Chức năng của các phòng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng (Trang 40)

2. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

2.1.3.3Chức năng của các phòng

* Phòng kỹ thuật- Đại lý

Chức năng:

Phòng kỹ thuật -Đại lý là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo và tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi toàn công ty.

Quản lý, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn công tác kỹ thuật, vật tư cho phương tiện cũng như công ty đảm bảo tuân thủ nghiêm Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM code) và Bộ luật an ninh tàu và bến cảng (ISPS).

Thực hiện tốt công tác pháp chế, bảo đảm trên tầu và công ty luôn có đủ các hồ sơ, chứng chỉ can tầu, cũng như can thuyền viên theo đúng các quy định can ISM code.

Quản lý tốt tình hình sử dụng vật tư, thiết bị của các phương tiện trong trong công ty để đề xuất cho Tổng giám đốc phương án cung ứng phù hợp, bảo đảm kịp thời, đầy đủ với giá cả hợp lý.

Tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác để thực hiện tốt chức năng Đại lý dịch vụ tàu biển và Đại lý dịch vụ vận tải đường biển cũng như kinh doanh kho bãi đạt hiệu quả nhất.

* Phòng tài chính -Kế toán Chức năng:

Phòng TC-KT là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động TC-KT và mọi hoạt động phát sinh kinh tế trong toàn công ty.

Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền vốn trong toàn công ty đồng thời bảo đảm quyền chủ động cho các đơn vị cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Bảo đảm cho công ty luôn thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán và các quy định hiện hành về công tác Tài chính- Kế toán.

* Phòng Tổ chức- Hành chính

Chức năng:

Phòng Tổ chức- Hành chính là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chế độ chích sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CPVT $ TM HP 2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty

2.2.1.1 Cơ cấu TSCĐ

Qua bảng số liệu 2.6 thì tính đến năm 2007 cơ cấu TSCĐ của công ty đã có sự thay đổi nhưng không lớn:

Năm 2005, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 100% tổng TSCĐ Năm 2006, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 100% tổng TSCĐ

Năm 2007, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 94,96% tổng TSCĐ và chi phí xdcbdd chiếm tỷ trọng 5.03% tổng TSCĐ. Như vậy TSCĐ hữu hình của công ty vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn.

Quy mô TSCĐ công ty liên tục giảm qua các năm, tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với năm 2005 giảm đi 3.179.184.138 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 37,23%, năm 2007 so với năm 2006 giảm đi 3.972.831.346 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 74,14%, đây là điều không tốt đối với công ty.

Về cơ cấu TSCĐ của công tính đến 2007 là không hợp lý vì phương tiện vận tải và truyền dẫn đang là nhóm TS phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của công ty thì lại không có, cụ thể phương tiện vận tải và truyền dẫn năm 2005 chiếm tỷ trọng 89,82%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 83,41%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 0%. Nhà cửa vật kiến trúc có tăng nhưng không đáng kể, năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 16.500.000 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 2.73% và chiếm tỷ trọng 44,68%. TSCĐ khác đang có xu hướng

tăng lên đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 20.208.000 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 7,6%, năm 2007 so với

năm 2006 tăng lên 410.505.675 đồng với tỷ lệ tăng >100% và chiếm tỷ trọng 50.27% tổng TSCĐ. Năm 2007công ty tham gia đầu tư xdcbdd đây là lĩnh vực đầu tư khá mới mẻ.

Qua nhận xét trên cho ta thấy,quy mô TSCĐ giảm và cơ cấu TSCĐ công ty thay đổi không hợp lý, trong các năm tiếp theo công ty cần đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải và truyền dẫn vì đây là TSCĐ quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty, có những biện pháp quản lý TSCĐ cho có hiệu quả.

2.2.1.2 Tình hình tăng, giảm TSCĐ

Bảng 2.7 Tình hình biến động TSCĐ của công ty

Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch

1.Nguyêngiá TSCĐ đầu năm 8.537.472.716 5.358.282.572 -3.179.190.144 2.TSCĐ tăng trong năm 177.382.780 454.562.818 277.180.038 3.TSCĐ giảm trong năm 3.356.566.918 4.497.163.255 1.140.596.337 4.Nguyêngiá TSCĐ cuối năm 5.358.288.578 1.315.688.141 -4.042.600.437 5.Nguyêngiá TSCĐ bình quân 6.947.880.647 3.336.985.357 -3.610.895.290

6.Hệ số tăng TSCĐ 0,02 0,13 0,11

7.Hệ số giảm TSCĐ 0,48 1,34 0,86

8.Hệ số đổi mới TSCĐ 0,03 0,34 0,31

9.Hế số loại bỏ TSCĐ 0,39 0,83 0,44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính-Phòng TC-KT)

Qua bảng số liệu 2.7 cho ta thấy về mặt tổng quát quy mô TSCĐ công ty liên tục giảm qua các năm, tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với năm 2005 giảm đi 3.179.184.138 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 37,23%, năm 2007 so với năm 2006 giảm đi 3.972.831.346 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng

74,14%, đây là điều không tốt đối với công ty. Cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không được đầu tư mạnh, quy mô năng lực SXKD của công ty đang có chiều hướng thu nhỏ-ảnh hưởng tới xu thế phát triển lâu dài của công ty. Nguyên nhân có sự giảm mạnh này là phương tiện vận tải và truyền dẫn của công ty không được đầu tư.

Chi tiết hơn có thể thấy, hệ số tăng TSCĐ thì tăng chậm hơn hệ số giảm TSCĐ, tốc độ tăng năm sau so với năm trước 0,11 lần và tốc độ giảm 0,86 lần. Năm 2006 hệ số tăng 0,02 lần ( tăng 177.382.780 đồng ) tương ứng với hệ số đổi mới giảm (0,003 lần) và hệ số giảm 0,48 lần ( giảm 3.356.566.918 đồng ) tương ứng với hệ số loại bỏ tăng (0.39 lần ). Năm 2007 hệ số tăng 0.34 lần ( tăng 454.562.818 đồng ) tương ứng với hệ số đổi mới giảm (0.34 lần) và hệ số giảm 1.34 lần ( giảm 4.497.163.255 đồng ) tương ứng với hệ số loại bỏ tăng (0.83 lần).

Qua nhận xét trên cho thấy công ty đang có một lượng lớn TSCĐ cần đuợc bảo dưỡng, thanh lý, nhượng bán, trong khi đó việc đầu tư đổi mới TSCĐ thì lại tăng rất chậm. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD công ty.

2.2.1.3 Tình hình trang bị kỹ thuật và trang bị TSCĐ

Bảng 2.8 Tình trạng kỹ thuật và trang bị TSCĐ của công ty

Qua phân tích những số liệu trên ta thấy trong năm 2007 quy mô đầu tư TSCĐ là giảm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lí. Tuy nhiên năng suất lao động và kết quả sản xuất còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, TSCĐ tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Qua Bảng số liệu 2.8 cho thấy:

Trang bị kỹ thuật:

Hệ số hao mòn TSCĐ, năm 2006(0.23 lần) so với năm 2005(0.16 lần) tăng lên 0.07 lần thể hiện một thực tế trong năm 2006 công ty có một lượng lớn TSCĐ cũ đang cần thanh lý, nhượng bán.

Hê số hao mòn TSCĐ, năm 2007(0.17 lần) so với năm 2006(0.23 lần) giảm đi 0,06 lần nguyên nhân là do quy mô TSCĐ năm 2007 là nhỏ vì vậy TSCĐ mới được đầu tư là nhỏ.

Trang bị TSCĐ cho lao động:

Mức trang bị TSCĐ cho một lao động, năm 2006(194.033.470,8 đồng) so với năm 2005(133.957.214,5 đồng) giảm đi 60.076.256,3 đồng.

Mức trang bị TSCĐ cho một lao động, năm 2007(46.181.907,73 đồng) so với năm 2006(194.033.470,8 đồng) giảm đi 87.775.306, 77 đồng).

Cho thấy mức trang bị TSCĐ cho một lao động là giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do TSCĐ giảm với tốc độ nhanh so với tốc độ giảm lao động từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động của công ty.

2.2.1.4 Tình hình hao mòn TSCĐ

Qua bảng số liệu 2.9 cho ta thấy TSCĐ của công ty vẫn còn mới, hệ số hao mòn TSCĐ năm 2005 là 0,16 lần, năm 2006 tăng lên là 0,24 lần, năm 2007 giảm đi 0,18 lần , riêng chỉ có năm 2006 TSCĐ là cũ nhiều vì thế trong năm 2007 công ty đã thanh lý lượng lớn TSCĐ 4.497.163.255 đồng.

Phương tiện vận tải truyền dẫn tính đến 2006 là có tỷ lệ hao mòn lớn nhất, năm 2005 là 0,17 lần, năm 2006 tăng lên là 0,24 lần điều này cũng rễ hiểu vì đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ của công ty, năm 2007 hệ số hao mòn TSCĐ là 0 lần do phương tiện vận tải truyền dẫn công ty đã được bán hết trong năm, không được đầu tư đổi mới trong năm.

Nhà cửa vật kiến trúc, hệ số hao mòn TSCĐ có tăng nhưng ở mức thấp, năm 2005 là 0,08 lần, năm 2006 tăng lên 0,13 lần, năm 2007 tăng lên 0,19 lần như vậy nhà cửa vật kiến trúc vẫn còn mới.

TSCĐ khác, hệ số hao mòn năm 2005 là 0,16 lần, năm 2006 tăng lên 0,24 lần, năm 2007 giảm đi 0.18 lần cho thấy trong năm 2007 công ty đã đầu tư đổi mới ( 438.062.818 đồng).

2.2.1.5 Tình hình khấu hao TSCĐ

Tại công ty cổ phần VT$TM HP sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng ta xem xét tình hình khấu hao của công ty tại bảng số liệu 2.10

2.2.3 Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ DT thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ 11.859.510.896 Năm 2005 = =1,61 7.355.886.543

(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,61 đồng doanh thu thuần)

9.068.179.993

Năm 2006 = =1,61

(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,61 đồng doanh thu thuần) 4.347.738.690

Năm 2006 = =1,65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.622.343.841

(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,65 đồng doanh thu thuần)

Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là rất nhỏ, năm2006 (1,61) so với năm 2005 (1,61) không thay đổi, năm 2007 (1,65) so với năm 2006 (1,61) tăng lên 0.04 tăng nhẹ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa hiệu qủa.

* Hàm lượng TSCĐ TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Hàm lượng TSCĐ = DT thuần trong kỳ 9.068.179.993 Năm 2006 = =1,61 5.608.772.960

(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,61 đồng doanh thu thuần) 4.347.738.690

Năm 2006 = =1,65

2.622.343.841

(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,65 đồng doanh thu thuần)

Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là rất nhỏ, năm2006 (1,61) so với năm 2005 (1,61) không thay đổi, năm 2007 (1,65) so với năm 2006 (1,61) tăng lên 0.04 tăng nhẹ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa hiệu qủa.

* Hàm lượng TSCĐ TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Hàm lượng TSCĐ = DT thuần trong kỳ 7.335.886.543 Năm 2005 = = 0,61 11.859.510.896

(một đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,61 đồng TSCĐ) 5.608.772.960 Năm 2006 = = 0,61 9.068.179.993 (một đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,61 đồng) 2.622.343.841 Năm 2007 = = 0,6 4.347.738.690 (một đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,6 đồng TSCĐ)

Chỉ tiêu hàm lượng sủ dụng TSCĐ là cao, năm 2006 (0,61) so với 2005 (0,61) không thay đổi, năm 2007 (0,6) so với năm 2006 (0,61) giảm đi 0,01 giảm nhẹ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa có hiệu quả.

* Hệ số sinh lợi của TSCĐ

LNST Hệ số sinh lợi của TSCĐ =

TSC Đ s ử d ụng bình qu ân trong k ỳ 1.970.605.9922

Năm 2007 = = 0,45

4.347.738.690

(một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra được 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế )

Năm 2005 và 2006 hoạt động kinh doanh của công ty là không tốt nên không tạo ra được lợi nhuận ròng, đến năm 2007 tình hình tài chính công ty có khả quan hơn do tạo ra được lợi nhuận ròng (1.139.548.675 đồng), qua tìm hiểu thực tế lợi nhuận tạo ra chủ yếu là từ thanh lý, bán TSCĐ (phương tiện vận tải truyền dẫn), tiền bảo hiểm là chủ yếu và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính thì nhỏ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa có hiệu quả.

*Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ

Gía trị còn lại TSCĐ Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =

TS 7.112.406.914

Năm 2005 = = 0,78

9.035.728.576

( một đồng giá trị TS của công ty có 0,78 đồng được đầu tư vào TSCĐ) 4.105.139.006

7.353.289.658

( một đồng giá trị TS của công ty có 0,55 đồng được đầu tư vào TSCĐ) 1.139.548.675

Năm 200 = = 0,14

7.773.963.639

( một đồng giá trị TS của công ty có 0,14 đồng được đầu tư vào TSCĐ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu về tỷ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty liên tục giảm năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 (0,55) so với năm 2005(0,78) giảm đi 0,23 lần, năm 2007 (0,14) so với năm 2006 (0,55) giảm đi 0,41 lần, cho thấy mức độ đầu tư vào TSCĐ công ty ngày càng giảm, điều này là bất hợp lý đối với công ty và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP VT$TM HP 2.3.1 Kết quả đạt được

Tính hiệu quả trong việc quản lý sử dụng TSCĐ ảnh hưởng quan trọng đế năng suất lao động, giá thành, chất lượng sản phẩm và dịch vụ vận tải. Do đó nó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính của công ty, trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở công ty đạt được kết quả sau.

Công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, từ đó có thể nắm rõ thực trạng đầu tư và sử dụng TSCĐ, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích, thực hiện tốt quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

đó giảm thiểu được hư hỏng, tăng giá trị sử dụng TSCĐ về mặt thời gian, công suất hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các thuỷ thủ vận hành trên tầu , giao hàng đúng hợp đồng cho khách hàng, đảm bảo uy tín cho công ty.

Công tác điều hành, quản lý và sử dụng dây truyền máy móc ( các giàn máy may và thiết bị) Nhà máy bao bì một cách hợp lý, đưa công suất nhà máy lên 300.000 vỏ bao/tháng.

Công ty đã tìm được nguồn vốn đầu tư phù hợp để triển khai các hợp đồng đóng mới, mua tàu có trọng tải từ 4000-6500DWT với mức chi phí đóng mới và giá mua hợp lý, đảm bảo kinh doanh khai thác có hiệu quả lâu dài. Hơn nữa trong năm 2007 cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý hơn, vốn chủ sở hĩu chiếm tỷ trọng 47,5% cho thấy công ty đang tự chủ được về tài chính khi mà có rủi ro xẩy ra.

Trong năm 2007 công ty đã thanh lý, bán các TSCĐ đã lạc hậu ( Tàu phương bắc 01, một số máy móc thiết bị văn phòng…), nhận tiền bảo hiểm từ việc bán tàu tạo ra được một khoản thu nhập lớn để công ty tái sử dụng hoạt động kinh doanh, đồng thời công ty cũng mở rộng được mặt bằng cho thuê kho bãi( xe ô tô) tăng thu nhập cho công ty.

Có được kết quả này là do:

Công ty mới tách ra từ DNNN và đi vào hoạt động được 05 năm, nên có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, có trình độ, năng lực luôn nhiệt tình trong công việc. Thêm vào đó với chế độ đãi ngộ hợp lý, công ty đang khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm, tâm huyết và có hiệu quả hơn nhờ vậy mà công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ngày càng hiệu quả hơn.

Công ty luôn cập nhật các văn bản, các quy định của chính phủ về việc quản lý, sử dụng và trích kháu hao TSCĐ.

Việc phân loại TSCĐ của công ty theo công dụng kinh tế, phù hợp với đặc điểm sản suất kinh doanh của công ty giúp tăng năng suất lao động, mang lại sức sinh lời trên mỗi đồng vốn, công ty luôn thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ và kịp thời thanh lý, nhượng bán các TSCĐ không

còn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1 Hạn chế 2.3.2.1 Hạn chế

* Công tác thị trường

Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty CP VT$TM HP việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng đắn tầm quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng cũng như sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế cho thấy mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty còn nhỏ, chỉ giới hạn trong nước, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ còn nhỏ và tổng chi phí của doanh nghiệp lớn, tác động trực tiếp lợi nhuận ròng của công ty. * Hoạt động tài trợ

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn trong tổng tải sản của công ty. Vì thế, nguồn vốn dùng để đầu tư đổi mới, sửa chửa TSCĐ là lớn đòi hỏi công ty phải huy động một nguồn vốn lớn, lâu dài và chi phí thấp. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là từ vốn góp cổ đông và từ tín dụng thương mại, mà chưa chú ý đến nguồn khác như phát hành trái phiếu công ty, tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, thuê tài chính...

* TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh (khối vận tải biển) còn thấp và giảm mạnh Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.6, ảnh hưởng trực tiếp năng lực cạnh tranh và doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng (Trang 40)