Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTWTO Tổ chức Thương mại Thế giớiWCED Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nộiILO Tổ chức Lao động Quốc tếSXKD Sản xuất kinh doanhWDV Cơ quan phát triển lao độngATVSLĐ An toàn vệ sinh lao độngATLĐ An toàn lao độngPES Chính sách dịch vụ việc làm côngIES Dịch vụ việc làm tương hỗEPM Chương trình việc làm cho trung niênWTS Chương trình thử việcNGOs Các tổ chức phi chính phủTHCN Trung học chuyên nghiệpBHXH Bảo hiểm xã hộiMOLISA Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộiTEHCĐB Trẻ em hoàn cảnh đặc biệtTEKT Trẻ em khuyết tậtBTXH Bảo trợ xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếHĐLĐ Hợp đồng lao độngTƯLĐTT Thoả ước lao động tập thểCSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu 1.1: Xu hướng thay đổi dân số trong độ tuổi lao động và số người có việc làmBiểu 1.2: Tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị (%)Biểu 1.3: Cơ cấu việc làm (%)Biểu 1.4: Số lao động được giải quyết việc làm trong năm (1000 người)Biểu 2.1: Những hình thức bảo trợ xã hộiBiểu 2.2: Trình độ học vấn người lao động theo các cấp học (%)Biểu 2.3: Quy mô tuyển mới ở tất cả các cấp giai đoạn 2001-2007 (nghìn người)Biểu đồ 3.1: Tình hình thiệt hại do bão lụt hạn hán từ 2000-2007Biểu đồ 3.2: Nguồn lực trợ giúp nạn nhân của thiên tai 2001-2007Biểu đồ 3.3: số người cao tuổi và tỷ lệ sinh người cao tuổiBiểu đồ 3.4: Cơ cấu độ tuổi của ngưòi tàn tậtBiểu đồ 3.5: Các dạng tàn tật của người tàn tật (đơn vị: %)Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân dẫn đến tàn tật (đơn vị:%)Biểu đồ 3.7: Số lượng đối tượng được trợ cấp xã hội 2001-2007 (đơn vị: người)Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đối tượng TCXH so đối tưọng thuộc diện trợ cấp (đơn vị: %)Biểu đồ 3.9: Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội cộng đồng (tỷ đồng)Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng đối tượng và kinh phí hàng năm (đơn vị: %) LỜI MỞ ĐẦULao động - việc làm là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi con người vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng lĩnh vực lao động - việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập, đó chính là chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo nghề bất hợp lý, việc làm ổn định và thu nhập cao còn ít…Bên cạnh đó vấn đề đảm bảo quyền lợi người lao động, việc thực hiện các chế độ bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình hỗ trợ những nhóm người yếu thế, trẻ em…, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên căng thẳng, cơ chế đối thoại xã hội với sự tham gia của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động chưa được quan tâm đúng mức, gây ảnh hưởng tới công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trước thực trạng đó và những yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết của hội nhập kinh tế thế giới khi mà Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc nâng cao chất lượng lao động, tăng cường tạo việc làm bền vững đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của Nhà nước, các doanh nghiệp mà chủ yếu là người lao động, những người đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế, qua thời gian thực tập ở Vụ Lao động-Văn hoá-Xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tôi đã hoàn thành chuyên đề với đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam”.Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính sau:- Chương I: Sự cần thiết tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.- Chương II: Đánh giá tình hình tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.- Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.Do thời gian hạn có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.Tôi xin chân thành cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, Chị Nguyễn Thị Hồng Lê, chuyên viên Vụ Lao động – Văn hoá – Xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.Sinh viên thực hiện Phạm Anh sơn CHƯƠNG ISỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAMI/ Cơ sở lý luận của việc làm bền vững1. Một số khái niệm cơ bản1.1. Việc làm.- Theo quan điểm kinh tế học lao động:Việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.- Theo Bộ luật Lao động:Việc làm được xác định là: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:- Là hoạt động lao động của con người- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm1.2. Bền vững.Quan niệm về cụm từ “bền vững” ở đây được gắn với cụm từ “phát triển bền vững” bởi sự bền vững luôn luôn được gắn với sự phát triển, thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể thực hiện được các mục tiêu của mỗi quốc gia.Xuất phát từ góc độ bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sự sống, vấn đề phát triển bền vững được đề cập lần đầu tiên vào năm 1987 trong báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED). Theo Uỷ ban này, phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.Như vậy, trong quá trình phát triển phải luôn luôn đặt ra các câu hỏi như: Quy mô và tốc độ khai thác các tài nguyên như hiện nay có đảm bảo cho các tài nguyên này có khả năng tái tạo đủ cung cấp cho các thế hệ tương lai hay không? Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các tài nguyên bị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không? Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm cac mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện bốn nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và an ninh quốc phòng.Bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.Bền vững về xã hội lý giải một điều rằng, liệu một xã hội có thể được coi là phát triển bình thường, nếu dân số giảm sút? Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người; mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng từ quá trình phát triển bền vững này.Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng: là không gian sinh tồn của con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người. Vì thế, môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững.Như vậy khái niệm “bền vững” được đề cập đến trong nội dung nghiên cứu của đề tài chính là đảm bảo đầy đủ lợi ích kinh tế - xã hội của người lao động đó là có thu nhập ổn định, đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống, xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp…ngoài ra, “bền vững về môi trường cũng là một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của một quốc gia.1.3. Việc làm bền vững.Theo Tổng giám đốc ILO, Juan somavia thì mục tiêu chính của ILO ngày nay là tạo cơ hội cho nam và nữ có được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn và tôn trọng giá trị nhân phẩm.Việc làm bền vững tóm tắt những khát vọng của con người trong cuộc sống lao động của họ về cơ hội và thu nhập, quyền lợi, tiếng nói và sự thừa nhận; sự ổn định gia đình và phát triển cá nhân; sự công bằng và bình đẳng như nhau. Việc làm bền vững phản ánh mối quan tâm của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động, những người sẽ cùng nhau tạo ra một sự hợp nhất về đối thoại ba bên.Việc làm bền vững được đúc kết trong bốn chiến lược mục tiêu: Những nguyên tắc và quyền cơ bản ở nơi làm việc và tiêu chuẩn lao động quốc tế; công việc và cơ hội thu nhập; bảo trợ xã hội; cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội. Những mục tiêu này được đưa ra cho tất cả người lao động, nam và nữ trong cả nền kinh tế chính thức và phi chính thức; trong tiền lương lao động hoặc làm việc dựa trên tài khoản của họ; trong địa phương, xí nghiệp và văn phòng; trong gia đình và trong cộng đồng.Việc làm bền vững chính là kết quả của sự nỗ lực để giảm tình trạng nghèo nàn, và nó có ý nghĩa quan trọng để đạt được sự công bằng, giới hạn của sự phát triển. ILO làm việc để phát triển việc làm bền vững – phương pháp định hướng cho các chính sách kinh tế - xã hội trong sự cộng tác với các cơ quan quan trọng và sự tham gia của nhiều phía và nền kinh tế toàn cầu.Sự phát triển đòi hỏi hành động ở cấp độ toàn cầu. ILO đang phát triển các chương trình nghị sự cho cộng đồng nơi làm việc được miêu tả là đối thoại ba bên để huy động nguồn lực đáng kể của họ để tạo ra cơ hội và giúp làm giảm và trừ bỏ sự nghèo nàn. Chương trình nghị sự việc làm bền vững đưa ra một nền tảng cho khung làm việc vững chắc và đúng đắn hơn cho sụ phát triển toàn cầu.ILO cung cấp sự hỗ trợ thông qua việc tham gia vào chương trình quốc gia về việc làm bền vững qua sự phối hợp với các cơ quan của ILO. Họ xác định những thuận lợi và mục tiêu trong khuôn khổ phát triển của quốc gia mục đích để giải quyết những vấn đề tài chính thiếu hụt chủ yếu trong việc làm bền vững thông qua những chương trình hiệu quả để đi theo những mục tiêu trên.2. Các yếu tố cấu thành việc làm bền vững.2.1. Các quyền tại nơi làm việc.Những nguyên tắc của nền kinh tế toàn cầu nên trở thành những mục tiêu về nâng cao các quyền, nghề nghiệp, an toàn và cơ hội cho con người, gia đình và các cộng đồng trên toàn thế giới. (World commission on the Social Dimension of Globalization, 2004).Việc đưa ra về các quyền tại nơi làm việc chính là một sự đảm bảo về quyền lợi của người lao động và việc không sủ dụng lao động trẻ em, xoá bỏ sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp và bóc lột sức lao động. Các quyền tại nơi làm việc được thể hiện trên bốn khía cạnh sau đây:- Tự Do hiệp hộiQuyền của người lao động và người sử dụng lao động được hình thành và tham gia vào các hiệp hội là một phần không thể thiếu của sự tự do và xã hội mở. Đó là nền tảng cho quyền của công dân một nước phục vụ cho việc xây dựng khuôn mẫu cho phát triển kinh tế và xã hội. Đó chính là sự thừa nhận đúng đắn về quyền thương lượng của tập thể. Tiếng nói và sự đại diện là những thành phần quan trọng của việc làm bền vững.- Xoá bỏ Lao động cưỡng bức.ILO cũng nhấn mạnh về hiệu quả luật pháp quốc gia và sự vững chắc của cơ chế ép buộc như một sự thừa nhận của luật pháp và người lao động chống lại một cách mạnh mẽ những người bóc lột sức lao động. Bằng sự nâng lên của nhận thức cộng đồng, ILO tìm ra những điểm nổi bất về sự vi phạm về quyền lao động và quyền con người.- Xoá bỏ sự phân biệt đối xử.Hàng trăm triệu người phải chịu đựng sự phân biệt đối xử về việc làm trên thế giới. Nó không những vi phạm những quyền con người cơ bản nhất mà còn gây ra hậu quả về kinh tế và xã hội. Sự phân biệt đối xử hạn chế các cơ hội, lãng phí trí tuệ con người cần cho sự phát triển kinh tế và nhấn mạnh áp lực xã hội và sự không bình đẳng. Cuộc chiến chống lại sự phân biệt đối xử là phần chủ yếu của tạo việc làm bền vững và thành công này sẽ vượt ra ngoài phạm vi nơi làm việc.- Xoá bỏ lao động trẻ emCó hơn 200 triệu trẻ em đang làm việc trên toàn thế giới, trong đó rất nhiều là làm cả ngày. Chúng bị thiếu một sự giáo dục đầy đủ, sức khỏe và tự do cơ bản. Trong đó, 126 triệu - hoặc cứ 12 trẻ em thì có 1 trẻ em trên thế giới bị vứt bỏ tới những nơi lao động trẻ em nguy hiểm gây tổn hại tới sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển trí tuệ.Như các yếu tố khác của việc làm bền vững thì xoá bỏ lao động trẻ em chính là sự phát triển cho thấy quyền con người. Các chương trình và chính sách của ILO đều nhằm mục đích đảm bảo trẻ em nhận được sự giáo dục và đào tạo mà chúng cần để chúng trở thành người có ích trong việc làm bền vững.2.2. Tạo việc làm.Đây là một nội dung quan trọng trong việc làm bền vững, mục đích chính của tạo việc làm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế như: giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, tạo ra thu nhập cao, ổn định cho người lao động góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng mà còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia nói, ngoài ra còn mang nhiều ý nghĩa về mặt xã hội, đó chính là: giải quyết tình trạng thất nghiệp, hạn chế các hiện tượng xã hội nổi cộm, đẩy mạnh sự phát triển của từng vùng, dần hướng tới sự bình đẳng trong thu nhập cũng như khoảng cách giàu nghèo có thể được thu hẹp lại.2.3. Bảo trợ xã hội.Mục đích để thúc đẩy chăm sóc con người và sự ủng hộ của xã hội trên quy mô rộng lớn và trở nên có ích và không thể thiếu được cho hoà bình xã hội, nâng cao tăng trưởng kinh tế.2.3.1. Định nghĩa.“Bảo trợ xã hội được hiểu một cách rộng rãi như là một loạt các chính sách, chương trình công và tư được xã hội thực thi để đáp lại nhu cầu nảy sinh trong những tình huống khác nhau để cân bằng sự thiếu hụt hoặc suy giảm đáng kể của thu nhập từ công việc; để trợ giúp cho các gia đình có trẻ em cũng như cung cấp cho mọi người với những sự chăm sóc về sức khoẻ và nhà ở”.Mục đích của việc xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:- Bảo trợ xã hội bao gồm những sự phản hồi, đáp ứng từ xã hội đối với các mức độ về rủi ro hoặc bị mất đi/giảm đi để đáp ứng được những nhu cầu tối [...]... trò của việc làm bền vững đối với phát triển kinh tế xã hội với những vấn đề đặt ra trong nền kinh tế cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cần tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM I/ Tổng quan về tạo việc làm ở Việt Nam 1 Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam Đến năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam là... dục và đào tạo nguồn nhân lực - Chính sách lao động việc làm chủ yếu hướng vào giải quyết vấn đề tăng số lượng việc làm, nên sự tác động đối với sự thay đổi tiến bộ về chất lượng việc làm còn hạn chế Mặc dù số lượng việc làm mới được tạo ra lớn và tăng liên tục qua các năm, song phần lớn là việc làm thủ công, việc làm không cần trình độ chuyên môn kỹ thuật Rõ ràng là vấn đề chất lượng việc làm còn nhiều... lên - Một số chính sách vĩ mô nhằm ưu tiên tạo việc làm chưa rõ ràng chính sách đầu tư chưa thể hiện rõ vào việc ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành, sản phẩm có dung lượng lao động lớn Nhiều nguồn vốn lớn của Nhà nước được tập trung cho các ngành, sản phẩm dung lượng vốn lớn mà tạo được ít việc làm (xi măng, hoá chất, luyện cán thép…) - Một số giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, giải quyết việc làm. .. thống kê - Số kế hoạch: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong những năm vừa qua, nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, số lượng việc làm được tạo ra hàng năm tăng nhanh Kể từ năm 2005, tốc độ tăng việc làm cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động, số việc làm tăng thêm hàng năm đã vượt số lượng tăng thêm của lực lượng lao động Đó là lý do cơ bản làm giảm tỷ lệ thất ngiệp của khu vực thành thị Số liệu điều... sách vĩ mô về việc làm quan trọng bao gồm: - Chính sách đa dạng hoá việc làm và theo đó là đa dạng hoá các nguồn vốn và chủ thể tạo việc làm: Đó là những chính sách khuyến khích và hỗ trợ tạo việc làm tác động đến tất cả các chủ thể trong xã hội tạo việc làm cho người lao động - Chính sách đầu tư nhằm khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm: Nhà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất... quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấu việc làm trang bị theo kỹ thuật và cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ 2.4.2 Các chính sách cụ thể về việc làm Đó là những chính sách, giải pháp cụ thể trực tiếp tạo việc làm và hỗ trợ về tạo việc làm Những chính sách này được thể hiện trong... chế phối hợp xét xử về việc làm - Chương trình việc làm dành cho một số nhóm đối tượng khác + Chương trình đào tạo kiến thức trước khi làm việc cho thanh niên Khoá đào tạo được chia làm 4 phần riêng biệt: + Khoá 1: Đào tạo khả năng lãnh đạo, tính kỷ luật và kỹ năng làm việc theo nhóm + Khoá 2: Tìm hiểu về công việc và kỹ năng làm việc với nhiều người + Khoá 3: Sử dụng vi tính ở mức độ sơ/trung cấp +... nghiệp và cơ sở đào tạo * Hội chợ việc làm Cùng với hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, một loại hình công cụ của thị trường lao động được tổ chức và hoạt động có hiệu quả là Hội chợ việc làm Kể từ năm 2001 đến nay đã có hơn 100 Hội chợ việc làm được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước Ngoài hội chợ việc làm tổng hợp, nhiều Hội chợ việc làm chuyên... tuổi và đảm bảo việc làm thông qua việc cấp kinh phí trợ cấp đào tạo nhằm khuyến khích người sử dụng lao động tuyển những lao động trên toàn thời gian và đào tạo họ trên cơ sở vừa học vừa làm + Chưong trình thử việc (WTS): nhằm tăng cường khả năng có việc làm cho người tìm việc có khó khăn đặc biệt trong tìm kiếm việc làm Đối tượng này bao gồm những người đã đăng ký với Bộ Lao động trong một thời gian... của lực lượng lao động, người dân có thể có được việc làm bền vững và năng suất - Dịch vụ việc làm: Trong ấn phẩm của ILO “Dịch vụ việc làm công trong một thị trường lao động đang chuyển đổi”, các chức năng chính của dịch vụ việc làm này là: + Môi giới việc làm (quá trình sắp xếp để người tìm việc có được việc làm và người sử dụng lao động lấp được việc làm trống) + Cung cấp thông tin thị trường lao . Đánh giá tình hình tạo việc làm bền vững ở Việt Nam. - Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam. Do thời gian hạn có. sơn CHƯƠNG ISỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAMI/ Cơ sở lý luận của việc làm bền vững1 . Một số khái niệm cơ bản1.1. Việc làm. - Theo quan điểm