1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm đông anh- hà nội giai đoạn 2010- 2011

58 1,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 476 KB

Nội dung

Vào cuối năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới ( tên tiếng Anh là: World Trade Organization- WTO). Sự kiện quan trọng đó mở ra những cơ hội phát tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

ĐÔNG ANH- HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010- 2011

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS PHẠM VĂN VẬN

Hà Nội, 05/2010

Trang 2

1 Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Khái niệm hiệu quả 3

1.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

1.2 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 6

1.2.1 Phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp 7

1.2.2 Phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.3 Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài 9

2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 9

2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 9

2.1.1.Đối với doanh nghiệp 9

2.1.2.Đối với người lao động 11

2.1.3.Đối với nhà nước 13

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp 13

2.2.1.Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp 132.2.2.Nhân tố kỹ thuật và công nghệ 15

2.2.3.Nhân tố về tổ chức 16

2.2.4.Nhân tố về quản lý 16

2.2.5.Nhân tố về lực lượng lao động 17

2.2.6.Nhân tố thông tin 18

Trang 3

2.2.7.Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế 19

3 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 19

3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát 20

3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận: 20

3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 20

3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21

3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 22

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦANHÀ MÁY VĂN PHÒNG PHẨM ĐÔNG ANH 23

1 Một vài nét về doanh nghiệp 23

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 23

1.2.Đặc điểm chung của doanh nghiệp 23

1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 23

1.2.2 Sản phẩm sản xuất 25

1.2.3.Thị trường tiêu thụ 25

1.2.4.Bộ máy tổ chức của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 26

2 Đánh giá về hiệu quả sản xuất của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 28

2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy 28

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 32

2.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung 32

2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 33

2.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động 34

2.2.4 Đánh giá chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy 35

2.2.4.1 Các ưu điểm 36

2.2.4.2 Các hạn chế cần khắc phục 37

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY VĂN PHÒNG PHẨM ĐÔNG ANH 39

1 Phương hướng phát triển của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 39

1.1 Hoạt động kinh doanh 39

1.2 Công tác mở rộng thị trường tiêu thụ 40

2.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máyvăn phòng phẩm Đông Anh 42

2.1 Biện pháp về mặt tổ chức 42

Trang 4

2.2 Biện pháp về mặt tài chính 44

2.3 Biện pháp về cải tiến kỹ thuật trong công tác sản xuất 45

2.4 Biện pháp về đầu tư mở rộng và khai thác thị trường 46

2.4.1 Điều tra nghiên cứu thị trường: 46

2.4.2 Cách tiến hành: 46

2.4.3 Xây dựng chiến lược thị trường và tiến hành mở rộng thị trường: 47

2.5 Biện pháp về đa dạng hóa sản phẩm sản xuất 48

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 26

Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất tại nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 27

Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh) 29

Bảng 2 Bảng kết quả xuất khẩu của chi nhánh giai đoạn 2007- 2009 30

Bảng 3 Bảng phản ánh hiệu quả kinh doanh của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh 32

Bảng 4 Bảng phản ánh hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp 33

Bảng 5 Bảng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định 34

Bảng 6: Bảng phản ánh kết quả sử dụng lao động 35

Trang 6

DANH MỤC CHỮ TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

WTO : World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới)

NSLĐ : Năng suất lao động.CBCNV : Cán bộ công nhân viên.

EU : European Union ( liên minh Châu Âu )

Trang 9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤTKINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.1 Một số khái niệm cơ bản.1.1.1 Khái niệm hiệu quả.

Ngày nay khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có đượcmột khái niệm thống nhất Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên cácgóc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệuquả Như vậy ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta có một khái niệm khác nhau vềhiệu quả, và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người tagắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả Để hiểu rõ hơn chúng ta xemxét các vấn đề hiệu quả ở trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội Tương ứngvới các lĩnh vực này là 3 phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị vàhiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được cácmục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻthì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vicác doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanhnghiệp Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thuvề và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quảphản ánh những kết quả kinh tế tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sảnlượng công nghiệp,… nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thểhiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phảnánh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinhdoanh.

Cũng giống như một số chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượngtổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời làmột phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hang hóa Sản xuất hàng hóa có pháttriển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp Nói một cách khác chỉ tiêu hiệuquả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế.

Trang 10

Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế đượcbiểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêuphản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp.

Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị:

Hiệu quả xã hội là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sảnxuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định Nếu đứng trên phạm trùtoàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉtiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết nhữngyêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội Bởi vậy hai loại hiệu quảnày đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện vàbền vững Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của xã hội ở các mặt: trình độtổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân… Thực tế cho thấy ở cácnước tư bản chủ nghĩa các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế màkhông đặt vấn đề hiệu quả chính trị xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp,khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn,…Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối và chính sách cụ thểđể đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội Tuy nhiênchúng ta không thể chú trọng thái quá đến hiệu quả chính trị xã hội, một bài học rấtlớn từ thời kỳ chế độ bao cấp đã cho chúng ta thấy rõ được điều đó.

1.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh.1.1.2.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một, một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịchvụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.( Giáo trình kế hoạch kinh doanh- ThS.Bùi Đức Tuân, khoa kế hoạch và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân, xuấtbản năm 2005).

Như vậy theo khái niêm trên thì hoạt động kinh doanh không chỉ baogồm các hoạt động thương mại mà còn có nội dung rất rộng, bao gồm: đầu tư, sảnxuất, chế biến, các hoạt động thương mại gắn liền với sản xuất và chế biến, các hoạtđộng thương mại thuần túy và các hoạt động cung cấp dịch vụ Hoạt động kinhdoanh có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:

- Theo tính chất của hoạt động chúng ta có hoạt động sản xuất ( sản phẩmhoặc dịch vụ) và hoạt động thương mại.

Trang 11

- Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp,thương nghiệp, nông nghiệp, tài chính, …

Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất choxã hội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh Bản chấtcủa hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ Giátrị của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thỏamãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng Dù cho hoạt động kinh doanh cóphục vụ nhu cầu nào của khách hàng đi chăng nữa thì nhiệm vụ của các đơn vị sảnxuất kinh doanh là phải tăng thêm giá trị cho sản phẩm dịch vụ Giá trị gia tăng chophép doanh nghiệp trả thù lao cho người lao động, bù đắp những hao mòn trong quátrình sản xuất kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với nhà nước thôngqua các khoản đóng góp về thuế và các hình thức khác theo luật định Do vậy,nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh là phải tạo ra giá trị cho sảnphẩm và dịch vụ

1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sựphát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trongquá trình tái sản xuất mở rộng nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đongày càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là căn cứ cơ bản để đánh giáviệc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào khi tham gia vào hoạt động kinhdoanh cũng muốn đạt được tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.Nhưng trước hết cần phải nắm vững được thế nào là hiệu quả kinh doanh.

Theo Adam Smith thì “ hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được tronghoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Quan điểm này cho thấy hiệuquả kinh doanh chỉ được đánh giá dưới góc độ doanh thu tiêu thụ hàng hóa Thực tếhiện nay cho thấy quan điểm này đã không còn phù hợp, vì nếu như tốc độ tăng củadoanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí thì lợi nhuận không những không tăng thêmmà sẽ giảm xuống.

Quan điểm thứ hai cho rằng :” hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”.

Một quan điểm khác thì cho rằng :”hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độsử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua những chỉtiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa các đại lượng

Trang 12

phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chi phí bỏ ra hoặc nguồn nhân lực đãđược huy động vào lĩnh vực kinh doanh”.

Tóm lại, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thuđược từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thuđược với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Với khái niệm này thì ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụthể bằng phương pháp định lượng thông qua các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó cóthể tính toán, so sánh được Lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trùcụ thể và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu, … Ngoài ra nó cũng biểuhiện mức độ phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai tháccác nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Lúcnày phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được địnhtính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh Như vậy cần phải hiểu hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện trên cả haimặt định lượng và định tính.

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối quan hệ tươngquan giữa kết quả thu được và chi phí để có được kết quả đó, hiệu quả định lượngchỉ có được khi kết quả lớn hơn chi phí.

Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ quản lý trongdoanh nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của nhân viên, công nhân trong toànthể doanh nghiệp.

Cả hai mặt định lượng và đinh tính của phạm trù hiệu quả kinh doanh cóquan hệ chặt chẽ tương tác lẫn nhau.

1.2 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trước hết ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kếtquả Kết quả là phạm trù phản ánh những cái gì thu được sau một quá trình kinhdoanh nào đó Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểuhiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị Các đơn vị cụ thể được sử dụng tùythuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn,tạ, kg, m3, lít… Các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ…Kết quảcũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tínhnhư uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm…Cần chú ý rằngkhông phải chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh

Trang 13

nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sảnphẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm Hơn nữa hầu nhưquá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xongở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể kết luận rằng liệu sản phẩm đó có tiêu thụ đượckhông và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về…

Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lựcsản xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vậthay giá trị mà là một phạm trù tương đối Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng cácnguồn lực chỉ có thể hiểu và phản ánh bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và haophí nguồn lực, tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù môtả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực Chênh lệch giữa kết quả và chiphí nguồn lực luôn là tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về mộtmặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và khôngbao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.

Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tínhtoán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nàođó điều khó xác định một cách chính xác.

Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánhmặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độlợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên để hiểurõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc xác lập các chỉ tiêu,các công thức cụ thể để đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp thì chúng ta cần nắm rõ một vài vấn đề sau:

1.2.1 Phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữakết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đếncác mục tiêu của doanh nghiệp.

Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là sosánh tương đối.

Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là:H = K - C trong đó:

H: hiệu quả kinh doanh

Trang 14

1.2.2 Phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được cácmục tiêu về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việclàm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng caotrình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quảkinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêucả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạmvi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế Hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạtđộng kinh tế xác định trong mối quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thểcác hoạt động kinh tế hoặc là một hoạt động cụ thể về kinh tế với nền kinh tế quốcdân và đời sống xã hội.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là hiệu quả thu được từ hoạtđộng kinh doanh của từng doanh nghiệp Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinhdoanh là số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu Nó được tínhbằng sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Hay nó được xác định trong mốiquan hệ giữa chi phí đã bỏ ra và doanh thu nhận được Trong doanh nghiệp cụ thểthì hiệu quả kinh doanh còn phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh doanh củadoanh nghiệp đó nhằm mục tiêu cuối cùng là tối ưu hóa lợi nhuận Hiệu quả kinhdoanh còn là một công cụ hữu hiệu giúp nhà quản lý có thể điều chỉnh các hoạtđộng trong quá trình kinh doanh cho phù hợp Hiệu quả sản xuất kinh thì quá trìnhkinh doanh càng hiệu quả.

Trang 15

Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiếtvới nhau Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hộivận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn vớinhau Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thểthua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi ích chung để thực hiện mụctiêu kinh tế xã hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích.

1.2.3 Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mụctiêu của doanh nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ởcác giai đoạn khác nhau Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả củatoàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi Xét về tính hiệu quả trước mắt(hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanh nghiệp đang theođuổi Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối đahóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại không đạt được mục tiêu là lợinhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sảnphẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiềurộng lẫn chiều sâu… do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không caonhưng chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thìchúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, màphải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả Như vậy các chỉ tiêuhiệu quả mà tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài,nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.

2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.2.1.1.Đối với doanh nghiệp.

Sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả hay không luôn là điều kiện sống còn đốivới mọi doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán sản xuất kinhdoanh với điều kiện nguồn lực là hữu hạn Doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đềcơ bản là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Các vấn đề cơbản đó cần được giải quyết với mục tiêu cuối cùng là tạo ra doanh thu, lợi nhuậncàng cao càng tốt cho doanh nghiệp Và để đạt được mục tiêu đó thì việc nâng cao

Trang 16

hiệu quả sản xuất là một vấn đề tất yếu mà mỗi doanh nghiệp luôn phải chú trọng,không ngừng nâng cao nó.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất sản xuấtđược nhiều hàng hóa hơn, giảm thiểu chi phí xuông mức thấp nhất tạo ra nền móngphát triển, mở rộng kinh doanh một cách bền vững

Việc kinh doanh có hiệu quả còn giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnhtranh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro và tháchthức Doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận ngày càng cao.

Hiện nay thị trường của doanh nghiệp không chỉ còn bó hẹp trong một khuvực, một vùng hay một quốc gia nữa Thị trường của doanh nghiệp đã vươn rangoài quốc gia, là tất cả các quốc gia, các cùng dân cư trên thế giới Đặc biệt khiViệt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTOthì thị trường hàng hóa cho các doanh nghiệp trở nên lớn hơn rất nhiều Thị trườngđó luôn tiềm ẩn những hứa hẹn sự phát triển mới, những kỳ vọng về sản lượng bánđược, những con số doanh thu hấp dẫn nhưng nó cũng tiềm ẩn trong đó không ítnhững khó khăn thách thức Các doanh nghiệp có thể có chỗ đứng riêng trướcnhững công ty lớn, những tập đoàn nổi tiếng đã có nhiều lợi thế kinh doanh? Lúcnày hơi nóng của canh tranh không chỉ ở thị trường bên ngoài mà còn len lỏi vàotừng vùng trong nước cũng mạnh mẽ và khắc nghiệt không kém Thị trường rộnglớn, thuận lợi nhiều, khó khăn cũng không ít buộc các doanh nghiệp phải tìm đượcra hướng phát triển riêng cho mình để không những không bị lấn át mà còn phảingày càng phát triển, mở rộng sản xuất Và nền móng cho mọi hướng đi đó chính làđạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh Có đạt được hiệu quả kinh doanhthì doanh nghiệp mới có thế hạn chế và vượt qua các thách thức cũng như tận dụngtriệt để hơn những thuận lợi để phát triển Có đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanhthì doanh nghiệp mới có thể thu được lợi nhuận và tìm được chỗ đứng riêng, mới cóthể phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

Trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùng quantrọng Nó là cơ sở cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp Sự tồn tại củadoanh nghiệp được xác định bằng sự tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội Để làmđược điều đó thì trước hết doanh nghiệp cần phải bù đắp được chi phí và kinh doanhcó lãi Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế Vì vậymà nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên

Trang 17

trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp không những cần tồn tại mà nó cònphải phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh Để làm được điều đó thì ngoài việcphải bù đắp được chi phí thì doanh nghiệp cần phải có tích lũy mới có thể đảm bảocho quá trình tái sản xuất mở rộng Và đạt được hiệu quả kinh doanh cao sẽ giúpcho quá trình tích lũy diễn ra nhanh hơn, và một lần nữa việc nâng cao hiệu quảkinh doanh lại được nhấn mạnh

Nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là một nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ vàsáng tạo trong kinh doanh của doanh nghiệp Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêucầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh.

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinhdoanh đó chính là tối đa hóa lợi nhuận Nếu doanh nghiệp sử dụng các nguồn lựcmột cách tiết kiệm thì lợi nhuận thu được càng lớn Nâng cao hiệu quả kinh doanhcũng chính là nâng cao khả năng sinh lời trên mỗi đơn vị đầu vào, từ đó đòi hỏidoanh nghiệp cần biết cách kết hợp và sử dụng một cách tiết kiệm các yếu tố đầuvào đó Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng chính là điều kiện để doanhnghiệp tối đa hóa lợi nhuận, là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồntại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Tóm lại, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điềukiện sống còn để doanh nghiệp có thế tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinhtế thị trường.

2.1.2.Đối với người lao động.

Một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong doanh nghiệplà các thành viên trong ban quản trị, các nhân viên văn phòng và những người côngnhân lao động Mỗi người có vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tiếnhành sản xuất kinh doanh Khi tham gia vào quá trình sản xuất con người đóng vaitrò chủ đạo, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó và hướng nó tớimục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy nguồn nhân lực không chỉ đơn thuầnlà số lượng lao động đã có mà còn bao gồm các yếu tố khác như: thể lực, trí lực,thái độ và phong cách làm việc

Trang 18

Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượngnguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh tạora của cải vật chất, các dịch vụ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Người lao động làm việc trong doanh nghiệp trước hết là do động cơ kinhtế, mong có thu nhập cao để đảm bảo cho bản thân và gia đình họ một cuộc sống nođủ Đây là động cơ quan trọng và có tính trực tiếp của người lao động Họ luônmong muốn có một công việc ổn định với thu nhập cao.

Mối quan hệ giữa người lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp là mối quan hệ hai chiều Nếu người lao động làm việc chăm chỉ, sáng tạo

thì sẽ làm tăng năng suất lao động và từ đó góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh thì nhân tố con người là một nhântố đầu vào đặc biệt và luôn luôn thay đổi Năng suất lao động, sự sáng tạo, khả nănglao động ở mỗi cá nhân là không giống nhau Hiệu quả trong công việc của từng cánhân sẽ làm tăng năng suất lao động chung cho toàn bộ doanh nghiệp Điều này sẽlàm giảm chi phí, tận dụng tối đa nguồn nhân lực và sử dụng một cách tiết kiệm cácyếu tố đầu vào khác Và cũng chính vì thế mà hiệu quả sản xuất kinh doanh chungcủa doanh nghiệp được nâng cao Còn nếu nguồn nhân lực làm việc không hiệu quả,sử dụng lãng phí tài nguyên, nó sẽ tạo ra một hệ quả tất yếu là năng suất lao độngthấp và làm giảm tính hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, kéo theo sựgiảm sút về doanh thu Ngược lại điều kiện lao động của người lao động được cảithiện là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sứckhoẻ, an toàn cho người lao động Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tácđộng trực tiếp tới đời sống của họ, nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao,tạo công ăn việc làm, cuộc sống được nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng,chế độ xã hội, còn nếu như các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có nhiềungười lao động bị thất nghiệp, lương thấp trực tiếp làm giảm thu nhập của họ Khidoanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao không những tạo ra sự phát triển vữngchắc cho bản thân doanh nghiệp mà nó còn tạo ra một nơi làm việc ổn định làm chongười lao động yên tâm làm việc Mặt khác việc kinh doanh hiệu quả nó còn tạo rasức hút đối với những người lao động ở nơi khác về tạo ra nhiều sự lựa chọn chodoanh nghiệp trong quá trình tuyển chọn nhân sự vào làm việc.

Mặt khác, có đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệpmới tăng được lợi nhuận và từ đó mới có thể tăng lương mà chăm lo tốt hơn cho đời

Trang 19

sống của người lao động Lúc này việc khen thưởng đãi ngộ sẽ được tổ chức thườngxuyên hơn nhằm khích lệ tinh thần làm việc và thi đua trong doanh nghiệp.

2.1.3.Đối với nhà nước.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh đều chịu sự tác động củanhà nước Nhà nước tác động lên các doanh nghiệp thông qua các chính sách, hệthống pháp luật,… Các doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện các nghĩa vụ nhấtđịnh đối với nhà nước Ví dụ như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài ra doanhnghiệp còn giải quyết giúp cho nhà nước công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư.

Chính vì những lý do trên mà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có nhữngảnh hưởng nhất định tới nhà nước Khi mà doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quảthì nó đóng góp vào cho ngân sách nhà nước càng nhiều Đối với các doanh nghiệpsản xuất thì nó còn góp phần tiết kiệm các nguồn lực trong nước đặc biệt là nguồntài nguyên thiên nhiên Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao thì sẽ có tích lũy,có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làmhơn cho người lao động giúp nhà nước giải quyết giảm thấp được lượng lao độngnhàn rỗi, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân Còn nếu như mà doanhnghiệp kinh doanh không đạt hiệu quả thì nó kéo theo những hệ quả ngược lại Lúcđó, lợi nhuận nếu có thì cũng rất thấp đồng nghĩa với mức độ đóng góp vào ngânsách chung giảm Và tất nhiên doanh nghiệp cũng không tạo ra nhiều tích lũy để cóthể đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, do vậy nó cũng không tạo thêm đượccông ăn việc làm cho người lao động Trầm trọng hơn là khi doanh nghiệp làm ănthua lỗ thì nó sẽ dẫn tới thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc phá sản làm tăngthêm lao động nhàn rỗi và tăng tỷ lệ thất nghiệp làm nảy sinh các vấn đề xã hộikhác (như các tệ nạn, mức sống người lao động mất việc giảm,…)

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổnghợp, nó có liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó chịu tácđộng của nhiều nhân tố khác nhau.

2.2.1.Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.

Thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau Chúng đượcxem xét từ nhiều góc độ và được đưa ra vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình

Trang 20

phát triển kinh tế hàng hóa Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thị trường là địa điểm haykhông gian của trao đổi hàng hóa, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua,hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán Nếu hiểu theo nghĩa rộng thìthị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thônghàng hóa cùng với các quan hệ giữa người với người trong quá trình trao đổi, muabán hàng hóa và các dịch vụ.

Thị trường đầu vào của doanh nghiệp là thị trường cung cấp các hàng hóa,dịch vụ cho quá trình sản xuất cúa doanh nghiệp Các yếu tố đầu vào chủ yếu baogồm lao động, các nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vàokhác sử dụng trong quá trình sản xuất Các yếu tố đầu vào sẽ chi phối, quyết địnhtính hiệu quả của giai đoạn đầu ( thường là giai đoạn sản xuất, tạo sản phẩm) củaquá trình sản xuất kinh doanh Tính hiệu quả trong giai đoạn này phụ thuộc vào chấtlượng của bản thân các yếu tố đầu vào Nếu trình độ lao động cao, nguồn nguyênnhiên vật liệu có chất lượng tốt, máy móc vận hành trơn tru thì sẽ giúp cho quá trìnhsản xuất đạt được hiệu suất cao, nâng cao được hiệu quả của quá trình sản xuất tạotiền đề cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao Và ngược lại chất lượng các yếutố đầu vào không được đảm bảo như nguồn nhân lực yếu kém, trình độ thấp, nguồnnguyên nhiên vật liệu không ổn định, chất lượng thấp, máy móc cũ kỹ nhanh phảisửa chữa sẽ làm giảm hiệu suất sản xuất, giảm năng suất lao động Điều này sẽ làmhạ thấp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường đầu ra của doanh nghiệp là thị trường mà ở đó doanh nghiệp bánsản phẩm, dịch vụ của mình Ở trong thị trường của mình doanh nghiệp có nhữnglợi thế cạnh tranh và có một vị trí nhất định Thị trường đầu ra quyết định số lượngbán cho nên nó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp Do đó nóquyết định quá trình tái sản xuất và tính hiệu quả của quá trình kinh doanh Thịtrường mà lớn và ổn định, có ít đối thủ cạnh tranh thì công việc kinh doanh sẽ đạtđược nhiều thuận lợi, doanh thu thu về ổn định và tăng dần theo thời gian cùng vớiquá trình tái sản xuất mở rộng Ngược lại nếu thị trường hẹp và không ổn định, sựcạnh tranh diễn ra gay gắt thì nó sẽ ẩn chứa trong nó nhiều rủi ro kinh doanh, doanhthu thu được không lớn và bấp bênh, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốntái sản xuất mở rộng, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế.

Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra nó ảnh hưởng trực tiếp tới hai giaiđoạn của quá trình sản xuất kinh doanh là sản xuất và tiêu thụ Cả hai thị trường này

Trang 21

đều rất quan trọng cần được thường xuyên củng cố và phát triển ngày càng sâurộng Khi có được thị trường đầu vào ổn định, chất lượng cao và một thị trường đầura rộng lớn thì hiệu quả kinh doanh thu được sẽ càng cao, doanh nghiệp ngày càngphát triển.

Trong cơ chế hiện nay cạnh tranh là điều kiện, là tiền đề cho sự phát triển kinhtế trên thị trường các doanh nghiệp đều hoạt động và cạnh tranh với nhau, điều đóđòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời chính xác và đầyđủ các thông tin về thị trường để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp tới quátrình kinh doanh của mình nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh.

2.2.2.Nhân tố kỹ thuật và công nghệ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công nghệ là yếu tố quyết định cho sựphát triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí củamình trên thương trường Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng vànhà nước chính là để khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với nhữngthay đổi trong môi trường công nghệ Sự thay đổi của công nghệ tác động tới doanhnghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không tách rời khỏi yếu tố conngười Hơn nữa yếu tố con người còn quyết định sự thành công hay thất bại củanhững thay đổi lớn trong công nghệ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tố của phát triển trongcác doanh nghiệp Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai tròquyết định để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh Công nghệ lạc hậu sẽtiêu hao nguyên vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy và giáthành tăng

Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh phảithực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sản phẩm là vũ khísắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có hiệu qủatạo ra nhu cầu mới Ngày nay, cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chấtlượng Như vậy vai trò của đổi mới công nghệ tiên tiến có thể giải quyết được cácvấn đề mà nền kinh tế thị trường đặt ra.

Căn cứ vào các đặc trưng của công nghệ cũng như nhu cầu cần thiết của việcđổi mới công nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới công nghệ là

Trang 22

nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên.Mục đích đổi mới công nghệ cần phải tập chung là:

-Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp về chất lượng , sản phẩm, thông quachiến lược sản phẩm trên cơ chế thị trường

-Tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả cao cho các doanh nghiệp

-Tạo ra lợi nhuận siêu nghạch, đạt được năng suất cao trong sản xuất kinhdoanh

-Góp phần thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước về CNH, HĐHtrong các doanh nghiệp phù hợp với xu hướng chung của cả nước

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường này quyđịnh cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năngcủa mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm:- Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nềnkinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nềnkinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp…

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật/công nghệ, khảnăng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh tế/ngành kinh tế.

2.2.3.Nhân tố về tổ chức.

Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động Vì cơ cấu tổchức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh nhạy với sựthay đổi của môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, năng động, linhhoạt giữa các bộ phận của doanh nghiệp phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn chế độ trách nhiệm tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần tráchnhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh thì sẽ gópphần nâng cao năng suất lao động.

Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhân tố này bảo đảm cho dây chuyềnsản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chấttrong sản xuất đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.2.4.Nhân tố về quản lý.

Trang 23

Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm cácyếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ranhững quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính xác, kịp thời tạo ranhững động lực to lớn để khuyến khích sản xuất phát triển.

Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sảnxuất kinh doanh cũng như quy mô khác Nhân tố quản trị đóng vai trò càng lớntrong việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạodoanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất,ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp Kết quảvà hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độchuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trịdoanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phậnchức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó Người quản trịdoanh nghiệp phải chú ý tới ba nhiệm vụ chính.

- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao độngđạt hiệu quả cao.

- Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu của doanhnghiệp một cách vững chắc và ổn định.

- Phân công công việc một cách hợp lý, phát huy sức sáng tạo, khả năng làmviệc của từng cá nhân trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhtại đơn vị mình.

2.2.5.Nhân tố về lực lượng lao động.

Người ta nhắc đến luận điểm ngày càng khoa học kỹ thuật công nghệ đã trởthành lực lượng lao động trực tiếp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện trên quyếtđể tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Tuy nhiên, cần thấy rằng:Thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo Nếu không có sựlao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các máy móc thiết bị đó Thứ hai,máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức kỹthuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động Thực tế do trình độ sử dụngkém nên vừa không đem lại năng suất cao vừa tốn kém tiền bạc cho hoạt động sửachữa, kết cục là hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Trang 24

Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừasáng tạo vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh cũng chính lực lượng này sáng tạo ra sản phẩm mới Vớikiểu dáng phù hợp với người tiêu dung làm cho sản phẩm cảu doanh nghiệp có thểbán với giá cao tạo ra hiệu quả kinh doanh cao Lực lượng lao động trực tiếp tácđộng đến năng suất lao đông, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy móc thiết bị,nguyên vật liệu ) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũlao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tếcho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những doanh nghiệpcó đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao , có tác phong làm việc khoa họcvà có kỷ luật nghiêm minh Việc sở hữu một đội ngũ cán bộ năng động, một đội ngũcông nhân lành nghề, khéo léo, sáng tạo trong công việc sẽ là một nhân tố nâng caohiệu quả sản xuất, là động lực giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bềnvững

2.2.6.Nhân tố thông tin.

Ngày nay, thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nềnkinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá Để đạt được hiệuquả cao trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chínhxác về cung cầu thị trường, dịch vụ, hàng hoá, công nghệ, đối thủ cạnh tranh , thôngtin về giá cả , tỷ giá

Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thànhcông hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết cácthông tin về thay đổi trong các chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác cóliên quan

Trong sản xuất kinh doanh biết mình biết người và nhất là hiểu rõ được các đốithủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh , có chính sáchphát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm thành công của nhiềudoanh nghiệp nắm bắt được các thông tin cần thiết và xử lý, sử dụng các thông tinđó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định sản xuất kinh doanh cóhiệu quả cao Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững

Trang 25

chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược sảnxuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp

Như vậy vai trò của hệ thống thông tin là rất lớn, đặc biệt là trong cơ chế thịtrường với nhiều biến động thay đổi không ngừng Thông tin về bản thân doanhnghiệp, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về thị trường, thông tin về cácchính sách của nhà nước,… doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật, phântích để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, hiệu quả, sản phẩm đápứng được nhu cầu khách hàng, tránh dự lỗi thời, lạc hậu, kém thế trong cạnh tranh.

Việc xây dựng một bộ phận có khả năng thu thập thông tin chính xác, kịp thời,có khả năng phân tích, xử lý thông tin tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh trongdoanh nghiệp lên cao.

2.2.7.Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế.

Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về lao động,tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh nghiệp phát huyđược đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh Ngoài ranhân tố này cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội khách quan trongquá trình kinh doanh như chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh của nhànước, thị trường mở rộng, có thêm khách hàng mới Việc khai thác tốt tiềm năng vềlao động, tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh sẽ làm tăng thêm hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Việc nắm bắt cơ hội và tận dụng tốt cơ hội đó rất quan trọng trong kinh doanh,nó tạo ra điểm nhấn trong sự phát triển của doanh nghiệp, tạo ra các bước tiến vượttrội so với đối thủ cạnh tranh.

3 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề phức tạp có quan hệ đến toànbộ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh ( lao động, tư liệu lao động và đốitượng lao động) Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm các chỉtiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết để tính toán Các chỉ tiêu chi tiết phải phù hợpthống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung Khi xem xét hiệu quả kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, cácdoanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu Có thể hiểu tiêu chuẩn

Trang 26

hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả Nếu theophương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngànhlàm tiêu chuẩn hiệu quả Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với cácchỉ tiêu của năm trước Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉtiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế.

3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát.

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạtđộng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanhnghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thờikỳ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn hay không.

Doanh lợi doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận từ một đồng kinh doanh bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyếnkhích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí Nhưng để có hiệu quả thì tốcđộ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.

Doanh lợi doanh thu bán hàng = (lợi nhuận trong kỳ/ doanh thu trong kỳ) x100Chi phí đầu vào bao gồm lao động, đối tượng lao động, vốn kinh doanh, cònkết quả đầu ra được đo bằng số lượng sản phẩm dịch vụ, doanh thu và lợi nhuậnròng.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh =Kết quả đầu ra/ Chi phí đầu vào

Công thức trên phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lời của các chỉ tiêu phảnánh chi phí đầu vào, được tính cho tổng số hoặc tính riêng phần gia tăng Các tínhnày đã khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số Nó đã tạo điều kiệnnghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện hơn.

3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận:

3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.

- Chỉ tiêu năng suất lao động

NSLĐ = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳtổng số lao động trong kỳ.

Trang 27

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động:

- Lợi nhuận bình quân tính cho 1 lao động = Lợi nhuận trong kỳ/ tổng số laođộng bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận trong kỳ Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi laođộng trong kỳ.

3.2.2Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Sức sản xuất của vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳVốn lưu định bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu trong kỳ Nếu chỉ tiêu này tăng qua các thời kỳ chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồngvốn lưu động tăng.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu lợinhuận trong kỳ Chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Tốc độ luân chuyển vốn:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh nguồn vốn lưu động luôn vận độngkhông ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyểnvốn lưu động sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ vốn, giải quyết nhanh nhu cầuvề vốn chu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng

Trang 28

thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp Các chỉ tiêu sau đượcdùng để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.

Số vòng quay của vốn lưu động:

Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉsố này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiệnviệc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.

 Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay:

Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay= 365/ Số vòng quay của vốn lưuđộng.

Chỉ tiêu này cho biết thời gian để vốn quay được một vòng , thời gian nàycàng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

3.2.3Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí.

Hiệu quả kinh doanh theo chi phí= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và dịch vụ.

Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp càngcó hiệu quả dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao Công thức trên đã kháiquát được khai niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là sự sosánh giữa “kết quả đạt được” và “chi phí sử dụng” cụ thể là so sánh giữa doanh thuđạt được và chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh.

Trang 29

Trụ sở chính: Số 5 Đào Duy Anh- Đống Đa- Hà Nội.

Cho đến nay công ty có 5 chi nhánh trực thuộc tại Quảng Ninh, Hải Phòng,Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, Đông Anh (Hà Nội).

Sau đây em xin giới thiệu về chi nhánh Đông Anh nơi em thực tập.

Tên: Chi nhánh công ty cổ phần phát triển kinh tế- hỗ trợ tài năng trẻ ViệtNam

Địa chỉ: Xóm Bãi, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội.Điện thoại: 043 883 8253

Chi nhánh được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0113010227 lần đầu ngày 06/12/2005 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày21/02/2008

Người đứng đầu chi nhánh là ông Kiều Văn Khiết.Sinh ngày 26/09/1979.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thôn Nhật Châu, xã Liên Châu, huyện YênLạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.Đặc điểm chung của doanh nghiệp.

1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh.

Vì nhà máy là một trong các chi nhánh của công ty cổ phần phát triển kinh hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam nên hoạt động của nhà máy có những ràng buộc nhấtđịnh với công ty nhưng cũng không mất đi sự chủ động, sáng tạo trong kinh doanh.Nhà máy luôn kết hợp giữa sự chỉ đạo từ công ty và thực tế tại đơn vị để đưa ra cácquyết định kinh doanh hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh trên cơ

Ngày đăng: 19/11/2012, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh) - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm đông anh- hà nội giai đoạn 2010- 2011
Bảng 1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (nhà máy văn phòng phẩm Đông Anh) (Trang 35)
Bảng 2. Bảng kết quả xuất khẩu của chi nhánh giai đoạn 2007- 2009. Chỉ tiêu nămTổng doanh thu - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm đông anh- hà nội giai đoạn 2010- 2011
Bảng 2. Bảng kết quả xuất khẩu của chi nhánh giai đoạn 2007- 2009. Chỉ tiêu nămTổng doanh thu (Trang 37)
Sau đây là bảng phản ánh kết quả kinh doanh và chi phí của chi nhánh: - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm đông anh- hà nội giai đoạn 2010- 2011
au đây là bảng phản ánh kết quả kinh doanh và chi phí của chi nhánh: (Trang 38)
Bảng 5. Bảng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm đông anh- hà nội giai đoạn 2010- 2011
Bảng 5. Bảng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định (Trang 40)
Trong giai đoạn 2007-2009 các chỉ tiêu trên được phản ánh qua bảng số liệu sau đây: - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy văn phòng phẩm đông anh- hà nội giai đoạn 2010- 2011
rong giai đoạn 2007-2009 các chỉ tiêu trên được phản ánh qua bảng số liệu sau đây: (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w