Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách (Trang 38 - 42)

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

1.Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường

Doanh nghiệp sản xuất – thương mại là một tác nhân trên thị trường nên việc nghiên cứu thị trường là tất yếu. Có thể nói thị trường là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có thị trường. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần phải tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của nhà máy, từ đó doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các chính sách thị trường.. Vì thị trường không phải là bất biến mà luôn biến động, thay đổi không ngừng. Do đó nghiên cứu thị trường phải được tiến hành một cách thường xuyên. Từ việc nghiên cứu này ta nghiên cứu, xác định khả năng kinh doanh một lĩnh vực nào đó trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Để làm tốt và ngày càng nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường cần phải:

* Thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh.

- Cần thành lập tổ này vì:

toàn là do phòng kinh doanh và các cán bộ phụ trách kinh doanh ở từng đơn vị trực thuộc đảm nhiệm. Do đó công tác này thường không được tiến hành một cách chi tiết, tỉ mỉ do khối lượng công việc qúa nhiều mà số cán bộ phòng kinh doanh lại ít. Do vậy sẽ rất khó khăn để có thể làm tốt các công việc. Hơn nữa với tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường cần phải có sự đầu tư riêng về nhân sự và tài chính.

- Chức năng, nhiệm vụ của tổ:

Bộ phận này có chức năng nghiên cứu, thăm dò và dự báo thị trường, kết hợp với các bộ phận khác trong kinh doanh làm tham mưu chỉ đạo quản lí hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, xử lí các thông tin bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, từ đó xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho Công ty.

- Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho bộ phận này:

Đầu tư phương tiện để có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, chính xác nhất như: điện thoại, fax, máy tính, nối mạng Internet.

Tạo điều kiện đi lại nhanh chóng và thuận tiện cho cán bộ khi làm việc và kiểm tra thông tin. Các tài liệu kinh doanh, các tài liệu liên quan đến thị trường trong và ngoài nước, hệ thống các sách báo, tạp chí cũng như các tài liệu khác có liên quan.

Ngoài ra, Công ty còn cần có chính sách để cung cấp cho bộ phận này một nguồn kinh phí hoạt động hàng năm, thiết lập các chính sách khen thưởng - kỉ luật hợp lí nhằm khuyến khích người lao động và bảo mật thông tin.

* Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường

- Chiến lược thị trường là một bộ phận hình thành của chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặt lý luận và thực tiễn cho thấy chiến lược thị trường của mỗi doanh nghiệp cho ta biết rõ các vấn đề sau đây:

+ Các quan điểm ứng xử của doanh nhgiệp đối với từng loại thị trường trong và ngoài nước.

+ Cho ta biết một cách tổng quát nhất các mối quan hệ tương tác giữa nhu cầu của từng loại thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về các loại thị trường mà mình có khả năng phục vụ.

+ Cho ta thấy rõ khả năng phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước của doanh nhgiệp thông qua việc đáp ứng nhu cầu về các loại hàng hoá và dịch vụ của doanh nhgiệp.

- Thực chất của chiến lược thị trường là việc phân tích đánh giá về mặt lượng và mặt chất các loại thị trường trong và ngoài nước, các loại nhu cầu của từng loại thị trường trong và ngoài nước, các loại nhu cầu của từng loại thị truờng để xác định cho được những loại thị trường nào là có triển vọng nhất, những loại nhu cầu nào có khả năng thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp và đạt hiệu quả cao.

- Khi xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp phải nhằm thực hiện tốt hai mục tiêu sau:

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường hay khách hàng về mặt hàng, khối lượng hàng hoá của từng loại mặt hàng với khối lượng và giá cả thích hợp.

+ Bảo đảm cho doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

- Với nội dung như vậy nếu nhà máy làm tốt chiến lược thị trường thì họ sẽ có khả năng giành được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, tạo cơ sở khoa học và hiện thực cho việc xây dựng chiến lựơc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; kích thích việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tiềm

năng của doanh nghiệp để tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá và dịch vụ được thị trường chấp nhận; bên cạnh đó còn giúp công ty soạn thảo các quyết định sản xuất kinh doanh, các quyết định mua và bán các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra với hiệu quả cao.

- Làm tốt hay xây dựng dược một chiến lược thị trường tốt đã là cơ sở vững chắc cho công ty đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể nó sẽ là định hướng, là điều kiện cho công ty ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ dịch vụ của mình.

* Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường

- Để thúc tiến việc cung cấp dịch vụ từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngoài việc thành lập một tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường và thực hiện tốt kế hoạch xây dựng tốt chiến lược thị trường, nhà máy còn cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường để ngày càng nâng cao chất lượng của công tác này.

- Trong quá trình nghiên cứu nhu cầu của thị trường, người ta thường áp dụng những phương pháp cơ bản và thường được các doanh nghiệp sử dụng là các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: tổ chức mua tài liệu, báo chí chuyên ngành, nghiên cứu các tài liệu cơ bản liên quan tại các thư viện, phiếu điều tra nhu cầu, sử dụng phương pháp dự báo nhu cầu thị trường.

+ Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: tổ chức các cuộc hội nghị khoa học, hội thảo, hội nghị chuyên môn, tổ chức bán và giới thiệu sản phẩm, tổ chức phỏng vấn khách hàng, tham gia triển lãm hội chợ trong nước và quốc tế để thu thập thông tin về nhu cầu thị trường.

nghiên cứu nhu cầu thị trường. Mà để làm tốt công tác này công ty cần tăng cường đầu tư chi phí cho việc đào tạo hoặc đào tạo lại cho cán bộ thị trường hiện tại của công ty. Mặt khác nhà máy có thể thuê thêm những cán bộ thị trường có năng lực nhằm làm tốt công tác này.

* Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường.

- Bên cạnh tiếp tục hoàn chỉnh nghiên cứu khái quát thị trường, nhà máy cần chú trọng hơn nữa vào việc nghiên cứu chi tiết thị trường. Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua, bán loại hàng hoá - dịch vụ mà nhà máy kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp cùng ngành

- Đồng thời cũng phải tiến hành nghiên cứu chiến lược, chính sách kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ứng với từng khu vực thị trường. Không chỉ tập trung nghiên cứu thành phần kinh tế tư nhân mà còn phải nghiên cứu cả các thành phần kinh tế khác có cùng ngành nghề và địa bàn kinh doanh. Phải tiến hành so sánh về chất lượng, giá cả hàng hóa - dịch vụ, các hình thức cung ứng, các dịch vụ sau bán của Công ty với các đối thủ cạnh tranh để từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lí, có chính sách đổi mới nhằm thu hút khách hàng đến với Công ty.

- Nếu doanh nghiệp làm tốt được công tác nghiên cứu thị trường theo như hướng đã nêu ở trên thì chắc chắn sẽ giải quyết đựơc vấn đề còn yếu kém ở khâu này. Nó sẽ giúp cho nhà máy củng cố và giữ vững thị trường hiện có đồng thời phát triển được thị trường mới. Từ đó nhà máy sẽ ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách (Trang 38 - 42)