Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 52 - 55)

III. Thực trạng về tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

3.4Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007

3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người LĐ

3.4Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007

Trong vòng 8 năm, từ 2000 đến 2007 số đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội đã tăng lên nhanh chóng; năm 2000 chỉ có 175.355 người được hưởng trợ cấp xã hội đến năm 2006 đã tăng lên 470.000 người. Về tỷ lệ so với đối tượng thuộc diện được hưởng tăng từ 36.35% năm 2000 lên trên 52% năm 2006. Từ khi chính phủ ban hành Nghị định số 67/2000/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007, đối tượng bảo trợ xã hội được mở rộng hơn bao gồm 9 nhóm đối tưọng và tổng số đối tưọng của nghị định số 67/2007/NNĐ-CP (ngày 9/3/2000). Tuy vậy số người được hưởng trợ cấp ước tính chỉ được 560.000 người (trên 30% so với nhu cầu thực tế).

Biểu đồ 3.7: Số lượng đối tượng được trợ cấp xã hội 2001-2007 (đơn vị : người). 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số được trợ cấp Số thuộc diện trợ cấp xã hội

(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH, 2007)

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đối tượng TCXH so đối tưọng thuộc diện trợ cấp (đơn vị %). 0 20 40 60 80 100 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chung

Người già cô đơn Trẻ em mồ côi Người tàn tật

(Nguồn: Vụ bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH).

Sở dĩ tỷ lệ trẻ em được hưởng trợ cấp có xu hưóng tăng chậm là do có sự chuyển đổi chính sách từ trợ cấp trực tiếp cho đối tượng sang hình thức trợ cấp hộ gia đình nhận nuôi dưỡng. (Đối với trẻ em mồ côi được các hộ gia đình nhận nuôi dưỡng tại hộ không được trợ cấp xã hội cộng đồng. Phần trợ cấp đó hộ gia đình được nhận để nuôi và chăm sóc trẻ. Chế độ này được thực hiện theo Quyết định 38/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Chính điều này làm giảm số lượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhận trợ cấp xã hội cộng đồng.

Riêng trợ cấp đối với người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên trong năm 2004 cũng đã có 26.133 người được trợ cấp và năm 2006 đã có 88.000 người; Đối với ngưòi bị nhiễm HIV/AIDS tuy chính sách mới được ban hành, nhưng trong năm 2005 do tính chất bức xúc của các đối tượng, vì vậy các tỉnh thành phố đã vận dụng mức trợ cấp đối với trẻ em mồ côi, người tàn tật, ngưòi cao tuổi để trợ cấp cho khoảng 10 nghìn người.

Mức trợ cấp xã hội đã được các địa phương áp dụng cao hơn mức quy định tói thiểu do Chính phủ quy định và phù hợp hơn vói tình hình thực tế: Nghị định số 07/2000/NĐ-CP quy định mức thấp nhất là 45.000

đồng/người/tháng, đến năm 2003 hầu như các tỉnh đã nâng mức trợ cấp trên 60.000-80.000 đồng/người/tháng.Từ thực tiễn trên năm 2004 Chính phủ đã nâng mức trợ cấp tối thiểu ở cộng đồng lên 65.000 đồng/người/tháng và ở cơ sở bảo trợ xã hội lên 140.000-160.000 đồng/tháng; từ năm 2007 mức trợ cấp xã hội tăng bình quân gấp 1.8 lần so với năm 2004.

Biểu đồ 3.9: Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội cộng đồng(tỷ đồng).

0 100 200 300 400 500 600 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Kinh phí Kinh phí

Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng đối tượng và kinh phí hàng năm (đơn vị: %). 0 0.5 1 1.5 2 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tăng đối tượng Tăng kinh phí

(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội).

Việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đã có bước phát triển khá cao gồm cả việc tăng nhanh số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp, năm 2007 cao gấp 3 lần năm 2000 và mức trợ cấp tính bình quân tăng lên 3 lần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 52 - 55)