Các chính sách tác động tới tạo việc là mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 27)

I. Tổng quan về tạo việc là mở Việt Nam

2. Các chính sách tác động tới tạo việc là mở Việt Nam

2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

2.1.1. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản.

Giáo dục cơ bản có ý nghĩa tạo nền móng cần thiết ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đầo tạo nguồn nhân lực và qua đó góp phần tích cực đối với quá trình tạo việc làm cho người dân. Vì vậy, với việc đổi mới về nội dung, yêu cầu của chính sách việc làm, chính sách phát triển giáo dục cũng

phải thay đổi tương ứng. Trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…) được coi là nhân tố thuận lợi hay trở ngại cho việc đầu tư, hoạt động kinh doanh và giải quyết việc làm. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản với trọng tâm là chính sách phổ cập giáo dục và xoá mù chữ đã nâng mục tiêu từ phổ cập tiểu học vào năm 2000 lên phổ cập tung học cơ sở vào năm 2010 và ở những nơi có điều kiện thuận lợi sẽ thực hiện phổ cập trung học phổ thông. Với mục tiêu chính sách như vậy, trình độ học vấn của dân số và lực lượng lao động biến đổi theo hướng giảm dần tỷ lệ không biết chữ, giảm nhanh tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và tăng nhanh tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Biểu 2.2: Trình độ học vấn người lao động theo các cấp học (%).

Trình độ học vấn 2000 2004 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 Không biết chữ 3.97 4.24 3.5 Chưa tốt nghiệp cấp I 16.49 15.48 Tốt nghiệp tiểu học 29.29 31.51 Tốt nghiệp THCS 33.01 30.40 26.85 Tốt nghiệp PTTH 17.24 18.37 23.5

(Nguồn: Điều tra lao động – việc làm hàng năm).

2.1.2. Chính sách phát triển đào tạo và dạy nghề.

Phương hướng chung là khuyến khích tăng nhanh quy mô đào tạo ở tất cả các cấp trình độ từ dạy nghề ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong những năm vừa qua quy mô tuyển mới ở tất cả các cấp đào tạo tăng khá nhanh.

Biểu 2.3: Quy mô tuyển mới ở tất cả các cấp giai đoạn 2001-2007 (nghìn người).

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

I.Quy mô tuyển mới *

2. Tuyển mới THCN 148 166 194 250 267 320 384

3. Tuyển mới ĐH và CĐ 250 282 300 320 346 387 434

4. Tuyển mới sau đại học 5,9 8,8 11,5 14,5 15,6 16.8 18.2 II.Quy mô sinh viên **

1. Trung học, chuyên

nghiệp 271,2 389,3 360,4 465,3 535,5 855,5 1.239,5

2. Đại học, cao đẳng 974,1 1.020,7 1.131,0 1.319,8 1.430,6 1.817,6 2.251,6

(Nguồn: Bộ KH và ĐT (*), Niên giám thống kê (**)

Bên cạnh tăng nhanh số lượng, để đáp ững yêu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động và nhu cầu thực tế phát triển kinh tế, xã hội, cơ cấu đào tạo (theo trình độ đào tạo và theo ngành nghề đào tạo) được đổi mới theo hướng tăng nhanh hơn quy mô dạy nghề và từng bước điều chỉnh tăng quy mô đào tạo các ngành nghề công nghệ, kỹ thuật và nông nghiệp. Đáng chú ý là sự chuyển biến có tính nhảy vọt trong đào tạo nghề:

* Về quy mô và cơ cấu đào tạo nghề.

- Ngày càng có nhiều người học nghề, tốc độ tăng hàng năm là 6.5%.Với kết quả này, đến cuối năm 2007, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 25%. Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề đến năm 2010. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiện toàn hệ thống dạy nghề, thành lập thêm nhiều cơ sở dạy nghề, đặc biệt là cơ sở dạy nghề gắn với địa bàn dân cư, đào tạo theo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương; phát triển cơ sở dạy nghề tư nhân, dạy nghề tại các doanh nghiệp, kèm cặp, truyền nghề tại làng nghề. Cho đến cuối năm 2007 đã thành lập mới hơn 100 trường dạy nghề, trong đó có 20 trường thuộc Bộ, ngành, 10 trường thuộc Tổng công ty, 40 trường công lập địa phương và còn lại là ngoài công lập. Xoá tình trạng các tỉnh trắng trường nghề ở các địa phương.

- Củng cố và đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm dạy nghề: thành lập mới 288 trung tâm dạy nghề, cho đến nay số lượng trung tâm dạy nghề trên cả

nước là trên 400 trung tâm.

- Phát triển các lớp dạy nghề trong các trường cao đẳng – trung học chuyên nghiệp, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân và các làng nghề. Hiện nay có trên 200 trường cao đẳng và THCN tham gia đào tạo nghề và hàng trăm cơ sở dạy nghề khác.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển đa dạng, từng bước dáp ứng nhu cầu lao động có nghề cho thị trường lao động, nhất là lao động có kỹ thuật cao cung cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, mở rộng quy mô dạy nghề ngắn hạn cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp, nông thôn, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, góp phần thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động, thực hiện công bằng xã hội trong dạy nghề.

Như vậy, đến nay tất cả các địa phương đều đã có trường dạy nghề; hệ thống các truờng dạy nghề quân đội và ở một số ngành kinh tế như đóng tàu, gốm sử, xi măng phát triển mạnh; số lượng cơ sở dạy nghê ngoài công lập tăng mạnh; mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện từng bước đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo.

* Về nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Chất lượng dạy nghề trong những năm qua đã có bước chuyển dịch tích cực nhằm gắn kết hiệu quả hơn với quá trình giải quyết việc làm. Tuy nhiên nhìn chung chất lượng dạy nghề còn chưa sát với nhu cầu thực tế và chưa thể dáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

2.2. Chính sách về phát triển thị trường lao động.

Có thể nói, hiện tại thị trường lao động ở Việt Nam còn ở trong giai đoạn hình thành nên còn nhiều khuyết tật (kém phát triển, bị chia cắt khá mạnh giữa các khu vực và theo lãnh thổ, thiếu khuôn khổ pháp lý…). Chính sách việc làm thúc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động trong các khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp-xây dựng và dịch vụ), còn đối với khu vực

nông-lâm-ngư kết quả tác động còn rất hạn chế. Với hình thức kinh tế hộ gia đình quy mô nhỏ còn rất phổ biến. Trong tổng số người có việc làm, thì tỷ lệ làm thuê nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm khoảng 8%, tỷ lệ làm thuê phi nông nghiệp là 25%, còn lại 67% là tự làm, đồng thời mức độ phát triển thị trường lao động, tính theo tỷ lệ người làm công ăn lương, khác nhau khá nhiều giữa các vùng và địa phương. Để đẩy nhanh sự phát triển của thị trường lao động, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều biện pháp thúc đẩy các thể chế, ban hành các công cụ và tăng cường hoạt động của thị trường lao động:

* Dịch vụ việc làm.

Đến năm 2007, trên phạm vi cả nước có hơn 200 Trung tâm giới thiệu việc làm và trên 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm. Số lượng và chủng loại các loại dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm do các Trung tâm và doanh nghiệp thực hiện khá lớn và đa dạng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ việc làm vẫn được đánh giá là chưa cao và chưa hiệu quả, do thiếu thông tin về thị trường lao động, thiếu mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

* Hội chợ việc làm.

Cùng với hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, một loại hình công cụ của thị trường lao động được tổ chức và hoạt động có hiệu quả là Hội chợ việc làm. Kể từ năm 2001 đến nay đã có hơn 100 Hội chợ việc làm được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài hội chợ việc làm tổng hợp, nhiều Hội chợ việc làm chuyên ngành và dành riêng cho từng nhóm đối tượng đã được tổ chức. Tại các Hội chợ, hàng vạn người đã được tư vấn về đào tạo nghề và được giới thiệu việc làm và tìm kiếm được việc làm.

* Hình thành trung tâm thông tin việc làm.

Các trung tâm thông tin việc làm, các trang Web người tìm việc, việc tìm người, các trang báo giới thiệu việc làm đang được hình thành ngày một

nhiều và đóng góp ngày càng to lớn cho sự phát triển của thị trường lao động. Một ví dụ điển hình là trong khuôn khổ dự án thúc đẩy phát triển thị trường lao động, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về việc làm và thị trươờng lao động đã được tổ chức thí điểm và hoạt động có hiệu quả ở một số địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ thực hiện được việc thu thập và công bố thông tin về cầu lao động, mà chưa cung cấp được thông tin về cung lao động. Trong những năm tới, số lượng lao động tham gia vào thị trường lao động sẽ tiếp tục tăng và thị trường lao động ngày càng đa dạng hơn. Vì vậy cần có những quy định cụ thể hướng dẫn và điều tiết kịp thời các hoạt động của thị trường lao động nhằm tăng hiệu quả cung - cầu lao động, cũng như bảo vệ quyền lợi, xác định rõ trách nhiệm của những bên tham gia vào thị trường lao động. Quản lý tốt thị trường lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sắp xếp việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tính cơ động, linh hoạt của lực lượng lao động, cũng như ngăn chặn và khắc phục nhiều hậu quả kinh tế - xã hội khác.

2.3. Chính sách về môi trường và điều kiện lao động.

Môi trường và điều kiện làm việc là một trong những nội dung quan trọng của chính sách lao động, việc làm. Trên thực tế, môi trường và điều kiện lao động được thể hiện trong các văn bản chính sách và quy định của Nhà nước về an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh lao động.

Tuy nhiên , có thể nói, sự quan tâm và đầu tư nhằm cải thiện môi trường và điều kiện lao động hiện còn chưa tương xứng với yêu cầu và chưa theo kịp những tiến bộ về khoa học, công nghệ sản xuất và vệ sinh, an toàn lao động. Bộ máy tổ chức và nhân lực làm việc trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn lao động còn mỏng và rất thiếu. Tình trạng số vụ và số người bị tai nạn lao động liên tục tăng lên trong những năm qua là bằng chứng rõ nhất về việc chưa thực sự quan tâm đầy đủ và thường xuyên vấn đề môi trường và điều kiện lao động. Nguyên nhân chính của tình hình này là:

người lao động mà chủ yếu quan tâm nhiều hơn đến nội dung có được thêm nhiều việc làm, giải quyết việc làm được cho nhiều người mà chưa chú ý đến điều kiện lao động, tức là mối quan tâm, coi trọng về số lượng việc làm mà chưa chú ý đến chất lượng của việc làm (xét trên khía cạnh môi trường và điều kiện làm việc).

- Thiếu vốn đầu tư: Vì nguồn vốn đầu tư hạn chế, còn thiếu nên các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thường chỉ tập trung vào dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, mà ít hoặc chưa chú ý dành vốn đầu tư hoặc chỉ đầu tư ở mức tối thiểu cho những giải pháp về môi trường và điều kiện lao động. Thậm chí vấn đề môi trường và điêù kiện lao động chưa được đề cập một cách đầy đủ ngay từ giai đoạn thiết kế công nghệ hoặc nếu có thì cũng bị cắt xén trong quá trình thực thi.

- Khung khổ pháp lý chưa đầy đủ và còn lỏng lẻo. Chưa có những quy định cụ thể, đầy đủ về đảm bảo môi trường và điều kiện lao động đối với các dự án đầu tư cũng như đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ đang hoạt động. Quy định về thưởng, phạt chưa đủ mạnh. Bộ máy làm công tác trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn lao động còn thiếu, trình độ hạn chế, chưa theo kịp thực tế, công tác thanh tra, giám sát còn yếu, chưa được thực hiện thường xuyên.

2.4. Chính sách việc làm.

2.4.1. Các chính sách vĩ mô về tạo việc làm.

Đó là những chính sách về tạo việc làm và điều tiết trạng thái việc làm trên bình diện vĩ mô. Mục tiêu của những chính sách thuộc nhóm này là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và thúc đẩy chuyển dich cơ cấu việc làm theo hướng tiến bộ, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, cải thiện đời sống của người lao động. Nhóm chính sách này thể hiện những chủ trương, đường lối lớn, cơ bản của nhà nước, là những định hướng lớn, được xác định cho thời kỳ kế hoạch trung hạn và dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và lao động việc làm của đất nước. Các chính sách vĩ mô về việc làm

quan trọng bao gồm:

- Chính sách đa dạng hoá việc làm và theo đó là đa dạng hoá các nguồn vốn và chủ thể tạo việc làm: Đó là những chính sách khuyến khích và hỗ trợ tạo việc làm tác động đến tất cả các chủ thể trong xã hội tạo việc làm cho người lao động.

- Chính sách đầu tư nhằm khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm: Nhà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong đó ưu tiên các ngành có tác dụng kích thích và lan toả đến các thành phần kinh tế khác tạo việc làm và chính sách hổ trợ các thành phần kinh tế, mọi người dân tự tạo việc làm. Nội dung chính của chính sách không chỉ nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi mà còn hỗ trợ về tài chính.

- Chính sách về cơ cấu việc làm: Thông qua chính sách đầu tư, theo đó Nhà nước trực tiếp đầu tư và có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ…để tạo việc làm sẽ có ý nghĩa quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấu việc làm trang bị theo kỹ thuật và cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ.

2.4.2. Các chính sách cụ thể về việc làm.

Đó là những chính sách, giải pháp cụ thể trực tiếp tạo việc làm và hỗ trợ về tạo việc làm. Những chính sách này được thể hiện trong các chương trình hành động, các kế hoạch, các dự án cụ thể được soạn thảo và thực hiện trong từng thời kỳ nhất định. Ví dụ, Quyết định 120/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo thời kỳ 2006-2010, các chính sách đối với lao động trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…Ngoài ra, còn nhiều chính sách quan trọng khác có liên quan đến những người tham gia vào quá trình tạo việc làm, điều tiết các mối quan hệ lao động như chính sách tiền lương tối thiểu và chính

sách quản lý tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội, những quy định về bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động.

2.4.3. Các chương trình hỗ trợ người thất nghiệp.

- Trợ cấp cho những người mất việc làm.

Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi năm 2002) và các văn bản dưới luật quy định chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc như sau:

+ Trợ cấp việc làm: Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ mà bị mất việc làm, người lao động được trợ cấp, gọi là trợ cấp mất việc làm, theo đó cữ mỗi năm làm việc được hưởng một tháng lương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 27)