1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách

66 978 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 522 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Khác hẳn với các doanh nghiệp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp trong thờai mở cửa ngày nay luôn biết đặt mình vào vòng xoáy kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết chấp nhận, tuân thủ khai thác các quy luật kinh tế

Trong cơ chế mới này mục tiêu hàng đầu cao nhất của các doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi đó chính là điều kiện, là cơ sở cho

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai Đó còn là tiền đề cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường và khẳng định chỗ đứng trong xã hội chỉ khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lợi ích kinh tế được đảm bảo thì lợi ích xã hội mới được thực hiện

Với trình độ còn thấp, tiềm lực của các doanh nghiệp còn yếu hầu như trên tất cả các mặt thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ đem lại động lực thúc đẩy sản xuất đi lên, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Đây đang là một bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, trong thời thực tập tại nhà máy Gạch tuynel

Nam Sách, vận dụng một số lý thuyết đã học Em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Tuynel Nam Sách” làm đề tài

cho luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 2

Bài viết gồm 3 phần:

Chương I: Tổng quan về nhà máy gạch Tuynel Nam Sách

Chương II: Thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ở nhà máy gạch Tuynel Nam Sách.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy sản xuất gạch Tuynel Nam Sách.

Qua chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của

cô giáo Ngô Kim Thanh, các thầy cô giáo trong khoa và các cô chú trong nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn !

Hải Dương tháng 4 năm 2008

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH

I- Giới thiệu chung về nhà máy :

1- Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy sản xuất gạch tuynel Nam Sách

Nhà máy sản xuất gạch Tuynel nam sách

- Trụ sở : Đường Trần Phú - Nam Sách - Hải Dương

- Điện thoại : (0320) 755204

- Fax : (0320) 755204

Nhà máy gạch tuynel Nam Sách thuộc Công ty TNHH Ngọc Vũ Nhà máy gạch tuynelNam Sách được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 04.12000011 do Sở kế hoạch đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương cấp ngày 30 tháng 03 năm 2001

Qua quá trình đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy gạch tuynel Nam Sách đã cho ra đời nhiều chủng loại gạch tuynel với nhiều mẫu

mã đa dạng phong phú, bền đẹp Và hiện sản phẩm đang được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng

Chức năng nhiệm vụ chính của nhà máy là tổ chức sản xuất các mặt hàng về gạch, sản xuất kinh doanh các loại vật liệu gạch tuynel, mua bán nguyên vật liệu xây dựng theo nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh

Nhà máy gạch tuynel Nam Sách đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tạo thu nhập cho người lao động, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Trang 4

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là của nhà máy là sản xuất các loại gạch tuynel để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải, xây dựng công trình, chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói từ đất sét nung.

2 Cơ cấu tổ chức của nhà mỏy gạch tuynel Nam sỏch

Cơ cấu tổ chức là sự tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, khâu khác nhau nhằm thực hiện những mục tiêu của tổ chức Do vậy nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định phần lớn tới sự thành công của doanh nghiệp

Trên cơ sở sở chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của nhà máy được

bố trí như sau :

Trang 5

Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà máy gạch Tuynel

Trang 6

Từ khi thành lập bộ máy quản lý của nhà máy đã được hình thành với một giám đốc và 2 phó giám đốc cùng các phòng ban chức năng tham mưu giúp việc Đây là bộ máy khá gọn nhẹ và có hiệu quả.

Gồm 8 bộ phận thực hiện theo quy trình sản xuất và theo sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất

- Tổ nguyên liệu : Chuyên cung cấp đất cho các tổ tạo hình nên các sản phẩm của gạch

- Tổ nghiền than : Cung cấp than cho tổ nung sấy

- Tổ tạo hình : Tạo nên hình dáng sản phẩm

- Tổ cơ khí : Sửa chữa, lắp ráp vật liệu

- Tổ phơi đáo : Phơi sản phẩm

- Tổ gộp : Tập hợp tất cả các loại sản phẩm

- Tổ nung sấy : Nung các vật liệu từ đất thành sản phẩm

- Tổ phân loại : Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân loại sản phẩm : tốt, trung, bình, kém

3- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nhà máy

3.1- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của nhà máy

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị nào muốn tham gia vào sản xuất kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty Quyết định Công ty sẽ sản xuất sản phẩm gì ? với chất lượng như thế nào ? do vậy

mà cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường

Trang 7

Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Vì vậy nhà máy cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, góp phần cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng.

Hiện nay nhà máy đang sử dụng hệ thống máy tạo hình đã mua từ năm

2002 Hệ thống máy tạo hình hiện nay không đáp ứng được số lượng gạch mộc đạt yêu cầu cho hệ thống lò nung khi thời tiết xấy Do đó, khi thời tiết mưa hàng ẩm ướt Nhà máy sẽ không đáp ứng đủ số lượng gạch mộc tương ứng với công suất của lò nung

Ngoài ra, các máy móc, thiết bị khác như xe tải, xe nâng, hệ thống goòng đều đễ khấu hao phần nhiều và lạc hậu mặc dù vẫn hoạt động có hiệu quả

Trang 8

Bảng 1 : Tình trạng cơ cở vật chất máy móc thiết bị của nhà máy

SX Hoạt động Hư hỏng % còn lại

3.2- Tình hình lao động của nhà máy :

Sự tồn tại đi lên của nhà máy phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo, trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ Cán bộ lãnh đạo là hạt nhân là mũi nhọn của lực lượng sản xuất Phải xắp xếp, tổ chức công tác và sử dụng cán

bộ thật tốt để mỗi người ở mỗi cương vị công tác đều yên tâm phát huy khả năng của bản thân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy công là 170 ngườiTrong đó :

Trình độ của công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông, một số ít có trình độ chuyên môn

Bảng 2 : Chất lượng cán bộ của nhà máy

TT Trình độ đào tạo

Số lượng

Thâm niên công tác

< 2 > 2 > 3

Trang 9

Thành phần lao động chủ yếu của nhà máy là lao động phổ thông và lao động thời vụ Việc thu hút sử dụng người lao động nhàn rỗi làm tăng hiệu quả

xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập và góp phần tích cực vào công tác chống thất nghiệp cho nhân dân trong vùng

3.3- Đặc điểm về nguyên vật liệu

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì ngoài các yếu tố tối quan trọng như nguồn vốn, tài sản thì yếu tố nguyên vật liệu cũng là yếu tố không thể thiếu được

Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành sản phẩm đồng thời nó quyết định đến chất lượng sản phẩm Nguyên vật liệu của nhà máy sản xuất gạch chủ yếu

là : Đất, than, điện

Một đặc điểm khác biệt của nhà máy sản xuất gạch tuynel Nam Sách với các nhà máy sản xuất khác là nguồn nguyên liệu đầu vào là loại nguyên vật liệu không có khả năng tái sinh Vì vậy nhà máy đã đặt ra những quy định chung cho các tổ sản xuất đó là phải tiết kiệm, sử dụng hợp lý những nguyên

Trang 10

liệu đó trành tình trạng lãng phí không cần thiết.

Ngoài ra nhà máy cần phải thực hiện công tác quản lý giám sát nguyên vật liệu để tránh tình trạng hao hụt, mất mát, hay giảm chất lượng nguyên vật liệu

3.4- Đặc điểm về thị trường của nhà máy

Thị trường hoạt động , khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp

là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào Đối với doanh nghiệp sản xuất thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng Nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đối với nhà máy sản xuất gạch Tuynel Nam Sách thì thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh : Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu xây dựng nhà cửa,

cơ quan, xí nghiệp là rất lớn Để đáp ứng được yêu cầu này thì doanh nghiệp

đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tiến hành thăm dò

và nghiên cứu thị trường để từ đó tìm cho mình một hướng đi đúng đắn

Trang 11

3.5 Quy trình sản xuất của nhà máy

Sơ dồ 2: Quy trình sản xuất của nhà máy

Nhà máy gạch tuynel Nam Sách có quy trình sản xuất đặc thù Quy trình sản xuất gạch của nhà máy tạo hình dáng cho sản phẩm, phơi sấy khô và cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa đến lò nung để có được sản

Trang 12

phẩm hoàn thiện.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL NAM SÁCH

1-Chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp

1.1- Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Doanh thu của doanh nghiệp xây dựng bao gồm :

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất : Là toàn bộ số tiền thu được khi bán gạch

- Doanh thu từ hoạt động tài chính : Là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm : Thu nhập từ hoạt động góp vốn kinh doanh, thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập về lãi tiền trả ngân hàng

- Doanh thu hoạt động bất thường : Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm : Thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khó đòi đã được xử lý

Vậy ta có công thức tính toán sau :

Doanh thu = Doanh thu sản xuất + Doanh thu tài chính + Doanh thu bất thường

Căn cứ vào tình hình kinh doanh của nhà máy ta có bảng sau :

Trang 13

Bảng 3 : Bảng doanh thu của nhà máy qua các năm

(Nguồn : phòng kế toán nhà máy sản xuất gạch Tuynel Nam Sách)

Qua bảng trên ta thấy có sự thay đổi doanh thu qua các năm nhất là năm 2006 doanh thu tăng gần 2 tỷ so với năm 2005 Năm 2005 doanh thu là 4.397.269.791 đồng tăng so với năm 2004 là 823.871.182 đồng tương đương với 23% năm 2006 doanh thu là 6.296.517.45 đồng tăng so với năm 2005 là 1.899.247.254 đồng tương đương với 43,2% Năm 2007 doanh thu tăng 1.038.387.029 tương đương với 16,5% so với năm 2000

Như vậy năm 2007 tăng 16,5% so với năm 2006 và năm 2006 tăng 43,2% so với năm 2005 lớn hơn 2 lần so với mức tăng doanh thu của năm

2005 so với năm 2004 Điều này chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh của nhà máy, quy mô sản xuất của nhà máy ngày càng lớn mạnh

1.2- Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

Ta có công thức :

π = TR - TCTrong đó : π : Lợi nhuận đạt được

Trang 15

Bảng 5 : Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

ĐVT : đồng

Trang 16

16 LN sau thuế 45.142.165 115,3% 133.062.489 139,3% -16.088.628 96,6%

(nguồn : phòng kế toán nhà máy gạch Tuynel)

Qua bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm tăng với một tốc độ đáng

kể, năm 2005 doanh thu tăng so với năm 2004 là 823.871.182 đồng tương đương với 23,05% Doanh thu năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 1.899.247.254 đồng tương đương 43,2% Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 ;à 1.038.387.029 tương đương với 16,5% Điều đó cho ta thấy nhà máy ngày càng phát triển, quy mô sản xuất tăng lên, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên không ngừng Nhưng điều đó chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh Để thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được qua các năm Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 là 45.142.165 đồng tương đương với 15,3% Ta thấy tỷ lệ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh nghiệp này cho thấy nhà máy đã không tiết kiệm được chi phí là do chi phí hoạt động tài chính quá lớn Tổng doanh thu năm 2005 tăng 23,05% so với năm 2004 trong khi các khoản chi phí tăng lên rất ít : chi phí bán hàng tăng lên 0,4%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 2,4% chi phí khác tăng 1,6%

Tổng doanh thu của năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 43,2% cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2005 so với năm 2004 do đó tỷ lệ tăng về lợi nhuận lại cao hơn, điều đó có nghĩa là năm 2006 các khoản chi phí mà nhà máy bỏ ra là nhỏ và lợi nhuận từ các hoạt động khác là giảm : Chi phí quản

lý doanh nghiệp tăng lên 18,4% nhưng không phải là tất cả các khoản chi phí đều tăng : chi phí bán hàng giảm và chi phí khác thì không có

Mặc dù doanh thu năm 2007 của nhà máy tăng 16,5% so với năm 2006, nhưng lợi nhuận lại giảm 3,4% Tương đương với 16.088.628 đồng Điều này cho thấy tốc độ tăng của chi phí sản xuất kinh doanhlớn hơn tốc độ tăng doanh thu của nhà máy

Trang 17

Nhìn chung lợi nhuận của nhà máy khá ổn định qua các năm Điều đó chứng tỏ nhà máy đã sử dụng hợp lý nguồn vốn kinh doanh Nhưng do nhà máy mới đi vào hoạt động nên phần chi phí tài chính lớn trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính quá nhỏ và dường như là không có, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính các năm đều âm.

1.3- Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào Vốn kinh doanh bao gồm : vốn lưu động, vốn cố định là hình thái gía trị của mọi tài sản, máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền sử dụng và quản lý của nhà máy

Để phân tích nguồn vốn kinh doanh của nhà máy ta xét bảng sau :

Bảng 6 : Nguồn vốn hoạt động của nhà máy sản xuất gạch tuynel

B Vốn cố định 7.761.325.476 6.835.636.348 6.660.316.558 6.636.782.066

1 TSCĐ 7.704.568.523 6.785.958.304 6.553.102.252 6.342.394.739

2 XDCB dở dang 56.756.953 49.678.044 107.214.306 294.387.327

Tổng nguồn vốn 9.616.870.106 9.362.465.712 9.887.049.622 9.992.548.564

(nguồn : phòng kế toán nhà máy gạch Tuynel)

Bảng 7 : Tốc độ tăng, giảm nguồn vốn qua các năm

Trang 18

ĐVT : Đồng

Năm Tốc độ tăng, giảm NV Tốc độ tăng giảm VLĐ Tốc độ tăng giảm VCĐ

là do lượng hàng tồn kho tăng Vì vậy nhà máy cần có biện pháp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho

Bảng 8 : Cơ cấu nguồn vốn của nhà máy

Qua bảng trên ta thấy năm 2004 vốn lưu động là : 1.855.544.624 đồng chiếm 19,3% tổng nguồn vốn kinh doanh Năm 2005 vốn lưu động là 2.526.829.364 đồng chiếm 26,99% tổng nguồn vốn kinh doanh Năm 2006 vốn lưu động là : 3.226.733.064 đồng chiếm 32,64% tổng nguồn vốn kinh doanh Năm 2007 tổng số vốn lưu động là 3.355.766.498 đồng chiếm 33,6% tổng vốn kinh doanh Như vậy tổng tỷ lệ vốn lưu động trên tổng nguồn vốn kinh doanh tăng nhanh qua các năm

Trang 19

Năm 2004 vốn cố định là 7.761.325.476 đồng chiếm 80,07% Năm

2005 vốn cố định là 6.835.636.348 đồng giảm 27,7% so với năm 2004 chiếm 73,01% Năm 2006 vốn cố định là : 6.660.316.558 đồng giảm 2,56% so với năm 2005 chiếm 67,36% Năm 2007 vốn cố định là 6.636.782.066 đồng chiếm 66,4%

Ta thấy vốn định giảm dần qua các năm là do máy móc thiết bị, tài sản

cố định đã cũ, giá trị giảm dần Vì vậy nhà máy cần thanh lý bớt máy móc lạc hậu, đầu tư mua sắm thiết bị mới, hiện đại hơn

Nhu cầu vốn lưu động qua các năm đều tăng là do các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đều ảnh hưởng không tốt đến doanh thu của nhà máy Vì vậy nhà máy cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và tích cực thu nợ từ khách hàng

1.4- Chỉ tiêu chi phí

Không một doanh nghiệp, nhà máy nào có thể thu được lợi nhuận mà không phải bỏ ra một khoản chi phí Một doanh nghiệp sản xuất để tạo ra một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tiêu hao các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư, khấu hao máy móc thiết bị, tiền lương cho công nhân viên những yếu tố này gọi là chi phí Nói cách khác chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ các hao phí về vật chất về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một kỳ kinh doanh Vì vậy chi phí là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ta xét bảng số liệu sau :

Bảng 9 : chi phí của nhà máy sản xuất gạch tuynel Nam Sách

ĐVT : Đồng

Trang 20

Năm Tổng chi phí (đồng) Mức thay đổi

Chênh lệch Tỷ lệ % so với năm trước

(nguồn : phòng kế toán nhà máy gạch Tuynel)

Qua bảng trên ta thấy năm 2004 tổng chi phí là : 2.860.427.506 nhỏ nhất so với năm 2005, 2006, 2007 và tổng nguồn vốn kinh doanh cũng khá lớn : 9.616.870.106 đồng nhưng doanh thu đạt được lại thấp nhất trong các năm điều đó cho thấy việc sử dụng vốn thực sự chưa hiệu quả

Năm 2005 tổng chi phí là : 3.986.502.412 đồng cao hơn năm 2004 là 1.126.074.906 đồng tương đương với 39,4% tổng doanh thu tăng 23% tức là 823.871.182 đồng Ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng chi phí điều đó cho thấy tình hình sản xuất của nhà máy chưa hiệu quả

Năm 2006 tổng chi phí là : 4.212.048.824 lớn hơn năm 2005 là : 225.546.412 đồng tương đương với 8,8 trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu là 43,2% tức là 1.899.247.254 đồng, năm 2007 tổng chi phí là: 4.512.049.837, lớn hơn 2006 là 300.001.013 đồng tương đương với 7,1% Trong khi đó tỷ lệ doanh thu là 16,5% > 7,1% Ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của chi phí điều đó chứng tỏ tình hình sản xuất của nhà máy đã

có những chuyển biến rõ rệt Nhà máy đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả từ

đó mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho nhà máy

Ta xét thấy số liệu sau :

Trang 21

Bảng 10: Bảng tỷ số sinh lời

Doanh thu 3.573.398.609 4.397.269.791 6.296.517.045 7.334.904.074 Lợi nhuận 293.499.022 338.641.087 471.703.576 455.614.948 Tổng vốn kinh doanh 9.616.169.318 9.362.465.712 9.887.049.622 9.992.548.564 Vốn chủ sở hữu 4.015.762.510 4.444.100.747 4.915.689.699 5.013.639.699

(nguồn : phòng kế toán nhà máy gạch Tuynel)

Qua bảng trên ta thấy tỷ suất doanh lợi tổng vốn kinh doanh, tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh đều tăng qua các năm, nhưng tỷ suất doanh lợi doanh thu giảm dần Cụ thể là : Năm 2004 cứ một đồng doanh thu thì tạo ra được 0,082 đồng lợi nhuận, năm 2005 cứ một đồng doanh thu thì tạo ra được 0,077 đồng lợi nhuận, năm 2006 cứ một đồng doanh thu thì tạo ra được 0.074 đồng lợi nhuận Năm 2007 cứ 1 đồng doanh thu tạo được 0,062 đồng lợi nhuậnĐiều đó cho thấy tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận có nghĩa là doanh nghiệp đã tiêu hao nhiều chi phí

Đối với tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh đều tăng qua các năm : Năm

2004 thì cứ một đồng vốn kinh doanh thì tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận, năm 2005 : cứ một đồng vốn kinh doanh thì tạo ra được 0,036 đồng lợi nhuận, năm 2006 : cứ một đồng vốn kinh doanh thì thu được 0.047 đồng lợi nhuận Năm 2007: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì thu được 0,046 đồng lợi nhuận Điều đó chứng tỏ nhà máy đã sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh

Đối với tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm, cũng

Trang 22

chứng tỏ nhà máy đã sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu.

1.5- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Có rất nhiều công thức tính hiệu quả kinh tế nhưng chúng ta sử dụng công thức chung nhất

Tổng doanh thuHiệu quả kinh tế = _

Tổng chi phí Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tức là một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu

Ta xét bảng số liệu sau :

Trang 23

Bảng 11: Hiệu quả kinh tế của nhà máy qua các năm

(nguồn : phòng kế toán nhà máy gạch Tuynel)

Qua bảng trên ta thấy hiệu quả kinh tế tăng giảm không đều qua các năm Năm 2004 hiệu quả kinh tế là 1,249 tức là một đồng chi phí bỏ ra sẽ đem lại 1,249 đồng doanh thu, nhưng sang năm 2005 hiệu quả kinh tế lại giảm mạnh so với năm 2004 chỉ còn là 1,103 đồng đến năm 2006 hiệu quả kinh tế có tăng nhưng không đáng kể

Như vậy muốn tăng hiệu quả kinh tế thì chúng ta phải tăng doanh thu

mà để tăng doanh thu, nhà máy cần tăng cường trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, tinh giảm bộ máy quản trị khi

đã có máy móc thiết bị hiện đại, công nhân có tay nghề cao sẽ tăng số lượng sản phẩm

Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì ngoài việc tăng doanh thu còn phải có giảm chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh Do đó nhà máy cần có biện pháp cụ thể để giảm chi phí như : tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình dự trữ, tránh mất mát, hao hụt, tinh giảm bộ máy quản lý, tuyển chọn đúng, đủ người, đúng việc

Trang 24

2- Chỉ tiêu kinh doanh bộ phận

Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận thường được dùng để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố sản xuất cụ thể nhằm tìm biện pháp tối đa chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Đây là chức năng chủ yếu của

hệ thống chỉ tiêu này

Ngoài ra chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận còn dùng để phân tích

có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp

Do các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động (bộ phận) nên thường được sử dụng để phân tích cụ thể chính xác mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu quả kinh tế tổng hợp

Vậy chúng ta tìm hiểu phân tích từng chỉ tiêu kinh doanh bộ phận sau :

2.1- Hệ số vòng quay của tổng vốn kinh doanh

TR

SVTV =

TVTrong đó : SVTV : Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh

TR : Tổng doanh thu

TV : Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn kinh doanh của xí nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ Số vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và ngược lại

Trang 25

Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau :

Bảng 12 : Phân tích số vòng quay của tổng vốn kinh doanh

ĐVT : đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm

1- Doanh thu 3.573.398.609 4.397.269.791 6.296.517.045 7.334.904.074 2- Vốn kinh doanh 9.616.870.106 9.362.465.712 9.887.049.622 9.992.548.564 3- Số vòng quay của tổng

+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi

4.397.269.791 4.397.269.791

_ - _ = 0,469 - 0,457 = 0,012 (vòng) 9.616.870.609 9.616.870.106

Tổng cộng : 0,086 + 0,012 = 0,098 (vòng)

- So với năm 2005, số vòng quay của tổng vốn kinh doanh năm 2006 tăng là 0,636 - 0,469 = 0,167 (vòng) Điều này là do ảnh hưởng của các nhân

Trang 26

tố sau:

+ Do doanh thu thay đổi

6.296.517.045 4.397.269.791

_ - _ = 0,653 - 0,469 = 0,184 (vòng) 9.632.465.712 9.632.465.712

+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi :

6.296.517.045 6.296.517.045

_ - _ = 0,636 - 0,653 = -0,017 (vòng) 9.887.049.622 9.632.465.712

+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi

7334.0,04.074 7.334.904.074

0,007 9992.548.564 − 9.887.049.622 = − (vòng)

Tổng cộng 0,105 + (-0,007) = 0,098 (vòng)

Qua bảng trên ta thấy số vòng quay của tổng vốn kinh doanh tăng dần qua các năm So với năm 2004 số vòng quay của tổng vốn kinh doanh

Trang 27

năm 2005 tăng là 0,098 vòng là doanh thu thay đổi làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh là 0,086 vòng, do vốn kinh doanh thay đổi làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh là 0,012 vòng.

So với năm 2005 số vòng quay của tổng vốn kinh doanh năm 2006 tăng lên 0,167 vòng là do doanh thu thay đổi làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh tăng lên 0,184 vòng, do vốn kinh doanh thay đổi làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh giảm đi 0,017 vòng Năm 2007 số vòng quay tổng vốn kinh doanh tăng 0,098 vòng là do doanh thu thay đổi làm cho số vòng quay của vốn kinh doanh tăng 0,105 vòng, do vốn kinh doanh thay đổi làm số vòng của tổng vốn kinh doanh giảm 0,007 vòng trong những năm tới nhà cần phát huy hơn nữa công suất của máy móc thiết bị và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh

2.2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Tổng giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ là tổng giá trị còn lại của TSCĐ, được tính theo nguyên giá của TSCĐ sau khi đã trừ đi phần hao mòn tích luỹ đến thời kỳ tính toán :

Ta có : TSCĐG = Nguyên giá TSCĐ - giá trị đã hao mòn

HTSCĐ = Π / TSCĐG

Trong đó : Π : Lãi ròng

TSCĐG : Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là trình độ sử dụng tài sản cố định tạo khả năng sinh lời của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh Để phân

Trang 28

tích cụ thể hơn về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta xét bảng sau :

Bảng 13 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định :

(nguồn : phòng kế toán nhà máy gạch Tuynel)

Chỉ tiêu Năm 2005/2004 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006

Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch %

sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng dần qua các năm

Năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,460 đến năm 2005 là

Trang 29

0,643 tăng 0,183 tương đương với 39,8% so với năm 2004 Năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,945 tăng 0,302 tương đương với 46,9% so với năm 2005.

Năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,037, năm 2005 tăng 0,012 tương đương 32,4% so với năm 2004 Năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,07 tăng 0,021 tương đương 42,8% so với năm 2005

Điều đó cho thấy nhà máy đã khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cũng như cơ sở vật chất của mình

2.3- Hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chi tiết năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu quả tiền lương

Bảng 14 : Biểu phân tích năng suất lao động bình quân năm

2006 doanh thu ở mức cao nhất, năng suất lao động cũng cao nhất Đó chính

là một điều đáng mừng cho nhà máy

Trang 30

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng lên với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương bình quân.

Để phân tích chỉ tiêu này ta có bảng số liệu sau :

Bảng 15 : Bảng phân tích hiệu suất tiền lương

Qua bảng trên ta thấy hiệu suất tiền lương tăng lên qua các năm là do lợi nhuận sau thuế tăng và tổng quỹ lương tăng Điều này chứng tỏ số lượng tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho công nhân là rất hợp lý, nó đã mang lại cho nhà máy một khoản lợi nhuận không nhỏ

3.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy gạch Tuynel Nam sách

3.1.Thàng công đạt được

Trong thời gia qua,doanh thu của Nhà máy tăng khá nhanh,tốc độ tăng doanh thu luôn ở mức hai con số, do đó mặc dù chi phí tnăg qua các năm nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận ổn định

Nhà máy đã triển khai sản xuất và đưa vào thi trường thêm những sản phẩm mới, ứng dụng được những thành tựu công nghệ mới hỗ trợ cho quá

Trang 31

trình thao tác trong sản xuất gạch mộc, nhờ vậy nhà máy tiết kiệm đươc chi phí sản xuất và sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn, chất lượng tốt hơn Điều này đảm bảo khả năng cạnh tranh của nhà máy trong đều kiện hội nhập.

Nhà máy gạch Tuynel Nam sách đã xây dựng được tên tuổi của mình trên thị trường cung ứng vật liệu xây dựng Ngày càng có nhiều khách hàng đối tác tìm đến

Tong những năm qua Nhà máy gạch Tuynel nam sách đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn huyện nam sách Cùng với sự phát triển của nhà máy,các cán bộ quản lý cũng không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp, hiện nay mức lương trung bình của công nhân trong nhà máy đã trên 1.000.000 đ

Từ những lao động phổ thông, nhà máy đã đưa đi đào tạo ở các nhà máy khác, và hiện nay nhà máy đã có một đội ngũ công nhân làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nhà máy

3.2.Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Nhà máy gạch Tuynel Nam sách

Bên cạnh những thành công đã dạt được Nhà máy cũng còn một số hạn chế sau:

Bộ máy quản lý của nhà máy hoạt động thưc sự chưa hiệu quả, số lượng cán bộ lao động gián tiếp có trình độ chưa cao, chủ yếu là tôt nghiệp phổ thông, trung cấp và cao đẳng

Số lượng hàng tồn kho nhiều, khả năng iêu thụ sản phẩm thấp.Do từ năm 2004 nhà máy đã bỏ phòng kinh doanh, khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các khách hàng tự tìm đến với doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp

đã sử dụng nguồn vốn kinh doanh chưa hiệu quả

Chi phí sản xuất kinh doanh vẫn tăng qua từng năm, nguyên nhân

Trang 32

chính là do chi phí cho hoạt động khuyến mãi bán hàng của doanh nghiệp.Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả của hoạt động tiếp thị và quảng cáo.

Trang 33

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY

SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL NAM SÁCH

I Mục tiêu và định hướng hoạt động của Nhà máy gạch tuynel Nam Sách

Một số nhiệm vụ kế hoạch định hướng của Nhà máy gạch Tuynel Nam sách từ nay đến năm 2010 là:

- Từ nay đến năm 2010 phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng từ 10 ÷ 15%

- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh từ 5% ÷ 7%

- Mức lương người lao động từ 1.200.000 ÷ 1.500.000 VNĐ/ tháng/ người

- Tiến hành cổ phần hoá công ty theo yêu cầu của tỉnh

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ hiểu biết chung

- áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong hệ thống quản lý, hệ thống dịch vụ, hệ thống luân chuyển chứng từ nhằm giảm tối đa các chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Bước vào năm sản xuất kinh doanh năm 2008, nhà máy đã rút ra kinh nghiệm, những vấn đề còn thiếu sót của nhũng năm trước từ đó đưa ra những mục tiêu chủ yếu phải đạt được trong năm 2008 này là:

-Về doanh thu: trên 10.000.000.000đ

- Lợi nhuận: Đạt ≥ 1.000.000.000 đồng

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Phạm Hữu Huy (chủ Biên) (1998), Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
2.GS.TS. Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Khác
3. PGS.TS. Lê Văn Tâm, PGS.TS. Ngô Kim Thanh (đồng chủ biên) (2004), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 4. GS.TS. Trương Đoàn thể (chủ biên) (2002), Quản trị sản xuất và tácnghiệp, NXB thống kê Hà Nội Khác
5. GS.TS. Nguyễn Đình Phan, GS.TS. Nguyễn kế toấn (đồng chủ biên) (2007), Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
6.Th.S Nguyễn Vân Điền, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủ biên) (2004), Quản trị nhân lực, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tổ tạo hình - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
t ạo hình (Trang 5)
Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà máy gạch Tuynel - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà máy gạch Tuynel (Trang 5)
6 Thiết bị tạo hình Ng ax 55% - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
6 Thiết bị tạo hình Ng ax 55% (Trang 8)
Bảng 1 : Tình trạng cơ cở vật chất máy móc thiết bị của nhà máy - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 1 Tình trạng cơ cở vật chất máy móc thiết bị của nhà máy (Trang 8)
Qua bảng trên ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên của nhà máy còn chưa cao, tay nghề công nhân còn thấp - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ua bảng trên ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên của nhà máy còn chưa cao, tay nghề công nhân còn thấp (Trang 9)
Qua bảng trên ta thấy có sự thay đổi doanh thu qua các năm nhất là năm 2006 doanh thu tăng gần 2 tỷ so với năm 2005 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ua bảng trên ta thấy có sự thay đổi doanh thu qua các năm nhất là năm 2006 doanh thu tăng gần 2 tỷ so với năm 2005 (Trang 13)
Bảng 3 : Bảng doanh thu của nhà máy qua các năm - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 3 Bảng doanh thu của nhà máy qua các năm (Trang 13)
Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 4 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 14)
Bảng 4 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 4 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 14)
Bảng 5: Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 5 Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (Trang 15)
Bảng 5 : Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 5 Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (Trang 15)
Để phân tích nguồn vốn kinh doanh của nhà máy ta xét bảng sau: - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ph ân tích nguồn vốn kinh doanh của nhà máy ta xét bảng sau: (Trang 17)
Bảng 6 : Nguồn vốn hoạt động của nhà máy sản xuất gạch tuynel - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 6 Nguồn vốn hoạt động của nhà máy sản xuất gạch tuynel (Trang 17)
Qua bảng trên ta thấy quy mô nguồn vốn kinh doanh của nhà máy có sự tăng giảm qua các năm cụ thể là : Năm 2004 tổng nguồn vốn kinh doanh là  9.616.870.106 đồng, năm 2005 là 9.362.465.712 đồng giảm 2,6% trong đó vố  lưu động giảm 9,12%, vốn cố định tăng 36 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ua bảng trên ta thấy quy mô nguồn vốn kinh doanh của nhà máy có sự tăng giảm qua các năm cụ thể là : Năm 2004 tổng nguồn vốn kinh doanh là 9.616.870.106 đồng, năm 2005 là 9.362.465.712 đồng giảm 2,6% trong đó vố lưu động giảm 9,12%, vốn cố định tăng 36 (Trang 18)
Bảng 8 : Cơ cấu nguồn vốn của nhà máy - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 8 Cơ cấu nguồn vốn của nhà máy (Trang 18)
Qua bảng trên ta thấy năm 2004 tổng chi phí là: 2.860.427.506 nhỏ nhất so với năm 2005, 2006, 2007 và tổng nguồn vốn kinh doanh cũng khá  lớn : 9.616.870.106 đồng nhưng doanh thu đạt được lại thấp nhất trong các  năm điều đó cho thấy việc sử dụng vốn thực - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ua bảng trên ta thấy năm 2004 tổng chi phí là: 2.860.427.506 nhỏ nhất so với năm 2005, 2006, 2007 và tổng nguồn vốn kinh doanh cũng khá lớn : 9.616.870.106 đồng nhưng doanh thu đạt được lại thấp nhất trong các năm điều đó cho thấy việc sử dụng vốn thực (Trang 20)
Bảng 10: Bảng tỷ số sinh lời - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 10 Bảng tỷ số sinh lời (Trang 21)
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất doanh lợi tổng vốn kinh doanh, tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh đều tăng qua các năm, nhưng tỷ suất doanh lợi  doanh thu giảm dần - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ua bảng trên ta thấy tỷ suất doanh lợi tổng vốn kinh doanh, tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh đều tăng qua các năm, nhưng tỷ suất doanh lợi doanh thu giảm dần (Trang 21)
Bảng 10: Bảng tỷ số sinh lời - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 10 Bảng tỷ số sinh lời (Trang 21)
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế của nhà máy qua các năm - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 11 Hiệu quả kinh tế của nhà máy qua các năm (Trang 23)
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế của nhà máy qua các năm - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 11 Hiệu quả kinh tế của nhà máy qua các năm (Trang 23)
Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
nghi ên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: (Trang 25)
Bảng 1 2: Phân tích số vòng quay của tổng vốn kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 1 2: Phân tích số vòng quay của tổng vốn kinh doanh (Trang 25)
tích cụ thể hơn về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta xét bảng sau: - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
t ích cụ thể hơn về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta xét bảng sau: (Trang 28)
Bảng 13 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 13 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định: (Trang 28)
Bảng 14 : Biểu phân tích năng suất lao động bình quân năm - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 14 Biểu phân tích năng suất lao động bình quân năm (Trang 29)
Bảng 14 : Biểu phân tích năng suất lao động bình quân năm - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 14 Biểu phân tích năng suất lao động bình quân năm (Trang 29)
Để phân tích chỉ tiêu này ta có bảng số liệu sau: - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
ph ân tích chỉ tiêu này ta có bảng số liệu sau: (Trang 30)
Bảng 15 : Bảng phân tích hiệu suất tiền lương - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 15 Bảng phân tích hiệu suất tiền lương (Trang 30)
Bảng 15 : Bảng phân tích hiệu suất tiền lương - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách
Bảng 15 Bảng phân tích hiệu suất tiền lương (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w