Kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006 –

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 66 - 71)

I. Kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giaiđoạn 2006 – 2010 đoạn 2006 – 2010

1. Quan điểm chỉ đạo

Để thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, những quan điểm sau cần được quán triệt.

Một là, DNNN phải chiếm vị trí then chốt và cùng với các yếu tố khác của KTNN thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư cách này, DNNN chỉ cần đạt được một tỷ lệ nhất định về

GDP trong tổng số GDP của cả nền kinh tế và tỷ lệ này không nhất thiết phải ở vị trí áp đảo. Quan trọng là DNNN phải chiếm giữ ở những vị trí, những ngành kinh tế hay những lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng bậc nhất cùng với những văn bản pháp luật có liên quan, DNNN bằng chất lượng hoạt động của mình làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Hai là, DNNN chỉ nên nắm giữ những khâu trọng yếu của ngành, của nền kinh tế mà ở đó không thể cho các DNTN nắm giữ. Vì lợi ích kinh tế,

chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia, vì sự phát triển ổn định và cân đối của cả nền kinh tế mà DNNN phải đóng vai trò quan trọng trong những khâu trọng yếu nhất của đất nước. Vai trò chủ đạo của DNNN không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là ở hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cao, tính tiên tiến về khoa học công nghệ… Đối với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá thông thường, DNNN chỉ chiếm tỷ lệ tối thiểu, chủ yếu phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để DNNN kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thực hiện bảo hộ cần thiết, có điều kiện với

những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng. Thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cần thiết nhưng không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Xoá bao cấp đồng thời có chính sách đầu tư đứng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần ưu

tiên. Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của Nhà nước với chức năng điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

Bốn là, việc tiếp tục thực hiện chuyển đổi sở hữu và nâng cao hiệu quả DNNN là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài với nhiều khó khăn phức tạp và mới mẻ. Đối với những vấn đề đã rõ, đã có

Nghị quyết thì khẩn trương kiên quyết triển khai thực hiện; những vấn đề chưa rõ thì phải tổ chức thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời uốn nắn những các sai sót, lệch lạc để có bước đi thích hợp, tích cực nhưng vững chắc.

Năm là, chuyển đổi sở hữu phải đảm bảo được sự đồng bộ trong hoạt động cũng như quyền và lợi ích của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Tức là

tạo ra sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp sau chuyển đổi với doanh nghiệp trước khi chuyển đổi. Có như vậy mới khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia chuyển đổi sở hữu. Các chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi phải đáp ứng được mối quan tâm của doanh nghiệp về các yếu tố đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh và cho vay tín dụng…

Sáu là, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động về sự cần thiết phải tiến hành chuyển đổi sở hữu DNNN.

Vấn đề này có ảnh hưởng gì đến mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề phức tạp vì nó hàm chứa không chỉ những khía cạnh kinh tế mà còn có những yếu tố chính trị xã hội hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải nhìn nhận đúng vai trò của kinh tế ngoài nhà nước. Giữa mục tiêu phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với việc giữ lại hàng loạt những DNNN hoạt động kém hiệu quả, tác động xấu đến môi trường kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều. Ngày 24/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155/2004/QĐ- TTg quy định cụ thể các tiêu chí, danh mục phân loại các công ty nhà nước giữ 100% và 51% vốn. Điều này thể hiện quan điểm thiếu dứt khoát trong

chuyển đổi sở hữu DNNN. Việc giữ lại DNNN là cần thiết nhưng không thể tồn tại công ty cổ phần mà Nhà nước lại nắm giữ 51% vốn bởi thực chất nó vẫn là DNNN. Chính mô hình này sẽ tiếp tục làm méo mó môi trường kinh doanh và tiếp tục tạo ra những rào cản về nhận thức. Nhà nước chỉ cần giữ lại một số DNNN trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội (bao hàm cả an ninh kinh tế). Tất cả các doanh nghiệp không thuộc dạng này đều phải tiến hành chuyển đổi sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Mục tiêu thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Thực hiện chuyển đổi sở hữu phải tạo ra được những doanh nghiệp đủ mạnh góp phần để kinh tế Nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

DNNN sau khi chuyển đổi phải có cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, chiếm được thị phần lớn, điều khiển được nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Những doanh nghiệp sau chuyển đổi sẽ trở thành nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và xây dựng công sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp sản xuất công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ những yêu cầu trên mà kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN giai đoạn 2006 – 2010 đưa ra những định hướng sau:

 Thực hiện chuyển đổi sở hữu và nâng cao hiệu quả của DNNN để DNNN góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi sở hữu DNNN, xây dựng hệ thống DNNN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế:

thực hiện chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp này. Đến năm 2010, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn chỉ còn lại 1200 doanh nghiệp, hoạt động có hiệu quả, đại bộ phận có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến tập trung trong những ngành then chốt, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích liên quan đến an toàn xã hội, an ninh - quốc phòng.

- Thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN gắn với thị trường vốn, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội, phát triển doanh nghiệp, giảm thất thoát cho Nhà nước và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của các yếu tố thị trường.

Đến cuối năm 2005, số lượng DNNN còn lại là hơn 3000 doanh nghiệp và tổng số DNNN cần phải thực hiện chuyển đổi là gần 1500 doanh nghiệp. Mục tiêu này phải hoàn thành xong trong giai đoạn 2006 – 2010 nên kế hoạch chuyển đổi được phê duyệt như sau.

Bảng 8: Kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Năm Hình thức 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 150 212 395 456 287 Cổ phần hóa 118 139 324 398 248 Các tỉnh 46 46 158 189 108 Các ngành 35 42 99 153 92 Tổng công ty 37 51 67 56 48 Giao 15 28 35 26 13 Các tỉnh 8 12 19 10 6 Các ngành 3 11 8 9 4 Tổng công ty 4 5 8 7 3 Bán 17 45 36 32 26 Các tỉnh 10 23 20 18 13 Các ngành 5 15 11 8 9 Tổng công ty 2 7 5 6 4

Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương

Trong hai năm 2006 và 2007, chỉ tiêu thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN thấp hơn các năm cùng kỳ, nguyên nhân là do: một là theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước hai năm này sẽ tập trung cổ phần hoá những DNNN có tài sản lớn, phức tạp trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị tài sản; hai là các doanh nghiệp sau chuyển đổi phải thống nhất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp mới mà Luật Doanh nghiệp này vừa mới được xây dựng cuối năm 2005 nên khuôn khổ pháp lý còn nhiều vướng mắc. Năm 2010 là năm tổng kết cho kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN, hoàn thành xong việc chuyển đổi và chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp sau chuyển đổi.

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w