1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng

71 561 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng

Trang 1

1.1 Tài sản cố định của doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định 5

1.1.2 Đặc điểm tài sản cố định 5

1.1.3 Phân loại tài sản cố định 5

1.1.3.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện 5

1.1.3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng 8

1.1.3.3 Phân loại theo tình hình sử dụng 9

1.1.3.4 Phân loại theo quyền sở hữu 10

1.1.3.5 Phân loại theo chế độ quản lý của nhà nước 10

1.1.4 Vai trò của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Nội dung chủ yếu của quản lý tài sản cố định 12

1.2.1 Hao mòn- Khấu hao tài sản cố định 12

1.2.1.1 Hao mòn tài sản cố định 12

1.2.1.2 Khấu hao tài sản cố định 13

1.2.1.3 Những quy định về trích khấu hao tài sản cố định 13

1.2.1.4 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp 22

1.2.2 Quản lý và sử dụng tài sản cố định 27

1.2.2.1 Cơ cấu tài sản cố định 27

Trang 2

1.2.2.2 Tình hình tăng, giảm tài sản cố định 27

1.2.2.3 Tình hình trang bị kỹ thuật và trang bị tài sản cố định 27

1.2.2.4 Tình hình hao mòn tài sản cố định 28

1.2.2.5 Tình hình khấu hao tài sản cố định 29

1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp 29

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp 29

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 30

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định cuả doanh nghiệp 31

1.4.1 Nhân tố khách quan 31

1.4.2 Nhân tố chủ quan 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG 33

2.1 Khái quát về công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng 33

2 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 34

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 34

2.1.3 Bộ máy quản lý của công ty 34

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 34

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 35

2.2.1.2 Tình hình tăng giảm tài sản cố định 42

2.2.1.3 Tình hình trang bị kỹ thuật và trang bị tài sản cố định 43

2.2.1.4 Tình hình hao mòn tài sản cố định 44

2.2.1.5 Tình hình khấu hao tài sản cố định 45

Trang 3

2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty 45

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng 50

2.3.1 Kết quả đạt được 50

2.3.2 Hạn chế và Nguyên nhân 52

2.3.2.1 Hạn chế 52

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNGTÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

57

3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng 57

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 58

3.3 Một số kiến nghị 63

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phảicó 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện được mục tiêu tốiđa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiệnvật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động Nó là một trong 03 yếu tốcơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó TSCĐ là một trong những bộ phận quan trọng nhất.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh về vận tải và thương mại thì TSCĐ được sử dụng rất phongphú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng đúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.

Trang 4

TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tácquản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảơ quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá … được tiến hành một cáchthường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sảnphẩm sản xuất, dịch vụ vận tải và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuậncủa mình.

Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất kinhdoanh, thu hồi đầu tư nhanh để tái sản xuất kinh doanh, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, lànhững mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.

Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp nước ta mặc dù đã nhận thức được tác dụngcủa TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kếhoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãngphí, chưa pháp huy được hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quảTSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và ngiên cứu tại trường đại học và thực tập tại công ty cổphần vận tải và thương mại Hải Phòng, em thấy vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả, có ý nghĩa tolớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp Đặc biệt là đối với công ty cổ phầnvận tải và thương mại Hải Phòng là nơi mà TSCĐ sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại cho nên vấn đềquản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây những lãng phí khôngnhỏ cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thờigian thực tập tại công ty cổ phần vân tải và thương mại Hải Phòng cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt

tình của thầy giáo Th.s- Trần Tất Thành cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần vận tải

và thương mại Hải Phòng, em đã chọn Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng”.

Trang 5

Kết cấu Đề tài gồm những phần chính sau:

CHƯƠNG 1 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬNTẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬDỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 TSCĐ của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm TSCĐ

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu Chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chukỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp TSCĐ không thay đổi về hình thái vật chất banđầu trong suốt thời gian sử dụng, cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn.Trong quá trình sử dụng, tài sản cố địnhhao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp lạibằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ TSCĐ cũng là một loại hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị Nó làsản phẩm của lao động và được mua bán, trao đổi trên thị trường sản xuất.

Trang 6

1 TSCĐ hữu hình

Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có

kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay mộtsố chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị

Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình:

Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộphận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếubất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốntiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:

a Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;b Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

c Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

d Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phậncấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiệnđược chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lýriêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tàisản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêuchuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Trang 7

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩncủa TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

2 TSCĐ vô hình

Khái niệm: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị

đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưmột số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sángchế, bản quyền tác giả

Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quyđịnh tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình Nhữngkhoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn n êu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặcđược phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình được tạo ratừ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:

a Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụngtheo dự tính hoặc để bán;

b Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;c Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạntriển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

Trang 8

e Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tàisản vô hình đó;

g Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khithành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mạikhông phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa khôngquá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

1.1.3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng

1 TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho các mụcđích kinh doanh của doanh nghiệp.

a Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi côngxây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa,đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy mócđơn lẻ

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiệnvận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thốngthông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động

Trang 9

kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường,kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm nhưvườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh ; súc vật làm việc và/ hoặccho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò

Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên nhưtranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật

b TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thươngmại,

2 TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những TSCĐ do doanhnghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp.Các TSCĐ này cũng được phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3 TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ,giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn cácTSCĐ của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.

1.1.3.3 Phân loại theo tình hình sử dụng

1 TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: là những TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.

2.TSCĐ cho thuê: là những TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư song hiện tại doanh nghiệp khôngtrực tiếp khai thác sử dụng mà cho các đơn vị khác thuê theo những điều kiện ràng buộc nhất định

Trang 10

3 TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các hoạt động củadoanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá trình dự trữ cất trữ để sử dụng chosau này.

4 TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán thanh lý: là những TSCĐ không cần thiết hay khôngphù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần nhượng bán thanh lý để giải phóng mặtbằng thu hồi vốn đầu tư.

1.1.3.4 Phân loại theo quyền sở hữu

1 TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là các loại TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốncủa doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu và sử dụng chúng, được đăng ký đứng tên doanh nghiệp2 TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ của đơn vị khác nhưngdoanh nghiệp được quyền quản lý và sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất định Bao gồm: TSCĐnhận của đối tác liên doanh, TSCĐ thuê ngoài, TSCĐ nhận giữ hộ bảo quản hộ

1.1.3 5 Phân loại theo chế độ quả lý của nhà nước

TSCĐ hữu hình: ( Theo chuẩn mực kế toán số 03) là những tài sản có hình thái vật chất do doanhnghiệp nắm giữ để sử dụng cho họat động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐhữu hình.

Một TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây:Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đóNguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

Có giá trị theo qui định hiện hành( hiện nay là 10 triệu đồng trở lên)

TSCĐ vô hình: ( Theo chuẩn mực kế toán số 04) là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xácđịnh được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặccho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Trang 11

Bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lạiNguyên giá tài sản phải đựoc xác định đáng tin cậy

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 nămCó đủ giá trị theo qui định hiện hành

TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ được hình thành theo phương thức thuê tài chính.

1.1.4 Vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

TSCĐ là những tư liệu liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại, doanh nghiệp có TSCĐ có thểkhông lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.

Trước hết TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản ánh quy mô củadoanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.

Thứ hai, TSCĐ luôn mang tính quyết định đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ kinh doanh, TSCĐ tồn tại trong một thời giandài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị truờng, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứngvới tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao đểtăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ vận tải có chất lượng cao, giáthành hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trường Sự đầu tư không đúng mức đối với TSCĐ cũng như việc đánhgiá thấp tầm quan trọng của TSCĐ sẽ đem lại những khó khăn sao cho doanh nghiệp.

TSCĐ có thể không đủ năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giáthành Điều đó có thể dẫn đến các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn không đủ lớn của nókhông đủ lớn để cải tạo đổi mới tài sản.

Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất, khả năng về cung cấp dịch vụ vận tải sẽ giúp cho đối thủ cạnhtranh giành mất một phần thị trường của doanh nghiệpvà điều này buộc doanh nghiệp khi muốn giành lạithị truờng khách hàng đã phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành về sản phẩm và cácdịch vụ vẩn tải cung ứng hoặc cả hai biện pháp.

Trang 12

Thứ tư, TSCĐ còn là một một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

Đối với vốn vay ngân hàng thì TSCĐ được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò làvật thế chấp cho món tiền vay Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp ngân hang mới có quyết định cho vayhay không và cho vay với lượng là bao nhiêu.

Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của công ty phụ thuộc vào giá trị TSCĐ mà công ty nắm giữ Do vậyquá trình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cánh phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy củanhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có và hàm lượng công ngệ có trongTSCĐ của công ty.

1.2 Nội dung chủ yếu của quản lý TSCĐ1.2.1 Hao mòn - Khấu hao TSCĐ1.2.1.1 Hao mòn TSCĐ

Hao mòn TSCĐ: là sự giảm giần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật…trong quá trình hoạt động củaTSCĐ.

Hao mòn hữu hình: là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường Loại hao mònnày sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hayđiện hoá học.

Hao mòn vô hình: là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ bị giảm giá hoặc bịlỗi thời.

1.2.1.2 Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí sản xuấttrong kỳ theo phương pháp tính toán thích hợp.Nói cách khác, khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổmột cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng TSCĐ và đảmbảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng.

Khi tiến hành khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn vàtái sản xuất mở rộng TSCĐ Vì vậy việc lập nên quỹ khấu hao TSCĐ là rất có ý nghĩa Đó là nguồn tàichính quan trọng để giúp doanh nghiệp thường xuyên thực hiện việc đổi mới từng bộ phận, nâng cấp, cải

Trang 13

tiến, và đổi mới toàn bộ TSCĐ Theo quy định hiện nay của nhà nước về việc quản lý vốn cố định của cácdoanh nghiệp thì khi chưa có nhu cầu đầu tư, mua sắm, thay thế TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sửdụng linh hoạt quỹ khấu hao để đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyêntắc hoàn trả.

Việc tính toán chính xác mức khấu hao có ý nghiã rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nó phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giátrị vốn đầu tư ban đầu Thực hiện tốt điều này sẽ đảm bảo chính xác giá thành sản phẩm và dịch vụ vận tảicung ứng, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình và góp phần vào việc bảo toàn và tăng vốn cố định.Đồng thời việc tính toán, đầy đủ, chính xác mức khấu hao vào chi phí sản xuất thì việc hạch toán chi phísản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đảm bảo chính xác để đo lường chính xác thu nhập của doanhnghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao và giá thành sản phẩm, dịchvụ thì biện pháp quan trọng nhất là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ

1.2.1.3 Những quy định về trính khấu hao TSCĐ

*Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

1 Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao.

Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưngvẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quytrách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác.

2 Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, baogồm:

TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.

TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền

Trang 14

thống, nhà ăn, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.

Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh củariêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các TSCĐ trên đây như đối với các TSCĐ dùngtrong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các TSCĐ này (nếu có); mức hao mòn hàng nămđược xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy địnhtại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng BộTài chính.

3 Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê

4 Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐthuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tàisản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thìdoanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

5 Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày củatháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

6 Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hìnhtheo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.

* Quy định về thời gian trính, thôi trính khấu hao

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng)mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vao hoạt động kinh doanh.

Trang 15

*Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ

Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình:

1 Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sửdụng TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ

2 Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau:

Thời giansử dụng của =TSCĐ

Giá trị hợp lý của TSCĐ

Giá bán của TSCĐ mới cùng loại(hoặc của tài sản cố định tươngđương trên thị trường)

Thời gian sử dụng củaTSCĐ mới cùng loại xácđịnh theo Phụ lục 1 (banhành kèm theo Quyết định206/2003/QĐ-BTC ngày12/12/2003)

Trong đó:

Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giátrị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồnggiao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),…

3 Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thờigian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời giansử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế củatài sản );

Trang 16

- Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ.

4 Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận củaTSCĐ ) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ, doanh nghiệp tiếnhành xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thờiđiểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời giansử dụng.

Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình

Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quyđịnh.

Xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt

Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T), thời gian sửdụng TSCĐ được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.

Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia Hợp đồng, sau khi kếtthúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước ViệtNam, thì thời gian sử dụng TSCĐ của tài sản cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa TSCĐvào sử dụng đến khi kết thúc dự án

Trang 17

các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ratính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phívận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá mua trảtiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), cácchi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chiphí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ Khoản chênh lệch giữagiá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừkhi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.

b TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tươngtự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem traođổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểmđưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chiphí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặccó thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu hình tương tự là giá trị còn lại củaTSCĐ hữu hình đem trao đổi

c TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ cộng (+)các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐvào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao

Trang 18

động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).

d Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầulà giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hànhcộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá làtoàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưavào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác cóliên quan.

đ TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trị còn lại trên sổ kế toán củatài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giaonhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạngthái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ(nếu có)

Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộctrong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó.Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơcủa TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa cácđơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phíkinh doanh trong kỳ.

e TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, dophát hiện thừa :

Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận

Trang 19

lại vốn góp, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phímà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vậnchuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ

2 Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:a TSCĐ vô hình loại mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ vô hình loại mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tàisản vào sử dụng theo dự tính.

Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định làgiá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngayđược hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyêngiá của TSCĐ vô hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.

b TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tựhoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi(sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tàisản vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc cóthể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại củaTSCĐ vô hình đem trao đổi

c TSCĐ vô hình hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Trang 20

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếpđến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụngtheo dự tính

Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành,danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự khôngđược xác định là TSCĐ vô hình mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

d TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng:

Nguyên giá TSCĐvô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của Hộiđồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sửdụng theo dự tính.

đ Quyền sử dụng đất:

Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sửdụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí cho đền bù giải phóngmặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trìnhtrên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh,không ghi nhận là TSCĐ vô hình.

e Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế:

Nguyên giá của TSCĐ là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: là toàn bộ các chi phí thựctế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.

g Nhãn hiệu hàng hóa:

Trang 21

Nguyên giá của TSCĐ là nhãn hiệu hàng hóa: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc muanhãn hiệu hàng hóa.

h Phần mềm máy vi tính:

Nguyên giá của TSCĐ là phần mềm máy vi tính (trong trường hợp phần mềm là một bộ phận cóthể tách rời với phần cứng có liên quan): là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phầnmềm máy vi tính.

3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tạithời điểm khởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoảnthanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuêtối thiểu Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vàonguyên giá của TSCĐ đi thuê.

4 Nguyên giá TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà không còn hóa đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do doanh nghiệp tựxác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá trịđó

Trường hợp giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tế của TSCĐcùng loại hoặc tương đương trên thị trường, thì doanh nghiệp phải xác định lại giá trị hợp lý của TSCĐ làmcăn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu giá trị TSCĐ vẫn chưa phù hợp với giá bán thực tế trên thịtrường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp xác định lại giá trị của TSCĐ thông qua Hội đồngđịnh giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

5 Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:a Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật;

b Nâng cấp TSCĐ;

Trang 22

c Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xácđịnh lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và tiếnhành hạch toán theo các quy định hiện hành.

6 Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm TSCĐ

*Quy định về quản lý số khấu hao luỹ kế TSCĐ

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của TSCĐ để tái đầu tư, thaythế, đổi mới TSCĐ Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linhhoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình.

Trong tổng công ty Nhà nước, việc huy đông số khấu hao luỹ kế của TSCĐ của các đơn vị thànhviên phải tuân theo đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

Quản lý quá trình mua sắm, sữa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông quanghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp

1.2.1.4 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp

*Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác

định theo một mức cố định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.

Công thức:

Mk = NGT

Trang 23

Trong đó:

Mk: mức khấu hao trung bình hàng năm

T: thời gian sử dụng của TSCĐ (năm) Nếu đặt k = T1 gọi là tỷ lệ khấu haobình quân hàng nămthì công thức trên là: Mk=k*NG

Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải tính cả năm chia cho 12 tháng.

Điều kiện áp dụng:

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu haođường thẳng Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đakhông quá hai lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh tróng đổi mới côngnghệ TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị, dụng cụlàm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải , dụng cụ quản lý, xúc vật, vườn cây lâu năm.Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

Ưu điểm: Cách tính toán đơn giản, dể hiểu, phân bổ chi phí đều đặn do vậy ổn định được giá thành

sản phẩm giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhược điểm: Mức khấu hao không phản ánh được mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ

*Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà theo đó mức khấu hao trong những năm đầu của thời

gian sử dụng TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại TSCĐ nhân với một tỷ lệ khấu hao khôngđổi, còn trong những năm cuối của thời gian sử dụng mức khấu hao được xác định theo phương phápđường thảng dựa trên giá trị còn lại và thời gian sử dụng còn lại của tài sản.

Trang 24

Công thức:

M(t) = G(t)*K(khâu hao nhanh)K(khấu hao nhanh) = K*HK(%) = K*H

1 Trong đó:

M(t): mức khấu hao năm thứ t

G(t): gía trị còn lại của TSCĐ năm thứ t

K(khấu hao nhanh): tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳngH: hệ số điều chỉnh

Mức trích khấu hao hàng tháng = số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Điều kiện áp dụng:

Trang 25

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảmdần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

+ Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng )

+ Là loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệpthuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Ưu điểm: thu hồi phần lớn số vốn đầu tư ngay từ những năm đầu do vậy tạo điều kiện giúp doanh

nghiệp đổi mới nâng cấp hiện đại hoá TSCĐ nhằm khắc phục hao mòn vô hình.

Nhược điểm: phương pháp tính toán phức tạp, công thức áp dụng không thống nhất trong suốt

thời gian tồn tại của tài sản.

*Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Khái niêm: là phương pháp khấu hao trong đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định trên

cơ sở số lượng và khối lượng sản phẩm mà TSCĐ tạo ra trong kỳ và sản lượng biểu hiện thời gian sử dụnghữu ích của TSCĐ.

* Mức trích khâu hao bình quântính cho một đơn vị sản phẩm Nguyên giá TSCĐ

Trang 26

Mức trích khấu hao tính =

Bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế

- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trongnăm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức khấu hao năm của TSCĐ = số lượng sản phẩm * mức trích khấu hao bình sản xuất trong năm bình quân tính cho một một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh ngiệp phải xác định mứctrích khấu hao của TSCĐ.

Điều kiện áp dụng: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương

pháp này là các loại máy móc, thiết bị, thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:+Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

+Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ+Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suấtthiết kế

Ưu điểm: mức khấu hao gắn liền với mức độ khai thác sử dụng TSCĐ do đó phản ánh tương đối

chính xác mức độ hao mòn của TSCĐ do khai thác và sử dụng, mức khấu hao không lệ thuộc vào thờigian sử dụng do vậy cho phép doanh nghiệp chủ động khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐnhằm nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới TSCĐ.

Trang 27

Nhược điểm: phạm vi áp dụng bị giới hạn vì không phải TSCĐ đều có thông số hiển thị thời gian

sử dụng hữu ích Bên cạnh đó việc xác định các thông số còn phụ thuộc vào môi trường khai thác và sửdụng Trong trường hợp mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ thấp thì mức độ khấu hao sẽ không thể phảnánh mức độ hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên gây ra do vậy kéo dài thời gian thuhồi vốn.

1.2.2 Quản lý và sử dụng TSCĐ

Do tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh nên yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanhnghiệp là phải quản lý tốt và sử dụng hợp lý những TSCĐ hiện có của mình Để thực hiện mục tiêu này,các doanh nghiệp thường xuyên phải tính ra và phân tích các chỉ tiêu sau.

1.2.2.1 Cơ cấu TSCĐ

1.2.2.2 Tình hình tăng giảm TSCĐ

TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản nên sự biến động của nó ảnh hưởng lớn đến tình hình tàichính của doanh nghiệp Dựa vào hệ số tăng giảm TSCĐ ta có thể theo dõi mức biến động TSCĐ trong kỳkinh doanh.

Gía trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳHệ số tăng (giảm) TSCĐ =

Gía trị TSCĐ bq dùng vào sxkd trong kỳ 1.2.2.3 Tình hình trang bị kĩ thuật và trang bị TSCĐ

Để đánh giá được tính hợp lý, hiệu quả của việc trang bị và sử dụng TSCĐ cần phân tích nhữngchỉ tiêu sau:

Nguyên giá TSCĐ

Trang 28

Mức trang bị TSCĐ cho một lao động =

1.2.2.4 Tình hình hao mòn TSCĐ

Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tác động trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất củadoanh nghiệp Nhân tố cơ bản làm thay đổi tình trạng của TSCĐ là sự hao mòn TSCĐ bị hao mòn dẫnđến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa vì vậy thông qua hệ số hao mòn của TSCĐ ta có thể nắmđược mức độ mới cũ, tình trạng tốt, xấu của tài sản.

Trang 29

Tổng mức khấu haoHệ số hao mòn =

1.3 Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng TSCĐ

Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng lànhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, do vậy mà việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả tức làkinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao.

Trang 30

Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình trình độ, nănglực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tốiđa hoá lợi nhuận và tối tiểu hoá chi phí.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ

DT thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ=

TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

hoặc doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.

* Hàm lượng TSCĐ

TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳHàm lượng TSCĐ = .

DT thuần trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản một đồng doanh thu thì cần sử dụng bao nhiêu đồng TSCĐ, chỉ tiêu

này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.

* Hệ số sinh lợi của TSCĐ

LNSTHệ số sinh lợi của TSCĐ =

TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa:Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng

LNST, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.

* Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ

Gía trị còn lại TSCĐ

Trang 31

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =

TS

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp Nói cách khác một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vàoTSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp1.4.1 Nhân tố khách quan

* Chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước

Trên cơ sở pháp luật và bằng các biện pháp, chính sách kinh tế, nhà nước tạo môi truờng và hànhlang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Bất cứ một sự thay đổi nào trong chếđộ, chính sánh hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp Đối với việc quản lý và sửdụng TSCĐ thì các văn bản quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quyết định đếnkhả năng khai thác TSCĐ.

* Thị trường và cạnh tranh

Thị trường luôn có sự biến động và có cạnh tranh gay gắt, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đốimặt với những thay đổi và cạnh tranh khốc liệt Vì vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnhtranh sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp như tăng chất lượng, hạ giá thành Điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài.

* Lãi suất của tiền vay

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư TSCĐ là rất lớndo vậy doanh nghiệp cần tính đến khoản chi phí này trong dự án đầu tư TSCĐ.

* Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật có tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ vì nó là nguyên nhân chính trongviệc gây ra hao mòn vô hình của TSCĐ do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp nâng cao việc quảnlý và sử dụng TSCĐ.

* Nhân tố bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, xăng dầu….)

Trang 32

Thiên tai, dịch hoạ, biến động giá xăng dầu có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng TSCĐ củadoanh nghiệp Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòngnhằm giảm nhẹ mà thôi.

1.4.2 Nhân tố chủ quan

* Ngành nghề kinh doanh

Nhân tố này tạo ra điểm suất pháp cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quátrình tồn tại, với một ngành nghề kinh doanh đã lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết nhữngvấn đề, đầu tiên về vấn đề về tài chính gồm:

Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao.Cơ cấu tài sản cố định được đầu tư ra sao, mức độ hiện đại hoá nói chung so với các đối thủ cạnhtranh đến đâu.

Nguồn tài trợ cho những tài sản cố định đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạtđộng an toàn của doanh nghiệp hay không.

* Trìng độ về tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp

Để có được hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, ăn khớp nhịpnhàng với nhau, với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độsản xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Mặt khác công tác hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp sẽ tác động không nhỏ Công tác kế toánđã dùng những công cụ của mình (bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái…) để tính toán hiệu quả sử dụngTSCĐ và kế toán có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề suất những biệnpháp giải quyết.

* Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm

Để phát huy hết được hết khả năng của dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc của người lao động phải đượcnâng cao thì mới vận hành được chúng Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanhnghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản, có như vậy TSCĐ mới duy trìđược năng suất cao trong thời gian dài.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬNTẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát về công ty CP VT$TM HP2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Căn cứ vào Luật DN số 13/1999/Q1110 ngày 12/6/1999 và ngị định số 03/2000/NĐ-CP ngày03/02/2000 của Chính Phủ “Hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật DN “.

Căn cứ quyết định số 2803/QĐ-BTC ngày 15/9/2003 của BTTC “Về việc chuyển DN nhà nướcTrung tâm vận tải và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hải Phòng thuộc Công ty vận tải và dịch vụ -Cục dự trữquốc gia thành Công ty cổ phần vận tải và thương mại “ Kinh doanh theo số 020300027 ngày 13/11/2003,tính đến nay đi vào hoạt động được 5 năm

Công ty cổ phần vận tải và thương mại được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả ,sức cạnh tranhcủa DN ,với nhiều chủ sở hĩu , huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân ,tổ chức kinh tế ,tổ chức xã hội để đầu tư đổi mới công ngệ ,phát triển DN

Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông Tăng cuờng sự giám sátcủa nhà đầu tư đối với DN đồng thời bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước ,DN , nhà đầu tư và người laođộng ,với nguyên tắc hoạt động tư nguyện ,bình đẳng ,dân chủ ,tôn trọng pháp luật ,các cổ đông cùng gópvốn ,cùng hưởng lợi nhuận hoặc chịu lỗ theo phần vốn tương ứng nhằm tạo công ăn viếc làm cho ngườilao động ,tăng lợi tức cho cổ đông , đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển ngày càng lớn mạnh

Công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật DN và điều lệ công ty Công ty bao gồm cácđơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc ,có quan hệ gắn bó với nhau vì lợi ích kinh tế , tài chính , công ngệ thôngtin , đào tạo, ngiên cứu, tiếp thị , hoạt động kinh doanh trong ngành vận tải , dịch vụ , kinh doanh hàng hoávà các ngành ngề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

Địa điểm :Trụ sở chính của công ty đặt tại số 414 Đường Lê Thánh Tông Phường Đông Hải Quận Hải An –Thành Phố Hải Phòng

-Số điện thoại : 84.31.765840 Fax : 84.31.765844Email : lt.ttc @hn vnn.vn

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Trang 34

Hình thức sở hĩu vốn: Vốn góp cổ đôngLĩnh vực kinh doanh: Vận tải và dịch vụ Ngành ngề kinh doanh:

Vận tải ven biển và viễn dương, vận tải đường bộ, vận tải đườn sông Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đại lý vân tảiHoạt động cho thuê kho bãi

Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì phương, PE, carton, kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị và nguyênliệu sản xuất bao bì phương, PE, carton

Kinh doanh hàng kim khí, điện máy

Lập dự án , giám sát , đóng mới , sửa chữa mua bán tàu biển , tàu sông và công trình nổi , kinh doanh máymóc , trang thiết bị phục vụ đóng mới , sửa chữa tàu biển , tàu sông và công trình nổi.

2.1.3 Bộ máy quản lý của công ty

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Trang 35

3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

* Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và và nhiệm vụ sau đây:

Quyết định loại cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định mức cổtức hàng năm của từng loại cổ phần

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên và Hội đồng quản trị, thành viên, Ban kiểm soát

Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty vàcổ đông của của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Ngày đăng: 08/12/2012, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại bảng dưới đây Thời gian sử dụng của TSCĐHệ số điều chỉnh(lần) - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng
s ố điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại bảng dưới đây Thời gian sử dụng của TSCĐHệ số điều chỉnh(lần) (Trang 24)
2.2.1.2 Tình hình tăng, giảm TSCĐ - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng
2.2.1.2 Tình hình tăng, giảm TSCĐ (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w