1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

76 2,5K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 213,07 KB

Nội dung

Luận văn : Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay để đứng vững trên thị trường là một điềuhết sức khó khăn ,nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO,điều đó đặt doanh nghiệpvào một tinh thế vô cùng khó khăn,đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đôi mới vàhoàn thiện mình Để vừa đáp ứng được những yêu cầu trên, vừa tạo uy tín cạnh tranhvới các đối thủ, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải xác định các tiềm lựccủa bản thân đơn vị Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mộtvấn đề được chú trọng đặc biệt, để làm sao sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện cócủa công ty sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát

Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian tìmhiểu, thực tập tại Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI, một doanh nghiệphoạt động sảnxuất kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sửa chữa,buôn bán sản

phẩm điện tử,tin học,viễn thông,thiết bị văn phòng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích

và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI ”

Mục đích của đề tài là phân tích được thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanhhay hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhận dạng được điểmmạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi và phát hiện những yếu kém trong công tác quản lýsản xuất kinh doanh Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó để từ

đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện những yếu kém đó

Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm một hệ thống cáccông cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan

hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của doanhnghiệp Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, nhưng trên thực tế thì thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp

đồ thị và phương pháp thay thế liên hoàn

Kết cấu của đồ án gồm

Lời mở đầu

Phần I : Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 2

Phần II : Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NISSEIELECTRIC HÀ NỘI

Phần III : Một số biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh, cùng cáccán bộ công nhân viên Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI đã hướng dẫn, giúp

đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án này

Do kiến thức còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp

Danh mục các từ viết tắt

Trang 3

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT KINH DOANH

Một doanh nghiệp dù quy mô lớn, trung bình hay nhỏ hoạt động sản xuất kinhdoanh ở bất kỳ lĩnh vực nào để tồn tại và phát triển đều phải hoạt động có hiệu quả Đểbiết được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề phân tích hiệu quả hoạt độngkinh doanh mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Từ kết quả phân tích chính xác, cácnhà quản lý doanh nghiệp sẽ có được những quyết định đúng đắn đưa doanh nghiệp hoạtđộng ngày càng hiệu quả hơn

1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh

Trong cơ chế kinh tế thị trường, mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanhnghiệp kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận Để đạt được mục tiêu lớn nhất này, doanhnghiệp phải xác định chính xác kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn thích ứng vớinhững thay đổi của môi trường kinh doanh, phải phân bổ và quản trị hiệu quả các nguồnlực và luôn luôn kiểm tra đánh giá xem quá trình đang diễn ra có hiệu quả không

1.1.1Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường cóquan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn,máy móc, nguyên vật liệu nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sửdụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả Khi đề cập đến hiệu quảkinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau

Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trútrọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiếtkiệm mọi chi phí Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sửdụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu Tuynhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh

Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả

đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào” Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương đối và so

sánh tuyệt đối

Trang 4

Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng GTTSL, DT, LN

Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn

Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “ Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tếtheo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực

đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh” Hiệu quả sản xuấtkinh doanh ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơbản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau:

A = K - CChỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định như sau:

A= K C

Trong đó:

 A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh

 K: Kết quả kinh doanh (bằng các chỉ tiêu sau: GTTSL, Tổng DT,

LN )

 C: Nguồn lực đầu vào (bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị .)

1.1.2 Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động thiết bị máy móc, nguyênnhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra

Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức và được xác định bằng tỷ

số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Nó là thước do ngàycàng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thựchiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Hiệu quả sảnxuất kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở mang và phát triển đầu tư mua sắm máymóc thiết bị, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhànước

Ngoài ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinhdoanh và kết quả kinh doanh

Trang 5

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu racủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh Trong quátrình sản xuất kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết củadoanh nghiệp Kết quả bằng chỉ tiêu định lượng như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanhthu, lợi nhuận và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượngsản phẩm.

Xét về bản chất hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau Kết quả phản ánh quy mô cònhiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về Kết quả chỉ cho

ta thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lượng hoạt động sảnxuất kinh doanh Có kết quả mới tính đến hiệu quả Kết quả dùng để tính toán và phântích hiệu quả trong từng kỳ kinh doanh Do đó kết quả và hiệu quả là hai khái niệm kháchẳn nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau

1.1.3 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản lý,đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là định tính và định lượng

Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hộibiểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra Nếu xét tổng hợp thìngười ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra, chênhlệch càng lớn thì hiệu quả càng cao

Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ năng lựcquản lý sản xuất kinh doanh

Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh không được tách rờinhau

Hiệu quả kinh tế không đồng nhất với kết quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạmtrù so sánh, thể hiện mối quan tâm giữa cái bỏ ra và cái thu về Kết quả chỉ là yếu tố cầnthiết để phân tích đánh giá hiệu quả tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo

ra ở mức độ nào và chi phí nào, có nghĩa riêng kết quả chưa thể hiện được chất lượng tạo

ra nó

Trang 6

Bản chất hiệu quả kinh tế là thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế và các hoạt độngsản xuất kinh doanh , tức là thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường Vì vậy nói đến hiệuquả là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực cógiới hạn tức là nói đến kết quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu.

Tóm lại: Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội và toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh khác là một yêu cầu cơ bản nhất của mục tiêu phát triển

Trang 7

1.1.4 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy trong việc tiếp cận, phântích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu quả vàphân loại các chỉ tiêu hiệu quả theo các căn cứ sau:

Căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế của các cấp quản lýtrong nền kinh tế quốc dân: Phân loại hiệu quả theo cấp hiệu quả của ngành nghề, tiềmlực và theo những đơn vị kinh tế bao gồm:

 Hiệu quả kinh tế quốc dân , hiệu quả kinh tế vùng (Địa phương)

 Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác

 Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất (Giáo dục, y tế )

 Hiệu quả kinh tế Doanh nghiệp (Được quan tâm nhất)

Căn cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạngcủa mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và các loại hiệu quả khác

 Hiệu quả kinh tế

 Hiệu quả xã hội

 Hiệu quả kinh tế - xã hội

 Hiệu quả kinh doanh

Trong các loại hiệu quả trên, chúng ta quan tâm đến hiệu quả kinh doanh vì hiệuquả kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng làđối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại được chia ra:

 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

 Hiệu quả kinh doanh bộ phận

HIệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệuquả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay mộtđơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạtđộng cụ thể của doanh nghiệp (sử dụng từng loại tài sản, nguyên vật liệu, hoạt động kinh

Trang 8

doanh chính, liên doanh liên kết ) Nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, khôngphản ánh hiệu quả của từng doanh nghiệp

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được chia ra theo tiêu thức thờigian:

 Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn

 Hiệu quả kinh doanh dài hạn

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ởtừng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm…

Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét đánh giá trongkhoảng thời gian dài gắn với các chiến lược, kê hoạch dài hạn, thậm chí người ta còn nóiđến hiệu quả kinh doanh lâu dài ngắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn có mối quan hệ biện chứng vớinhau và trong nhiều trường hợp còn mâu thuẫn với nhau Đôi khi vì mục tiêu hiệu quảtrong dài hạn mà người ta có thể hy sinh hiệu quả trong ngắn hạn, chẳng hạn như xemxét đối với các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới đang thâm nhập vào thị trường ViệtNam như METRO (Carh&Carry) và BIG C (Big Coral)

1.1.5 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Sự cần thiết khách quan: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thịtrường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi Để đạt được kết quảcao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mụciêu trong đầu tư Muốn vậy cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướngcủa từng nhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tíchkinh doanh

Thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, sự tích tụ cơ bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất, cácCông ty ra đời sản xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng cả về quy mô lẫn hiệu quả, với sựcạnh tranh gay gắt và khốc liệt Để chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo quản lý tốt cáchoạt động của Công ty đề ra phương án giải pháp kinh doanh có hiệu quả, nhà tư bản

Trang 9

nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều loại và yêu cầu độ chính xác cao Với đòi hỏi nàycông tác hạch toán không thể đáp ứng được vì vậy cần phải có môn khoa học phân tíchkinh tế độc lập với nội dung phương pháp nghiên cứu phong phú.

Ngày nay với những thành tự to lớn về sự phát triển kinh tế – Văn hoá, trình độkhoa học kỹ thuật cao thì phân tích hiệu quả càng trở lên quan trọng trong quá trình quản

lý doanh nghiệp bởi nó giúp nhà quả lý tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất vềKinh tế0- Xã hội – Môi trường

Trong nền kinh tế thị trường để có chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp phảithường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học, cải tién phương thức hoạt động, cải tiến tổchức quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả.Tóm lại: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nhà quản lý đưa ranhững quyết định về sự thay đổi đó, đề ra những biện pháp sát thực để tăng cường hoạtđộng kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn,lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng,phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử dụng các nhuồn lực,trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoànthiện, càng nâng cao hiệu quả Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốcgia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao chodoanh nghiệp

Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính

là lợi nhuận thu được Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộcông nhân viên Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong

cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọngtrong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệpcạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuậtphục vụ cho việc sản xuất kinh doanh

Trang 10

Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy kíchtích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình.Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao độngthúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường sửdụng chỉ tiêu doanh lợi Các chỉ tiêu này phản ánh mức lời của doanh nghiệp Ngoài racòn sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầuvào của doanh nghiệp

1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát

1.2.1.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Sức sản xuất của tổng tài sản:

SXXTS = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được baonhiêu đồng doanh thu thuần

Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA):

Tổng tài sản bình quânChỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận

1.2.1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu

Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu

SSXVCSH =

Doanh thu thuần

= ROEVốn chủ sở hữu bình quân

Trang 11

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêuđồng doanh thu.

Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE):

SSLVCSH = Lợi nhuận sau thuế = ROE

Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêuđồng lợi nhuận

1.2.1.3 Hiệu quả sử dụng chi phí

Sức sản xuất của chi phí:

SXXCP = Doanh thu thuần

Tổng chi phíChỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu

Sức sinh lợi của chi phí:

SSLCP = Lợi nhuận

Tổng chi phíChỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận

1.2.2 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận

1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động

Sức sản xuất của lao động bình quân::

Trang 12

Sức sinh lợi của lao động:

SSLLĐ = Tổng lợi nhuận

Tổng lao động bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, 1 lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Sức sản xuất của tài sản cố định:

SSXTSCĐ = Doanh thu thuần

1.2.2.3.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Sức sản xuất của tài sản lưu động:

SSXTSLĐ = Doanh thu thuần

Tài sản lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêuđồng doanh thu thuần

Trang 13

Sức sinh lợi của tài sản lưu động:

SSLTSLĐ = Lợi nhuận

Tài sản lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận

Tốc độ luân chuyển TSLĐ trong năm:

TĐLCTSLĐ = Doanh thu

Tài sản lưu động bình quân

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là việc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quảnhất định trong việc phân tích kinh doanh

Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cần phải chínhxác mà còn cần phải kịp thời, không những chỉ xác định các nhân tố đối tượng với hiệntượng kinh tế mà còn phải xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể phân loại theo 4cách khác nhau là theo tính tất yếu của nhân tố, theo tính chất của nhân tố, theo xu hướngtác động của nhân tố và các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

1.3.1 Theo tính tất yếu của nhân tố

Nhân tố chủ quan: Như giá thành, mức phí lao động, thời gian lao động là nhân

tố tuỳ thuộc nội lực của doanh nghiệp

Nhân tố khách quan: Giá cả thị trường, thuế suất, mức lưong tối thiểu hoặc

trung bình…tác động từ ngoài vào người kinh doanh

Trang 14

Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố chủ quan và khách quan nhằmđánh giá nỗ lực của bản thân và tìm ra biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.

1.3.2 Theo tính chất của nhân tố

Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất như số lao động, số lượng vật tư,

khối lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng

Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản

phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố chất lượng và số lượng vừa giúpcho việc đánh giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh doanh, vừa giúp cho việcxác định các trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến kết quả kinh doanh

1.3.3 Theo xu hướng tác động của nhân tố

Nhân tố tích cực: Có tác dụng làm tăng quy mô kết quả kinh doanh.

Nhân tố tiêu cực: Có tác dụng xấu đến kết quả kinh doanh.

Trong phân tích cần xác định xu hướng và bù trừ độ lớn của các nhân tố tích cực để xácđịnh ảnh hưởng tổng hợp các loại nhân tố

Chú ý: Việc phân loại nhân tố phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ của nhân tố với chỉ tiêu

phân tích

Ví dụ: Số ngày làm việc của nhân tố số lượng trong chỉ tiêu mức lao động sống.Song lại là chỉ tiêu chất lượng trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của số lao động, sử dụngthời gian lao động “Tổng sản lượng”

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanhnghiệp không thể kiểm soát được Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân

tố như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bìnhquân của dân cư …

Đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (Cùng tiêu thụ các sảnphẩm đồng nhất ) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp ( Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có

Trang 15

khả năng thay thế ) Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệuquả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thểnâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm

để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanhnghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo chodoanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã … Nhưvậy đối thủ cạnh trạnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triểndoanh nghiệp Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách cân đối

Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trườngđầu ra của doanh nghiệp Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng củadoanh nghiệp

 Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuấtnhư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị….Cho nên nó có tác động trực tiếpđến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất

 Thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấpnhận hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyếtđịnh tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng caohiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : Giao dịch, vận chuyển, sản xuất ….Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phítương ứng

1.4.Nội dung và phương pháp phân tích

1.4.1 Nội dung phân tích

Nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là các hiệntượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hoạch toán kinh tế

Trang 16

độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau Các hiệntượng và quá trình này được biểu hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể đượcbiểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế.

Kết quả sản xuất kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt như kếtquả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng…hay có thể là kết quả tổng hợp củaquá trình kinh doanh: kết quả tài chính Khi phân tích kết quả kinh doanh người ta hướngvào kết quả thực hiện các định hướng, mục tiêu kế hoạnh, phương án đặt ra

Trong phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế Đó

là sự xác định về nội dung và phạm vi của kết quả kinh doanh Nội dung chủ yếu củaphân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giáthành, lợi nhuận… Tuy nhiên các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn luôn được phân tíchtrong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như: lao động, tiềnvốn, vật tư…Khi phân tích cần hiểu rõ chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu

số lượng phản ánh lên quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như: doanh thu, laođộng, vốn, diện tích…Ngược lại chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu suất kinh doanhhay hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: giá thành đơn vị, tỷ suất chi phí, doanhlợi, năng suất lao động…

Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với phân hệ chỉ tiêukhác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo góc độ khác nhau, không nhữnggiúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bảnthân doanh nghiệp mà còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để có biệnpháp tăng hiệu quả kinh doanh

Khi phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dưới

sự tác động của các nhân tố mới là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ tiêu

và các nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định Để thực hiện được cáccông việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phân tích kinh doanh

1.4.2 Phương pháp phân tích

Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự pháttriển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, hình thành nên các phươngpháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế Để đạt được mục

Trang 17

đích của mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độvận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đích đề ra Sau đây là các phương pháptính toán kỹ thuật thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp lâu đời nhất và áp dụng rộng rãi nhất Sosánh trong phần kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượnghoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau

Phương pháp so sánh có nhiều dạng:

So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch

So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm

So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bình hoặc tiêntiến

So sánh số liệu của xí nghiệp mình với các số kiệu của các xí nghiệp tương ứnghoặc với các đối thủ cạnh tranh

So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phương án kinh tế khác

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nétchung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặtphát triển, hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý tốtnhất và tối ưu nhất trong mỗi trường hợp cụ thể

Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh là:

Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương dương nhau về nội dung phảnánh và cách xác định

Trong phân tích so sánh có thể so sánh tuyệt đối, số tương đối và số bình quân

Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tếđược phản ánh

Ví dụ: Tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, tổng lợi nhuận

Trang 18

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy khối lượng và quy mô của hiện tượng kinh

tế Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xácđịnh, phạm vi, kết cấu và đơn vị do lường của hiện tượng Vì thế dung lượng ứng dụngtuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong một khuôn khổ nhất định

Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm tỉ lệ hoặc hệ số Sử dụng số tương đối

có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiệ tượng kinh tế đặc biệt cho phép liên kếtcác chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh Chẳng hạn thiết lập mối quan hệgiữa hai chỉ tiêu khối lượng hàng hoá tiêu thụ và lợi nhuận đẻ suy diễn, nếu tăng khốilượng hàng hoá lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên1% Tuy nhiên số tương đốikhông phản ánh được chất lượng bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế Bởivậy trong nhiều trương hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối lẫn sốtương đối

Số bình quân là số phản ánh mặt trung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triểnkhông đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế Số bình quân có thể biểuthị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân Vốn lưu động bình quân ).Cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất doanh lợi )

Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanhnghiệp, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật

Tuy nhiên vẫn lưu ý rằng số lượng mã số bình quân phản ánh không tồn tại trongthực tế Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới cả các khoảng dao động tối đa

Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực

tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệgiữa các nhân tố Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệgiữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng mộthàm số Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của cácnhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích Trong phương pháp này, nhân tố thaythế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó sosánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mứcảnh hưởng của nhân tố được thay thế

Trang 19

Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với 2 nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểu thịdưới dạng hàm số :

 Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :

 x = f (X1, Yo) - f (Xo, Yo)

 Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :

 y = F (X1, Y1) - f (X1, Yo)

Có thể nhận thấy, bằng cách tương tự trên, nếu ta thay thế nhân tố Y trước, nhân tố Xsau, ta có :

 Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :

  y = f (Xo, Y1) - f (Xo, Yo)

 Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :

  x = f (X1, Y1) - f (Xo, Y1)

Như vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu được các kết quả khác nhau về mứcảnh hưởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu Đây là nhược điểm nổi bật củaphương pháp này

Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp này.Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được qui định như sau :

 Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau :

 Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau Khi có thểphân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trêntrong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện Trong trường hợp, cùng một lúc

có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng tức nhiều nhân tố có cùng tínhchất như nhau, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn, một số tài

Trang 20

liệu đã được phương pháp toán tích phân, vi phân thay cho phương phápnày

Với ví dụ nêu trên ta có : A = f (X, Y)

d A = f x d x + f y d y

và  A x = f x d x  A y = f y d yKhi chỉ têu thực tế so với chỉ tiêu gốc (A1 so với Ao) chênh lệch không quá 5 - 10% thìkết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằng nhau Một sựbiến dạng nữa của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch Trong phương phápnày để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố, người ta sử dụng số chênh lệch sosánh của từng nhân tố để tính toán

Cũng với ví dụ trên, ta có : A = f (x, y)

với trật tự thay thế x trước, y sau :

 A x = f ( x yo) với  X = X1 - Xo

 Ay = f (X1 y) với  Y = Y1 - YoPhương pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản Tuy nhiên, khi sử dụng Cần chú ý : Dấuảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh

lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu nhân(x) hoặc dấu cộng (+); Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích ngượcvới dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tốvới chỉ tiêu là dấu chia (:) hoặc dấu trừ (-)

Phương pháp liên hệ cân đối

Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữachúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng Phương pháp liên

hệ cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính; phân tích sự vận động củahàng hoá, vật tư nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thương mại

Trang 21

Phương pháp phân tổ

Là một phương pháp thống kê và được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế,đặc biệt trong phân tích kinh tế vĩ mô Phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành củahiện tượng được nghiên cứu theo các dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó Phương phápphân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụthuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những nhân tốxác định hơn, tìm ra những qui luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế vàdiễn biến kinh tế Phương pháp này còn dùng để thăm dò nghiên cứu thị trường hànghoá, phân nhóm bạn hàng, khách hàng

Phương pháp so sánh tương quan

Đây là một phương pháp thống kê dùng để nghiên cứu các mối liên hệ tươngquan phi tuyến giữa các hiện tượng kinh tế So sánh tương quan thường được sử dụng đểđịnh dạng các mối quan hệ kinh tế và lượng hoá chúng qua thực nghiệm thống kê trên sốlớn, tìm hiểu xu thế phát triển cũng như tính qui luật trong sự phát triển và liên hệ củacác hiện tượng kinh tế khác nhau

Các phương pháp toán học ứng dụng khác

Hiện nay, trong phân tích kinh tế áp dụng rất nhiều các phương pháp toán họcứng dụng, số lượng các phương pháp toán học ứng dụng trong phân tích kinh tế ngày

Trang 22

càng tăng Phổ biến là các phương pháp toán qui hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi, lýthuyết phục vụ đám đông.

Tóm lại, tuỳ theo đối tượng phân tích và cách thể hiện thông tin trong từng trường hợp

cụ thể mà người ta lựa chọn một hay nhiều phương pháp kể trên để thực hiện phân tíchhoạt động kinh tế

1.5.Phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanhnghiệp Vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinhdoanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra Còn doanh nghiệp muốn phát triển thìkết quả kinh doanh chẳng những phải bù đắp những chi phí mà còn phải dư thừa để tíchluỹ cho quá trình tái sản xuất mở rộng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp càng lớn, trong thời gian ngắn và sự tác động của những kết quả tới việc thựchiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả sản xuất kinh doanh càng cao vàngược lại Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của mình

Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổnghợp của nhiều yếu tố, nhiều khâu, cho nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhphải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực Trước hếtcác mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn giải quyết tốtnhững vấn đề cơ bản sau:

 Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để xâydựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhất

 Chuẩn bị các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh,cho sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm

 Tổ chức quá trình tiêu thụ để đạt doanh thu lớn nhất với chiphí thấp vàtrong thời gian ngắn nhất

Trang 23

Như vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên góc độ chung thì doanh nghiệpphải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:

 Bằng mọi biện pháp có thể để tăng kết quả sản xuất kinh doanh cả về hiệnvật và giá trị

 Giảm chi phí bỏ ra cả về hiện vật và giá trị để đạt được kết quả ấy

 Giảm độ dài thời gian trong việc đạt được những kết quả sản xuất kinhdoanh trên một đơn vị chi phí

Đi vào chi tiết từng chỉ tiêu hiệu quả, để nâng cao hiệu quả về một mặt nào tươngứng với chỉ tiêu hiệu quả nào đó ta lại có những biện pháp cụ thể khác nhau:

Tăng sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm giảm chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm Qua nghiên cứu thực tế đi đến một kết luận căn bản như sau: hầu hết các doanhnghiệp đều có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là hàm tuyến tính ứng với từng khoảngsản lượng nhất định

TC = FC + Q AVC Với hàm tổng phí là tuyến tính do đó hàm chi phí bình quân có dạng hypecbol(giảm dần theo sản lượng):

Vậy mức sản lượng sản xuất có hiệu quả nhất của doanh nghiệp là theo công suấttối đa của thiết kế Ở góc độ sản xuất thì mức sản lượng tối ưu là công suất thiết kế,nhưng trong thực tế để tiêu thụ được sản lượng sản phẩm thì còn tuỳ thuộc vào thị trường

có thể chấp nhận được hay không Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường một yêu cầu đặt

ra đối với các doanh nghiệp là với một mức giá của thị trường đã ấn định, người quản lýdoanh nghiệp làm sao tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm (trong giới hạn của công suấtthiết kế) thì càng có hiệu quả Việc tiêu thụ sản lượng càng nhiều càng tốt, không chỉ phụthuộc vào công việc sản xuất mà còn phụ thuộc vào công tác tiếp thị của doanh nghiệp.Một trong các hướng để tăng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp đó là:

 Tăng cường công tác quảng cáo

 Mở rộng hệ thống đại lý bán hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm

 Thực hiện kinh doanh tổng hợp

Trang 24

 Nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Đổi mới công nghệ sản xuất

 Cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động

 Đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp Một trong các hướng đổi mớicông tác quản lý doanh nghiệp đó là tiến hành hạch toán chi phí nội bộ Trên đây là một sô vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở vậndụng các vấn đề lý thuyết đã đề cập, vận dụng các kiến thức đã học về kinh doanh và quatìm hiểu, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH NISSEIELECTRIC HÀ NỘI, em xin có hướng xây dựng biện pháp nâng cao hiệu kinh doanhcủa doanh nghiệp này ở phần II

Trang 25

PHẦN II : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

2.1.1 Tên, địa chỉ của doanh nghiệp

Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tự động hóa, điều khiển và côngnghệ thông tin

Để thực hiện được tốt chiến lược phát triển công nghệ trong công cuộc côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng kết hợp với hầu hết các nhà cung cấp thiết bịtin học, viễn thông, đo lường điều khiển, tự động hóa và chuyển giao công nghệ củacác hãng nổi tiếng như HewlettPackard, IBM, EPSON, CANON, INVENSYS,XEROX, RIHCOH, FUJITSU, APC, ABB, YOKAGAWA, SIEMENS, BOSCH,HONEYWELL, SCHNIEDER, OMRON, YASKAWA, DELL, LG, SAMSUNG, Với phương châm cùng nhau hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng mộtcách tốt nhất

2.1.3 Chức năng nhiện vụ của doanh nghiệp

Là một DN có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật DN và điều lệ doanhnghiệp Việt Nam, công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập có quyền

Trang 26

sử dụng tài sản và vốn của công ty, tên công ty riêng theo luật thành lâp của doanhnghiệp, có tài khoản, có quan hệ ngân hàng, có con dấu riêng.

Công ty có chức năng cung cấp công nghệ mới nhất của thế giới và Nhật Bản

để đưa và việt nam theo luật quốc tế Ngoài ra, công ty còn có:

 Dịch vụ Tin học

 Buôn bán tư liệu tiêu dùng

 Đại lý mua, bán , ký gửi hàng hoá

 Sản xuất lắp ráp, sửa chữa, buôn bán sản phẩm điện, điện tử, tin học, viễnthông, công nghiệp, thiết bị văn phòng, thiết bị thí nghiệm, nghên cứu khoahọc,

 Đại lý mua, bán thiết bị điện tử, tin học, viễn thông

 Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng

 Nhà tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ:

Chúng tôi đã và đang lựa chọn giải pháp, công nghệ và thiết bị tiên tiến nhấtcủa NHẬT BẢN góp phần rút ngắn khoảng cách về công nghệ và thiết bị trong lĩnhvực nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, giảng dạy, đo lường điều khiển tự động giữaViệt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên Thế giới

Cùng khách hàng xây dựng giải pháp tối ưu và lựa chọn công nghệ và thiết bịthích hợp đảm bảo tính hệ thống, phát triển và tiên tiến.Thực hiện việc cung cấp thiết

Trang 27

 Kinh doanh bán lẻ:

Nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng những thiết bị và linh kiện một cáchđầy đủ và hoàn hảo nhất, là cầu nối hiệu quả nhất giữa nhà sản xuất với khách hàng.Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI, với đội ngũ nhân viên có trình độ hiểubiết, kỹ năng về công nghệ đầy đủ, luôn được trau rồi và bổ sung các kiến thức vàcông nghệ tiên tiến nhất hiện nay, N.E.H luôn đảm bảo sẽ đáp ứng được mọi nhu cầukhắt khe nhất của khách hàng cũng như các vấn đề trước và sau bán hàng

Bên cạnh đó Công ty còn có các nhân viên kỹ thuật có trình độ cao, hệ thống

kỹ thuật của N.E.H bao gồm phòng nghiên cứu công nghệ, phòng ứng dụng côngnghệ và bộ phận kỹ thuật của phòng triển khai Những nhiệm vụ chình của hệ thống

kỹ thuật bao gồm:

 Nghiên cứu máy tính và mạng mạng truyền thông công nghiệp

 Nghiêm cứu các thiết bị công nghiệp dây chuyền công nghiệp, thiết bị môphóng, thí nghiêm, nghiên cứu khoa học

 Đào tạo, tư vấn và chuyên giao công nghệ, cung cấp giải pháp tổng thể chokhách hàng

 Tham gia vào các dự án theo từng bước (triển khai giải pháp, dich vụ sau bánhàng, chuyển giao công nghệ đào tạo user và admin)

 Cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ chuyên nghiệp cho các khách háng

 Cung cấp, hỗ trợ các dich vụ sau bán hàng

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo tốt, có trình độ cao về tất cả các kỹthuật hệ thống bao gồm:

Cơ sở hạ tầng mạng (Mạng truyền thông công nghiệp và các kết nối mạng:dialup, leased line,x25, Frame Relay, ATM, các dich vụ mạng khác như DNS,DHCP

Phần cứng (các thiết bị công nghệ, thiết bị thiết bị thí nghiêm, nghiến cứu củaYOKAWA, SIEMENS, các hệ thống máy chủ PC server, Compap Alpha server,Sun SPARC.)

Phần mền (các hệ điều hánh Windows NT/2000, Novell Netware 4./5x, SCOopenserver5 các hệ điều hành dựng trong công nghiệp) và các phần mềm chuyêndụng trong công nghiệp

Trang 28

Tích hợp hệ thống: tích hợp phần cứng, OS, phần mềm và mạng vaof các giảipháp hoàn chỉnh, kết nối các hệ thống truyền thồng công nghiệp, các hệ thống thiết bịcông nghiệp

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Bộ máy quản lý và điều hành của công ty

Cùng với quá trình phát triển, công ty đã không ngừng hoàn thiện phát triển bộmáy tổ chức quản lý của mình Có thể nói bộ máy quản lý là đầu não là nơi đưa ra cácquyết định kinh doanh và tổ chức sản xuất

Đến nay công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ thống sau:

+ Phòng nghiên cứu phát triển

Đứng đầu công ty là ban Giám đốc

Trang 29

Sơ Đồ tổ chức công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

Chapter 1

Chapter 2

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

- Ban giám đốc gồm hai người: một giám đốc và một phó giám đốc

+ Giám đốc công ty: là người đIều hành hoạt động công ty hàng ngày của công ty, giám đốc có quyền sau:

Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty

Ban hành qui chế quản lý nội bộ

Bổ nhiệm , miễn nhiệm cách chức danh quản lý trong công ty

Ký kết hợp đồng nhân danh công ty

Bố trí cơ cấu tổ chức cuả công ty

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng nghiên cứuthị trường

Phòng nghiên cứuphát triểnShowroom

Phòng triển khai

Phòng bảo hành Phòng kế toán

Hành chính kế toán

Phòng dự án

Trang 30

Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinhdoanh

Tuyển dụng lao động

Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạchkinh doanh Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụngnhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy đIềuhành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh

+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc khigiam đốc vắng mặt Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các côngviệc của công ty, Phó gíam đốc công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanhthuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được giám đốc uỷ quyền

Phó giám đốc công ty có quyền đại diện công ty trước cơ quan nhà nước và tàiphán khi được uỷ quyền

Phó giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc côngty

Phó giám đốc có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh , khaithác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá

- Phòng kế toán: gồm 3 người trong đó có kế toán, thủ quỹ và thủ kho

Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty Có chứcnăng giúp giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kếhoạch tài chính hàng năm, thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toàn thống

kê và văn bản pháp qui của nhà nước, quản lý quỹ tiền mặt

- Phòng kinh doanh :

Tổng số 10 nhân viên tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học là 100%

+ Phòng nghiên cứu thị trường: Tiến hành các công việc như tìm hiểu nhu cầu thịtrường , tiếp cận khách hàng mới , các nhân viên được trưởng phòng phân công theocông việc cụ thể

+ Bộ phận Marketing: Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh triển khaicác hoạt động quảng cáo, tiếp thị dịch vụ và sản phẩm

Trang 31

+ Bộ phận bán hàng: Triển khai các hoạt động bán hàng, đưa sản phẩm dịch vụđến người tiêu dùng, hoạch định kế hoạch kinh doanh, báo cáo đề xuất

+ Bộ phận hỗ trợ kinh doanh tổng hợp số liệu báo cáo danh sách khách hàng,doanh thu bán hàng theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, theo dõi việc xuất nhập, chitrả cho khách hàng sản phẩm dịch vụ do công ty cung cấp

- Phòng kỹ thuật :

Tổng số 12 nhân viên / Tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại học, cao đẳng các ngành kỹthuật là 100%

Cơ cấu Kỹ thuật

Trưởng ban : phụ trách chung các công việc về kỹ thuật

Các nhân viên chia ra làm các công việc sau:

- Tiếp nhận thông tin từ dịch vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng về sảnphẩm và dịch vụ kỹ thuật của công ty khi có yêu cầu

- Xây dựng kế họach, lịch thực hiện các hợp đồng bảo trì bảo dưỡng định kỳ

- Thực hiện hỗ trợ xử lý các hỏng hóc khó

- Thực hiện dịch vụ sửa chữa lớn, đại tu các loại máy theo yêu cầu

- Thực hiện nghiên cứu, hỗ trợ sửa chữa các cấu kiện điện tử

- Thực hiện lắp đặt máy mới cho khách hàng

- Thực hiện dịch vụ sửa chữa thay thế bảo hành bảo trì tại chỗ đối với các thiết bị

- Hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng thiết bị, tư vấn giúp khách hàng đảm bảo

sử dụng thiết bị đạt hiệu quả cao

Được lựa chọn cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật tới quí khách hàng là niềmvinh dự lớn đối vơí C.TY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

Các dịch vụ kỹ thuật Công ty đang thực hiện:

- Dịch vụ lắp đặt, bảo hành là một dịch vụ chính của phòng kỹ thuật, là bước khởiđầu của dịch vụ hậu mãi thể hiện sự quan tâm của công ty chúng tôi tới khách hàng.Tiến hành hướng dẫn sử dụng ngay tại nơi lắp đặt là một khâu chính của nhiệm vụnày

Trang 32

- Dịch vụ bảo trì định kỳ

Máy văn phòng đòi hỏi người sử dụng phải thường xuyên chăm sóc như vệsinh, bảo dưỡng, căn chỉnh lại chế độ hoạt động để đảm bảo thiết bị luôn trong tìnhtrạng tốt, hoạt động ổn định, ngăn cản tối đa các trục trặc có thể xảy ra Công tác nàycần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật quy định của Nhà sản xuất đối với mỗi dòngmáy nhất định, do vậy cần được thực hiện bởi một độ ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp

- Dịch vụ sửa chữa thay thế linh kiện

Vật tư của bất cứ máy văn phòng nào cũng có một tuổi thọ nhất định, cần phảithay thế định kỳ theo yêu cầu của Nhà sản xuất Đáp ứng nhu cầu này Công tyNISSEI cung cấp tới quý khách hàng “Hợp đồng sửa chữa thay thế linh kiện”: theohợp đồng này, trường hợp máy văn phòng của Quý khách hỏng hóc hoặc đến hạnthay thế vật tư, chúng tôi sẽ cử kỹ thuật viên tới kiểm tra, giám định và tiến hành thaythế linh kiện với giá cụ thể Quý khách sẽ đựơc cung cấp linh kiện và vật tư đảm bảochất lượng với chế độ bảo hành theo quy định của chính hãng với mức giá ưu đãi, quýkhách cũng được miễn chi phí về “công thaythế và căn chỉnh”

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh, trongnhững năm qua, Công ty đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thịtrường, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được những thành côngđáng kể Với sự nhanh nhạy trong kinh doanh, áp dụng những công nghệ tiên tiến , phánđoán và dự báo thị trường chính xác lên được phương án kinh doanh theo từng thời điểmsát thực với tình hình thị trường và khả năng của mình Công ty đã đạt được mức nhữngchỉ tiêu đề ra

Trang 33

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu VNĐ

ST

T Chỉ tiêu

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Chênh lệch 06/05 Chênh07/05 lệch

Doanh thu thuần của Công ty không ngừng tăng theo từng năm Nếu năm 2005doanh thu thuần là 353.814.000.000 VNĐ, đây là một thành tích không nhỏ trong môitrường kinh doanh hiện nay, thì đến năm 2006 chỉ tiêu này đã đạt mức 454.410.000.000VNĐ, tăng 100.596.000.000 VNĐ, tương đương với mức tăng là 128% Đến năm 2007chỉ tiêu này tăng lên đến giá trị là 728.874.000.000 VNĐ, tăng so với năm 2006 là274.464.000.000 VNĐ, tương đương với mức tăng là 160%

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu thì lợi nhuận của Công ty cũng tăng dầntheo các năm Nếu năm 2005 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 12.036.000.000 VNĐthì đến năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 14.296.000.000 VNĐ tươngđương là 119% Đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng trưởng một cách vượt bậc, tăng so vớinăm 2006 là 130%, tương đương là 4.331.000.000 VNĐ

Từ giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2005 là 0 VNĐ thì đến năm 2006Công ty đã nộp thuế thu nhập là 2.001.000.000 VNĐ, năm 2007 là 5.216.000.000 VNĐgóp phần vào làm tăng ngân quỹ của chính phủ để xây dựng đất nước ngày càng pháttriển

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phần lợi nhuận còn lại để phát triển Công

ty, chia lợi tức, tăng quỹ khen thưởng … tăng dần theo các năm Năm 2005 đạt giá trị là12.036.000.000 VNĐ Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 259.000.000 VNĐ Năm 2007tăng so với năm 2006 là 1.116.000.000 VNĐ, tương đương 109%

Trang 34

Công ty đã đạt được những thành tích và kết quả kể trên đó là do những nguyênnhân chính sau:

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, khu vực Hà Nội và các vùng lâncận nói riêng tiếp tục tăng trưởng so với năm trước Nhu cầu về các thiết bị máymóc ,linh kiên điện tử,máy thiết bị văn phòng ngay càng tăng cao

Công ty là một chi nhánh của tập đoàn NISSEI ELECTRIC VIỆT NAM(N.E.V), nên đã có sẵn kinh nghiệm từ công ty mẹ đi trước

Công ty có một điều kiện thuận lợi nữa là được sự hỗ trợ từ phía tập đoànN.E.V, từ việc tìm hiểu thị trường, tài chính, kỹ thuật sản xuất

Do có sự quản lý rât chặt chẽ và chuyên nghiệp của bộ phận quản lý nên đãkhông để xảy ra tình trạng thất thoát nguyên vật liệu,lãng phí thời gian lao động cũngnhư của cải vật chât của công ty

Có được sự chỉ đạo của các lãnh đạo xuất sắc, có sự nỗ lực của CBCNV Công ty

đã hết mình vì Công ty, luôn luôn tìm cách thắt chặt mối quan hệ giữa Công ty với công

ty me và giữa Công ty với khách hàng, và với các đối tác

Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn một số hạn chế sau:

Do ngày càng có nhiều các công ty nước ngoài tập chung đầu tư vào Việt Namnên công ty ngày càng phải chịu nhiều sự cạnh tranh của các công ty đó

Bên cạnh đó,cũng có nhiều các công ty trong nước phát triển rất mạnh mẽ,tạo chothị trường ngày càng khốc liệt hơn

Một số lô hàng chưa thu hồi được vốn do chậm trễ đã làm làm giảm nguồn vốnkinh doanh

Trình độ kỹ thuật sản xuất của công nhân Công ty vẫn còn nhiều hạn chế

Những hạn chế mang tính chủ quan tuy nhỏ nhưng vẫn cần có biện pháp tích cực

để giải quyết triệt để, có như vậy mới phát huy được tối đa hiệu quả kinh doanh củaCông ty

Nói tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua

đã đạt được những thành tích đáng kể, đưa Công ty trở thành một trong những Công ty

Trang 35

mạnh trên cả nước nói chung và trong nhóm các công ty nước ngoài nói riêng Trongthời gian tới để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, phát triển mởrộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần thực hiện những chủ trươngmới, những chính sách mới hữu hiệu hơn, năng động, sáng tạo, chủ động trong kinhdoanh.

Nhận xét chung và đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty trong nhữngnăm vừa qua:

Hòa cùng với sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường của nền kinh tế đất nước,N.E.H đã tự khẳng định và đứng vững trên thị trường Với uy tín lâu năm cùng với mốiquan hệ thân thiêt lâu dài với các bạn hàng, N.E.H đã từng bước chiếm lĩnh thị trường vàthiết lập được các môi quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững Đứng trước yêu cầu hộinhập quốc tế, N.E.H đã có những bước đi ban đầu đặt nền tảng cho hướng phát triển kinhdoanh về lâu dài Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của N.E.H trong những nămqua rất ổn định và đạt được mức tăng trưởng về doanh thu khá cao Tuy nhiên hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung chưa cao

2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty NISSEI

ELECTRIC HÀ NỘI.

2.2.1.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

2.2.1.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng quát

a Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

ST

T Chỉ tiêu

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Chênh lệch 06/05

Chênh lệch 07/06

2 Lợi nhuận trước thuế 12.036 14.296 18.627 2.260

11

9 4.331

1303

4 Sức sản xuất TSCĐbq 0,619 0,542 0,724 -0,078 87 0,183

134

5 Sức sinh lời TSCĐbq 0,021 0,017 0,019 -0,004 81 0,001 109

Trang 36

Sức sản xuất của tổng tài sản:

SXXTS = Doanh thu thuần

2006 Công ty đầu tư thêm nhiều thiết bị chuyên dùng, hiện đại có giá trị cao, nhưng chưatận dụng được hết công suất cũng như năng suất sử dụng do một số hợp đồng phải hoãnlại và do công nhân kỹ thuật mới được sử dụng các thiết bị hiện đại nên chưa thành thạo.Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2007 là: 0,724 tăng 0,183 (34%) so với năm 2006,tăng 0,105 (16%) so với năm 2005 do trong năm 2007 một số hợp đồng bị hoãn lại đãbắt đầu được đi vào sản xuất và được đầu tư nhiều thiết bị hiên đại, bên cạnh đó taynghề của công nhân kỹ thuật đã được nâng cao, sử dụng thành thạo các máy móc thiêt bịchuyên dùng, hiện đại

1.006.368Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA):

SSLTS = Lợi nhuận trước thuế = ROA

Tổng tài sản bình quân

Trang 37

Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) năm 2005 là:

b Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

ST

T Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 06/05

Chênh lệch 07/06

Sức sản xuất của vốn

7 Sức sinh lời của vốn CSH 0,257 0,168 0,164 -0,089 65 -0,004 98

Trang 38

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu

81.627

Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tuy có giảm so với năm 2005nhưng đến năm 2007 sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh với giá trị vượtnăm 2006 là: 2,715 (44%) và vượt năm 2005 là: 1,364 (18%)

Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE):

SSLVCSH = Lợi nhuận sau thuế = ROE

Ngày đăng: 07/12/2012, 15:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ Đồ tổ chức công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
t ổ chức công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI (Trang 29)
Bảng 2.3  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu                   Đơn vị tính: Triệu VNĐ - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Triệu VNĐ (Trang 37)
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của công ty năm 2005, 2006, 2007 - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của công ty năm 2005, 2006, 2007 (Trang 42)
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng thời gian lao động - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng thời gian lao động (Trang 43)
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động  Đơn vị tính: Triệu VNĐ - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Đơn vị tính: Triệu VNĐ (Trang 47)
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 52)
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu tốc độ luôn chuyển của tài sản cố định - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu tốc độ luôn chuyển của tài sản cố định (Trang 57)
Bảng 2.14 Sự biến động về số lao động - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.14 Sự biến động về số lao động (Trang 59)
Bảng 2.15 Tổng hợp các chỉ tiêu sức sản xuất - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.15 Tổng hợp các chỉ tiêu sức sản xuất (Trang 60)
Bảng 2.16 Tổng hợp các chỉ tiêu sức sinh lợi - Phân tích và đề xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI
Bảng 2.16 Tổng hợp các chỉ tiêu sức sinh lợi (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w