Trợ giúp đột xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

III. Thực trạng về tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

3.1Trợ giúp đột xuất

3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người LĐ

3.1Trợ giúp đột xuất

Việt Nam cũng giống như hầu hết các quốc gia châu Á phải thường xuyên đối phó với thiên tai bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, động đất. Những năm gần đây bão lụt, hạn hán diễn ra trong năm với tần suất cao hơn, bất thường hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Do vậy, đối tượng của chính sách trợ giúp đột xuất là đối tượng bị rủi ro của thiên tai, khó khăn của họ cũng là khó khăn mang tính tạm thời, ngắn hạn và thông thường mỗi lần bị rủi ro họ chỉ được trợ giúp một lần. Mục tiêu của chính sách này là giúp đối tượng bị rủi ro vượt qua khó khăn tạm thời sớm ổn định cuộc sống.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2000 2002 2004 2006 NC NS TLT( ngàn) TH( tỷ đồng)

(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Tính từ năm 2000 đến 2005, thiệt hại về dân sinh do thiên tai là rất lớn. Số người bị chết năm 2004 là 232, năm cao nhất là 680 người (năm 2000). Thiệt hại do thiên tai gây ra năm thấp nhất là 1752 tỷ đồng (năm 2002), năm cao nhất lên tới 5067 tỷ đồng (năm 2005). Rủi ro lớn nhất vẫn là tình trạng người bị chết trong đó có tỷ lệ đáng kể là trẻ em, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rủi ro thứ hai là tình trạng ngưòi bị lâm vào cảnh thiếu lương thực, hàng năm chiếm từ 1 – 1.5% dân số.

Tư tưởng chỉ đạo của chính phủ về trợ cấp trợ giúp đột xuất “không để dân đói, dân rét và dịch bệnh”, bằng mọi cách, mọi nguồn lực phải cứu trợ kịp thời cho nhân dân. Trợ giúp những người bị thiệt hại do thiên tai được thực hiện thông qua 2 kênh, thứ nhất là trợ giúp chính thức của Nhà nước; thứ hai là trợ giúp phi chính thức thông qua huy động từ cộng đồng.

Trợ giúp từ cộng đồng xã hội theo kiểu truyền thống.

Ở nước ta việc trợ giúp từ cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện trước hết ở tính chất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu bức xúc có tính thời điểm của những người bị rủi ro và tiền, hàng trợ giúp đến đúng đối tượng, ít có hiện tượng “rò rỉ” đối tượng, thông qua đó nó tạo dựng được mối quan tâm

chung của cộng đồng, xã hội trong việc chia sẻ trách nhiệm xã hội của mọi thành viên trong xã hội. Bên cạnh đó nó huy động từ cộng đồng cho cứu trợ dân sinh lên đến trên 100 tỷ đồng bằng một phần ba nguồn kinh phí của Chính phủ trợ giúp về dân sinh cho vùng lũ lụt (không tính trợ giúp cho sản xuất vàc hạ tầng cơ sở).

Tuy nhiên, theo kênh trợ giúp này rất dễ tạo ra sự không công bằng giữa các vùng, giữa các đối tượng được trợ giúp. Do vậy vai trò điều hoà nguồn lực và mức trợ cấp và mức trợ giúp của ban cứu trợ địa phương là rất cần thiết. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Chính phủ thường yêu cầu các địa phương chủ động tiếp nhận, điều hoà và phối hợp giữa nguồn lực từ kênh phi chính thức của cộng đồng với nguồn lực từ kênh chính thức của Nhà nước.

Trợ giúp theo kênh chính thức của Nhà nước.

Vịêc trợ giúp các đối tượng là nạn nhân của thiên tai, bão lụt, hạn hán theo kênh chính thức của Nhà nước luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Hàng năm Chính phủ cân đối kinh phí cho các địa phương, trong đó có kinh phí trợ cấp đột xuất và một phần kinh phí cho dự phòng, Chính phủ cũng cân đối một khoản kinh phí dự phòng ở cấp trung ương để sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phuơng trong trường hợp thiệt hại do thiên tai quá lớn vượt quá khả năng cân đối, bảo đảm của các địa phương. Chính phủ cũng cho phép các địa phương huy động mọi nguồn lực tại chỗ để ứng phó, kể cả trường hợp phải vay ngân hàng tạm thời, sau đó trung ương cân đối hỗ trợ. Đây là một cơ chế thoáng để tạo quyền chủ động cho các địa phương trong việc tạo nguồn, trên thực tế, các địa phương đều đã chủ động cân đối nguồn lực để đảm bảo cho công tác cứu trợ đột xuất và trong trường hợp thiếu trung ương đều bổ sung, hỗ trợ kịp thời.

Về tổ chức thực hiện, từ trung ương đến địa phương (cả cấp tỉnh, huyện và xã) đều hình thành ban phòng chống lụt bão và ban tiếp nhận tiền hàng cứu

trợ mỗi khi thiên tai lũ lớn xảy ra, và việc cứu trợ dân sinh đều thực hiện theo một quy trình thống nhất theo thông tư số 18/2000/BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nay là thông tư số 09/2007/BLĐTBXH ngày 13/7/2007.

Kênh hỗ trợ chính thức từ nguồn lực của Nhà nước mặc dù có vai trò quan trọng hơn kênh phi chính thức song tiền, hàng cứu trợ đến đối tượng bị rủi ro thường chậm hơn kênh phi chính thức. Nguồn tiền, hàng cứu trợ hàng năm tuỳ thuộc mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Biểu đồ 3.2: Nguồn lực trợ giúp nạn nhân của thiên tai 2001-2007.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2000 2002 2004 2006 gạo (Ntấn) Kinh phí(Ntriệu)

(Nguồn: Vụ bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 44 - 47)