Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách (Trang 42 - 47)

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

2.Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của Công ty

thụ động ngồi chờ những cơ chế thuận lợi từ trên giao xuống hoặc trông trờ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài mà bản thân phải tự năng động sáng tạo, tự phát huy, tự lực tự cường để vươn lên khẳng định mình.

Có thể nói các nhân tố nội lực chính là những tiền năng mà các doanh nghiệp còn chưa khai thác hết. Đây là một nguồn tiềm năng rất to lớn mà không cần phải mất nhiều công sức và tiền của để “khai quật” bởi vì nó là có sẵn. Điều đáng quan tâm là khai thác như thế nào để có hiệu quả cao nhất

Đối với Nhà máy gạch Tuynel Nam sách việc khai thác một cách tối đa những nhân tố nội lực là điều hoàn toàn cần thiết vì việc làm này dường như chưa được thực sự chú trọng trong thời gian qua, do vậy gây ra một sự lãng phí không đáng có. Làm tốt được công việc này sẽ giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình.

Trước hết phải khai thác tốt những kinh nghiệm của một số đôi ngũ cán bộ cao tuổi đã có trên 30 năm gắn bó với hoạt động sản xuất Nhà máy. Đó cũng là sự vận dụng quan điểm nổi tiếng của Mác: "Lí luận bắt nguồn từ thực tiễn", đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của Công ty về đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lí, trình độ ngoại ngữ ở bậc đại học. Cần giáo dục cán bộ chuyên nghiệp, CBCNV và người lao động của Công ty nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối đổi mới và mở cửa về kinh tế, phương châm đối ngoại là đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế. Nhận thức đúng đắn về chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phát huy nội lực của cán bộ công nhân viên nhà máy còn ở chỗ phải làm cho họ hiểu rằng trong cơ chế thị trường phải tiếp thu sâu sắc và vận dụng đúng đắn sáng tạo các qui luật kinh tế của nó, như các quy luật giá trị,

quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…. Phải nắm vững các quy luật cơ bản, đó là việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong chế độ Nhà nước pháp quyền và các thông lệ trong hoạt động kinh doanh quốc tế có liên quan. Có như vậy nhà máy mới giữ được chữ tín trong quan hệ với bạn hàng trong nước và quốc tế.

Tựu chung lại là cần sớm nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng tổng thể phù hợp với yêu cầu của một công ty hoạt động ở tầm rộng lớn này. Đây có thể coi là yếu tố vật chất cơ bản của sự tăng trưởng phát triển khả năng hoạt động kinh doanh của từng bộ phận và của toàn Công ty.

Đặc biệt là Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả:

Qua phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy chúng ta nhận thấy nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc huy động và sử dụng vốn kém hiệu quả. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm đảm bảo cho nhà máy có một cơ cấu vốn tối ưu đạt cân bằng tối đa giữa rủi ro và chi phí vốn, đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên biến động của doanh nghiệp, sức sinh lời vốn cao.

Một thực trạng những năm qua cho thấy vốn vay từ nợ ngắn hạn là chủ yếu. Việc dùng nợ ngắn hạn sẽ có chi phí thường thấp hơn vì lãi suất của tín dụng ngắn hạn chỉ được huy động khi có những nhu cầu thực sự. Nhưng nếu nhà máy dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định thì rất dễ gây rủi ro thanh toán, nhà máy sẽ phải thường xuyên gia hạn nợ ngắn hạn. Do vậy sẽ có những trường hợp khó khăn trong việc gia nạn nợ phải chịu chi phí rất cao hoặc khi không gia hạn nợ được phải bán tài sản với giá rẻ để thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến những thiệt hại không lường trước được đối với sự tồn tại và phát triển của mình.

thức tín dụng thuê mua thiết bị (leasing), kể cả thuê vận hành và thuê tài chính. Đây là một hình thức trong thực tế nhà máy gần như không sử dụng. Hình thức này có ưu điểm là nhà máy sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, được sự tư vấn, đào tạo hướng dẫn kỹ thuật từ cơ quan cho thuê, tránh được tổn thất do mua máy móc thiết bị nhầm, không đúng yêu cầu, có thể thoả thuận tái thuê và có được máy móc thiết bị mà không cần đầu tư một lần số vốn lớn. Mặt khác, hình thức này cũng có thể giảm tỷ lệ vốn vì tránh phải vay ngân hàng đồng thời nhà máy có thể nhanh chóng đổi mới tài sản cố định, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là chi phí sử dụng vốn cao, hợp đồng phức tạp đòi hỏi phải nắm bắt được kỹ thuật của hợp đồng thuê mua.

Mặc dù vậy, việc lựa chọn nên mua tài sản cố định bằng vốn tự có, bằng vốn vay hay sử dụng hình thức tín dụng, thuê vận hành hoặc thuê tài chính có hiệu quả khi nhà máy đã sử dụng phương pháp tính toán NPV (giá trị hiện tại ròng) của từng phương án từ đó lựa chọn phương án có lợi hơn.

Nhà máy cũng có thể huy động vốn vay dài hạn hoặc vay vốn với từng công trình thực hiện bằng cách vay vốn từ cán bộ công nhân viên. Nhà máy cần có các biện pháp khuyến khích và khen thưởng đối với những người tích cực cho nhà máy vay vốn. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc lãi suất vay vốn từ người lao động lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng. Khi đó chi phí vay vốn của nhà máy từ người lao động có thể mới có thể nhỏ hơn chi phí vay vốn ngân hàng, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho người lao động. Mặt khác, nhà máy cũng phải có những giải pháp thật cụ thể, khả thi, đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn, tránh mọi rủi ro có thể có với người lao động thì mới có thể huy động vốn từ người lao động vì hơn ai hết người lao động hiểu rõ tình hình hoạt động của nhà máy như thế nào và chỉ khi thấy rõ lợi ích và chi phí bỏ ra thì họ mới thật sự yên

tâm cho nhà máy vay vốn và cống hiến sức lao động đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển.

Một hình thức huy động vốn có hiệu quả nữa đó là nhà máy nên tiến hành cổ phần hoá và bán cổ phiếu cho người lao động. Bằng cách này nhà máy có thể huy động được một khối lượng vốn lớn, không có thời hạn trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và kích thích người lao động hoạt động có hiệu quả hơn nhờ gắn quyền lợi và trách nhiệm chặt chẽ hơn.

Để sử dụng vốn có hiệu quả, nhà máy phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và tăng cường thu hồi các khoản phải thu quá hạn. Vì việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và tăng cường thu hồi các khoản phải thu quá hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng số vòng quay vốn lưu động nói riêng và số vòng quay tổng vốn kinh doanh nói chung.

Trong nền kinh tế thị trường, hình thức bán chịu là một hình thức không thể thiếu. Bởi vậy, do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều khách hàng hơn, khi đó các khoản phải thu tăng, chi phí cho hoạt động kinh doanh của nhà máy tăng như chi phí cho đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn phải thu càng dài thì chi phí càng lớn, rủi ro càng nhiều, Vì vậy khi ký kết hợp đồng, nhà máy phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Để tránh rủi ro trong thu hồi các khoản phải thu.

Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo, ngược lại nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn.

Tóm lại, thực hiện giải pháp huy động vốn có hiệu quả, nhà máy sẽ có một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và chi phí, đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, làm tăng số vòng luân chuyển tổng vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên giải pháp này thực hiện được còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của nhà máy và khả năng thích ứng trong các tình huống cụ thể của người quản lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy Tuynel Nam Sách (Trang 42 - 47)