Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách (Trang 54 - 66)

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

6.Một số giải pháp khác

+ Công tác đa dạng hoá ngành nghề:

Nhà máy muốn phát triển và mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng được yêu cầu của thị trường và không bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh mà nhà máy có khả năng đáp ứng được thì nhà máy cần phải đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh từ đó tạo thêm nguồn thu cho nhà máy, tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động và đó cũng là một trong những biện pháp giảm bớt rủi ro cho nhà máy.

+ Công tác đầu tư máy móc thiết bị:

Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sự hiện đại của máy móc thiết bị công nghệ là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Do vậy nhà máy cần không ngừng xây dựng và lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Song song với công tác đầu tư máy móc thiết bị nhà máy cũng cần phải khai thác tối đa công suất nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và

tài sản cố định. Ngoài ra nhà máy cũng cần có kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị để tăng tuổi thọ của máy móc.

Công tác đầu tư máy móc thiết bị, sử dụng đúng công suất hiện có của máy móc, liên tục bảo dưỡng tiết kiệm chi phí kinh doanh là một trong những biện pháp tích cực phát huy khả năng huy động vốn kinh doanh góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máy.

+ Công tác tài chính kế toán:

Công tác tài chính kế toán là một công cụ quản lý rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện giám sát và quản lý sử dụng vốn tài chính của nhà máy có chặt chẽ, nghiêm túc thì mới đảm bảo cho nhà máy có nguồn tài chính lành mạnh, đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Việc theo dõi quản lý hoá đơn chứng từ sổ sách kế toán cần phải được duy trì thường xuyên, củng cố các nghiệp vụ quản lý kế toán, hướng dẫn các bộ phận liên quan làm đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Duy trì tốt mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để vay vốn phục vụ cho công việc sản xuất.

Công tác tài chính kế toán là một khâu quan trọng then chốt góp phần vào sự thành bại của doanh nghiệp, do vậy cần phải tăng cường công tác quản lý tài chính, nâng cao trình độ nghiệp vụ là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi thành viên tham gia quản lý tài chính kế toán.

+Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ sử dụng nguồn nhân lực

bên ngoài

Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài (outsourcing) đang trở thành một thực tế phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Các cuộc điều tra và nghiên cứu khác

nhau đã cùng đi đến một kết luận rằng, có tới hơn 80% công ty dự kiến sẽ sử dụng nguồn lực này trong thời gian sắp tới hoặc sẽ đưa việc này vào kế hoạch trung hạn của doanh nghiệp. Theo các công ty chuyên về lao động – việc làm, lĩnh vực công nghệ thông tin luôn dẫn đầu trong vấn đề cung cấp nhân lực, dịch vụ outsourcing và trên thế giới có hơn 2/3 công ty đang sử dụng IT- outsourcing.

Ở doanh nghiệp nào cũng vậy, không phải tất cả các bộ phận, phòng ban đều mang lại lợi nhuận, tuy nhiên tất cả các bộ phận đều tạo nên chi phí, ít nhất cũng là lương cho nhân viên. Như vậy về lý thuyết, chúng ta có thể tách riêng ra thành những bộ phận sinh lợi tiềm năng (tức là bộ phận có doanh thu vượt mức chi phí) và những phòng ban làm thâm hụt ngân sách (không mang lại thu nhập, nhưng lại cần thiết để duy trì hoạt động của công ty). Chúng ta sẽ gọi những bộ phận sinh lợi tiềm năng là “trung tâm lợi nhuận”, còn bộ phận kia là “trung tâm chi phí”.

Thông thường, “trung tâm chi phí” bao gồm: bộ phận quản trị kinh doanh, bảo vệ, bộ phận tiếp thị, phòng kế toán, bộ phận công nghệ thông tin…; còn “trung tâm lợi nhuận” sẽ gồm có bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất hay cung cấp dịch vụ…Nếu các trung tâm lợi nhuận thường được xác định bởi chức năng, nhiệm vụ và chiến lược của công ty, thì các “trung tâm chi phí” lại hình thành theo mức độ cần thiết. Trên thực tế thật khó hình dung chức năng của một công ty dưới dạng “Trở thành công ty tư vấn hàng đầu với phòng hành chính - quản trị hạng nhất”, mặc dù bất kỳ công ty nào cũng đều muốn có một phòng ban như thế.

Đối với doanh nghiệp, trung tâm lợi nhuận là bộ phận cần được chăm sóc nhiều hơn cả với mục tiêu biến nó trở thành trung tâm lợi nhuận tốt nhất, đem lại doanh thu cao nhất trên thị trường. Do đó, việc đưa trung tâm này ra

bên ngoài sẽ mâu thuẫn và đi ngược lại với chức năng, nhiệm vụ của công ty. Như vậy, chỉ còn lại trung tâm chi phí có thể được xem xét để “gửi gắm” cho các đơn vị dịch vụ outsourcing. Tuy nhiên, ở đây có một điều kiện: outsourcing chỉ khả thi, khi nó không chỉ cho phép giảm chi phí để duy trì bộ phận này, mà còn phải giữ vững hoặc cải thiện các chỉ số chủ yếu của những bộ phận đó như: chất lượng nhiệm vụ thi hành, tính hiệu quả của công việc, đảm bảo mức độ bí mật cần thiết… Các chỉ số này có thể thay đổi phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Nhiều công ty lo ngại rằng nếu sử dụng nguồn lực bên ngoài, họ thể phải đối mặt với nguy cơ bị lộ bí mật kinh doanh. Trong những trường hợp này, bạn cần phải đánh giá những thiệt hại tài chính gắn liền với việc rò rỉ thông tin. Nếu sự thiệt hại không đẩy hoạt động của công ty vào trạng thái khủng hoảng, thì bạn chỉ thì cần dự liệu và đánh giá xác suất xảy ra việc thất thoát thông tin.

Bạn cần phải xem xét khả năng rò rỉ thông tin và quy mô thiệt hại trong hệ số điều chỉnh, sau đó nhân hệ số này với giá trị dịnh vụ outsourcing. Như vậy, bạn sẽ có được giá trị của dịnh vụ đã tính đến rủi ro để so sánh với giá trị thực hiện dịch vụ của các nhân viên biên chế trong công ty bạn. Chúng ta biết rằng danh tiếng là thứ tài sản quan trọng nhất đối với những công ty cung cấp dịch vụ chuyên ngành và các công ty outsourcing cũng không phải là ngoại lệ. Vì thế, để giải quyết các vấn đề có khả năng rủi ro cao, bạn nên chọn công ty có đẳng cấp và uy tín trên thị trường, còn đối với những vấn đề có rủi ro không đáng kể, bạn có thể sử dụng dịch vụ của những công ty nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí.

Chất lượng công việc thực hiện cũng liên quan đến thâm niên của công ty outscourcing, tuy ở mức thấp hơn so với rủi ro, vì quyền lợi vật chất của

các công ty được gắn liền với việc hoàn thành tốt nhất các đơn đặt hàng và duy trì mối hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Khi kết quả thực hiện công việc không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nếu trong hợp đồng không có quy định khác, thì công ty outsourcing sẽ phải chịu các chi phí để khắc phục các thiếu sót. Trong trường hợp nhiệm vụ được chính nhân viên của bạn tiến hành, việc sửa chữa này sẽ cần đến những khoản ngân sách bổ sung làm kéo theo nhiều chi phí phát sinh. Ngoài ra, hợp đồng thuê dịch vụ của các công ty outsourcing còn cho phép bạn loại trừ những ảnh hưởng của “nhân tố cá nhân” đối với thời hạn hoàn thành công việc, bởi vì ngay cả những nhân viên tích cực, có trách nhiệm nhất cũng có thể bị ốm hoặc đơn giản là bị thu hút vào những việc khác gấp rút và quan trọng hơn.

Trên thực tế, khối lượng công việc giao cho outsourcing có thể thay đổi theo thời gian, thường là theo chiều hướng tăng. Điều này dẫn tới việc gia tăng giá trị của dịch vụ, tuy nhiên, khi khối lượng công việc càng nhiều, giá dịch vụ cho từng đầu việc đơn lẻ sẽ càng giảm xuống, và bạn sẽ càng được lợi nhiều hơn.

Tóm lại, có thể nói rằng cắt giảm chi phí luôn là một vũ khí hữu hiệu để doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận. Ở đây, outsourcing không chỉ giúp các công ty hạ thấp chi phí, mà còn sử dụng nhiều công nghệ thông tin và kỹ năng quản lý hiện đại trong các hoạt động kinh doanh, cho phép các công ty nhỏ giải quyết những nhiệm vụ lớn hơn và phát triển nhanh hơn.

KẾT LUẬN

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường việc tìm cho mình một chỗ đứng hết sức khó khăn và phức tạp, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc sẽ tụt hậu và trượt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại phá sản.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Qua thời gian thực tập tại nhà máy cho thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế.

Với hệ thống kiến thức được trang bị ở trường cũng như những tài liệu, thông tin đã thu nhập được tại nhà máy trong thời gian thực tập em đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp mong muốn giúp ích cho nhà máy trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Tuy nhiên bản thân em do kiến thức có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên những ý kiến đề xuất trên đây của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo cùng cán bộ trong nhà máy góp ý để em có thể nâng cao, hoàn thiện những hiểu biết của mình về lý luận cũng như thực tiễn.

Một lần nữa em xin cảm ơn những ý kiến đóng góp rất quý báu của ban lãnh đạo, các cô chú trong các phòng ban của nhà máy về chuyên đề, cũng như đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại nhà máy.

Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô kim Thanh đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Phạm Hữu Huy (chủ Biên) (1998), Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội

2.GS.TS. Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội

3. PGS.TS. Lê Văn Tâm, PGS.TS. Ngô Kim Thanh (đồng chủ biên) (2004), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 4. GS.TS. Trương Đoàn thể (chủ biên) (2002), Quản trị sản xuất và tác

nghiệp, NXB thống kê Hà Nội

5. GS.TS. Nguyễn Đình Phan, GS.TS. Nguyễn kế toấn (đồng chủ biên) (2007), Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

6.Th.S Nguyễn Vân Điền, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủ biên) (2004), Quản trị nhân lực, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH ... 3

I- Giới thiệu chung về nhà máy : ... 3

1- Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy sản xuất gạch tuynel Nam Sách ... 3

2. Cơ cấu tổ chức của nhà mỏy gạch tuynel Nam sỏch ... 4

3- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nhà máy ... 6

3.1- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của nhà máy ... 6

3.2- Tình hình lao động của nhà máy : ... 8

3.3- Đặc điểm về nguyên vật liệu ... 9

3.4- Đặc điểm về thị trường của nhà máy ... 10

3.5.Quy trình sản xuất của nhà máy ... 11

CHƯƠNG II 12

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL NAM SÁCH ... 12

1-Chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp ... 12

1.1- Chỉ tiêu doanh thu 12

1.2- Chỉ tiêu lợi nhuận ... 13

1.3- Nguồn vốn kinh doanh ... 17

1.4- Chỉ tiêu chi phí ... 19

1.5- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ... 22

2- Chỉ tiêu kinh doanh bộ phận ... 24

2.1- Hệ số vòng quay của tổng vốn kinh doanh ... 24

2.2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định ... 27

2.3- Hiệu quả sử dụng lao động ... 29

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY ... 33

SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL NAM SÁCH ... 33

I. Mục tiêu và định hướng hoạt động của Nhà máy gạch tuynel Nam Sách ... 33

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy gạch Tuynel Nam sách ... 34

2. Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của Công ty ... 42 3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lao động ... 47 4. Áp dụng thành tựu mới của khoa học - kĩ thuật vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty 52

5. Tăng cường tiết kiệm chi phí ... 53 6. Một số giải pháp khác ... 54

+Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài ... 55 KẾT LUẬN 59

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH ... 3

I- Giới thiệu chung về nhà máy : ... 3

1- Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy sản xuất gạch tuynel Nam Sách ... 3

2. Cơ cấu tổ chức của nhà mỏy gạch tuynel Nam sỏch ... 4

3- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nhà máy ... 6

3.1- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của nhà máy ... 6

3.2- Tình hình lao động của nhà máy : ... 8

3.3- Đặc điểm về nguyên vật liệu ... 9

3.4- Đặc điểm về thị trường của nhà máy ... 10

3.5.Quy trình sản xuất của nhà máy ... 11

CHƯƠNG II 12

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL NAM SÁCH ... 12

1-Chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp ... 12

1.1- Chỉ tiêu doanh thu 12

1.2- Chỉ tiêu lợi nhuận ... 13

1.3- Nguồn vốn kinh doanh ... 17

1.4- Chỉ tiêu chi phí ... 19

1.5- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ... 22

2- Chỉ tiêu kinh doanh bộ phận ... 24

2.1- Hệ số vòng quay của tổng vốn kinh doanh ... 24

2.2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định ... 27

2.3- Hiệu quả sử dụng lao động ... 29

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY ... 33

SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL NAM SÁCH ... 33

I. Mục tiêu và định hướng hoạt động của Nhà máy gạch tuynel Nam Sách ... 33

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy gạch Tuynel Nam sách ... 34

1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường. ... 38

2. Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của Công ty ... 42

3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lao động ... 47

4. Áp dụng thành tựu mới của khoa học - kĩ thuật vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty 52

5. Tăng cường tiết kiệm chi phí ... 53

6. Một số giải pháp khác ... 54

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách (Trang 54 - 66)