cần có cơ chế chính sách khuyến khích và lựa chọn các cán bộ giỏi có năng lực. Để phát huy được vai trò của cán bộ quản lý doanh nghiệp cần phải xác định tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp... đồng thời xây dựng chế độ trách nhiệm và đãi ngộ đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh những cơ chế khuyến khích, khen thưởng cần phải xử lý nghiêm khắc và kiên quyết những cán bộ biến chất, gây tổn hại đến tài sản của Nhà nước và uy tín của Đảng.

1.2.4. Nâng cao vai trò tổ chức Đảng tại các doanh nghiệp nhà nước

Thực tiễn đã chứng minh những doanh nghiệp nào có Đảng bộ vững mạnh, chấp hành đúng pháp luật, Đảng viên gương mẫu, lãnh đạo doanh nghiệp và Đảng uỷ đoàn kết thì ở đó doanh nghiệp phát triển. Tổ chức Đảng tại DNNN tập trung lãnh đạo việc quán triệt Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi sở hữu. Đảng trong doanh nghiệp cùng với Ban giám đốc lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và bảo đảm quyền hợp pháp, phát huy dân chủ, tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ của người lao động; lãnh đạo việc bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp theo đúng các tiêu chuẩn và quy trình; lãnh đạo xây dựng đạo đức, phẩm chất cán bộ Đảng viên và đấu tranh chống mọi tiêu cực trong doanh nghiệp như tham ô, tham nhũng, kết bè cánh, hách dịch, cửa quyền... Đảng viên trong doanh nghiệp phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và các điều lệ, quy định của doanh nghiệp, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kiện toàn tổ chức Đảng tại doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm, tổ chức quản lý của doanh nghiệp trong điều kiện mới.

1.3. Tăng cường sự chỉ đạo chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Tập trung chỉ đạo, kiên quyết thực hiện chuyển đổi sở hữu những doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi theo kế hoạch và đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Gắn trách nhiệm hành chính của người lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp với kết quả chuyển đổi theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong chuyển đổi sở hữu DNNN, đơn giản hoá thủ tục các bước. Rút ngắn thời gian thực hiện các bước trong quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu. Trong đó tập trung vào các khâu: thành lập Ban Đổi mới doanh nghiệp - bắt đầu định giá, bắt đầu định giá - quyết định giá trị của doanh nghiệp, quyết định giá trị của doanh nghiệp – phê duyệt phương án, phấn đấu tổng cộng 3 khâu chỉ kéo dài không quá 100 ngày đối với CPH, 70 ngày đối với giao, bán doanh nghiệp.

Các bộ, ngành, địa phương, ban giám đốc DNNN cần chủ động trong việc hướng dẫn, chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, giải quyết các tồn tại về tài chính và lao động trước khi chuyển đổi, tránh tình trạng để đến thời điểm thực hiện chuyển đổi sở hữu mới xử lý dẫn đến chậm trễ...

Kiện toàn Ban Đổi mới doanh nghiệp ở các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban nhất thiết phải có bộ phận chuyên trách giúp việc với những cán bộ nhiệt tình công tác, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu doanh nghiệp và có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao.

Thành lập công tác liên ngành, thành phần gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN.

Định kỳ, thực hiện việc giao ban với các bộ, địa phương có nhiều doanh ngiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu như Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi sở hữu theo quy định của pháp luật và phương án chuyển đổi đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo với Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện như thế nào.

1.4. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách

Các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành phải đảm bảo điều kiện phù hợp với thực tế chuyển đổi sở hữu, góp phần giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Muốn vậy thì những người trực tiếp tham gia soạn thảo văn bản luật liên quan đến chuyển đổi sở hữu phải đi sâu xát thực tế hoặc thực hiện những biện pháp khảo sát tình hình thực tế của doanh nghiệp sau chuyển đổi, phát hiện những khó khăn vướng mắc mới nảy sinh để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Trong những chính sách liên quan đến chuyển đổi sở hữu phải đặc biệt lưu ý đến chính sách đối với người lao động bởi họ trực tiếp tham gia quá trình chuyển đổi sở hữu. Quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người lao động. Do đó nếu người lao động được hưởng những ưu đãi từ việc chuyển đổi sở hữu thì chắc chắn tiến trình thực hiện chuyển đổi sở hữu sẽ gặp nhiều thuận lợi. Bởi vậy phải hoàn thiện hơn nữa chính sách đối với người lao động tại các DNNN được chuyển đổi sở hữu.

Theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi chỉ trả trợ cấp thôi việc cho cho thời gian làm việc tại doanh nghiệp còn khi chuyển thành doanh nghiệp mới thì lại do đơn vị khác chi trả rất phiền hà và khó khăn cho người lao động. Để tránh những phiền toái này, việc chi trả trợ cấp thôi việc cần được thu về một đầu mối. Việc trợ cấp thôi việc cho người lao động do người sử dụng lao động tại doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi, nếu số tiền chi trả thiếu sẽ được lấy từ nguồn Quỹ hỗ trợ chuyển đổi.

Có địa phương đã đề xuất cơ chế, chính sách giải quyết cho người lao động như sau: giải quyết chế độ thôi việc cho người lao động ngoài nguồn từ bảo hiểm xã hội, phần còn lại mỗi năm được hưởng 1/2 tháng lương cấp bậc đang hưởng được lấy từ giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu Quỹ hỗ trợ chuyển đổi của tỉnh chưa có khả năng thanh toán thì thực

hiện theo phương thức: những người lao động đủ năm đóng bảo hiểm xã hội (từ 20 năm trở lên) chưa đủ tuổi đời về hưu thì vẫn được nghỉ chế độ hưu, còn những người đủ tuổi về hưu nhưng chưa đóng đủ số năm bảo hiểm xã hội thì được đóng một lúc cho đủ để được nghỉ hưu. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w