Trợ giúp thường xuyên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 47)

III. Thực trạng về tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người LĐ

3.2 Trợ giúp thường xuyên

3.2.1. Về người cao tuổi.

Biểu đồ 3.3: số người cao tuổi và tỷ lệ sinh người cao tuổi.

0 2 4 6 8 10 12 1989 1999 2004 2007 2020 tỷ lệ so với DS số người cao tuổi

Theo kết quả điều tra dân số năm 1989 cả nước có 7.15% dân số là người cao tuổi từ 60 tuổi, năm 1999 là 8.12% và năm 2005 tỷ lệ này là 8.82%, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 10.5-11 triệu người cao tuổi chiếm trên 10% dân số cả nước. Với mức gia tăng như vậy, trong vòng 10 năm tới vấn đề già hoá dân số sẽ trở thành một thách thức lớn trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, phụng dưỡng người cao tuổi.

Hiện nay ước tính có khoảng trên 2 triệu người cao tuổi được hưởng ít nhất một chế độ trợ cấp hoặc lương hưu. Nhóm ngưòi cao tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp đặc biệt có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên còn có tới 130 ngàn người cao tuổi thuộc diện cô đơn không nơi nương tựa, 134 ngàn người từ 90 tuổi và khoảng 500 ngàn người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Tình trạng sức khoẻ: Tỷ lệ người cao tuổi có sức khoẻ kém (so độ tuổi) chiếm khá cao (22.9%).Bình quân 1 người cao tuổi có 2.69 bệnh. Đối với nhóm người cao tuổi cô đơn tình trạng bệnh tật còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Về điều kiện sinh hoạt: Ước tính có khoảng 800 ngàn người cao tuổi còn đang phải ở nhà tạm, chủ yếu ở những vùng kinh tế chậm phát triển, mức sống thấp.

Thực trạng người cao tuổi trên cho thấy cần có hệ thống chính sách đồng bộ vừa để phát huy vai trò của người cao tuổi nhưng bên cạnh đó cũng cần có hệ thống chính sách trợ giúp đối với người cao tuổi không có thu nhập, không có người chăm sóc, họ là những người thuộc diện nghèo, tàn tật, người cao tuổi cô đơn.

3.2.2. Về người tàn tật.

Theo số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước có khoảng 5.3 triệu người chiếm 6.63% dân số. Người tàn tật ở Việt Nam được phân bố không đều giữa các khu vực, sự phân bố không đều này do nhiều

nguyên nhân khác nhau như: do mật độ dân số của các khu vực khác nhau, do ảnh hưởng của chiến tranh, do điều kiện tự nhiên hoặc do trình độ dân trí, bẩm sinh, ốm đau, bệnh tật, mức độ can thiệp khác nhau của y học, các nguyên nhân từ xã hội…Nếu căn cứ theo tiêu chí nông thôn, thành thị thì tỷ lệ người tàn tật sống ở vùng nông thôn chiếm 87.20%; người tàn tật ở đô thị chiếm 12.8%.

- Về độ tuổi: Xu hướng giảm dần tỷ trọng người tàn tật cao tuổi và tăng về số lượng trẻ em tàn tật. Sự biến động này đòi hỏi phải tập trung các giải pháp pháp hiện sớm, can thiệp sớm, phòng ngừa để hạn chế rơi vào tàn tật.

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu độ tuổi của ngưòi tàn tật.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 2005 15 - 60 tuổi trên 60 tuổi dưới 15 tuổi

(Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH).

Số liệu khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người tật trong độ tuổi từ 15 đến 60 vẫn không thay đổi trong vòng 10 năm (1995-2005 và chiếm tỷ lệ là 71.58%)

Biểu đồ 3.5: Các dạng tàn tật của người tàn tật (đơn vị: %).

0 5 10 15 20 25 30 35 chung dưới 16 tuổi 16-60 trên 60 tuổi Khiếm thị Khiếm thính Rối loạn ngôn ngữ vận động Rối loạn thần kinh Thiểu năng Các loại khác

(Nguồn: ước tính của Bộ LĐTBXH và UNICEF năm 2004).

Nguyên nhân dẫn đến tàn tật ở Việt Nam chủ yếu do bẩm sinh, bệnh tật và do hậu quả chiến tranh. Các nguyên nhân này phản ánh sự chăm sóc ban đầu cho trẻ em và dịch vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ tàn tật cao.

Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân dẫn đến tàn tật (đơn vị:%). 0 5 10 15 20 25 30 35 Bẩm sinh Bệnh tậtHậu quả chiến tranh Tai nạn lao động Tai nạn giao thông Nguyên nhân khác Series1

(Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005, Bộ LĐTBXH).

Trình độ học vấn của ngưòi tàn tật còn thấp, đời sống người tàn tật nhìn chung còn nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn tới 17.59% hộ có người tàn tật chưa được hưởng bất kỳ loại chính sách nào. Những số liệu trên cho thấy thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của người tàn tật còn khó khăn đang cần có chính sách trợ giúp đặc biệt để có thể đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu.

3.2.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo báo cáo của các địa phương vào thời điểm cuối năm 2007 cả nước hiệnc ó khaỏng 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 1.8 triệu trẻ em nghèo sống trong các gia đình nghèo. Phần lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều thiên tai, lũ lụt, tỷ lệ hộ nghèo cao.

3.3 Tình hình các cơ sở bảo trợ xã hội.

3.3.1. Số lượng cơ sở BTXH: Hiện nay cả nước có 317 cơ sở BTXH trong đó:

- Ngành LĐTB&XH quản lý: 138 (Bộ trực tiếp quản lý 4).

- Các ngành khác quản lý: 44 (giáo dục 17, ytế 6, UBDSGD&TE 21). - Các tổ chức xã hội quản lý: 100.

- Nhà thờ quản lý: 17. - Tư nhân quản lý: 18.

3.3.2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên.

- Có 3708 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ nữ: 2.343 (63%). - Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng: 771 (20%).

- cán bộ có trình độ trung cấp: 1.021 (27.5%).

3.3.3. Đối tượng chăm sóc trong các cơ sở BTXH.

- Tổng số đối tượng: 26.961 người trong đó:

- Trẻ em: 6.683 em trong đó: Trẻ mồ côi: 5.942; Người già cô đơn: 2.984 - Đối tượng khác: 9.941 người (chủ yếu là người có công, cán bộ là người tàn tật, tâm thần, người già).

3.3.4. Kinh phí.

- Tổng kinh phí nuôi dưỡng khoảng 126 tỷ đồng (năm 2005) trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 90 tỷ đồng; Quốc tế: 12.25 tỷ đồng; Các tổ chức: 12.8 tỷ; Tự lực của các cơ sở BTXH: 1.3 tỷ.

3.4. Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007.

Trong vòng 8 năm, từ 2000 đến 2007 số đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội đã tăng lên nhanh chóng; năm 2000 chỉ có 175.355 người được hưởng trợ cấp xã hội đến năm 2006 đã tăng lên 470.000 người. Về tỷ lệ so với đối tượng thuộc diện được hưởng tăng từ 36.35% năm 2000 lên trên 52% năm 2006. Từ khi chính phủ ban hành Nghị định số 67/2000/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007, đối tượng bảo trợ xã hội được mở rộng hơn bao gồm 9 nhóm đối tưọng và tổng số đối tưọng của nghị định số 67/2007/NNĐ-CP (ngày 9/3/2000). Tuy vậy số người được hưởng trợ cấp ước tính chỉ được 560.000 người (trên 30% so với nhu cầu thực tế).

Biểu đồ 3.7: Số lượng đối tượng được trợ cấp xã hội 2001-2007 (đơn vị : người). 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số được trợ cấp Số thuộc diện trợ cấp xã hội

(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH, 2007)

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đối tượng TCXH so đối tưọng thuộc diện trợ cấp (đơn vị %). 0 20 40 60 80 100 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chung

Người già cô đơn Trẻ em mồ côi Người tàn tật

(Nguồn: Vụ bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH).

Sở dĩ tỷ lệ trẻ em được hưởng trợ cấp có xu hưóng tăng chậm là do có sự chuyển đổi chính sách từ trợ cấp trực tiếp cho đối tượng sang hình thức trợ cấp hộ gia đình nhận nuôi dưỡng. (Đối với trẻ em mồ côi được các hộ gia đình nhận nuôi dưỡng tại hộ không được trợ cấp xã hội cộng đồng. Phần trợ cấp đó hộ gia đình được nhận để nuôi và chăm sóc trẻ. Chế độ này được thực hiện theo Quyết định 38/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Chính điều này làm giảm số lượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhận trợ cấp xã hội cộng đồng.

Riêng trợ cấp đối với người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên trong năm 2004 cũng đã có 26.133 người được trợ cấp và năm 2006 đã có 88.000 người; Đối với ngưòi bị nhiễm HIV/AIDS tuy chính sách mới được ban hành, nhưng trong năm 2005 do tính chất bức xúc của các đối tượng, vì vậy các tỉnh thành phố đã vận dụng mức trợ cấp đối với trẻ em mồ côi, người tàn tật, ngưòi cao tuổi để trợ cấp cho khoảng 10 nghìn người.

Mức trợ cấp xã hội đã được các địa phương áp dụng cao hơn mức quy định tói thiểu do Chính phủ quy định và phù hợp hơn vói tình hình thực tế: Nghị định số 07/2000/NĐ-CP quy định mức thấp nhất là 45.000

đồng/người/tháng, đến năm 2003 hầu như các tỉnh đã nâng mức trợ cấp trên 60.000-80.000 đồng/người/tháng.Từ thực tiễn trên năm 2004 Chính phủ đã nâng mức trợ cấp tối thiểu ở cộng đồng lên 65.000 đồng/người/tháng và ở cơ sở bảo trợ xã hội lên 140.000-160.000 đồng/tháng; từ năm 2007 mức trợ cấp xã hội tăng bình quân gấp 1.8 lần so với năm 2004.

Biểu đồ 3.9: Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội cộng đồng(tỷ đồng).

0 100 200 300 400 500 600 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Kinh phí Kinh phí

Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng đối tượng và kinh phí hàng năm (đơn vị: %). 0 0.5 1 1.5 2 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tăng đối tượng Tăng kinh phí

(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội).

Việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đã có bước phát triển khá cao gồm cả việc tăng nhanh số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp, năm 2007 cao gấp 3 lần năm 2000 và mức trợ cấp tính bình quân tăng lên 3 lần.

4. Cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội.

Vấn đề tham vấn ba bên và đối thoại xã hội rất được quan tâm ở Việt Nam. Mục tiêu của việc tham vấn và đối thoại là nhằm phát triển quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà ổn định. Do vậy, việc tham vấn ba bên luôn được dựa trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ quản lý tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và đã đạt được thành tựu đáng kể: kinh tế tăng trưởng kiên tục với tốc độ cao, đời sống của người dân tăng lên, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, thị trường lao động được hình thành và phát triển, số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký hoạt động ngày càng nhiều, đến nay có khoảng hơn 240 nghìn doanh nghiệp đăng ký và hoạt động với khoảng 12 triệu lao động, dự kiến năm 2010 sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động, số lao động làm công ăn lương tăng lên. Vì vậy, việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp

thiết cả trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển thị trường lao động, ổn định và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Quan hệ lao động ở nước ta đã có bước phát triển mạnh từ khi thực hiện Bộ Luật lao động (năm 1995). Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, quan hệ lao động ở một số doanh nghiệp chưa lành mạnh, thậm chí có lúc, có nơi trở nên gay gắt. Tình hình tranh chấp lao động và đình công ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ở một số vùng kinh tế trọng điểm vẫn tăng về số vụ, quy mô và việc giải quyết ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và trật tự an ninh xã hội.

trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động để tư vấn cho Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (chương liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động và đình công); trình Chính phủ đề án tiền lương tối thiêu chung giai đoạn 2008-2012 và lộ trình thực hiện mức tiền lương tối thiểu thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp; Rà soát các quy dịnh của pháp luật liên quan đến quan hệ lao động để sửa đổi bổ sung cho phù hợp; thí điểm việc thương lượng kí kết thoả ước lao dộng tập thể tại một số doanh nghiệp; tăng cường lực lượng thanh tra viên; tổ chức các lớp phổ biến pháp luật lao động; tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư về quan hệ lao động.

Mặc dù đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, nhưng tình hình tranh chấp lao động và đình công năm 2007 vân

chưa có chiều hướng giảm, trong đó gần 80% xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20% ở doanh nghiệp dân doanh; gần 70% số cuộc xảy ra ở các ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ, cơ khí và trên 90% xảy ra ở các doanh nghiệp đóng trên địa bàn một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xảy ra tập trung vào tháng 2,3 và tháng 10 chiếm 50% số cuộc.Các cuộc đình công vẫn chủ yếu là tự phát, không đúng trình tự quy định của pháp luật, không do tổ chức công đoàn lãnh đạo.

III/ Kết luận về tình hình tạo việc làm bền vững ở Việt Nam.1. Về các quyền tại nơi làm việc. 1. Về các quyền tại nơi làm việc.

1.1 Mặt được.

- Không có bằng chứng nào về lao động trẻ em trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các ngành hàng xuất khẩu.

- Số lượng lao động trẻ em đã giảm khá mạnh trong những năm gần đây.

- Việt Nam đã phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và công ước 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

- Các tổ chức công đoàn đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng.

1.2 Mặt tồn tại.

- Trong khu vực ngoài quốc doanh, vai trò và tác dụng của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc thực hiện vai trò đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động.

- Việc ký kết thoả ước lao động tập thể còn mang nặng tính hình thức, vai trò của công đoàn và tiếng nói của người lao động còn hạn chế và thực tế, thoả ước lao động tập thể chưa thực sự là cơ sở cho việc giải quyết về vấn đề quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

1.3 Nguyên nhân tồn tại.

- Tổ chức công đoàn cơ sở ở một số doanh nghiệp chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng do nhiều nguyên nhân nên chưa làm tốt chức năng đại

diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

- Việc chưa hiểu rõ tầm quan trọng của thoả ước lao động tập thể của một bộ phận người lao động, chi nên việc ký kết chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào thực tế.

2. Về tạo việc làm.2.1 Mặt được. 2.1 Mặt được.

- Các cơ chế chính sách về giải quyết việc làm được ban hành kịp thời, sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với thực tiễn thị trường và cam kết của Việt Nam trong hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường; nhận thức của các cấp, các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 47)

w