Về đối thoại xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

III. Kết luận về tình hình tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

4. Về đối thoại xã hội

4.1 Mặt được.

- Đã có sự tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp.

- Uỷ ban Quan hệ lao động tư vấn cho Chính phủ về cơ chế, giải pháp, chính sách để xây dựng quan hệ lao động lành mạnh góp phần phát triển các doanh nghiệp một cách ổn định.

- Đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Ngành, địa phương trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công.

- Sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động.

- Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối tốt các quy định của Bộ Luật Lao động về:

+ Ký hợp đồng lao động cho người lao động.

+ Thực hiện việc trả lương đúng theo thoả thuận ghi trong HĐLĐ. + Thực hiện việc tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động. + Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

+ Thực hiện việc xây dựng và đăn gký Nội quy lao động; thang lương, bảng lương.

- Các lớp về phổ biến pháp luật lao động được tổ chức một cách quy củ và có tổ chức và tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư về quan hệ lao động nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động.

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động trong từng đơn vị và trong các quy định thường chưa thật đúng và chưa thật đầy đủ, cụ thể như sau:

+ Về HĐLĐ: nhiều doanh nghiệp hay vi phạm về thời gian ký hợp đồng; vi phạm thẩm quyền và nội dung ký kết của hợp đồng lao động.

+ Về xử lý luật lao động: một số doanh nghiệp xử lý luật không đúng quy trình xử lý kỷ luật; việc xác định hành vi gây lỗi và hình thức kỷ luật tương ứng nhiều khi chưa làm đúng, gây thiệt thòi về quyền lợi cho người lao động. + Về thành lập công đoàn cơ sở và việc ký TƯLĐTT: có thể nói do nhận thức chưa đầy đủ về tổ chức công đoàn Việt Nam. NHiều doanh nghiệp chưa thực hiện quy định của điều 153 Bộ luật lao động “chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp đi vào hoạt động phải thành lập công đoàn cơ sở, nhiều doanh nghiệp đã đi vàot sản xuất ổn định nhưng vẫn không thành lập công đoàn, mà khi chưa có công đoàn cơ sở thì việc xây dựng và ký TƯLĐTT không làm được, cũng như quyền lợi hợp pháp của người lao động không có người đại diện.”

4.3 Nguyên nhân tồn tại.

- Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp lao động và đình công vẫn là do người sử dụng lao động chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thoả thuận với người lao động như trả lương chậm, tính lương không đúng quy định, vi phạm trả lương làm thêm giờ hoặc tăng ca. - Hiểu biết và nhận thức của người lao động về các quy định của pháp luật và chính sách lao động còn hạn chế, trong khi đó lại thiếu vai trò của người đại diện, nên cơ chế thương lượng chưa được hình thành và hoạt động trên thực tế, dẫn đến người lao động không có cách nào tốt hơn là tự tổ chức đình công để đòi quyền lợi.

- Công tác quản lý nhà nước tuy được chấn chỉnh, tăng cường nhưng so với yêu cầu còn bất cập, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các

cơ quan quản lý nhà nước chưa đồng bộ, thường xuyên, lực lượng thanh tra còn mỏng.

- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quan hệ cung cầu lao động mất cân đối, nhiều doanh nghiệp thiếu lao động, giá nhân công trên thị trường tăng, giá cả sinh hoạt tăng cũng là nguyên nhân để công nhân yêu cầu tăng lương.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w